Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong dư luận cộng sản ở Việt nam và cả hải ngoại, được tiếng là một người tài ba từ lúc còn học Trung học . Ở Đại học, ông còn nêu cao một tấm gương người anh hùng .
Ông đậu Tú Tài Pháp, vừa Ban Toán, vừa Triết . Với mention Bien ( hạng Bình) . Nhờ học giỏi, ông được qua Pháp du học . Lúc bấy giờ, dân Miền Trung ( xứ An Nam của nhà Vua ) đi Pháp khó khăn hơn dân Nam kỳ thuộc địa pháp .
Khi học Y khoa, Nguyễn Khắc Viện vẫn đưọc tiếng là sinh viện học giỏi . Và ông theo học ngành « Bịnh phổi » để sau này về giúp nước vì bịnh phổi lúc bấy giờ khá phổ biến ở Việt nam . Đến lúc nhà trường cần một người chịu hy sinh lá phổi của mình để làm đề tài cho một trường hợp thí nghiệm, Nguyễn Khắc Viện đứng ra xung phong tự nguyện để giúp cho việc học . Từ đó, ông sống chỉ với một lá phổi, chẳng những khỏe mạnh mà còn làm việc đa tài, cống hiến hết mình cho cách mạng việt nam .
Nhưng thực tế, Nguễn Khắc Viện có đúng như những lời tuyên truyền của Hà nội về ông như vậy không ? Hay Hà nội lại muốn biến Nguyễn Khắc Viện thành một thứ anh hùng Lê văn Tám, Bế văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can, ... ?
Trước sau gì Nguyễn Khắc Viện vẫn đáng tiêu biểu cho trường hợp điển hình của một đảng viên cộng sản cúc cung tận tụy phục vụ đảng .
Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ và bịnh nhơn
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Y khoa ở Sài gòn, còn là nhà văn và người tu tập Thiền, quen biết Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện khá nhiều vì cùng làm việc chung trong Ban Nhi khoa của Bịnh viện ở Sài gòn . Ông có viết một bài về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được phổ biến rất rộng rải cả trong và ngoài nước để nói về phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện đã giúp ông ấy sống mạnh khỏe, như người bình thường, chỉ với 2/3 của lá phổi bên trái duy nhứt còn lại .
Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Khắc Viện sanh năm 1913 tại Hà Tĩnh, bắt đầu học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.
Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa trị như ngày nay. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái .
Các bác sĩ Pháp ở nhà thương nơi ông điều trị bảo là ông không thể sống hơn hai năm . Trong thời gian nghỉ dưởng bịnh ở Pháp, ông « tự tìm ra » một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình . Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, còn họat động tích cực, năng nổ, dẻo dai, bền bỉ trong nhiều lãnh vực : giảng dạy y khoa, tâm lý học, cả về đạo học, … . Chuyện khó tin nhưng có thật !
Thật ra, phương pháp thở mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện « tự tìm ra » được không phải là điều gì mới mẻ. Nó chỉ là một sự lược giản môn khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh… của Đông phương đã có từ ngàn xưa, nay được nhìn theo sinh lý học hô hấp của một người thầy thuốc Tây y .
Phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện được tóm gọn bằng bài vè 12 câu cho dễ nhớ :
« Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được »
Bs Nguyễn Khắc Viện, đảng viên cộng sản chí cốt
Nguyễn Khắc Viện - Nguyễn Thị Nhất - Trần Đức Thảo
Bà Nguyễn Thị Nhất, người vợ “duy nhất” của hai học giả lớn của Việt Nam: Giáo sư Trần Đức Thảo và Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.
Nguyễn Khắc Viện là đảng viên đảng cộng sản pháp . Sau này, về Hà nội, ông gia nhập đảng cộng sản việt nam .
Ở Pháp, ông làm Chủ tịch Hội Liên Hìệp Việt kiều ở Paris và làm tờ báo Nam Việt viết tay, tức do ông viết tay cả tờ báo, chớ không in vì tránh chi phí .
Lúc ông bị bịnh ung bứu, sau khi mổ, về nhà dưởng bịnh, phải nhờ bạn săn sóc vì không tiền trả y tá . Chính Bà Đinh văn Hoàng (Ông Đinh văn Hoàng làm chủ tịch Liên Hiệp Việt kiều ở Marseille vì ông học ở đây, năm 1960, được Giáo sư Lê văn Thới mời về Sài gòn dạy Hóa học ỏ Đại Học Khoa Học Sài gòn, sau làm Phó Khoa trưởng môn Sinh lý Sinh hóa . Đầu những năm 80, ông qua Pháp định cư ở Le Blanc-Mesnil 93, mất 2010 ở Antony) đã tận tình săn sóc ông cho tới khi lành bịnh . Vậy mà, sau 1975, vào Sài gòn, gặp lại Ông Bà Đinh văn Hoàng, ông không chào, làm ngơ như chưa bao giờ có quen biết . Ông giử thái độ đạo đức của người cộng sản tinh ròng . Ông không nhìn Ông Bà Đinh văn Hoàng vì năm 1960 ông bà về Sài gòn làm việc cho Chánh quyền Sài gòn thay vì về Hà nội . Mà Ông Bà Đinh văn Hoàng hoạt động Liên Hiệp Việt Kiều chỉ vì xu hướng theo phong trào chống thực dân pháp, đòi Độc lập cho Việt nam mà không phải đảng vìên cộng sản .
Mà cũng vì Liên Hiệp Việt kiều, lúc làm việc ở Đại học Khoa học Sài gòn, ông bị nhìn là người gốc cộng sản . Đến sau 30/04/75, những người bạn đồng nghiệp trước kia nhìn ông là cộng sản, nay phê bình ông là người nặng đầu ốc ngụy . Không biết khi chết, ông chọn đi theo ngã nào ?
Tấm gương cộng sản kiên cường Nguyễn Khắc Vìện
Cũng Ông Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện này, những năm Đức chiếm Pháp nơi ông học và chửa lành bịnh phổi trong gần mười năm dài, ông vận động một nhóm bạn qua Berlin xin Cơ quan Ostasia Institute trợ cấp tiền bạc, hoạt động cho Đức Quốc Xã (AOM, Indochine, Nouveau Fond, Hộp Hồ sơ 145, Hồ sơ số 1305 - MẬT) . Ông còn dẩn 300 lính thợ qua Berlin đầu quân với Hitler . Trên tờ báo viết tay Nam Việt do ông chủ trương và thực hiện, số 44, ra ngày 06 tháng 08 năm 1944 tại Paris, ông viết một bài Quan điểm « Vì Đâu » không tiếc lời ca ngợi chế độ độc tài của Hitler : « độc tài là chế độ tổ chức quyền lực từ trên xuống do một ngưòi tài ba lãnh đạo, không cần ý kiến của Quốc hội chỉ là thứ thọc gậy bánh xe … » .
Những năm Cải Cách Rộng Đất ở Bắc, phụ thân của ông, Cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, người làm quan đi khắp nơi đều được dân thương, bị Đội Cải Cách đấu tố đến chết thảm vì tội địa chủ, phong kiến mà tuyệt nhiên ông Viện chẳng những không hề lên tiếng bênh vực cha mà còn tiếp tục theo cộng sản phục vụ tận tụy đường lối của Hồ Chí Minh . Sau này, Ông Đặng văn Âu điện thoại nhắc lại chuyện thân phụ của ông bị đấu tố như vậy mà tại sao ông vẫn theo được Hồ Chí Minh, ông trả lời « Vì muôn có Độc lập » (Âu Đặng, Thơ gởi Chị Hoàng Ngọc An v/v Bs Trần văn Tích và đảng Việt Tân –internet) . Phải chăng vì lúc đó, một phần lớn trí thức việt nam ở Pháp đều gia nhập Hội Văn hóa Liên hiệp tại Pháp, ngã theo cộng sản vì họ tin « Chỉ có kháng chiến và chánh phủ kháng chiến do Hồ chí Minh lãnh đạo mới có thể bảo đảm một nền độc lập và dân chủ thật sự ở Việt nam ? » ( Báo Cứu Quốc, số 1343, ngày 10/09/1949) .
Bs Viện làm chủ nhiệm nhà xuất bản ngoại ngữ ở Hà nội, ông dịch một ít tác phẩm văn học pháp, thỉnh thoảng viết cho báo pháp những bài tuyên truyền cộng sản . Năm 1992 (Chánh phủ xã hội Mitterrand), ông được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng giải thưởng Francophonie vì có công đóng góp và phổ biến tìếng pháp . Dư luận pháp công kích, nhắc lại ông đã từng chạy theo Hitler . Tuần báo Le Canard Enchainé, số ra ngày 9 tháng 12 năm 1992, chăm biếm Hàn Lâm Viện cấp cho ông giải thưởng « Pháp thoại-Cà chớn » (Franco-Connerie) . Phải chăng vì trước phản ứng bất lợi của dư luận pháp mà Ông Viện chỉ nhận tiền thưởng đem đóng góp đảng cộng sản, mà phải giử im lặng, không dám trả lời báo Le Canard Enchainé ? Người cộng sản luôn luôn « lợi cho đảng là làm, chết bỏ » nhưng không bao giờ biết lẽ phải là gì . Mục tiêu trên hết !
Ngày 21 tháng 06 năm 1981, đến gần cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện mới cảm thấy đau lòng trước tình hình bi đác của Việt nam sắp lao xuống vực thẩm, ông bèn viết một bức thư dài gởi Quốc Hội, đưa ra một số nhận xét và đề nghị thay đổi « Tình hình này không thể kéo dài và đói hỏi có những sự thay đổi quan trọng về nhiếu mặt… Nhứt là đi sâu vào những sai lầm, tìm gốc rể, nên đặt vấn đề tư tưởng : tư tưởng Mao xâm lấn vào Việt nam đến mức nào ? Nay phải gột rửa như thế nào ? Không nên quên rằng năm 1951 đã ghi vào Điều lệ đảng tư tưởng Mao chỉ đường cho chúng ta, không quên rằng tất cả những cách làm ăn, chính huấn, tổ chức, cải cách ruộng đất, v.v… đã do cố vấn Trung quốc sang giúp …. » .
Tố Hữu, cấp trên của Viện, đã phê bình một cách mĩa may thư góp ý của ông là « sớ cải lương », và nói rỏ đối với đảng, Nguyễn Khắc Viện chỉ là một « việt kiều » mà thôi . Sau đó, Vìện bị cách ly và về hưu sớm .
Trước đó, Nguyễn Khắc Viện cũng có gởi cho Lê Duẩn một bản đề cương dâng kế chống xu hướng tư bản hóa ở Miền Nam nhưng không được chiếu cố .
Đến lúc Gorbachev đưa ra chánh sách cải cách ở Nga, Viện kiến nghị đảng cộng sản việt nam nên tiến hành đổi mới nhịp nhàng theo đản anh .
Nhìn lại, Bs Nguyễn Khắc Viện lần lượt chạy theo Hitler, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Gorbachev rồi Nguyễn văn Linh, mà chỉ có mõi cẳng, thở dốc mà thôi .
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nêu một tấm gương sáng suốt đời làm người cộng sản chuyên chính, cúc cung phục vụ Hồ chí Minh và đảng cộng sản mà trước sau vẫn bị đảng xem « chỉ là một việt kiều » tuy có đảng tịch lưỡng đảng : cộng sản pháp và việt nam ! Vậy những việt kiều ngày nay hay một số người việt nam ở hải ngoại mon men về Việt nam, bày tỏ thiện chí, lòng yêu nước để mong đóng góp khả năng, tiền bạc cho cộng sản xây dựng đất nước, tưởng nên xét mình có tận tụy bằng Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không ?
Vào những ngày cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện bày tỏ ước mong tâm huyết sau cùng « sau khi chết, bài vè 12 câu về sức khỏe là di sản của ông mà thôi » . Ông muốn phủ nhận công hản mã của ông phục vụ cộng sản ?
Và ông đã phải bộc lộ tâm sự thầm kín của người trí thức cộng sản « Vô sản không đáng sợ bằng vô học » !
Nhưng « có học » mà suốt đời theo cộng sản thì không đáng sợ hơn sao ?
Nguyễn thị Cỏ May