Wednesday 30 March 2016

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30-3-2016

*********************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*********************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30-3-2016
Thông tư 13 của Tướng Công an Chủ tịch Nước kiềm toả Quyền Biểu tình tại Việt Nam



PARIS, ngày 30.3.2016 (UBBVQLNVN) — Bộ Công an vừa ra Thông tư số 13/2016/TT-BCA nhằm hạn chế và kiềm toả các cuộc biểu tình, đồng thời cho phép công an quyền đàn áp công chúng đến quan sát các phiên toà xử những nhà hoạt động nhân quyền.

Thông tư số 13 “Quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân” do Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quangký ngày 10-3-2016 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 24-4-2016. Thông tư hướng dẫn công an nhiêm vụ củng cố lực lượng an ninh nhằm “bảo vệ tuyệt đối phiên toà, Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia phiên toà và hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án” (Điều 3). Đây là những biện pháp thường tình tại các quốc gia tôn trọng pháp quyền. Riêng Thông tư 13 hàm chứa việc “Xử lý tình huống tụ tập đông người gây rối trật tự khu vực xử án” (Điều 14, là điều vi phạm quyền tự do hội họp được Công pháp quốc tế công nhận).


Tụ tập biểu tình trước phiên toà xử blogger Nguyên Hữu Vinh (Anh Ba Sàn) và Nguyện Thị Minh Thuý hôm 23-3-2016 là những người sẽ bị bắt giam chiếu Thông tư 13 của Bộ Công an
Tụ tập biểu tình trước phiên toà xử blogger Nguyên Hữu Vinh (Anh Ba Sàn) và Nguyện Thị Minh Thuý hôm 23-3-2016 là những người sẽ bị bắt giam chiếu Thông tư 13 của Bộ Công an

Điều 14 cho phép, nếu quần chúng tụ tập bên ngoài phiên toà, công an sẽ tuyên truyền, yêu cầu giải tán,  nhưng nếu quần chúng không chấp hành, thì công an phải “khai triển ngay phương án bảo vệ phiên toà đã được phê duyệt, tập trung lực lượng ngăn chặn hành vi gây rối, cô lập, bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu gây rối khi cần thiét”.

Điều đáng quan ngại là cách định nghĩa mơ hồ qua nhóm từ “gây rối trật tự công cộng” trong bộ Luật Hình sự Việt Nam (Điều 245), không phân biệt giữa hành vi bạo động với quyền chính đáng tự do biểu tỏ và tự do hội họp. Do đó, Thông tư 13 gần như cho lực lượng công an hoàn toàn tự quyền đàn áp các cuộc biểu tình và bắt giam các nhà hoạt động nhân quyền đang tụ tập để phản kháng những phiên toà xử láo, hoặc biểu tỏ tình liên đới với các nhà bảo vệ nhân quyền. Vừa qua, hôm 23-3-2016, trong phiên xử blogger nổi danh Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và người phụ tá Nguyễn Thị Minh Thuý, một số người đã bị bắt để thẩm vấn vì cớ “gậy rối trật tự công cộng”, một số người khác được giấy triệu tập đi “làm việc” với công an.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phản bác rằng : “Thông tư 13 tán dương “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật” (Điều 3), nhưng trong thực tế, Thông tư này phản chống Hiến pháp. Bộ trưởng Công an vượt xa quyền hạn của ông ta để chà đạp Hiến pháp”. Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, đang chờ Quốc hội phê chuẩn để bước lên ngôi Chủ tịch Nước.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bảo đảm Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. (Điều 25)


Cho đến nay, Việt Nam vẩn chưa có Luật Biểu tình. Dự thảo Luật Biểu tình trình Quốc hội bị trì hoãn vì lý do bất đồng nội dung văn bản. Các luật pháp liên quan đến Quyền Biểu tình tính đến nay gồm có Nghị định 38/2005 và Thông tư 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an. Cả hai đều ngăn cấm việc tụ tập quá 5 (năm) người trước các công sở khi chưa có giấy chính quyền cho phép.