Hàng năm vào Chủ Nhật thứ ba của Tháng 6 (năm nay rơi vào ngày 15-6), người Mỹ đã mừng Ngày Lễ của Cha (Father’s Day), cũng như tháng trước, họ đã mừng ngày Lễ của Mẹ (Mother’s Day). Ðây là hai ngày lễ truyền thống của người Mỹ để vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Sau 39 năm sống trên đất nước quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Là vì dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, song dân tộc Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam đều có mối liên hệ máu thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: Tình mẫu tử và phụ tử. Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.
Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những của ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái
Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khí già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.
Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam, hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời
Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hoà xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.
Là người Việt Nam, dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Fathers’Day tháng 6 hay Mothers’Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm để điều chính mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ sao cho không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời hạnh phúc bên đoàn con cháu.
Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con.
Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các ngài lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.
Sau 39 năm sống trên đất nước quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Là vì dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, song dân tộc Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam đều có mối liên hệ máu thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: Tình mẫu tử và phụ tử. Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.
Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những của ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái
Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.
Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khí già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.
Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam, hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời
Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hoà xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.
Là người Việt Nam, dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Fathers’Day tháng 6 hay Mothers’Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm để điều chính mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ sao cho không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời hạnh phúc bên đoàn con cháu.
Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con.
Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các ngài lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.
Thiện Ý