Thưa quý bạn, quý vị thân mến,
1) Thứ sáu vừa rồi, Thượng viện đã thông qua dự luật giảm thuế –quan trọng nhất kể từ thời Reagan (thập niên 1980)– cho tất cả mọi người, với số phiếu thuận 51 vs 49. Bob Corker, R-Tennessee, có xích mích với Trump và tuyên bố về hưu, là thượng nghị sĩ Cộng Hòa duy nhất đã bỏ phiếu chống. Mọi người hy vọng rằng, trước Giáng Sinh năm nay, Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ sửa đổi vài bất đồng lẻ tẻ trong hai văn bản riêng lẻ để hoàn thành một dự luật đồng nhất gửi lên bàn giấy của TT Trump để ông ký thành luật, như món quà Christmas cho dân Mỹ. Phe Dân Chủ phản đối (Nancy Pelosi và Chuck Schumer bựa đến độ không chịu tham dự buổi họp giữa lãnh đạo lưỡng đảng, do Trump triệu tập để bàn về vấn đề này) đồng loạt lặp lại luận điệu cũ rích, cho rằng giảm thuế sẽ làm cho bọn nhà giàu càng giàu thêm. Cùng với một số anh Cộng Hòa yếu bóng vía, ba phải, họ còn cho rằng giảm thuế sẽ tăng nợ công thêm 14 trillion (14 triệu tỷ?) trong vòng hai thập niên. Những người ủng hộ giảm thuế bảo rằng, tuy mang nợ thật đấy, nhưng bù lại, kinh tế sẽ phồn thịnh, vì business sẽ phát triển, giảm nạn thất nghiệp, và người dân có cơ hội mua sắm nhiều hơn. Cụ thể, theo hai dự luật của Hạ và Thượng viện, ai cũng thấy mình được giảm thuế, nhiều ít tùy theo tỷ lệ đóng, thuế nhà đất được giảm, thuế tiểu bang và quận, tỉnh hoặc bị bãi bỏ, hoặc cắt giảm v.v... Phấn khởi?
3) Nước nào cũng phải cần có tiền đóng thuế của người dân mới có quỹ điều hành. Nhưng tại sao gọi “thuế” là “thuế má”, nghe nặng nề như “đồ chó má” –dùng để chửi mắng những tên vô lại, đê tiện (tội nghiệp cho chó!)– mặc dù hai từ ngữ ấy không có dây mơ rễ má gì với nhau. Phải chăng, để trút bớt nỗi bực dọc, trước mức thuế mỗi năm mỗi tăng, với tốc độ phi mã chóng mặt, so với thời lập quốc (1776), và gồm đủ mọi thứ thuế, chính đáng có, lẩm cẩm có (cà chớn có, như thuế phạt năm nay trên những ai không mua bảo hiểm sức khoẻ, quy định bởi Obamacare, và Sở Thuế IRS báo cáo đã thu được hơn 30 triệu đô tiền phạt): thuế liên bang, tiểu bang, quận hạt, thành phố (City of Portland chẳng hạn)... anh nào lên nắm quyền, dù lớn dù bé, cũng tạo ra nhiều lý cớ để quơ thêm tiền của dân đi làm, nhưng không ai dư thì giờ để thắc mắc, điều tra tiền ấy đã xài vào việc gì. Người đi làm và nghỉ hưu è cổ ra đóng thuế mệt nghỉ. Ngoại trừ những mợ tuy còn ngủ với chồng sờ sờ ra đấy, mà khai single mom, nằm ngửa ăn welfare, những cặp vợ chồng giả vờ ly dị để được cấp y tế miễn phí, những cha mẹ già bị con cái ép khai bệnh khùng giả để lãnh trợ cấp và housing (chưa kể chính phủ phải nuôi báo cô hàng triệu Mễ Lậu và gia đình, con cái).
Những thành phần trên, dĩ nhiên, rất khoái Obozo và đã hai lần hồ hởi bầu cho cậu. Còn cậu, trong chuyến vinh qui bái tổ (và cổ động cho hôn nhân đồng tính) tại Kenya tháng bảy 2015, đã tốn hàng triệu đô la của ngân quỹ quốc gia. Theo thống kê mới nhất đăng trên các báo, có ba tiểu bang ngốn tiền nhiều nhất cho chương trình welfare trung bình hàng năm, gồm Medicaid, tem phiếu (food stamps) và nhà ở do chính phủ trả tiền (public housing). Đó là California: 103 tỷ, New York : 61.4 tỷ, TX: 35.4 tỷ.
Tiền ấy là do ai đóng? Thưa, không phải do những người nghèo rớt mồng tơi, lại lãnh lương hưu bầm dập, như tiện nhân đâu. Mà do những nhà giàu, triệu phú, tỷ phú Mỹ, cỡ Bill Gates, Warren Buffett, Mitt Romney, những tài tử Hollywood (đa số là phe cấp tiến) –phải đóng thuế rất nặng, trên tỷ lệ tài sản đang có. Không có tiền của họ, mọi hoạt động của nước Mỹ sẽ bị tê liệt. Sự thật đó, ai cũng biết và không có gì để bàn nữa. Vấn đề nằm ở chỗ, là khi có đợt giảm thuế và nếu trong nghị trường có ai đề nghị giảm thuế cho người giàu thì lập tức Đảng Dân Chủ (Democ-Rats) và Phe Cực Kỳ Cấp Tiến (ultra-liberal) lại nhao nhao, hò hét, phản đối, mặc dù trong đảng -Rats giờ đây nhiều kẻ đã trở thành triệu phú, giàu sụ như ai, chẳng hạn vợ chồng Billy-Hilly, nhờ đã hành nghề tổng thống và mánh mung (Clinton Foundation hốt được bạc tỷ, nhưng đó là chuyện khác), hoặc Obozo, xuất thân chỉ là một anh nghèo lõ đ…, sau 8 năm làm tổng thống, sắm nhà trị giá hơn mấy triệu, như ai.
Đã không được giảm thuế theo tỷ lệ công bằng, những đại gia Mỹ còn bị lôi cổ ra chửi bới bởi người dân “vô sản” bất mãn, ganh ghét, ít học, dễ bị xúi giục, khích động, bởi những báo chí cấp tiến, những chính trị gia vô liêm sỉ, và những social activists tả khuynh treo đầu dê bán thịt chó: Chia đều tài sản cho mỗi người dân. Nhưng làm sao thực hiện được điều không tưởng ấy, điều mà vào thê kỷ XVIII Pháp Jean-Jacques Rousseau cũng đã đề nghị, và ngày nay được cổ võ bởi phong trào Thần Học Giải Phóng (Liberation Theology) trong nội bộ giáo hội Công giáo Nam Mỹ, do KGB Liên Xô giật dây, trong khi theo Phúc Âm, Chúa Jésus, mặc dù lên án bọn thu thuế Pharisien làm giàu trên xương máu của dân nghèo, chưa bao giờ hô hào “lấy của người giàu chia cho người nghèo”? Gần một thế kỷ thống trị thế giới, Liên Xô, hang ổ của chủ nghĩa Cộng sản, cũng không thực hiện nổi, và đầu thập niên 90, đã bị bóp cổ chết, vứt vào sọt rác của lịch sử. François Hollande, tổng thống tả phái Pháp, lúc mới nhậm chức, cũng hăng tiết vịt lắm, bắt dân giàu đóng thuế nặng, khiến một số, như tài tử nổi tiếng Gérard Depardieu, phải bỏ nước sang Nga tỵ nạn thuế má.
Thất bại trong việc tẩy chay người giàu, bây giờ người ta xoay qua kết án những nước tư bản đã không biết bảo vệ môi trường, và từ đó kết tội họ: trái đất hâm nóng, khí hậu thay đổi là do những nhà máy, kỹ nghệ sản xuất trong các nước tân tiến. Luận điệu y chang của cậu Al Gore, sau khi thất cử tổng thống, trở thành nhà hoạt động cho môi trương. Hàm ý nên dẹp các nhà máy, kỹ nghệ phun khói, trong khi những activists đạo đức giả này, như chính Al Gore, mỉa mai thay, cứ phom phom lái hay ngồi trong những chiếc xe loại xịn, gắn máy lạnh, do những nhà máy bị kết án ấy sản xuất.
Chuyện khác: Trong quyển sách End IRS before it ends us (Hãy dẹp Sở Thuế trước khi nó dẹp mình), dày 352 trang, của Grover Norquist, chủ tịch Phong trào Americans for Tax Reform và vài Phong trào khác. Sách do Center Street xuất bản, phát hành tháng 4/2015, cũng có đoạn phê bình những lạm dụng và “khủng bố” của Sở Thuế Mỹ đầy quyền uy vềthuế má và những hành động mờ ám khác. Đặc biệt, tác giả nêu ra những bằng chứng cho thấy chính quyến Obama, trong mùa tranh cử 2012 vừa qua, đã lợi dụng hồ sơ Sở Thuế để truy tìm những đại gia nào, thuộc phe Bảo Thủ (ví dụ Tea Party), ủng hộ con gà Cộng Hòa nào chống lại cậu Obozo. Xin quý vị, nếu có giờ, đọc quyển sách rất có giá trị báo động ấy.
Bây giờ xin mời quý bạn đọc lại bài “Thuế má”, khá ngắn, dưới đây:
THUẾ MÁ
Bài viết này, tiện nhân tình cờ đọc trên internet và nghe được trên youtube của Pháp cách đây hơn một năm, có tựa đề “Logique” (Hữu lý). Đó là bản dịch ra Pháp ngữ bởi một dịch giả ẩn danh từ một bài viết bằng tiếng Anh –và được ký tên (signé) Giáo sư David R. Kamerschen, mà không nói dạy ở đâu. Tiện nhân bèn lên Yahoo Mỹ và gặp bản chính, có tựa là “How tax cuts work”, được gán cho Tiến sĩ David R. Kamerschen, giáo sư Kinh tế học tại Đại Học Georgia. Bản chính và bản dịch có vài điểm nhỏ khác nhau (ví dụ “dollar” được thay bằng “euro”, 10 người bạn đi ăn nhà hàng thay vì vô bar uống bia, trong bản tiếng Mỹ không có hai câu kết, có vẻ trịch thượng, arrogance, nhưng rất vui, đặc trưng của dân Pháp), nhưng tựu trung nội dung và nét hài hước vẫn y nguyên.
Nguyên bản đưọc gán hai Giáo sư Tiến sĩ Mỹ:
1) David R. Kamerschen (xem trên).
2) Thomas Davies, giáo sư và trưởng khoa Accounting (Kế toán), trường Đại Học South Dakota.
Nhưng cả hai vị giáo sư đã phủ nhận mình là tác giả. Người ta vẫn chưa tìm ra tên tác giả thật, và tất cả chỉ là phỏng đoán. Có người cũng nêu lên giả thuyết rằng một sinh viên nào đó của ông Davies, hay ông Kamerschen, đã tung lên Internet hay Facebook một bài giảng trong lớp, có mẩu chuyện “uống bia” này của ông thầy về chính sách thuế má.
Tựa đề “Thuế Má” do tiện nhân đặt, trong khi tựa đề của dịch giả Pháp là “Logique” (Hợp lý) và của nguyên bản Anh ngữ là “How tax cuts work” (Giảm thuế thực hiện như thế nào)
Tiện nhân xin lược dịch, theo bản dịch Pháp ngữ, bài viết thú vị, khôi hài này, mà bản thân tiện nhân đã phải đọc lại vài lần:
Mở đầu:
Nói có sách mách có chứng: Xin trích đoạn mở đầu bài viết bằng ba thứ tiếng, để quý vị có thể so sánh:
A. NLGO (dịch): Nguyên tắc thuế má dường như có thể cắt nghĩa bởi một “lô-gích” khá đơn giản. Nhưng dù vậy nhiều người không luôn luôn “nắm” được... Vì là mùa khai thuề, hãy để tôi cắt nghĩa cho quý vị điều ấy bằng những từ ngữ đơn giản mà tất cả ai cũng có thể hiểu.
• BẢN DỊCH PHÁP NGỮ: Le principe des impôts semble pouvoir s'expliquer par une logique assez simple. Mais beaucoup pourtant ne le saisissent toujours pas... Comme c'est la saison des taxes, laissez-moi vous l'expliquer en des termes simples que tout le monde peut comprendre.
• NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH: Let’s put tax cuts in terms everyone can understand.
B. Hãy tưởng tượng hàng ngày 10 ông bạn gặp nhau để uống bia và hóa đơn tổng cộng lên tới 100 euros. (Bình thường, thì 10 euros cho một người). Nhưng 10 ông bạn của chúng ta quyết định trả tiền bia phân chia theo bảng ấn định mức thuế dựa trên lợi tức. Như sau...
• Imaginons que tous les jours, 10 amis se retrouvent pour boire une bière et que l'addition totale se monte à 100 euros. (Normalement, cela ferait 10 euros par personne). Mais nos dix amis décidèrent de payer cette facture selon une répartition qui s'inspire du calcul de l'impôt sur le revenu, ce qui donna ceci...
• Suppose that every day, ten men go out for dinner. The bill for all ten comes to $100. If they paid their bill the way we pay our taxes, it would go something like this…
Cách trả tiền bia dựa trên lợi tức:
- Bốn ông đầu (nghèo nhất) không phải trả gì cả
- Ông thứ 5 trả 1 euro
- Ông thứ 6 trả 3 euros
- Ông thứ 7 trả 7 euros
- Ông thứ 8 trà 12 euros
- Ông thứ 9 trả 18 euros
- Ông chót (thứ 10, đại gia, giàu nhất) trả 59 euros
Mười ông bạn gặp nhau hàng ngày uống bia và có vẻ hài lòng về giá cả thỏa thuận như vậy.
Cho đến một ngày nọ, chủ bar quyết định hạ giá bia. để thưởng họ là khách hàng trung thành: “Vì quý vị là khách hàng tốt, tôi quyết định hạ bớt 20 euros trên giấy tính tiền... từ nay quý vị chỉ trả phải 80 euros cho mười chai bia”.
Nhóm bạn nhậu quyết định tiếp tục trả tiền bia theo giá mới cũng bằng cách chia theo bảng đóng thuế. Bốn ông đầu tiếp tục uống chùa. Nhưng làm thế nào 6 người còn lại (những người phải chi địa) chia số tiền được giảm 20 euros một cách công bằng và hợp lý (logique)?
Họ nhận ra rằng 20 euros chia cho 6 thành 3.33 euros.
Nhưng nếu dựa trên số tiền trừ ấy theo tỷ lệ số tiền họ thường trả thì ông thứ 5 và thứ 6 phải được trả bù thêm tiền (+ 2.33 và + 0.33) để uống bia.
Chủ quán đề nghị rằng cách công bình nhất là hạ tiền trả của mỗi người theo tỷ lệ bách phân.
Chủ bar làm bài toán và kết quả như sau::
- Ông thứ 5, như bốn ông uống chùa kia, không phải trả gì hết (thêm một ông nghèo)
- Ông thứ 6 trả 2 euros thay vì 3 (hạ giá 33%)
- Ông thứ 7 trả 5 euros thay vì 7 (hạ giá 28%)
- Ông thứ 8 trả 9 euros thay vì 12 (hạ giá 25%)
- Ông thứ 9 trả 14 euros thay vì 18 (hạ giá 22%)
- Ông thứ 10 trả 50 euros thay vì 59 euros (hạ giá 16%)
Mỗi ông trong số 5 người chi địa trả ít hơn trước kia và 4 ông đầu vẫn tiếp tục uống chùa, cộng thêm ông nghèo thứ 5.
Nhưng... một lần, ra khỏi bar, mỗi ông so sánh tiền giảm (tiết kiệm) của mình:
- Tôi chỉ hưởng 1 euro trên tổng số 20 euros được giảm, ông thứ 6 vừa nói vừa chỉ mặt ông thứ 10, và tiếp: “Còn anh này được hưởng 9 euros”
- Ừa, tớ cũng vậy, ông thứ 5 nói, tớ chỉ được 1 euro tiết kiệm...
- Đúng thế, ông thứ 7 la lớn, tại sao thằng cha thứ 10 được giảm tới 9 euros trong khi tớ được giảm chỉ có 2 euros?... Thật là bất công khi thằng giàu nhất được hưởng sự giảm giá nhiều nhất!
- Khoan đã, ông thứ nhất la lên, bốn người chúng tôi không được hưởng gì cả... hệ thống này bóc lột người nghèo!
Chín ông bèn vây ông thứ 10 và chửi mắng, đòi đánh ông ta... và hôm sau ông bạn thứ 10 của chúng ta (giàu nhất) không đến uống bia nữa!
Cho nên, 9 ông kia ngồi và uống bia mà không có ông thứ 10.
Nhưng khi tính tiền họ khám phá ra một điều quan trọng:
Họ không đủ tiền để trả tiền bia dù chỉ là một nửa (NLGO: 9 người góp lại chỉ có 30 euros, thiếu mất 50 euros).
Và đó, thưa quý bạn thân mến, là sự phản ảnh khắt khe của hệ thống thuế má của chúng ta.
Những người đóng thuế nhiều nhất phải được hưởng lợi nhất trong việc giảm thuế, nhưng những kẻ không đóng thuế tự cho mình bị thiệt thòi.
Đóng thuế người giàu cho nặng đi, kết họ về tội giàu đi và từ nay họ có thể không đến nữa... và đi uống bia tại ngoại quốc.
Kết luận của dịch giả Pháp ẩn danh:
Người nào hiểu... khỏi cần giải thích!
Người nào không hiểu... thì không thể giải thích!
Portland, 26/7/2015
NLGO