Thế kỷ 20 đã chứng kiến những bạo chúa tàn bạo nhất trong lịch sử – Mao, Stalin, Hitler – và hơn 100 triệu người đã bị giết suốt hàng trăm năm đó. Đến thế kỷ 21 này, cũng không thiếu những kẻ độc tài khét tiếng – quả thực, một số họ thậm chí còn vượt xa người tiền nhiệm!
Những cuộc thảm sát đẫm máu, những cuộc thanh trừng khốc liệt … đều được ra lệnh bởi những kẻ độc tài mà sự tàn bạo của họ chỉ có thể gọi bằng hai từ “khát máu”. 5 “kẻ hủy diệt” nhân loại dưới đây để lại dấu ấn không phải bằng sự oai hùng mà bởi sự tàn ác không có giới hạn của mình.
Sinh năm 1926, Giang Trạch Dân, còn có nickname là “Cóc”, đã dành cả sự nghiệp để leo lên làm lãnh đạo ĐCSTQ. Tuy nhiên tội ác diệt chủng đã trở thành di sản nổi bật nhất của ông. Dưới thời Giang Trạch Dân, người dân Trung Quốc rơi vào cảnh đau thương với hàng loạt vụ thanh trừng và thảm sát đẫm máu.
Trong thảm sát Thiên An Môn 1989, Giang đã dùng xe tăng quân đội nghiến chết khoảng 10.000 sinh viên khiến Thiên An Môn chìm trong bể máu. 10 năm sau, Giang Trạch Dân đơn phương ra quyết định đàn áp các học viên Pháp Luân Công vì lo sợ ảnh hưởng của môn tu luyện này đối với vị thế độc tài của mình.
Tại hệ thống trại lao động cưỡng bức, hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn khủng khiếp, bức thực, biệt giam trong thời gian dài chỉ để buộc họ từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công. Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng” số nội tạng này được Giang Trạch Dân và phe cánh của mình cung cấp cho thị trường ghép tạng thế giới.
Điều này khiến cả thế giới dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân ra tòa án quốc tế vì tội diệt chủng, tra tấn và các tội ác chống lại nhân loại. Các vụ kiện này đã trở thành những vụ kiện nhân quyền quốc tế lớn nhất trong thế kỷ 21.
2. Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên (nắm quyền từ 2011 – hiện tại)
Kim Jong-un đã tiếp quản chế độ độc tài của cha, Kim Jong-il, một trong những chế độ áp bức nhất trên thế giới. Bắc Triều Tiên xếp hạng chót trong bảng xếp hạng Freedom House về nhân quyền.
Nhà tù tại đây giam giữ khoảng 200.000 người, bao gồm tù chính trị và gia đình họ, thậm chí cả trẻ em, những người bị giam giữ vì tội ác như tích trữ lương thực hoặc có hoạt động “chống xã hội chủ nghĩa”.
Cuộc sống của những tù nhân này như địa ngục trần gian, nhiều người vào mà không có ngày ra. Theo Ủy ban Nhân quyền Hoa Kỳ, họ bị buộc phải lao động trong các nhà tù hoặc trại lao động, nơi các bà mẹ buộc phải giết những đứa con mới sinh của mình và các tù nhân bị giam trong những cái lồng nhỏ.
Khó có được con số chính xác nhưng hàng ngàn người được báo cáo là đã chết một cách lặng lẽ. Một báo cáo về cuộc điều tra tội ác của chế độ Kim Jong-un đối với nhân loại đã được xuất bản vào tháng 2 năm 2014 yêu cầu ông phải chịu trách nhiệm về các tội ác chống lại nhân loại .
3. Omar Al-Bashir, Sudan (nắm quyền từ 1989 – hiện tại)
Sau một cuộc đảo chính quân sự, Al-Bashir lên nắm quyền lực tại Sudan, ông ngay lập tức đình chỉ hiến pháp, bãi bỏ cơ quan lập pháp, và cấm các đảng chính trị và công đoàn.
Quân đội của ông thường xuyên đánh bom thường dân còn những người không phải là Ả Rập bị tra tấn và tàn sát dã man. Cuộc nội chiến kéo dài 20 năm đã cướp đi cuộc sống của 2 triệu người và khiến 4 triệu người mất nhà cửa.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Al-Bashir về những tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại sau các vụ tàn sát ở Darfur phía Tây Sudan. ICC buộc tội ông “giết người, tiêu diệt, cưỡng hiếp, tra tấn, và cưỡng bức một lượng lớn dân thường và cướp tài sản của họ”.
4. Robert Mugabe, Zimbabwe ( nắm quyền từ 1980 – hiện tại)
Mugabe được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Zimbabwe, nhưng qua nhiều năm, ông đã trở thành kẻ độc tài. Kể từ năm 1988, tuổi thọ của Zimbabwe đã giảm mạnh từ 62 năm xuống còn 38.
Ông đã viết lại hiến pháp để tự cho mình quyền lực gần như bất khả xâm phạm. Khi lãnh đạo phe đối lập Morgan Tsvangirai giành được 42% phiếu bầu, Mugabe đã bắt ông ta và buộc tội phản bội.
Theo Amnesty International, chính phủ Mugabe đã giết chết hoặc tra tấn 70.000 người. Tỉ lệ thất nghiệp trên 80%, và lạm phát là 500%. Năm 2008, những người ủng hộ ông đã phát động cuộc tấn công vào phe đối lập, giết chết 163 người và tra tấn 5.000 người.
5. Bashar Al-Assad, Syria (nắm quyền từ 2000 – hiện tại)
Kể từ khi thay cha tiếp quản đất nước vào năm 2000, Assad chỉ gây ra sự đau khổ cho người dân. Các cuộc biểu tình trong cao trào cách mạng Mùa xuân Ả Rập diễn ra khắp đất nước. Assad thực hiện cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người biểu tình khiến quốc gia này rơi vào cuộc nội chiến làm hơn 400.000 người thiệt mạng vào năm 2017.
Assad đã tiến hành giam giữ, tra tấn và hành quyết hàng ngàn người nghi bất đồng chính kiến. Các tù nhân, bao gồm cả trẻ em, bị điện giật, cưỡng hiếp, và tra tấn bẻ móng bằng kìm. Ông cũng bị buộc tội sử dụng vũ khí hoá học chống lại dân thường không có vũ trang.
Tháng 2 năm 2016, Trưởng ban liên lạc của Liên Hiệp Quốc về Syria, Paulo Pinheiro, nói với các phóng viên: “Số lượng lớn tù nhân bị chết cho thấy chính phủ Syria cần chịu trách nhiệm về hành vi được coi như tội ác chống lại nhân loại này”.
Minh Khuê TH
Xem thêm: