VIETNAMESE ABROAD PEN CENTREHiển dương những Tiếng Nói của Lương Tâm và các Tiếng Lòng Vang Vọng của người Việt Nam khắp thế giới
Promote the Voices of Conscience and the Echoes of Compassion of Vietnamese across the Globe
May 21, 2018
THÔNG TIN
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đệ trình hồ sơ kiến nghị với
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về chương trình kiểm định
tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
HS: 2018/TT/05/01
Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đệ trình hồ sơ kiến nghị với
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về chương trình kiểm định
tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
HS: 2018/TT/05/01
Ban Chấp Hành Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đã chính thức đệ trình hồ sơ kiến nghị với Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 21-5-2018 về chương trình kiểm định (Universal Periodic Review) tình trạng nhân quyền tại Việt Nam bắt đầu vào tháng 1-2019.
Hồ sơ kiến nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VNAPC’s Submission) bao gồm 7 phần với 33 đoạn duyệt qua luật pháp Việt Nam, công ước quốc tế, cung cấp tài liệu và dữ kiện về hành vi bức hại nhân quyền trầm trọng của nhà nước CHXHCN Việt Nam cũng như đề nghị với Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về các giải pháp thiết thực có thể bảo vệ và phát huy nhân quyền tại Việt Nam.
SUBMISSION TO THE OFFICE OF THE UNITED NATIONS HIGH COMMISSIONER FOR HUMAN RIGHTS
UNIVERSAL PERIODIC REVIEW: SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
UNIVERSAL PERIODIC REVIEW: SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
I. Introduction Giới thiệu Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và nêu lên tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam hiện nay.
II. Repressive Policy against Voices of Conscience Duyệt qua công ước quốc tế và trình bày chính sách áp bức của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
III. Suppressing the Freedom of Thought and Freedom of Speech Duyệt qua Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam, luật pháp Việt Nam, và phân tích chính sách vi phạm nhân quyền của Hà Nội: (1) Kiểm soát thông tin, (2) Sử dụng tòa án để bức hại các tiếng nói lương tâm.
IV. Preventing the Exercise of Freedom of Association Nêu lên khó khăn của văn thi sĩ, công nhân và nông dân về việc lập hội đoàn không phụ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, và sự trấn áp của Hà Nội đối với những ý kiến phản đối chính sách biển Đông của Trung quốc và thảm trạng Formosas Hà Tĩnh đối với đồng bào, đặc biệt là ngư dân.
V. Arbitrary Detention and Prosecution of Peaceful Activists Duyệt qua luật thành lập Tòa Án Việt Nam và chủ trương của Hà Nội sử dụng Hình Luật để đàn áp các tiếng nói lương tâm. Phô bày tệ nạn tra tấn tù nhân, dàn dựng chứng cớ, bắt bớ vô lý, ngăn cản luật sư đại diện, v.v., hiện nay tại Việt Nam.
VI. Latest Developments Raising Particular Concern Trình bày một số vụ án điển hình như vụ án của Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Bs. Hồ Văn Hải, Hoàng Bình Đức, Ls. Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội.. cùng văn thư lên tiếng của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phản đối hành vi bức hại nhân quyền của Hà Nội.
VII. Recommendations Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại đề nghị các giải pháp bảo vệ và phát huy nhân quyền tại Việt Nam như sau:
1. Hà Nội thả lập tức và vô điều kiện các tù nhân được nêu tên cùng toàn thể tù nhân chính trị.
2. Hà Nội phải điều tra và truy tố các quan chức, mật vụ, công an vi phạm nhân quyền theo những điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự của CHXHCN Việt Nam như:
2. Hà Nội phải điều tra và truy tố các quan chức, mật vụ, công an vi phạm nhân quyền theo những điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự của CHXHCN Việt Nam như:
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
th ông tin, quyền biểu tình của công dân
3. Hà Nội chấp nhận và tôn trọng các hiệp hội độc lập của văn thi sĩ, công nhân, nông dân, v.v.
4. Hà Nội tài trợ cho tổ chức giám sát tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và tổ chức này được lãnh đạo bởi những nhân tố không liên hệ với đảng CSVN và guồng máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
5. Hà Nội phải báo cáo mỗi đệ tứ cá nguyệt về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
6. Hà Nội phải bãi bỏ các quy chế cản trở việc in ấn và phổ biến tin tức, tài liệu, đặc biệt là các tin tức chính trị trên Internet.
7. Hà Nội hoàn trả trụ sở và đất đai của các tôn giáo và cơ sở văn hóa bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975.
8. Hà Nội hoàn trả trụ sở Văn Bút Việt Nam tại Sài Gòn bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975.
9. Hà Nội tu chính Hiến Pháp để bãi bỏ vai trò độc quyền của đảng CSVN nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ (democratic rights and fundamental freedoms) của công dân Việt Nam.
Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
th ông tin, quyền biểu tình của công dân
3. Hà Nội chấp nhận và tôn trọng các hiệp hội độc lập của văn thi sĩ, công nhân, nông dân, v.v.
4. Hà Nội tài trợ cho tổ chức giám sát tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và tổ chức này được lãnh đạo bởi những nhân tố không liên hệ với đảng CSVN và guồng máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
5. Hà Nội phải báo cáo mỗi đệ tứ cá nguyệt về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
6. Hà Nội phải bãi bỏ các quy chế cản trở việc in ấn và phổ biến tin tức, tài liệu, đặc biệt là các tin tức chính trị trên Internet.
7. Hà Nội hoàn trả trụ sở và đất đai của các tôn giáo và cơ sở văn hóa bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975.
8. Hà Nội hoàn trả trụ sở Văn Bút Việt Nam tại Sài Gòn bị cưỡng đoạt sau 30-4-1975.
9. Hà Nội tu chính Hiến Pháp để bãi bỏ vai trò độc quyền của đảng CSVN nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ (democratic rights and fundamental freedoms) của công dân Việt Nam.
Hồ sơ kiến nghị của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VNAPC’s Submission to the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights) đính kèm theo Thông Tin này biểu hiện sự đóng góp thiết thực của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại cho nỗ lực vận động dân chủ và bênh vực quyền làm người của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta Văn hữu!
TM. Ban Chấp Hành VBVNHN
Vịnh Thanh Dương Thành Lợi
Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại
Email: LloydDuong@penvietnam. org
_________________