Đàn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Bộ môn văn nghệ này hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, có ảnh hưởng rất lớn với 21 tỉnh của miền Nam và đã trở thành nghệ thuật dân gian đặc trưng của miền nam nước Việt. Đây là loại nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động và đã phát triển theo thời gian để trở thành bộ môn cải lương ngày nay.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị theo dõi bài viết của tác giả Trúc Tiên về bộ môn Đàn Ca Tài Tử đã tưởng chừng như phai mờ theo năm tháng. Đồng thời nghe tác giả Trúc Tiên trình bày một bài Tứ Đại Oán là một trong 20 bài bản chính, còn gọi là bản tổ, của bộ môn Đàn Ca Tài Tử.
Đàn Ca Tài Tử Nam Bộ hóa thân từ Nhã Nhạc Cung Đình Huế và là cấu trúc nghệ thuật sân khấu Cải Lương về sau.
Trúc Tiên
Nhạc Tài Tử bắt nguồn từ năm nào? Ở đâu? Đến bây giờ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các sách ghi lại (Cổ Nhạc Tầm Nguyên – Võ Tấn Hưng và Nhạc Tài Tử Nam Bộ - Nhị Tấn) thì vào giữa thế kỷ XIX, lác đác vài bài nhạc lễ tấu miền nam do các thầy đàn miền trung và những sĩ tử ra kinh đô Huế ứng thí rồi mang về. Đến năm 1885, sau cuộc binh biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi xuất bôn ra chiếu Cần Vương, một số nhạc quan và nhạc công của triều đình xuôi nam lánh nạn, sinh sống và hành nghề dạy nhạc, thâu nhận học trò. Vốn sẵn có trình độ học vấn, hiểu biết tinh hoa nền âm nhạc ngũ cung đông phương, các cựu nhạc quan đã ra công cải biên những bài bản ca nhạc Huế nói chung, Nhã Nhạc Cung Đình nói riêng, và đồng thời sáng tác một số bài bản mà âm thanh và ngôn ngữ giản dị thích hợp với cư dân vùng đất mới, tạo thành một thể “Nhạc Tài Tử” thính phòng. Thời sơ lập đó, công lớn phải kể đến hai vị: Nguyễn Quang Đại, còn gọi là Ba Đợi, đứng đầu Nhóm Miền Đông (ông người gốc Quảng Trị nhưng tạo dựng hệ phái âm nhạc tại huyện Cần Đước tỉnh Long An, thuộc miền đông) và ông Trần Quang Quờn (1875-1946) tức Ký Quờn hay Kinh Lịch Quờn, đứng đầu Nhóm Miền Tây (Vĩnh Long là nơi ông chào đời và mở lớp thâu học trò sau này) đã đóng góp rất lớn trong việc cải soạn, sáng tác bài bản (kể cả chế tạo nhạc cụ), giảng dạy và truyền bá Nhạc Tài Tử, mỗi người theo phương thức riêng của mình.
Đàn Ca Tài Tử
Nhạc Tài Tử cải danh thành Đàn Ca Tài Tử là vì thoạt đầu chỉ có đàn, sau có thêm tiếng hát kèm theo và từ đó gọi là “đàn ca”. Còn hai chữ “tài tử” ở đây không phải là “không chuyên nghiệp” (amateur) như một số người, thậm chí một số sách báo sau này vẫn nhầm lẫn, mà “tài tử” đây với nghĩa là người tài năng lão luyện (talent), như một câu trong Truyện Kiều : “Dập dìu tài tử giai nhân / Ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Đàn Ca Tài Tử được ưa chuộng rồi dần lan tỏa khắp miền nam.
20 Bản Tổ
Vào đầu thế kỷ XX Đàn Ca Tài Tử lớn mạnh, ngày càng phong phú hơn, được hệ thống hóa thành bốn “hơi” Nam, Bắc, Hạ, Oán gồm 20 bản tiêu biểu gọi là 20 Bản Tổ:
- 3 bản Nam : Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo
- 6 bản Bắc : Lưu Thủy Trường, Phú Lục Chấn, Bình Bán Chấn, Cổ Bản Vắn, Xuân Tình Chấn và Tây Thi Vắn
- 7 bài Hạ, còn gọi là nhạc Lễ : Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Xàng Xê, Long Ngâm, Long Đăng, Vạn Giá và Tiểu Khúc
- 4 bản Oán : Tứ Đại Oán, Phụng Cầu, Cửu Khúc Giang Nam và Phụng Hoàng.
“Ca Ra Bộ”: Từ Đơn Ca Sang Đối Ca, Từ Tư Gia Lên Sân Khấu
Tiếp theo, Đàn Ca Tài Tử có hai bước đột phá ngoạn mục phát sinh Cải Lương.
Bước thứ nhất, theo ông Vương Hồng Sển trong Hồi Ký 50 Năm Mê Hát và ông Trần Văn Khải, tác giả Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam kể lại thì vào năm 1906, Mỹ Tho có nhóm Đàn Ca Tài Tử của ông Nguyễn Tống Triều, người Cái Thia, tục gọi Tư Triều (chuyên đàn kìm), cùng với các ông Mười Lý (tiêu), ông Chín Quán (đàn bầu), ông Bảy Vô (đàn cò), và các cô Hai Nhiễu (đàn tranh), cô Ba Đắc (ca sĩ) được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp (Exposition Coloniale de Marseilles). Khi về, họ cho biết ban tổ chức Pháp đặt họ đàn ca biểu diễn trên sân khấu và được công chúng đến xem đông đảo...
Được thuật cách "đàn ca trên sân khấu" thì chủ rạp chiếu bóng Casino (sau chợ Mỹ Tho) thời đó là Ông Hộ bèn mời nhóm ông Tư Triều đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trong tuần trên sân khấu trước khi vào phần chiếu bóng. Hình thức trình tấu mới mẻ này đã làm thay đổi không ít phong cách trình diễn của nghệ sĩ, vì không gian rộng lớn hơn, và được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
Bước thứ nhì là trong thời kỳ này, Mỹ Tho là trạm đầu tuyến xe lửa từ Miền Tây đi Sài Gòn nên người các tỉnh Miền Tây như Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu, Rạch Giá... đều phải ghé Mỹ Tho ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau mới lên xe lửa đi Sài Gòn. Trong số hành khách có ông Tống Hữu Định, tức Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người say mê cầm ca. Khi ghé Mỹ Tho nghỉ chân đợi xe, ông đến xem hát và được nghe cô Ba Đắc ca điệu Tứ Đại Oán, bài Bùi Kiệm - Nguyệt Nga. Hôm đó cô Ba Đắc đóng ba vai, vừa Bùi Kiệm, vừa Nguyệt Nga, vừa Bùi Ông; cô hát với giọng gần như có đối đáp (trước chỉ đơn tấu kiểu tự sự), đặc biệt hơn nữa là cô không ngồi chung với giàn nhạc như các ca sĩ xưa nay mà đứng riêng về phía trước. Khi về lại Vĩnh Long, ông Tống Hữu Định liền bày cho nhóm Đàn Ca Tài Tử của mình cách đứng trên bộ ván ngựa ca Tứ Đại Oán, bài Bùi Kiệm - Nguyệt Nga với điệu bộ minh họa. Và thay vì một ca sĩ diễn nhiều vai, ông phân vai cho mỗi người ca và diễn xuất một nhân vật. Điệu “Ca Ra Bộ” phát sinh từ đó, khoảng năm 1915-1916 và hóa thân thành Sân Khấu Cải Lương sau này.
Cũng theo ông Vương Hồng Sển: vào năm 1918, gánh hát của Đốc Phủ Bảy và Đặng Thúc Liêng rút gọn từ “Ca Ra Bộ” thành “Hát Bộ” để gọi cách diễn mới, khiến về sau nhiều người nhầm lẫn “Ca Ra Bộ” với Hát Bội của người Tàu.
Bài Tứ Đại Oán - Bùi Kiệm-Nguyệt Nga nói trên của soạn giả Mạnh Tự, tức nhà cách mạng ái quốc Trương Duy Toản (1885-1957), người Vĩnh Long, trở thành tác phẩm “ca ra bộ” đầu tiên và đã khơi nguồn cho các soạn giả khác viết những bài ca có đối đáp, yếu tố kĩ xảo cho điệu Cải Lương sau này. Các soạn giả thời đó lấy điệu Tứ Đại Oán làm bài chánh cho tuồng, rồi thêm vào các câu trích từ các điệu khác trong Đàn Ca Tài Tử. Đến năm 1918, ông Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) cho ra đời bài Dạ Cổ Hoài Lang, mới đầu là 20 câu nhịp 2, năm 1924 tăng lên nhịp 4, từ khoảng 1934 đến 1944 tăng lên nhịp 8, nhịp 16 rồi 32. Đến đây thì bài Dạ Cổ Hoài Lang 32 nhịp có tên tóm tắt là “Vọng Cổ”, trở thành bài bản lớn của Cải Lương, thay thế bài Tứ Đại Oán, khiến các nhà nghiên cứu văn hóa Miền Nam phải thừa nhận: “Phi vọng cổ bất thành cải lương."
Bước thứ nhất, theo ông Vương Hồng Sển trong Hồi Ký 50 Năm Mê Hát và ông Trần Văn Khải, tác giả Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam kể lại thì vào năm 1906, Mỹ Tho có nhóm Đàn Ca Tài Tử của ông Nguyễn Tống Triều, người Cái Thia, tục gọi Tư Triều (chuyên đàn kìm), cùng với các ông Mười Lý (tiêu), ông Chín Quán (đàn bầu), ông Bảy Vô (đàn cò), và các cô Hai Nhiễu (đàn tranh), cô Ba Đắc (ca sĩ) được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp (Exposition Coloniale de Marseilles). Khi về, họ cho biết ban tổ chức Pháp đặt họ đàn ca biểu diễn trên sân khấu và được công chúng đến xem đông đảo...
Được thuật cách "đàn ca trên sân khấu" thì chủ rạp chiếu bóng Casino (sau chợ Mỹ Tho) thời đó là Ông Hộ bèn mời nhóm ông Tư Triều đến trình diễn mỗi tối thứ tư và thứ bảy trong tuần trên sân khấu trước khi vào phần chiếu bóng. Hình thức trình tấu mới mẻ này đã làm thay đổi không ít phong cách trình diễn của nghệ sĩ, vì không gian rộng lớn hơn, và được công chúng hoan nghinh nhiệt liệt.
Bước thứ nhì là trong thời kỳ này, Mỹ Tho là trạm đầu tuyến xe lửa từ Miền Tây đi Sài Gòn nên người các tỉnh Miền Tây như Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Bạc Liêu, Rạch Giá... đều phải ghé Mỹ Tho ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau mới lên xe lửa đi Sài Gòn. Trong số hành khách có ông Tống Hữu Định, tức Phó Mười Hai ở Vĩnh Long là người say mê cầm ca. Khi ghé Mỹ Tho nghỉ chân đợi xe, ông đến xem hát và được nghe cô Ba Đắc ca điệu Tứ Đại Oán, bài Bùi Kiệm - Nguyệt Nga. Hôm đó cô Ba Đắc đóng ba vai, vừa Bùi Kiệm, vừa Nguyệt Nga, vừa Bùi Ông; cô hát với giọng gần như có đối đáp (trước chỉ đơn tấu kiểu tự sự), đặc biệt hơn nữa là cô không ngồi chung với giàn nhạc như các ca sĩ xưa nay mà đứng riêng về phía trước. Khi về lại Vĩnh Long, ông Tống Hữu Định liền bày cho nhóm Đàn Ca Tài Tử của mình cách đứng trên bộ ván ngựa ca Tứ Đại Oán, bài Bùi Kiệm - Nguyệt Nga với điệu bộ minh họa. Và thay vì một ca sĩ diễn nhiều vai, ông phân vai cho mỗi người ca và diễn xuất một nhân vật. Điệu “Ca Ra Bộ” phát sinh từ đó, khoảng năm 1915-1916 và hóa thân thành Sân Khấu Cải Lương sau này.
Cũng theo ông Vương Hồng Sển: vào năm 1918, gánh hát của Đốc Phủ Bảy và Đặng Thúc Liêng rút gọn từ “Ca Ra Bộ” thành “Hát Bộ” để gọi cách diễn mới, khiến về sau nhiều người nhầm lẫn “Ca Ra Bộ” với Hát Bội của người Tàu.
Bài Tứ Đại Oán - Bùi Kiệm-Nguyệt Nga nói trên của soạn giả Mạnh Tự, tức nhà cách mạng ái quốc Trương Duy Toản (1885-1957), người Vĩnh Long, trở thành tác phẩm “ca ra bộ” đầu tiên và đã khơi nguồn cho các soạn giả khác viết những bài ca có đối đáp, yếu tố kĩ xảo cho điệu Cải Lương sau này. Các soạn giả thời đó lấy điệu Tứ Đại Oán làm bài chánh cho tuồng, rồi thêm vào các câu trích từ các điệu khác trong Đàn Ca Tài Tử. Đến năm 1918, ông Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) cho ra đời bài Dạ Cổ Hoài Lang, mới đầu là 20 câu nhịp 2, năm 1924 tăng lên nhịp 4, từ khoảng 1934 đến 1944 tăng lên nhịp 8, nhịp 16 rồi 32. Đến đây thì bài Dạ Cổ Hoài Lang 32 nhịp có tên tóm tắt là “Vọng Cổ”, trở thành bài bản lớn của Cải Lương, thay thế bài Tứ Đại Oán, khiến các nhà nghiên cứu văn hóa Miền Nam phải thừa nhận: “Phi vọng cổ bất thành cải lương."
Cải Lương Và Tân Cổ Giao Duyên
Nền tảng Cải Lương là Đàn Ca Tài Tử, tuy nhiên vì là tuồng diễn – có thể gọi là nhạc kịch – diễn xuất là chánh, phần đàn ca phải ngắn gọn và lắp ghép, thay đổi theo tình tiết, không giữ nguyên vẹn một bài. Về sau thêm Dân Ca (phần nhiều là Dân Ca Miền Nam), nhạc Quảng (Việt hóa từ nhạc Quảng Đông - Triều Châu) và những sáng tác mới theo phong cách Cải Lương.
Năm 1964, soạn giả Viễn Châu (1924-2016) có sáng kiến pha đoạn tân nhạc và cổ nhạc xen kẽ với nhau, đó là bài Chàng Là Ai (tân nhạc của Nguyễn Hữu Thiết, sáng tác năm 1958) do Lệ Thủy, một tài danh đương thời trình bày. Kiểu cách mới mang tên Tân Cổ Giao Duyên, thoạt đầu gây ra nhiều tranh cãi ồn ào trên mặt báo, nhưng trường tồn đến hôm nay nói lên phần nào vòng tay đón nhận của giới thưởng ngoạn.
Tân nhạc cũng được đưa vào tuồng Cải Lương với vai trò như vũ công để gợi không gian kịch tính, gồm: nhạc chào, nhạc chuyển cảnh, nhạc múa, nhạc nền và ca khúc kết hợp Tân Cổ Giao Duyên.
Cải Lương kết tụ từ kịch nói với hai nguồn, chính là cổ nhạc và tân nhạc phụ họa.
Năm 1964, soạn giả Viễn Châu (1924-2016) có sáng kiến pha đoạn tân nhạc và cổ nhạc xen kẽ với nhau, đó là bài Chàng Là Ai (tân nhạc của Nguyễn Hữu Thiết, sáng tác năm 1958) do Lệ Thủy, một tài danh đương thời trình bày. Kiểu cách mới mang tên Tân Cổ Giao Duyên, thoạt đầu gây ra nhiều tranh cãi ồn ào trên mặt báo, nhưng trường tồn đến hôm nay nói lên phần nào vòng tay đón nhận của giới thưởng ngoạn.
Tân nhạc cũng được đưa vào tuồng Cải Lương với vai trò như vũ công để gợi không gian kịch tính, gồm: nhạc chào, nhạc chuyển cảnh, nhạc múa, nhạc nền và ca khúc kết hợp Tân Cổ Giao Duyên.
Cải Lương kết tụ từ kịch nói với hai nguồn, chính là cổ nhạc và tân nhạc phụ họa.
Khác Biệt Không Nhỏ Giữa Đàn Ca Tài Tử Và Cải Lương
Dù Cải Lương được bắt nguồn từ Đàn Ca Tài Tử nhưng có lẽ khác nhau ở không gian nghệ thuật hay môi trường diễn xướng. Đàn Ca Tài Tử, một thể nhạc thính phòng, người đàn người hát đều được xem là “tài tử” như nhau, không phân chánh phụ, và thường tấu trọn nhạc phẩm. Trong khi đó, các vở Cải Lương là tuồng diễn trên sân khấu. Diễn để xem là chánh cho nên “đào”, “kép” là nhân vật nổi, đàn hát không quan trọng bằng. Các điệu Đàn Ca Tài Tử “bị” cắt xén tùy nghi để làm mối lấy hơi cho các câu vọng cổ. Vì thế, như ta thấy, các bài bản cổ chỉ lèo tèo vài câu rải rác nơi này nơi kia.
Một nhạc sĩ Đàn Ca Tài Tử tâm sự: "Cùng một điệu, đàn cho tài tử giai nhân hát khác với đàn cho đào kép hát trên sân khấu Cải Lương. Với Đàn Ca Tài Tử, mỗi tài tử đàn và hát giữ đúng nhịp đúng hơi của lòng bài ca, không ai theo ai, đợi ai. Ngược lại, đàn cho đào kép Cải Lương hát, thì các nghệ nhân (thầy đàn) phải để ý lúc vô ra nhanh chậm của đào kép mà lấy nhịp, vì bộ môn này thì “đàn phải theo hát”, người hát không những hát không mà còn phải diễn, và diễn mới là chánh."
Thời nay, nhắc đến Cổ Nhạc Miền Nam là người ta nghĩ ngay đến 6 câu vọng cổ, mấy ai còn nhớ đến tiền thân của nó, là Đàn Ca Tài Tử. Các bài bản của bộ môn nghệ thuật này đã lu mờ rồi dần vào quên lãng. Buồn là: đến nhưng Câu Lạc Bộ Văn Hoá ở Việt Nam cũng dụng thuật ngữ “Nhạc Tài Tử Cải Lương”, góp thêm phần vào hỏa mù khiến người ta không còn biết điểm khác biệt của hai thể loại âm nhạc. Hơn nữa, với cách hát trích câu các bài bản dùng xen vào tuồng diễn, thử hỏi còn bao người được thưởng thức trọn một bài Nam Ai (63 câu) hay Tứ Đại Oán (38 câu).
Còn có chút an ủi cho nghệ nhân và những ai đam mê bộ môn Đàn Ca Tài Tử là: tính đến nay văn hóa ta đã có 8 bộ môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, gồm:
Một nhạc sĩ Đàn Ca Tài Tử tâm sự: "Cùng một điệu, đàn cho tài tử giai nhân hát khác với đàn cho đào kép hát trên sân khấu Cải Lương. Với Đàn Ca Tài Tử, mỗi tài tử đàn và hát giữ đúng nhịp đúng hơi của lòng bài ca, không ai theo ai, đợi ai. Ngược lại, đàn cho đào kép Cải Lương hát, thì các nghệ nhân (thầy đàn) phải để ý lúc vô ra nhanh chậm của đào kép mà lấy nhịp, vì bộ môn này thì “đàn phải theo hát”, người hát không những hát không mà còn phải diễn, và diễn mới là chánh."
Thời nay, nhắc đến Cổ Nhạc Miền Nam là người ta nghĩ ngay đến 6 câu vọng cổ, mấy ai còn nhớ đến tiền thân của nó, là Đàn Ca Tài Tử. Các bài bản của bộ môn nghệ thuật này đã lu mờ rồi dần vào quên lãng. Buồn là: đến nhưng Câu Lạc Bộ Văn Hoá ở Việt Nam cũng dụng thuật ngữ “Nhạc Tài Tử Cải Lương”, góp thêm phần vào hỏa mù khiến người ta không còn biết điểm khác biệt của hai thể loại âm nhạc. Hơn nữa, với cách hát trích câu các bài bản dùng xen vào tuồng diễn, thử hỏi còn bao người được thưởng thức trọn một bài Nam Ai (63 câu) hay Tứ Đại Oán (38 câu).
Còn có chút an ủi cho nghệ nhân và những ai đam mê bộ môn Đàn Ca Tài Tử là: tính đến nay văn hóa ta đã có 8 bộ môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, gồm:
- Nhã Nhạc cung đình Huế (2003),
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005),
- Dân Ca Quan Họ Bắc Giang - Bắc Ninh (2009),
- Ca Trù (2009),
- Lễ Hội Thánh Gióng (2010),
- Hát Xoan (2011),
- Lễ Hội Hùng Vương (2012), và
- Nghệ thuật Đàn Ca Tài Tử được chính thức công nhận vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.
Trúc Tiên
Tác giả Trúc Tiên trình bày bản Khúc Nhạc Uyên Ương của Hoàng Song Việt
Tứ Đại Oán lớp 1, lớp hồi thủ
Nguồn :
– Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống – Kiều Tấn
– Cầm Ca Tân Điệu - Lê Văn Tiến
– Đờn Ca Tài Tử - Trần Ngọc Thạch
– Một số Lý Thuyết của Tân Cổ và Cải lương - Mười Phú
– Hồi ký - Vương Hồng Sển
– Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam - Trần Văn Khải
– Việt Nam Văn Hóa Sử Cương - Đào Duy Anh
– Các bài viết của Chín Tâm, Nguyễn Vân Thinh, Phạm Văn Nghi
– Một số cuộc nói chuyện (conférences) của Trần Văn Khê
– Ca nhạc cổ điển bạc liêu – Trịnh Thiên Tư
– Nhạc cổ điển Việt Nam - Nhóm nhạc sĩ Hậu-Giang (1974)