Trong hai bài biên khảo về đạo Hồi lần trước, tác giả Phạm Văn Tuấn đã cho chúng ta biết rõ thêm về Hồi Giáo, một trong ba tôn giáo lớn có cùng nguồn gốc và cùng phát xuất từ vùng xa mạc của Trung Đông là Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo.
Vào thời cực thịnh của đạo Hồi, kéo dài từ thế kỷ thứ 9 cho tới thế kỷ 14, đạo Hồi đã có các nhà vật lý học, hóa học, toán học, thiên văn học, địa dư học... họ không những làm sống lại nền Khoa Học của xứ Hy Lạp mà còn nới rộng, đào sâu, xây dựng nền móng của nhiều bộ môn kiến thức ngày nay.
Nền văn minh và văn hóa của đạo Hồi đã suy tàn do cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ đánh chiếm thành Baghdad vào năm 1258, và do các nhân vật Hồi giáo chính thống (orthodox Muslims) trong các thế kỷ về sau đã dùng quyền lực và uy tín để chống lại các cải cách và tiến bộ.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài biên khảo của tác giả Phạm Văn Tuấn về "Các Nhà Khoa Học Của Đạo Hồi" để biết thêm về khía cạnh khoa học rất đặc sắc của tôn giáo này.