Tuesday 22 January 2019

Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải rất lưu tâm về Nhân Quyền trong phiên họp Báo Cáo Nhân Quyền Phổ Quát Định Kỳ tại Geneve

Thông cáo báo chí

Ngày 16 tháng Giêng năm 2019

Hôm nay  Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra tuyên bố liên quan đến việc Việt Nam sẽ báo cáo nhân quyền phổ quát định kỳ tại Geneve :

“Việc Việt Nam báo cáo về nhân quyền phổ quát định kỳ là cơ hội lớn để Canada bày tỏ mạnh mẽ quan điểm về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.  Quyền công dân căn bản, quyền biểu đạt chính trị bao gồm quyền tự do diễn đạt, lập hội và quyền tụ tập ôn hoà nơi công cộng vẫn bị giới hạn nghiêm nhặt tại Việt Nam.  Từ đầu năm 2018 có hơn 100 nhà hoạt động ôn hoà, những người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt và kết án với những bản án dài hạn trong khi họ xử dụng quyền tự do diễn đạt của họ.

“Kể từ sau báo cáo nhân quyền phổ quát định kỳ năm 2014, đảng Cộng Sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp quyền diễn đạt và những phê bình trên mạng của người dân.  Việc thiếu tiến bộ nầy, đòi hỏi Canada hối thúc Việt Nam phải có hành động chứng minh có tiến bộ về nhân quyền trong những phạm vi  chính yếu sau đây:

1-      Thực hiện hiệp định quốc tế về chống tra tấn và những hành vi bạo ngược, vô nhân đạo, hay ngược đãi, hoặc trừng phạt, mà Việt Nam là nước đã ký kết.

2-      Hủy bỏ luật An Ninh Mạng và những đạo luật liên quan đến an ninh mạng đã kiểm duyệt thô bạo để triệt hạ người bất đồng và hình sự hoá tự do ngôn luận.

3-      Tu chính những điều khoảng nhằm hình sự hoá tự do ngôn luận, đặc biệt là điều khoản 79 và 88 trong bộ luật hình sự Việt Nam để phù hợp với hiệp định quốc tế đòi hỏi.

4-      Lập tức thả những nhà hoạt động dân chủ, bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Đình Thành, Bùi Hiếu Võ, Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Diện, Nguyễn Viết Dũng, Dương Văn Thả và những người khác.
5-      Không được cản trở những trang mạng truyền thông cá nhân, độc lập.
6-      Cho phép những công đoàn lao động độc lập, những tổ chức nhân quyền và tổ chức chính trị được thành lập và hoạt động, bao gồm hội Anh Em Dân Chủ.
7-      Không được ngăn cản những nhà hoạt động đang bị kết án,được tiếp cận với trợ giúp pháp lý và trợ giúp về lãnh sự.
8-      Chấm dứt việc dùng pháp chế để ngăn cản quyền hành đạo, bắt phải đăng bạ, đe doạ, bắt bỏ tín ngưỡng, theo dõi làm khó dễ, đặc biệt việc chống lại các đạo Cao Đài, Hoà Hảo, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa, đạo Khmer Krom và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
9-      Trả tự do cho vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thích Quảng Độ, vị tu sĩ đã bị đuổi khỏi nơi cư trú và cách ly với những tín đồ, chống lại nguyện vọng của Ngài.
“Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2019, không còn nơi nào ở Việt Nam là chổ an toàn để người dân bày tỏ ý tưởng mà không bị sách nhiểu thô bạo từ nhà cầm quyền.  Vì vậy, bổn phận của Canada là phải đưa ra những yêu cầu quan trọng để đánh giá toàn bộ tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.  Canada cũng có trách nhiệm đặc biệt nêu lên những quan ngại sâu sắc về Luật An Ninh Mạng của Việt Nam tại Geneve dựa trên sự đồng thuận thương mại mà Việt Nam ký khi tham gia Hiệp Ước Thương Mại Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng Giêng năm 2019.”

Nếu cần thêm chi tiết xin vui lòng liên lạc:

Văn phòng TNS Ngô Thanh Hải
số điện thoại 613-943-1599
@SenatorNgo