Sunday 10 February 2019

ĐÔI NÉT VỀ VĂN HỌC NHI ĐỒNG NHẬT BẢN

Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của anh Đào Hữu Dũng gởi về chia sẻ với gia đình Exryu tuần qua.

Biên soạn: Nguyễn Nam Trân


Định nghĩa Nhật Bản về văn học nhi đồng

Từ điển Kôjien (広辞苑) của Nhật định nghĩa Văn học nhi đồng (Jidô bungaku児童文学) – còn được gọi là Văn học thiếu niên (Shônen bungaku少年文学) - là những tác phẩm văn chương do người lớn sáng tác mà đối tượng là nhi đồng. Từ điển này nhấn mạnh là thuật ngữ Văn học nhi đồng Nhật Bản chỉ bắt đầu có từ khoảng cuối thời Taishô (1912-1926). Lý do tại sao có chuyện xuất hiện chậm chạp như thế thì chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua những trang sắp tới.

Bách khoa toàn thư quốc tế Britanica phiên bản Nhật ngữ giải nghĩa tường tận hơn Kôjien.Theo từ điển này thì Văn học nhi đồng (Jidô Bungaku, Children’s Literature) vẫn là cái tên chung để gọi những sáng tác nhắm đối tượng độc giả nhi đồng. Về hình thức, chúng được phân chia theo nhiều thể loại: (1) truyện bằng tranh (ehon 絵本), (2) truyện nhi đồng (đồng thoại, dôwa 童話), (3) truyện có tính huyền ảo (fantasyファンタジー), (4) tiểu thuyết (novel小説), (5) thơ vè cho nhi đồng (đồng dao, thi, dôyô 童謡, shi 詩) và (6) kịch bản cho nhi đồng (hí khúc, gikyoku 戯曲). Theo đó thì từ thế kỷ thứ 18 về trước, trên toàn thế giới, sách vở dành cho nhi đồng chỉ là những phương tiện giáo dục để người lớn dạy dỗ cách sinh hoạt, chữ nghĩa, nghi lễ, đạo đức và tôn giáo ... cho con cháu. Chuyện này chính ra không có gì lạ vì ngay cả trong thế giới thú vật, chim chóc..., tất cả sinh vật mới ra đời đều phải học tập từ cha mẹ để có kỹ năng sinh tồn.

Xem tiếp theo LINK sau