Wednesday, 21 August 2013

Hai Nỗi Cô Đơn - Trần Mộng Lâm


Tôi ngần ngại rất lâu khi viết bài này. Tôi biết rằng sẽ có người kết tội tôi gây chia rẽ, nhưng tôi đang sống trong một quốc gia tự do, và những gì tôi trình bầy dưới đây là những cảm nghĩ rất thành thực, với tất cả thiện chí cho Miền Nam.

Tôi sinh ra tại Bắc VN.

Cuộc chiến Đông Dương kết thúc bởi trận Điện Biên Phủ đã đưa tôi vào Miền Nam khi còn rất nhỏ. Tôi lớn lên tại Miền Nam, chịu sự giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà, đi lính, ở tù và sau cùng vượt biên đến Canada từ 1978.

Sau gần 40 năm sống tại Bắc Mỹ, nhìn lại Việt Nam, so sánh, phân tách,  tôi có các cảm nghĩ như sau :

Nói về Mỹ và Canada, người nói tiếng Anh tại Mỹ hoặc Canada không còn là người Anh Cát Lợi từ đời ông, đời cha sống tại Luân Đôn.

Người Canadiens nói tiếng Pháp như ở Québec, Montréal không còn là người Parisiens.

Nước Canada rất đặc biệt, họ gồm nhiều tiểu bang, mỗi tiểu bang có một chính phủ, một đường lối riêng,

Trở về Việt Nam, sống với người Miền Nam lâu ngày, tôi biết tuy họ không nói ra miệng, nhưng Nam là Nam mà Bắc là Bắc, không bao giờ 1 người gốc Bắc như tôi có thể giống người Nam 100%. Đó là sự thực, trước đây, và bậy giờ, vẫn vậy.

Người Miền Nam thuộc những người gốc Bắc nhưng đã theo gia đình vào khẩn hoang, lập ấp từ thời ông Nguyễn Hoàng. Có rất nhiều pha trộn giữa người Bắc thiên cư đó và những người đã ở trong Nam đã lâu như người Miên, người Chàm. Bên cạnh đó lại còn những người Tầu, thuộc dòng dõi Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích.

Thời gian 1954-1975 càng tách rời 2 loại người sống tại Bắc và Nam Vĩ Tuyến 17.

Bởi vậy cho nên, theo tôi, gom hết những người đó vào một nước, bắt họ phải chịu cùng một luật lệ, một định chế như hiện nay là điều không hợp lý.

Ngay cả nước Tầu, người Hong Kong và người Singapore, người Đài Loan không còn giống nhau.

   Kết luận của tôi là: Hợp lý nhất là Việt Nam nếu không tách đôi ra, thì ít nhất phải là một liên bang với 2 tiểu bang là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.

Tình trạng của VN bây giờ gần giống như Canada. Dù 100 hay 200 năm sau, người ta sẽ vẫn còn nói tới 2 nỗi cô đơn (Les deux solitudes)