Đây là một lời nói dối khủng khiếp, và là một vố thảm hại cho mọi chiến binh Mỹ đã phục vụ ở Việt Nam.
Câu trả lời: Việt Nam là một quốc gia và người Việt Nam là không quan trọng. Việt Nam chỉ quan trọng như là một con domino [có thể] giựt cò cho chế độ cộng sản lan tràn trên toàn thế giới. Đã quá muộn để cứu Trung Quốc hoặc Đông Âu, nhưng Tây Âu, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Nhật Bản có thể cứu được. Việt Nam đã trở thành chiến trường ủy nhiệm cho cuộc chiến tranh vì châu Âu và ngăn chặn chiến tranh thế giới III.
Chính sách của Tổng thống Truman là yêu cầu Mỹ phải có lập trường khi cộng sản Liên Xô và Trung Quốc thống trị rất nhiều vùng đất và dân tộc mà không liên minh có thể tập hợp đứng lên chống lại họ. Truman, tập trung vào chiến tranh của Mỹ tại Hàn Quốc, để Pháp trách nhiệm cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Mục tiêu của Truman là ngăn chặn việc mở rộng của chế độ cộng sản trong khu vực nhưng không muốn lún sâu vào chiến tranh hơn nữa. Chính sách của ông đã thành công. Dưới thời Truman, Hoa Kỳ đã thắng cuộc tại Việt Nam.
Chính sách Việt Nam của Eisenhower là ngăn chặn ít tốn phí để chặn các nước khác khỏi rơi vào tay cộng sản. Robert McNamara giải thích: “Chỉ bằng một ít tiền và một vài người Mỹ ở Sài Gòn để cố vấn, chủ nghĩa cộng sản đã bị chặn lại ở vĩ tuyến 17 ở Đông Dương.” Trong suốt hai nhiệm kỳ của Eisenhower ông đã chiến đấu một cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, thiết lập sự hiện diện chính trị của Mỹ và quyền bá chủ trên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gởi cố vấn Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Ông ngăn cản không để domino đổ bằng một nỗ lực quân sự tối thiểu, và đạt được mục tiêu chính sách đã nêu. Dưới thời Eisenhower Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Eisenhower nói với Kennedy rằng Lào là chìa khóa, và nếu để nó rơi mất thì chỉ là vấn đề thời gian, miền Nam Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện sẽ sụp đổ. Mối quan ngại cuộc chiến ở Lào sẽ tràn ra mọi hướng khiến ưu tiên của Eisenhower đã trở thành quan tâm của Kennedy chứ không phải là vài cố vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đúng như dự đoán, cuộc xung đột Lào nhanh chóng bao trùm Việt Nam, đặc biệt là trên đường mòn Hồ Chí Minh, từ năm 1961 đã là mạch chuyển binh lính và quân dụng vào miền Nam Việt Nam.
Kennedy tăng sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam, tài trợ của chính quyền Diệm, chấp nhận cuộc đảo chính Diệm và có ý định tăng số lượng cố vấn Mỹ trên chiến trường. Chính sách của ông đã được thực hiện và duy trì bằng quân đội Mỹ. Không có thêm domino nào bị đổ. Dưới thời của một Kennedy miễn cưỡng, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Tổng thống Lyndon Johnson thấy mình bị đẩy vào một cuộc chiến tranh mà ông không muốn, không thể hiểu và hoàn toàn không được chuẩn bị để giải quyết. Johnson muốn quân đội nói cho ông biết “chiến thắng cuộc chiến tranh” nghĩa là gì, và sau đó Johnson và nội các của ông muốn nói với quân đội làm thế nào để chiến thắng. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn.
Johnson đã sai lầm khi tăng quân số và mở rộng chiến tranh tại Việt Nam.
Năm 1965, Johnson gửi 150.000 quân đến Việt Nam và lính bắt đầu chết với số lượng đáng chú ý. Nhưng đó cũng là năm lý thuyết domino sụp đổ. Ấn Độ thắng trong cuộc tranh chấp với Pakistan ỏ hai biên giới Đông và Tây Nam, và đi theo con đường độc lập của riêng mình. Ngay lập tức 500 triệu người đã ra khỏi con đường dẫn đến chủ nghĩa cộng sản và một hàng rào vững chắc đã được thiết lập ở phía tây của Trung Quốc và phía nam của Liên Xô. Ở Indonesia, Sukarno, nhà cầm quyền thiên tả bị lật đổ trong một cuộc bạo động, bắt đầu từ Phong trào 30 tháng Chín và cuộc đảo chánh hụt ngày 1/10/1965, quân đội đã thanh toán đảng cộng sản Indonesia và 300.000 người coi là đảng viên – đa số là người Trung Quốc. Thêm 100 triệu người đã được đưa khỏi con đường cộng sản và một hàng rào vững chắc khác được dựng lên ở nam của Trung Quốc.
Washington đã không nhìn thấy bản đồ quốc tế hoàn toàn thay đổi ở vùng này. Lý thuyết domino, cơ sở của tất cả các chính sách về Việt Nam, đi vào ngõ cụt. Tại thời điểm này, nếu Johnson và những người khác đã rút lui khỏi Việt Nam, quá lắm những domino Lào, Campuchia và Miến Điện có thể sẽ bị đổ, nhưng không hơn. Thay vào đó, vì Johnson rất yếu và thiếu quyết đoán, ông leo thang chiến tranh, nhưng không đủ để kết thúc cuộc chiến bằng chiến thắng.
Johnson đã nhìn thấy tất cả nỗi sợ của mình trở thành sự thật. Ông trông giống như một lãnh đạo mị dân yếu đuối; ông đã bị phân tâm theo đuổi ước mơ của mình, chính sách Xã hội lớn; ông đã không giữ được Hoa Kỳ thống nhất trong việc tiến hành chiến tranh, và ông không giữ được trách nhiệm tổng thống. Đó là thất bại cá nhân toàn bộ của LBJ.
Nhưng về mặt thắng hay thua tại Việt Nam, Johnson đạt được mục tiêu đề ra của mình. Miền nam Việt Nam đã không sụp đổ, không có con domino nào đổ. Và Johnson đã tránh được chiến tranh với Liên Xô và Trung Quốc. Dưới thời Johnson, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Richard M. Nixon hiểu bối cảnh chính trị thay đổi và biết thế giới an toàn hơn nhiều so với những năm 1950 và đầu thập niên 60. Nixon theo chính sách “hòa bình trong danh dự” và ngay lập tức bắt đầu cuộc tháo gỡ. Đến cuối năm 1969, Nixon đã đưa 60.000 binh lính ra khỏi Việt Nam và đưa Bắc Việt Nam vào cuộc đàm phán bí mật với Đại sứ Henry Kissinger.
Tái đắc cử Tổng thống, Nixon đã đạt được một hiệp định hòa bình, chiến thắng hòa bình cho Hoa Kỳ và để lại một miền Nam Việt Nam tự lực cánh sinh, một quốc gia độc lập chịu trách nhiệm về số mệnh của mình. Trong nhiệm kỳ của Nixon, miền Nam Việt Nam là một nước độc lập và không có nước nào khác rơi vào tay cộng sản. Chính sách của Nixon đã thành công. Dưới thời Nixon, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Gerald Ford là tổng thống khi máy bay trực thăng di tản Đại sứ quán Sài Gòn vào năm 1975. Mỹ đã ra khỏi chiến tranh Việt Nam từ hai năm trước đó. Dưới thời Ford Mỹ không thắng mà cũng không mất bất cứ điều gì ở Việt Nam.
Đơn giản là không thua ở Việt Nam. Khi người ta đạt được tất cả các mục tiêu của chính sách quốc gia của họ và giành chiến thắng ở tất cả các cuộc đụng độ quân sự quan trọng, người ta đã chiến thắng.
Trong tương lai, giới lãnh đạo trong chính phủ của chúng ta, được bầu và bổ nhiệm, phải xác định rõ ràng chiến thắng là gì – trước khi bắt đầu chiến đấu – và ngừng đòi hỏi giới lãnh đạo quân sự làm như vậy sau khi chiến tranh đã bắt đầu. Và cảm ơn các chiến binh những người thắng cuộc tại Hàn Quốc và Việt Nam cho một công tác đã hoàn thành.
(Tác giả là một nhà sử học quân sự, một trung tá trong đoàn Vệ Binh Quốc Gia Kansas và một cựu chiến binh chiến tranh Iraq. Đây là bài cuối của một loạt bài gồm ba phần.)
© 2013 DCVOnline
Nguồn: When you realize objectives, U.S. won Vietnam. By Roger Aeschliman. Guest Columnist, The Auguata Chronicle. Sunday, Aug 4, 2013.
Đây là một lời nói dối khủng khiếp, và là một vố thảm hại cho mọi chiến binh Mỹ đã phục vụ ở Việt Nam.
Câu trả lời: Việt Nam là một quốc gia và người Việt Nam là không quan trọng. Việt Nam chỉ quan trọng như là một con domino [có thể] giựt cò cho chế độ cộng sản lan tràn trên toàn thế giới. Đã quá muộn để cứu Trung Quốc hoặc Đông Âu, nhưng Tây Âu, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Nhật Bản có thể cứu được. Việt Nam đã trở thành chiến trường ủy nhiệm cho cuộc chiến tranh vì châu Âu và ngăn chặn chiến tranh thế giới III.
Chính sách của Tổng thống Truman là yêu cầu Mỹ phải có lập trường khi cộng sản Liên Xô và Trung Quốc thống trị rất nhiều vùng đất và dân tộc mà không liên minh có thể tập hợp đứng lên chống lại họ. Truman, tập trung vào chiến tranh của Mỹ tại Hàn Quốc, để Pháp trách nhiệm cuộc chiến của họ tại Việt Nam. Mục tiêu của Truman là ngăn chặn việc mở rộng của chế độ cộng sản trong khu vực nhưng không muốn lún sâu vào chiến tranh hơn nữa. Chính sách của ông đã thành công. Dưới thời Truman, Hoa Kỳ đã thắng cuộc tại Việt Nam.
Chính sách Việt Nam của Eisenhower là ngăn chặn ít tốn phí để chặn các nước khác khỏi rơi vào tay cộng sản. Robert McNamara giải thích: “Chỉ bằng một ít tiền và một vài người Mỹ ở Sài Gòn để cố vấn, chủ nghĩa cộng sản đã bị chặn lại ở vĩ tuyến 17 ở Đông Dương.” Trong suốt hai nhiệm kỳ của Eisenhower ông đã chiến đấu một cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, thiết lập sự hiện diện chính trị của Mỹ và quyền bá chủ trên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gởi cố vấn Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Ông ngăn cản không để domino đổ bằng một nỗ lực quân sự tối thiểu, và đạt được mục tiêu chính sách đã nêu. Dưới thời Eisenhower Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Eisenhower nói với Kennedy rằng Lào là chìa khóa, và nếu để nó rơi mất thì chỉ là vấn đề thời gian, miền Nam Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Miến Điện sẽ sụp đổ. Mối quan ngại cuộc chiến ở Lào sẽ tràn ra mọi hướng khiến ưu tiên của Eisenhower đã trở thành quan tâm của Kennedy chứ không phải là vài cố vấn Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đúng như dự đoán, cuộc xung đột Lào nhanh chóng bao trùm Việt Nam, đặc biệt là trên đường mòn Hồ Chí Minh, từ năm 1961 đã là mạch chuyển binh lính và quân dụng vào miền Nam Việt Nam.
Kennedy tăng sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam, tài trợ của chính quyền Diệm, chấp nhận cuộc đảo chính Diệm và có ý định tăng số lượng cố vấn Mỹ trên chiến trường. Chính sách của ông đã được thực hiện và duy trì bằng quân đội Mỹ. Không có thêm domino nào bị đổ. Dưới thời của một Kennedy miễn cưỡng, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Tổng thống Lyndon Johnson thấy mình bị đẩy vào một cuộc chiến tranh mà ông không muốn, không thể hiểu và hoàn toàn không được chuẩn bị để giải quyết. Johnson muốn quân đội nói cho ông biết “chiến thắng cuộc chiến tranh” nghĩa là gì, và sau đó Johnson và nội các của ông muốn nói với quân đội làm thế nào để chiến thắng. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn.
Johnson đã sai lầm khi tăng quân số và mở rộng chiến tranh tại Việt Nam.
Năm 1965, Johnson gửi 150.000 quân đến Việt Nam và lính bắt đầu chết với số lượng đáng chú ý. Nhưng đó cũng là năm lý thuyết domino sụp đổ. Ấn Độ thắng trong cuộc tranh chấp với Pakistan ỏ hai biên giới Đông và Tây Nam, và đi theo con đường độc lập của riêng mình. Ngay lập tức 500 triệu người đã ra khỏi con đường dẫn đến chủ nghĩa cộng sản và một hàng rào vững chắc đã được thiết lập ở phía tây của Trung Quốc và phía nam của Liên Xô. Ở Indonesia, Sukarno, nhà cầm quyền thiên tả bị lật đổ trong một cuộc bạo động, bắt đầu từ Phong trào 30 tháng Chín và cuộc đảo chánh hụt ngày 1/10/1965, quân đội đã thanh toán đảng cộng sản Indonesia và 300.000 người coi là đảng viên – đa số là người Trung Quốc. Thêm 100 triệu người đã được đưa khỏi con đường cộng sản và một hàng rào vững chắc khác được dựng lên ở nam của Trung Quốc.
Washington đã không nhìn thấy bản đồ quốc tế hoàn toàn thay đổi ở vùng này. Lý thuyết domino, cơ sở của tất cả các chính sách về Việt Nam, đi vào ngõ cụt. Tại thời điểm này, nếu Johnson và những người khác đã rút lui khỏi Việt Nam, quá lắm những domino Lào, Campuchia và Miến Điện có thể sẽ bị đổ, nhưng không hơn. Thay vào đó, vì Johnson rất yếu và thiếu quyết đoán, ông leo thang chiến tranh, nhưng không đủ để kết thúc cuộc chiến bằng chiến thắng.
Johnson đã nhìn thấy tất cả nỗi sợ của mình trở thành sự thật. Ông trông giống như một lãnh đạo mị dân yếu đuối; ông đã bị phân tâm theo đuổi ước mơ của mình, chính sách Xã hội lớn; ông đã không giữ được Hoa Kỳ thống nhất trong việc tiến hành chiến tranh, và ông không giữ được trách nhiệm tổng thống. Đó là thất bại cá nhân toàn bộ của LBJ.
Nhưng về mặt thắng hay thua tại Việt Nam, Johnson đạt được mục tiêu đề ra của mình. Miền nam Việt Nam đã không sụp đổ, không có con domino nào đổ. Và Johnson đã tránh được chiến tranh với Liên Xô và Trung Quốc. Dưới thời Johnson, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Richard M. Nixon hiểu bối cảnh chính trị thay đổi và biết thế giới an toàn hơn nhiều so với những năm 1950 và đầu thập niên 60. Nixon theo chính sách “hòa bình trong danh dự” và ngay lập tức bắt đầu cuộc tháo gỡ. Đến cuối năm 1969, Nixon đã đưa 60.000 binh lính ra khỏi Việt Nam và đưa Bắc Việt Nam vào cuộc đàm phán bí mật với Đại sứ Henry Kissinger.
Tái đắc cử Tổng thống, Nixon đã đạt được một hiệp định hòa bình, chiến thắng hòa bình cho Hoa Kỳ và để lại một miền Nam Việt Nam tự lực cánh sinh, một quốc gia độc lập chịu trách nhiệm về số mệnh của mình. Trong nhiệm kỳ của Nixon, miền Nam Việt Nam là một nước độc lập và không có nước nào khác rơi vào tay cộng sản. Chính sách của Nixon đã thành công. Dưới thời Nixon, Hoa Kỳ đã thắng tại Việt Nam.
Gerald Ford là tổng thống khi máy bay trực thăng di tản Đại sứ quán Sài Gòn vào năm 1975. Mỹ đã ra khỏi chiến tranh Việt Nam từ hai năm trước đó. Dưới thời Ford Mỹ không thắng mà cũng không mất bất cứ điều gì ở Việt Nam.
Đơn giản là không thua ở Việt Nam. Khi người ta đạt được tất cả các mục tiêu của chính sách quốc gia của họ và giành chiến thắng ở tất cả các cuộc đụng độ quân sự quan trọng, người ta đã chiến thắng.
Trong tương lai, giới lãnh đạo trong chính phủ của chúng ta, được bầu và bổ nhiệm, phải xác định rõ ràng chiến thắng là gì – trước khi bắt đầu chiến đấu – và ngừng đòi hỏi giới lãnh đạo quân sự làm như vậy sau khi chiến tranh đã bắt đầu. Và cảm ơn các chiến binh những người thắng cuộc tại Hàn Quốc và Việt Nam cho một công tác đã hoàn thành.
(Tác giả là một nhà sử học quân sự, một trung tá trong đoàn Vệ Binh Quốc Gia Kansas và một cựu chiến binh chiến tranh Iraq. Đây là bài cuối của một loạt bài gồm ba phần.)
© 2013 DCVOnline
Nguồn: When you realize objectives, U.S. won Vietnam. By Roger Aeschliman. Guest Columnist, The Auguata Chronicle. Sunday, Aug 4, 2013.