Tú Anh
Tướng Abdelfatah al-Sissi loan báo quyết định truất phế Tổng thống Mohamed Morsi trên đài truyền hình Ai Cập ngày 03/07/2013.
AFP PHOTO / EGYPTIAN
Được đa số dân chúng trong nước ủng hộ, được ba vương quốc hồi giáo trong khu vực : Ả Rập Xê Út, Koweit và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chi viện dồi dào, trong khi các nước tây phương chỉ cảnh cáo chiếu lệ sau vụ đảo chính và trấn áp phe hồi giáo, quân đội Ai Cập có đủ yếu tố thuận lợi để « tháp tùng » Mùa Xuân Ai Cập.
Theo AFP, đại đa số người dân Ai Cập bênh vực lập trường của quân đội lật đổ tổng thống Morsi và bắt giam lãnh đạo tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Truyền thông Ai Cập, nhà nước cũng như tư nhân, đều phổ biến hình ảnh những kẻ võ trang có « râu xồm » nổ súng khi cảnh sát tấn công giải tán biểu tình. Tại Ai Cập hiện nay, những đàn ông để râu dài hay phụ nữ đội khăn trùm mặt khi ra đường có thể bị các nhóm trẻ quá khích thuộc « ủy ban dân phố » tự thành lập tấn công.
Các « ủy ban » này đã bị chính quyền mới giải tán nhưng sự kiện trên đây cho thấy trái với thông lệ, quân đội ra tay lật đổ một nhà lãnh đạo dân cử lại được dân chúng ủng hộ triệt để.
Theo AFP, đại đa số người dân Ai Cập bênh vực lập trường của quân đội lật đổ tổng thống Morsi và bắt giam lãnh đạo tổ chức Huynh đệ Hồi giáo. Truyền thông Ai Cập, nhà nước cũng như tư nhân, đều phổ biến hình ảnh những kẻ võ trang có « râu xồm » nổ súng khi cảnh sát tấn công giải tán biểu tình. Tại Ai Cập hiện nay, những đàn ông để râu dài hay phụ nữ đội khăn trùm mặt khi ra đường có thể bị các nhóm trẻ quá khích thuộc « ủy ban dân phố » tự thành lập tấn công.
Các « ủy ban » này đã bị chính quyền mới giải tán nhưng sự kiện trên đây cho thấy trái với thông lệ, quân đội ra tay lật đổ một nhà lãnh đạo dân cử lại được dân chúng ủng hộ triệt để.
Trong chính phủ mới, người hùng mới của Ai Cập là thống tướng Al Sissi kiêm nhiệm hai chức vụ phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng. Điều trớ trêu, chính người được tổng thống Morsi tin cậy, gắn thêm một sao cách nay một năm, đã ra tay lật đổ ông trong sự vui mừng của dân chúng, nạn nhân trực tiếp của chính sách kinh tế sai lầm và tham vọng độc tôn chính trị của Huynh đệ Hồi giáo.
Đối với nguyệt san chính trị Le Monde diplomatique của Pháp, sự kiện dân chúng Ai Cập bất mãn chính quyền Hồi giáo là điều có thật. Ông Morsi chỉ đắc cử là nhờ lá phiếu của cử tri tẩy chay ứng cử viên chế độ cũ là tướng Ahmed Chafik. Ngay sau đó, phe Huynh đệ Hồi giáo của tân tổng thống bị thua liên tục trong các cuộc bầu cử khác như bầu lãnh đạo sinh viên, bầu lãnh đạo công đoàn…
Vấn đề là sau khi ông Morsi bị lật đổ, không mở ra được một không gian đa chiều rộng rãi hơn . Nhà xã luận Alain Gresh nhận định : « Khoảng nửa chục đài truyền hình bị cấm hoạt động, một số nhà báo bị bắt, truyền thông quôc tế bị chỉ trích giống như thời Mubarak. Bộ thông tin trong chính phủ Hồi giáo được duy trì là tín hiệu không hay. Sự kiện được xem là tin tốt lành là trong chính quyền mới có đại diện của một công đoàn độc lập ».
Đối với người dân Ai Cập, nhất là các cộng đồng thiểu số thì Huynh đệ Hồi giáo bị mất chính quyền là một tin vui vì từ một năm qua họ bị tín đồ Hồi giáo quá khích đe dọa. Ít nhất 50 nhà thờ, cơ sở Thiên chúa giáo, Tin lành, Công giáo, Chính thống giáo và Giáo hội Copte của Ai Cập bị đốt hay đập phá.
Câu hỏi đặt ra là tại sao dân chúng Ai Cập lại ủng hộ một cuộc đảo chính chính quyền dân cử xuất thân từ làn sóng cách mạng Ai Cập, lật qua trang sử hơn 30 năm độc tài Mubarak ? Và liệu quân đội Ai Cập sẽ lợi dụng thời cơ để trở lại chính quyền thay vì chỉ đóng vai trò « bảo đảm an nguy quốc gia » như thống tướng Al Sissi cam kết ?
Phóng viên Amed Yusef của báo Al Ahram so sánh sự kiện cử tri Ai Cập chọn nhầm người lãnh đạo với chuyện mua nhầm một hộp cá mòi : « nếu mua nhầm cá ươn thì phải đổi chứ không thể ăn »
Nhà báo có lập trường thân quân đội như đa số người dân Ai Cập hiện nay giải thích tiếp : « Trước tiên, đây không phải là một cuộc đảo chính. Ngày 30/06/2013 vừa qua, nhân một năm ngày tổng thống Morsi lên nắm quyền, cả triệu người dân Ai cập xuống đường kêu gọi ông từ chức.
Tại vì sau một năm làm tổng thống, chính sách và phương pháp của ông đã làm cho dân chúng nổi giận. Đặc biệt là tổng thống bị lật đổ đã khóa chặt guồng máy nhà nước chẳng hạn như đưa người của Huynh đệ Hồi giáo đứng đầu các tỉnh, xâm nhập mọi cấp chỉ huy để sau này không một tổ chức chính trị nào khác có thể lên thay thế một cách dân chủ.
Dân chúng xuống đường ngày 03 tháng 06, quân đội chỉ làm nhiệm vụ « tháp tùng » phong trào nhân dân và đến ngày 03 tháng 07 thì công bố một bản tuyên bố chung gồm Tổng tham mưu trưởng quân đội, thống tướng Al Sissi , tiến sĩ El Baradei, lãnh đạo đối lập trước sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo Ai Cập, lật đổ tổng thống Morsi.
Chúng ta không thể gọi là đảo chính vì người cầm đầu quân đội không đích thân nắm quyền lãnh đạo chính trị. Theo đúng hiến pháp, Chủ tịch Tòa án Tối cao đã lên thay ông Morsi. Một cách trung thực, có lẽ phải nói là quân đội theo chân nhân dân làm thay đổi chính trị tại Ai Cập.
Quân đội có chiến lược hay không khi can thiệp lật đổ tổng thống Morsi ? Quân đội không có một chiến lược nào cả mà chỉ có một « lộ đồ » : bầu cử tổng thống và quốc hội trong những tháng tới, một quốc hội lập hiến sẽ soạn thảo bản hiến pháp mới »
Đối với các quan sát viên độc lập thì tình hình hiện nay có thể diễn biến theo ba kịch bản : Một là chính quyền đặt Huynh đệ Hồi giáo ra ngoài vòng pháp luật như thời nhà độc tài Nasser trong thập niên 1960. Hai là Huynh đệ Hồi giáo rút vào bí mật, đấu tranh khủng bố với hệ quả có thể gây xáo trộn an ninh nhưng sẽ bị quân đội đàn áp thẳng tay. Ba là quân đội Ai Cập giữ lời hứa, tổ chức bầu cử dân chủ với sự tin tưởng là cử tri sẽ rút được kinh nghiệm không bầu cho một tổ chức có mưu toan thành lập chế độ giáo quyền như ở Iran.
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận Paris, tác giả nhiều bài phân tích về tình hình Trung Đông.
Nguyễn Văn Huy : « Cuộc can thiệp của quân đội hồi đầu tháng 7 lật đổ tổng thống Morsi không phải là sự tình cờ… từ lâu , tổng thống Morsi đã lần lần thay đổi tất cả các định chế chính trị để củng cố quyền lực của Hồi giáo để áp đặt một cách triệt để giáo lý Charia trên toàn lãnh thổ Ai Cập để trở thành một quốc gia chính thống.
Quân đôi can thiệp vì thấy quyền lợi của xã hội công dân bị đe dọa. Quân đội lại nắm giữ gần 50% kinh tế Ai Cập nên phải ra tay, không phải đảo chính, mà là lật đổ ông Morsi để hạn chế lại sự lạm quyền.
Tướng Al Sissi là một người được Mỹ đào tạo, tốt nghiệp trường quân sự cao cấp tại Hoa Kỳ và sau đó được bổ túc tại Anh … tướng Al Sissi lại được Ả Rập Xê Út trợ giúp vì trong nội bộ Ả Rập Xê Út cũng có vấn đề , bị nhóm Salafis (Hồi giáo nguyên thủy) tranh quyền với vua, cho nên Ả Rập Xê Út ủng hộ tất cả những ai chống lại Hồi giáo cực đoan Salafis. Do tại Ai Cập hệ phái Suni bị Huynh đệ Hồi giáo thuộc Salafis khống chế nên Ả Rập Xê Út ủng hộ tướng Al Sissi.
Trong khi đó thì quốc tế ai cũng biết Qatar đứng sau Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập và hỗ trợ tài chính cho Salafis xây dựng cơ sở ở Tây phương, tuyên truyền giáo lý Charia. Vì vậy mà tổng thống Pháp François Hollande đã mời đại diện của Ả Rập Xê Út và đại diện của Qatar đến Paris để cảnh báo Qatar không nên tài trợ cho Salafis.
Tại Ai Cập, quân đội bảo vệ cho hệ phái Suni giữ vai trò lãnh đạo. Giới trẻ Ai Cập làm ra cuộc cách mạng 2011 đang tổ chức lại, thành lập phong trào Tamarod, để ra tranh cử lần tới để cầm quyền theo xã hội Tây phương chứ không theo khuynh hướng cực đoan.
Huynh đệ Hồi giáo có thể sử dụng một hình thức khác để ra tranh cử nhưng không bao giờ đạt được đa số ».
Đối với nguyệt san chính trị Le Monde diplomatique của Pháp, sự kiện dân chúng Ai Cập bất mãn chính quyền Hồi giáo là điều có thật. Ông Morsi chỉ đắc cử là nhờ lá phiếu của cử tri tẩy chay ứng cử viên chế độ cũ là tướng Ahmed Chafik. Ngay sau đó, phe Huynh đệ Hồi giáo của tân tổng thống bị thua liên tục trong các cuộc bầu cử khác như bầu lãnh đạo sinh viên, bầu lãnh đạo công đoàn…
Vấn đề là sau khi ông Morsi bị lật đổ, không mở ra được một không gian đa chiều rộng rãi hơn . Nhà xã luận Alain Gresh nhận định : « Khoảng nửa chục đài truyền hình bị cấm hoạt động, một số nhà báo bị bắt, truyền thông quôc tế bị chỉ trích giống như thời Mubarak. Bộ thông tin trong chính phủ Hồi giáo được duy trì là tín hiệu không hay. Sự kiện được xem là tin tốt lành là trong chính quyền mới có đại diện của một công đoàn độc lập ».
Đối với người dân Ai Cập, nhất là các cộng đồng thiểu số thì Huynh đệ Hồi giáo bị mất chính quyền là một tin vui vì từ một năm qua họ bị tín đồ Hồi giáo quá khích đe dọa. Ít nhất 50 nhà thờ, cơ sở Thiên chúa giáo, Tin lành, Công giáo, Chính thống giáo và Giáo hội Copte của Ai Cập bị đốt hay đập phá.
Câu hỏi đặt ra là tại sao dân chúng Ai Cập lại ủng hộ một cuộc đảo chính chính quyền dân cử xuất thân từ làn sóng cách mạng Ai Cập, lật qua trang sử hơn 30 năm độc tài Mubarak ? Và liệu quân đội Ai Cập sẽ lợi dụng thời cơ để trở lại chính quyền thay vì chỉ đóng vai trò « bảo đảm an nguy quốc gia » như thống tướng Al Sissi cam kết ?
Phóng viên Amed Yusef của báo Al Ahram so sánh sự kiện cử tri Ai Cập chọn nhầm người lãnh đạo với chuyện mua nhầm một hộp cá mòi : « nếu mua nhầm cá ươn thì phải đổi chứ không thể ăn »
Nhà báo có lập trường thân quân đội như đa số người dân Ai Cập hiện nay giải thích tiếp : « Trước tiên, đây không phải là một cuộc đảo chính. Ngày 30/06/2013 vừa qua, nhân một năm ngày tổng thống Morsi lên nắm quyền, cả triệu người dân Ai cập xuống đường kêu gọi ông từ chức.
Tại vì sau một năm làm tổng thống, chính sách và phương pháp của ông đã làm cho dân chúng nổi giận. Đặc biệt là tổng thống bị lật đổ đã khóa chặt guồng máy nhà nước chẳng hạn như đưa người của Huynh đệ Hồi giáo đứng đầu các tỉnh, xâm nhập mọi cấp chỉ huy để sau này không một tổ chức chính trị nào khác có thể lên thay thế một cách dân chủ.
Dân chúng xuống đường ngày 03 tháng 06, quân đội chỉ làm nhiệm vụ « tháp tùng » phong trào nhân dân và đến ngày 03 tháng 07 thì công bố một bản tuyên bố chung gồm Tổng tham mưu trưởng quân đội, thống tướng Al Sissi , tiến sĩ El Baradei, lãnh đạo đối lập trước sự hiện diện của các vị lãnh đạo tôn giáo Ai Cập, lật đổ tổng thống Morsi.
Chúng ta không thể gọi là đảo chính vì người cầm đầu quân đội không đích thân nắm quyền lãnh đạo chính trị. Theo đúng hiến pháp, Chủ tịch Tòa án Tối cao đã lên thay ông Morsi. Một cách trung thực, có lẽ phải nói là quân đội theo chân nhân dân làm thay đổi chính trị tại Ai Cập.
Quân đội có chiến lược hay không khi can thiệp lật đổ tổng thống Morsi ? Quân đội không có một chiến lược nào cả mà chỉ có một « lộ đồ » : bầu cử tổng thống và quốc hội trong những tháng tới, một quốc hội lập hiến sẽ soạn thảo bản hiến pháp mới »
Đối với các quan sát viên độc lập thì tình hình hiện nay có thể diễn biến theo ba kịch bản : Một là chính quyền đặt Huynh đệ Hồi giáo ra ngoài vòng pháp luật như thời nhà độc tài Nasser trong thập niên 1960. Hai là Huynh đệ Hồi giáo rút vào bí mật, đấu tranh khủng bố với hệ quả có thể gây xáo trộn an ninh nhưng sẽ bị quân đội đàn áp thẳng tay. Ba là quân đội Ai Cập giữ lời hứa, tổ chức bầu cử dân chủ với sự tin tưởng là cử tri sẽ rút được kinh nghiệm không bầu cho một tổ chức có mưu toan thành lập chế độ giáo quyền như ở Iran.
RFI đặt câu hỏi với nhà báo Nguyễn Văn Huy, báo mạng Thông Luận Paris, tác giả nhiều bài phân tích về tình hình Trung Đông.
Nguyễn Văn Huy : « Cuộc can thiệp của quân đội hồi đầu tháng 7 lật đổ tổng thống Morsi không phải là sự tình cờ… từ lâu , tổng thống Morsi đã lần lần thay đổi tất cả các định chế chính trị để củng cố quyền lực của Hồi giáo để áp đặt một cách triệt để giáo lý Charia trên toàn lãnh thổ Ai Cập để trở thành một quốc gia chính thống.
Quân đôi can thiệp vì thấy quyền lợi của xã hội công dân bị đe dọa. Quân đội lại nắm giữ gần 50% kinh tế Ai Cập nên phải ra tay, không phải đảo chính, mà là lật đổ ông Morsi để hạn chế lại sự lạm quyền.
Tướng Al Sissi là một người được Mỹ đào tạo, tốt nghiệp trường quân sự cao cấp tại Hoa Kỳ và sau đó được bổ túc tại Anh … tướng Al Sissi lại được Ả Rập Xê Út trợ giúp vì trong nội bộ Ả Rập Xê Út cũng có vấn đề , bị nhóm Salafis (Hồi giáo nguyên thủy) tranh quyền với vua, cho nên Ả Rập Xê Út ủng hộ tất cả những ai chống lại Hồi giáo cực đoan Salafis. Do tại Ai Cập hệ phái Suni bị Huynh đệ Hồi giáo thuộc Salafis khống chế nên Ả Rập Xê Út ủng hộ tướng Al Sissi.
Trong khi đó thì quốc tế ai cũng biết Qatar đứng sau Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập và hỗ trợ tài chính cho Salafis xây dựng cơ sở ở Tây phương, tuyên truyền giáo lý Charia. Vì vậy mà tổng thống Pháp François Hollande đã mời đại diện của Ả Rập Xê Út và đại diện của Qatar đến Paris để cảnh báo Qatar không nên tài trợ cho Salafis.
Tại Ai Cập, quân đội bảo vệ cho hệ phái Suni giữ vai trò lãnh đạo. Giới trẻ Ai Cập làm ra cuộc cách mạng 2011 đang tổ chức lại, thành lập phong trào Tamarod, để ra tranh cử lần tới để cầm quyền theo xã hội Tây phương chứ không theo khuynh hướng cực đoan.
Huynh đệ Hồi giáo có thể sử dụng một hình thức khác để ra tranh cử nhưng không bao giờ đạt được đa số ».