Thursday 12 September 2013

TẢN MẠN CHUYỆN GÀ GIỮA TUẦN - người lính già oregon


1) Khi con gà cồ Gaulois gáy:

      Hôm qua, thứ bảy 7/9, trận bán kết US Open Tennis 2013 diễn ra giữa hai đấu thủ No 2 Rafael Nadal (ESP) và No 8 Richard Gasquet (FRE). Đây là lần đầu, kể từ khi Cedric Pioline, một tennisman Phú Lang Sa khác được vào bán kết giải US Open tại New York, năm 1999. Và kể từ khi Yannick Noah, một anh Pháp lai có cha là di dân Cameroon, thắng giải French Open, còn gọi là Roland-Garros, năm 1983. Cho nên báo chí và công luận Pháp rất hãnh diện về Richard –mà họ âu yếm gọi là Richtie, hay Richard Cœur de Lion (lấy tên của một vị vua nước Anh thế kỷ XII), và tiên đoán Nadal khó mà thắng nổi Gasquet. Để củng cố niềm tin đó, có người còn trưng ví dụ về việc Richard đã thắng Rafa hai lần (một lần vào năm hai đấu thủ đều ở tuổi 13 măng non và lần khác, về sau này, trong một trận mà Rafa bỏ không đấu) mà quên rằng trong suốt 12 lần hai người đụng nhau Richard đều thua đủ 12 lần. Ngoại trừ một vài nhà bình luận thể thao có óc thực tế và công bằng đã dùng những lập luận chính xác về thế mạnh của Nadal và thế yếu của Gasquet để dám nói ngược lại, thậm chí có người còn cho báo chí và công luận Pháp đã biểu lộ một “chauvinisme excessif” (lòng ái quốc cực đoan thái quá) của thời Charles de Gaulle.

       
Tôi yêu thích nước Pháp, đã ở đó nhiều lần, và yêu thích người Pháp. Tôi cũng có nhiều người bạn Tây Thiệt và Tây Giấy. Và dĩ nhiên tôi không muốn viết điều tiêu cực về nước này. Tôi cũng nghĩ rằng giống như mọi người khác trên thế giới, người Pháp hãnh diện về thành tích của một công dân hay đồng hương làm vẻ vang cho dân tộc mình là điều hợp lý, dễ hiểu và đáng được thông cảm. Còn khá hơn bọn lãnh đạo Việt Cộng bây giờ cứ thấy một người Việt hải ngoại nào sang là sáng mắt lên bắt quàng làm họ ngay, ưu ái gọi là “khúc ruột ngoài ngàn dặm”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, con gà cồ Gaulois gáy quá đáng và quá sớm (mới 1 giờ sáng). Quả thựctrên vai Gasquet đè nặng niềm tự hào và tự ái của cả một dân tộc –đang khan hiếm nhân tài tennis (nam thôi, vì nữ đã có Marion Bartoli mới thắng giải Wimbledon 2013). Ra sân, người ta thấy rõ vẻ kênh kiệu, như khi de Gaulle nói về Mỹ quốc, pha lẫn một chút lo âu trên nét mặt Gasquet. Phải công nhận Richard đánh hay, lối cổ điển, service mạnh, và cúrevers đẹp, cỡ Stefan Edberg (SUE) hoặc Pete Sampras (USA) vào đầu thập niên 90. Nhờ vậy, anh đã thắng trong 5 sets hai đối thủ ở vòng trước, cũng cừ khôi, là Raonic (CAN) và Ferrer (ESP). Nhưng trong thời đại Open (mở rộng) của tennis hôm nay, với tiền thưởng lên đến bạc triệu đô cho vô địch một giải Grand Chelem, như US Openđánh đẹp kiểu trình diễn khó ăn lắm, bởi vì muốn thắng, môn thể thao này, ngoài tài nghệ cao độ và rèn luyện bền bỉ, còn đòi hỏi một thể lực (chịu đựng) và nghị lực (quyết tâm) phi thường  –điều mà người ta thấy có hoàn hảo ở một Rafael Nadal, ít ra trong năm nay. Kìa xem, đứng trước Serena Williams (USA) hay Victoria Azarenka (người Belarusse, chưa kể cô này có tiếng hét, scream, kinh hoàng làm chấn động tâm can những đối thủ yếu bóng vía, tiếng hét mà với độ decibel, dB 125, theo những bình luận gia tennis, chỉ thua tiếng động cơ máy bay, dB 175, hơn cà kiều nữ Maria Sharapova cũng là tay cự phách trong món võ mồm scream) lực lưỡng, vai u thịt bắp, thì một Li Na (Tàu Cộng) hay Ana Ivanovic (SER) mình hạc xương mai, với lối đánh cổ điển, thục nữ, làm sao mà chịu cho thấu? Bởi vậy, nói về phần sức khoẻ và chịu đựng, “thư sinh” Richtie (có thời gian xài ma túy) đụng bức tường lửa Nadal, đã phải xếp giáp quy hàng, chỉ trong 3 sets phù du.

       Không có chi lạ. Chỉ lạ là dù thua, con gà Gaulois vẫn gáy, đến độ buồn cười, nếu không muốn nói là lố bịch. Chẳng hạn, lên Mạng sau đó, tôi đọc được vài bài báo Pháp viết về kết cuộc trận đấu với tựa đề khá khiêu khích, ví dụ: “Gasquet n’a pas démérité” (tạm dịch, Gasquet không lầm lỗi, không mất phẩm giá) hoặc “Gasquet tombe avec les honneurs” (Gasquet ngã với danh dự). Kiểu nói này thường dành cho các chiến binh gục ngã nơi sa trường. Nhưng ở đây, ngã có nghĩa thua. Thua ba sets liền là đại thua, còn danh dự ở chỗ nào, hỡi các vị con cháu Charlemagne? À quên, có chứ, những bài báo ấy viết và chính Gasquet cũng tuyên bố: đây là lần đầu tiên trong suốt giải US Open cho đến lúc ấy, Nadal bị break (ở set thứ 2) bởi một đấu thủ, và đấu thủ ấy chính là Richtie, người Pháp. Mais oui. Cocorico. Cocorico. Và “trong suốt trận đầu, Richtie nói tiếp, tôi cũng đã quấy rầy” Rafa (je suis arrivé à le déranger), mà không nhớ rằng đối với Rafa, dù đánh với bất cứ ai, mỗi cú banh được xem như một match point, một trận chiến (“chaque point est un match point, un combat”), cho nên thường được thắng một cách vất vả. No pain no gain là vậy, như người Mỹ thường nói. Hơn nữa, trong suốt giải, tôi thấy chỉ một đấu thủ mới, ở vòng tứ kết, làm NLGO tôi lo cho Nadal là Philipp Kohlschreiber, người Đức, hạ thủ của John Isner (người Mỹ, cao trên hai thước) có lối vụt banh mạnh, vũ bão, thường chính xác, ngang ngửa với Novak Djokovic (SER), trội hơn Gasquet nhiều. Dầu sao, những bài báo Pháp muốn thể hiện một chút cố gắng vớt vát danh dự cho kẻ bại trận  –ôi những chú gà cồ Gaulois.

       Thảm bại, Richard Gasquet, người ta thấy, đã lạnh lùng, miễn cưỡng bắt tay Rafael Nadal, mặc dù Rafa muốn hug anh ta để tỏ thái độ thân thiện, như anh thường làm với những “kẻ thua cuộc” khác. Tuy vậy, ít ra Richard xử sự khá đẹp như những cú reverscủa anh. Bởi vì, khác với anh tổng thống Mỹ gốc Kenya, Richtie có đủ liêm sỉ đế không đổ thừa cho cái nóng ghê hồn tại New York, cho những cơn gió vô tình, hoặc cho Bush: “It was Bush’s fault.” (Tui thua. Đó là lỗi của Bush).

2) Khi những con gà què Mỹ ăn quẩn cối xay:

      Cách đây ba hôm tôi đến Sở Giao Thông DMV Portland để làm lại bằng lái xe hết hạn. Đây là lần thứ 5 kể từ khi vào Mỹ, năm 1985. Lần nào cũng dễ dàng, chỉ cần điền mẩu đơn ngắn gọn với những chi tiết có sẵn, thử mắt qualoarement, đóng tiền, chụp hình, và ra về thơ thới hân hoan. Lần này, nhân viên phụ trách lại cắc cớ bắt tôi trình passport, hoặc giấy tờ chứng minh tôi là thường trú hợp pháp. Dĩ nhiên, “are you kidding me?” (ông không đùa chứ?), tôi cãi, bảo rằng data của tôi đã có sẵn trong Sở DMV, Cảnh sát và Di trú cũng như trong bằng lái xe cũ. Họ nói, sorry, đây là luật mới, có từ đầu năm nay tại Oregon. Đuối lý, tôi phải về nhà lấy giấy tờ. Khi trở lại, thấy một bà già Mỹ Trắng, tuổi độ 80, cũng bị hạch hỏi passport hoặc khai sinh. Bà già hiền lành không cự nự, ríu ríu móc ra trình đủ thứ giấy. Trông tội nghiệp.

       Ngồi chờ được kêu số, tôi lan man nghĩ đến việc chính quyền và các cơ quan công, tư Mỹ bắt trình căn cước, passport trong mọi trường hợp, kể cả khi lên máy bay và lãnh tiền tại các nhà băng, nói chi khi đi bầu cử. Cũng tốt thôi, và người dân chả ai thắc mắc, than phiền.

      Trừ Obozo và những con gà què K-Rats. Họ luôn mồm khiếu nại rằng dân thiểu số (đặc biệt Da Đen và Mễ Lậu) khi đi bầu, và chỉ trong trường hợp đi bầu thôi, bị nhân viên phòng phiếu các tiểu bang bắt xuất trình giấy chứng minh có quốc tịch Mỹ, và như vậy “quyến bầu cử của họ bị xúc phạm trầm trọng”. Khiếu nại như thế quả là quái gở. Nhưng cũng dễ hiểu thôi. Vì có như vậy Obozo và đồng lõa mới ăn gian được chứ  –điều đã xảy ra trong hai lần bầu cử vừa qua. Không bị hỏi căn cước, thì thằng cha căng chú kiết nào cũng có thể đi bầu, và bầu nhiều lần, kể cả những người đang nằm ngủ với giun với dế tại các nghĩa địa.

       Khiếu nại không thôi chưa hả, cái anh bộ trưởng Tư Pháp Lọ Nồi vẻ mặt lúc nào cũng ngạo mạn, xấc láo Eric Holder, nhờ ô dù của Obozo (ỷ thế khinh thường Quốc Hội trong vụ điều tra chiến dịch Fast and Furious bán súng cho bọn Mễ buôn lậu bạch phiến bị thất bại làm chết vài nhân viên Mỹ), còn vác đơn đi kiện tiểu bang Arizona của bà già gân thống đốc Jan Brewer về khoản luật bắt xuất trình bằng cớ về quốc tịch mới được cầm phiếu bầu. Chưa hết. Mới đây mợ Hilly, người vợ yêu (dám hy sinh tất cả, kẻ cả máu ghen thường tình, cho quyền lực) của chàng Biêu (Bill, không phải chàng Siêu trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm), cũng lớn tiếng tố cáo đạo luật này. Có tin mợ sẽ ra ứng cử năm 2016, nên phải chuẩn bị kỹ, ngay từ bây giờ: hốt được càng nhiều phiếu lậu càng tốt, vì cứ như sự thường với tuổi tác (trên 70) và nhan sắc về chiều (mặc dù, hình như, mặt mợ được tân trang, thấy láng cón, cũng giống như mặt anh chàng John Kerry búng ra botox), với tinh thần thiếu trách nhiệm trong thảm kịch Benghazi, cộng thêm thành tích tám năm trị vì bết bát của “con vịt què, lame duck” K-Rat Obozo thì khó cho mợ lượm được phiếu không bị lậu của những cử tri chân chính và biết suy nghĩ.

3) Khi con gà đen bị thiến:

       Cách đây hai tuần, thiên hạ xôn xao việc Obozo sắp sửa dội bom Syria. Có người trong nhóm bạn ta chuyển email cho NLGO “khẩn trương”, nếu không muốn nói hốt hoảng, báo rằng “có thể hôm nay, hoặc một, hai ngày nữa thôi”. Tuy nhiên, xem qua tình hình, và xét về bản chất hèn nhát nhưng đầy thủ đoạn của Obozo, NLGO tôi lắc đầu, bảo họ: “Chưa đâu, hoặc không đâu! Còn lâu Obozo mới dám”. Quả vậy, đánh giặc theo kiểu Obozo thì có nước từ chết đến chết, nghĩa là ngốc quá. Rộng lượng hơn, người ta sẽ nói Obozo chì muốn hù thôi. Vì rằng một anh cựu trung sĩ chiến đấu tại Việt nam nay làm bộ trưởng Quốc Phòng, một anh đại phản chiến thân Cộng làm bộ trưởng Ngoại Giao, một anh Mỹ Dợt (nửa đen nửa trắng) không một ngày đi lính, nay là tổng thống và tổng tư lệnh quân đội của Mỹ, thì làm sao mà nước Mỹ khá lên nổi? Sau một chuỗi thất bại về những vấn đề nội bộ: kinh tế dậm chân tại chỗ, nạn thất nghiệp kéo dài, vật giá cứ leo thangObamacare không được Quốc Hội tài trợ, luật hạn chế súng bị voteno cũng như luật cải tổ di dân, biểu quyết ngân sách, rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, đóng cửa trại tù Guantanamo..., sau hàng loạt scandals: Benghazi, NSA nghe lén, Snowden, Sở Thuế IRS, chiến dịch Fast and Furious..., Obozo nghe ai xúi dại (chắc lại cũng anh chàng Billy láu cá vặt, người đã ra lệnh dội bom Kosovo, năm 1999, trong khi Thượng viện đang thảo luận có nên truất phế anh chàng không vì vụ Monica) muốn làm người hùng trong nhiệm kỳ hai để tiếng thơm cho đời và lịch sủ, nhưng Obozo lại nhát, không dám nhận lãnh trách nhiệm cá nhân, nghĩa là vừa đánh vừa run. Bèn hùng hổ tuyên bố trước là sẽ tấn công để dò xem phản ứng của dân Mỹ và thế giới, nhưng vì thế cũng đã vô tình cho Bashar al-Assad có thì giờ chuyển quân và đối phó (dùng dân làm lá chắn đỡ bom đạn Mỹ). Chưa kể sự phá bĩnh của anh độc tài tập sự tham quyền cố vị, cựu KGB, tức Poutine có dịp làm chủ xị lôi kéo về phe mình những anh chị đồng minh nhát gan, yếu thế, chống chiến tranh, không phải vì lý do nhân đạo, nhưng bởi quyền lợi của Nga tại Syria quá nhiều, đặc biệt việc bán vũ khí và duy trì căn cứ quân sự chiến lược tại cảng Tartous trên bờ biển Tây của Syria để kiểm soát cả vùng Địa Trung Hải và canh chừng Turquie. Rồi Obozo bày ra cái màn tham khảo ý kiến của Quốc Hội Mỹ để sau này, nếu họ thuận và y ta thất bại, thì có cớ đổ lỗi cho họ. Khi thấy Quốc Hội có mòi không đồng tình, y ta lại dõng dạc tuyên bố tại Thụy Điển rằng, đại khái, “tôi có quyền gây chiến như là một commander in chief, và tôi cứ đánh, cóc cần ý kiến của Quốc Hội Mỹ hay Liên Hiệp Quốc”. Khiêu khích Quốc Hội để họ tức mà chống quyết định của mình, và như thế, y ta có thể, cuối cùng, rút lại quyết định và đổ thừa vì Quốc Hội, tức là lòng dân, và thế giới không thuận.

      Ở đây, tôi không bàn về lý do tại sao nên đánh hay không nên đánh Syria, và đánh có lợi hay có hại, vì báo chí và dư luận thế giới đã nói quá nhiều. Tôi cũng không phải là người hiếu chiến. Tôi chỉ muốn luận bàn, trong vụ này, về lối hành xử và tư cách lãnh đạo của Obozo mà thôi. Tôi coi Obozo như là một anh gà trống bị thiến, còn cựa còn vảy và lông lá đầy đủ, nhưng bị mất tiếng gáy, hoặc nếu còn thì bây giờ yếu xìu, ẻo lả còn hơn một chị gà mái không... thiến. Quả thật, đó là một nhà lãnh đạo hoàn toàn thiếu khả năng, thiếu cương quyết, thiếu lập trường, chỉ giỏi mồm mép (bây giờ lại bắt chước cái kiểu nói xong một câu thì ngậm môi dưới ra vẻ muốn ngăn một nỗi xúc động giả tạo, trade mark của Bill Clinton, trông ngứa mắt “cực kỳ”) và xảo trá. Uy tín của nước Mỹ trước thế giới càng ngày càng xuống dốc theo tỷ lệ nghịch với mặc cảm tự tôn và khả năng lãnh đạo yếu kém của Obozo.

       Tối nay, 10/9, trong khi tôi viết những dòng này thì Obozo đang đọc diễn văn từ Bạch Ốc cho dân chúng Mỹ. Đại khái, y ta nói, Mỹ sẽ theo kế hoạch ngoại giao của Nga, nghĩa là khuyến cáo Assad từ bỏ vũ khí hóa học, nghĩa là nếu Assad không thi hành đúng (nhưng không có thời gian ấn định hay red line) thì “tôi đã ra lệnh cho quân đội Mỹ sẵn sàng can thiệp”. Bây giờ Quốc Hội nên hoãn lại việc bỏ phiếu “nên hòa hay chiến”. Ngay sau đó, NLGO tôi lên Mạng để đọc phản ứng tức thời của dân Mỹ (dân thường, chứ không phải những nhà lập pháp đồng đảng K-Rats của Obozo): có hơn 4 ngàn comments, và ai cũng chửi, với lời lẽ ít nhiều nặng nề, tục tĩu, rằng như vậy Obozo đã thua Poutine, đã để cho Poutine điều khiển bộ Ngoại giao Mỹ và đã làm Mỹ quốc mất mặt bầu cua, mặc dù không ai muốn Mỹ can thiệp vào chuyện nội bộ Syria và có thể, tôi đoán, những độc giả ấy là những người đã ít nhất một lần bầu cho Obozo. Có người viết, “mỗi lần anh clown ấy nói, tôi thấy muốn ói”. Có người đòi Obozo từ chức, hoặc Quốc Hội hãy truất phế (impeach) y ta. Vân vân...

       Một lãnh tụ đang ở thế chủ động lại vác mặt sang một nước khác (Nga) để họp và nghe bàn luận về quyết định mà mình đã công bố trước toàn dân. Đó là sai lầm thứ nhất. Rồi sau khi nghe Poutine tự vớt vát bằng một hình thức ngoại giao vào giờ thứ 25 là hứa sẽ thuyết phục và bảo đảm Syria hủy bỏ vũ khí hóa học (làm sao tin được Poutine và Assad mạt cưa mướp đắng hai bên một phường này?), Obozo bèn mừng húm. Đó là sai lầm thứ hai. Vì sao? Giải quyết một khủng hoảng bằng đường lối ngoại giao luôn luôn là một phương cách tuyệt đẹp, lý tưởng, nhưng tại sao Obozo phải chờ cái anh chàng độc tài tập sự Poutine đề nghị, tại sao không ráo riết làm điều đó trước khi tuyên bố một cách hung hăng con bọ xít trước toàn dân là “Assad xài vũ khí hóa học là việc có thật, và chúng ta phải can thiệp để cứu những thường dân vô tội Syria”?

      Rõ ràng Obozo nuốt lời của chính mình. Đã nhổ rồi lại liếm. Và như thế thoát vũng lầy bằng ống cống. Obozo, một tổng thống quá tệ, quá hèn, của một Mỹ quốc hùng mạnh, hào hiệp, mã thượng. Một nước Mỹ với truyền thống cao bồi đẹp đẽ của một Reagan, một Bush Cha, một Bush Con. Đối với những cao bồi miền Viễn Tây thời lập quốc Mỹ, cái gì họ cho là phải làm là họ làm và chấp nhận mọi hậu quả. Như Henry Truman, năm 1945, mặc dù không phải là một cao bồi và Cộng Hòa, đã trút bom nguyên tử trên Hiroshima và Nagasaki để kết thúc thế chiến II tại Đông Nam Á. Những lãnh tụ ấy đã làm tất cả cho một nước Mỹ mà thế giới nể sợ, dù có thể ghét, nhưng không thể khinh.

       Còn nhớ Reagan, chẳng hạn, cùng trong một scénario của Obozo, đã hai lần lâm chiến, một cách bất ngờ, ngắn hạn và ngoạn mục, trong khi chế độ Cộng sản còn làm mưa làm gió trên toàn cầu, năm 1983, với chiến dịch Operation Urgent Fury, tấn công đảo quốc Granada, trong vùng biển Caribbean, cách 100 dặm phía Bắc Venezuela, sau cuộc đảo chánh quân sự lật đổ chính phủ hợp pháp (y như Operation Just Cause tấn công Panama vào tháng 12 năm 1989 bởi Bush Cha để bắt “loạn tướng” Manuel Noriego đem về nhốt tại Florida). Và nhất là năm 1986, Reagan với Operation El Dorado Canyon đã ra lệnh dội bom Lybia, sau khi hộp đêm Tây Berlin La Belle bị Khadafi của Lybia đặt bom làm chết và bị thương trên 200 quân nhân Mỹ. Trong hai vụ, Reagan chỉ tham khảo ý kiến của những lãnh tụ hai đảng trong Quốc Hội và để bảo mật, đã không tuyên bố gì hết, khác với Obozo hôm nay. Đặc biệt, trong vụ Lybia, những oanh tạc cơ F111 của Mỹ cất cánh từ một căn cứ tại Anh quốc, và vì Pháp, Tây Ban Nha và Ý không cho bay ngang không phận, đã phải bay vòng vòng, phí thời giờ và nhiên liệu, mới đến eo biển Gibraltar nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, tốn thêm khoảng 1,300 miles nữa. Để dằn mặt Mitterrand, một máy bay Mỹ (có lẽ được lệnh) đã dội bom trúng tòa đại sứ Pháp tại Tripoli. Pháp phản đối và chính phủ Reagan không xin lỗi, chỉ sorry, giải thích, một cách khôi hài đen, rằng vì phi công phải bay vòng quanh nước Pháp, nên mệt mỏi và trút bom lầm. 

      Hành động bất nhất, flip-flop, bây giờ của Obozo làm bạn cũng như thù khinh chê, rẻ rúng. Bạn, như Israel, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia... lo âu, thất vọng, mất tin tưởng, còn thù, như Bắc Hàn, Cuba, Venezuela, Iran, những nhóm khủng bố quá khích Hezbollah tại Lebanon và Shia Islamic tại Iran, hoặc cựu thù như Việt Cộng độc ác, dã man... ngồi rung đùi cười thầm, coi thường, tha hồ lên mặt độc tài, tha hồ áp bức người dân và xem Mỹ quốc của Obozo như một con cọp giấy.

     Cọp giấy? Đúng ra, theo NLGO, còn tệ hơn cọp giấy. Mà chỉ là một con gà trống bị thiến. Những điều tôi tiên đoán về Obozo và vụ dội bom Syria quả không sai. Còn lâu mới xảy ra. Hoặc sẽ không bao giờ xảy ra dưới chế độ Obozo, cho dù Bashar al-Assad có giết thêm hàng ngàn, hàng trăm ngàn người dân, kể cả đàn bà, con nít, của mình bằng vũ khí hóa học chăng nữa. Hãy tin tôi đi, thưa bà con. Mark my word.

Portland, 10 tháng 9 năm 2013

NLGO