Tuesday 29 October 2013

5 năm tới Miến Điện sẽ ở đâu? - BS Hồ Hải



Theo thông tin Reuter công bố hôm qua, dẫn lời của chủ tịch quốc hội Miến Điện - Shwe Mann - rằng, tổng thống Thein Sein quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ tới vào 2015. Đồng thời ông Shwe Mann cũng cho biết quốc hội quyết định sửa đổi hiến pháp, để mở đường cho bà Aung Kyi ra tranh cử tổng thống.

Trong một bài viết cách đây 18 tháng của tôi - Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt (xem bên dưới), tôi có viết, cùng năm 1990 ở Việt Nam và Miến Điện có hai sự ci trói lớn. Miến Điện ci trói về chính trị để làm nền tảng cho kinh tế bắt đầu mở cửa 2 năm qua. Họ giữ được văn hóa, tài nguyên còn nguyên vẹn. 

Trong khi đó, Việt Nam ci trói kinh tế, mà không thay đổi thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền. Và Việt Nam đã có những phát triển rõ nét, nhưng phải trả giá bằng cách đổi tài nguyên, môi trường, văn hóa để có kinh tế tư bản hoang dã hôm nay. Trong khi Miến Điện từng bước thoát Trung Hoa, thì Việt Nam ngược lại trói mình vào Trung Hoa đúng cái mốc 100 tuổi của cụ Hồ.

Trước khi rút lui khỏi chính trường ông tổng thống Thein Sein ở Miến Điện làm 3 việc lớn: dời đô từ Rangoon sang Naypyidaw; C
i bỏ mọi đàn áp phe đối lập, thả tù nhân chính trị và đưa xã hội Miến Điện trở thành một xã hội dân chủ thực sự bằng hành động cho hoạt động tự do báo chí tư nhân, cũng như sửa đổi hiến pháp theo tinh thần đa nguyên tản quyền.

Cũng thì rút khỏi chính trường, nhưng ông cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ở Việt Nam đã kịp thời mang bầu đoàn thê tử sang Trung Hoa ký kết ràng buộc Hội nghị Thành Đô 1990. Hiến pháp nước Việt đưa thêm điều 4 độc tôn cai trị cho đảng cộng sản ở Việt Nam. Tước hết mọi quyền tự do dân chủ ở Việt Nam bằng nghị định và nghị quyết của đảng cầm quyền. Cho nên hôm nay con chiên của đảng cầm quyền trở thành mọt nước sâu dân, văn hóa suy đồi, kinh tế sụp đổ, chính trị hỗn man, và đang chờ ngày diệt vong.


Cho tới nay, thế giới kinh ngạc về sự chuyển đổi của Miến Điện. Cuộc chuyển đổi này được ví còn hơn cả những cuộc cách mạng nhung diễn ra ở Đông Âu. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu vấn đề của Miến Điện, để làm ra một mô hình cho các quốc gia đơn nguyên, tập quyền và chậm phát triển. Hàng loạt Workshop ở Liên Hiệp Quốc dành cho những sinh viên ưu tú toàn cầu hằng năm đưa Miến Điện ra để cho nghị trình Model United Nations cho các lãnh đạo tương lai.


Một câu hỏi đặt ra là, với một nền văn hóa phương Đông, thì cái gì làm nên một Miến Điện có được cuộc cách mạng xã hội êm thắm để thoát ra khỏi chế độ quân quản tập quyền, và thoát được Trung Hoa? Có những kết luận rút ra rất xác đáng làm tất cả mọi người có lương tri phải suy nghĩ, rằng để có một Miến Điện chuyển đổi tốt đẹp như hôm nay cần có những điều kiện tiên quyết sau:
Thứ nhất là về kinh tế Miến Điện phải đi đến cùng cực như những năm cuối thập niên 2000s. Chính nó là động lực bắt buộc lãnh đạo độc tài quân phiệt của Miến Điện buộc lòng phải chuyển đổi.


Thứ hai là về chính trị, trên nền tảng một chế độ chính trị tập quyền quân quản, nhưng Miến Điện vẫn giữ hình thái đa nguyên chính trị trong suốt từ sau 1975 đến nay. Nó giúp cho các đảng phái chính trị vẫn tồn tại, dù bị đàn áp, nhưng càng đàn áp càng tạo uy tín cho họ.


Thứ ba là, vấn đề con người then chốt. Nếu bên đảng phái đối lập có một quý bà thép đầy trí tuệ và hàn lâm Aung Kyi được sự trợ giúp hết mực của chồng, đã can đảm đứng ra trước lằn tên mũi đạn để tạo nên một đối trọng, thì bên nhóm tập đoàn độc tài quân phiệt cũng có một Than Shwe quyết định dời đô và cho phép đa nguyên chính trị, sau đó một Thein Sein tiếp bước, để chuyển xã hội Miến Điện đi từ tập quyền quân phiệt sang một xã hội dân sự văn minh dân chủ.


Cuối cùng là, vấn đề góp sức từ bên ngoài. Hành động cấm vận của Hoa Kỳ và phương Tây, rồi sau đó xóa cấm vận nhanh chóng đã giúp góp phần rất lớn để có một thay đổi tư duy của tầng lớp lãnh đạo tập quyền quân phiệt ở Miến Điện.


Sự chuyển đổi của Miến Điện buộc lòng các lãnh đạo lớn thế giới phải thân chinh đến thăm để nắm bắt thời cơ làm ăn, quan hệ, trong đó có tổng thống Hoa Kỳ, thủ tướng Anh, chủ tịch Liên minh Châu Âu, và kể cả chủ tịch Trung Hoa, mặc dù, Miến Điện đã thoát ra khỏi Trung Hoa bằng hành động từ chối dự án 2,5 tỷ đô la cho hệ thống dẫn dầu xuyên vịnh Bengan qua Miến Điện về Vân Nam.

Nhìn lại Miến Điện ta thấy, vấn đề cốt lõi cho chuyển đổi của đất nước này là vấn đề bên trong nội tại đất nước là chính yếu. Sự góp sức của bên ngoài chỉ là chất xúc tác cho một dây chuyền phản ứng đang diễn ra. Và yếu tố con người đủ khả năng độc thâu tóm quyền hành chịu chuyển đổi tư duy. Dĩ nhiên Phật giáo là quốc giáo cũng đóng vai trò không nhỏ cho hành động vị tha, gác bỏ quá khứ nhìn về tương lai của các phe đảng chính trị cũng góp phần quan trọng cho chuyển đổi, khi bà Aung Kyi tuyên bố, miễn truy cứu tội lỗi của chính quyền Than Shwe.


Với một nền chính trị đi đúng quy luật khoa học xã hội về mặt triết học, các quy luật mâu thuẫn, đối lập và phát triển đang giúp đất nước Miến Điện nở hoa từng ngày.


Một nền chính trị động và bền vững, nhân bản hiện nay của Miến Điện sẽ là nền tảng tốt cho kinh tế Miến Điện không bao lâu nữa sẽ vượt ra khỏi đói nghèo, và thịnh vượng, ở một quốc gia mà nó đã từng là số 1 khu vực Đông Nam châu Á chỉ sau Nhật Bản ở Châu Á vào 2 thập niên 1960 và 1970s.


Có người cho rằng phải 10 năm nữa Miến Điện sẽ bắt kịp kinh tế Việt Nam, nhưng qua theo dõi, tôi cho rằng, chỉ 5 năm tới thôi Miến Điện có thể đứng vào hàng ngũ phía trên của 11 quốc gia Asean. 


(Asia Clinic, Thứ Bảy, 26/10/2013)

CHUYỆN ĐÔNG, CHUYỆN TÂY VÀ CHUYỆN NƯỚC VIỆT

Bài đọc liên quan:

Đứng trên phương diện triết học Đông phương, trái đất là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Sự vận động đất trời và con người luôn mật thiết với nhau. Câu chuyện dời đô và đổi tên nước của Miến Điện đã làm thay đổi nhiều điều mới mẻ. Nhìn Đông, Tây và nhìn lại nước Việt để tiên đoán một tương lai là một việc cần làm.

Kinh tế Việt khoảng 5 năm nay đang đi vào thời kỳ suy thoái nặng nề. Chính trị Việt cũng đang trong cơn giông bão. Nhưng gần 2 năm nay trời đất Việt lại bình yên trước những biến động của thiên nhiên. Những cơn bão đến gần bờ đều trở thành áp thấp nhiệt đới và tan biến. Dù chúng có làm mất mác con người và của cải, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn cách đây 2 năm trở về trước. 

Trên đây những thực tế khách quan chung nhất mà ai cũng thấy một sự biến chuyển ngược chiều giữa nhân định và thiên định. Những gì thiên định đều dự báo trước cho cái nhân định phải đi đến. Dù nhân định hôm nay u ám, nhưng thiên định cho ta thấy một tương lai gần tốt đẹp. Nên hôm nay xin trải lòng với nhân định để nhìn đến cái thiên định tương lai.

Liệu tương lai gần ở nước Việt sẽ có ai đóng vai trò như Thein Sein hoặc Putin hoặc Bạc Hy Lai để có một sự thay da đổi thịt cho nước Việt? Ta hãy cùng nhìn vấn đề bằng tư duy khách quan về ba nhân vật này để soi sáng nước Việt trong thời kỳ mới - thời kỳ mà những dịch chuyển toàn cầu sẽ rất quan trọng đối với nước Việt và khu vực.

--------------------------------
Hãy bắt đầu từ Trung Hoa

Hãy bắt đầu bằng Bạc Hy Lai - người mà chỉ gần đây thôi, Trung Hoa ca ngất trời - nhưng hiện là tội đồ của đảng cộng sản Trung Hoa. Có rất nhiều thông tin xấu về họ Bạc từ Trung Hoa và từ Đông sang Tây. Nhưng có một điều chắc chắn là, hễ đến thời điểm trao quyền lực cho một thế hệ mới thì Trung Hoa luôn có một cuộc thanh trừng phe nhóm.

Thời Mao chuyển sang cho Đặng phải có tứ nhân bang phải vào nhà tù và ra đi trong quang lạnh.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, và một Thiên An Môn đẩm máu. Đặng đã xây dựng một tư bản nhà nước đơn nguyên mang màu sắc Trung Hoa để bảo vệ đảng và giai cấp cầm quyền. Thời Đặng chuyển cho thế hệ thứ ba là Giang cũng phải có sự ra đi của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương.

Đến thời Giang chuyển quyền lực cho Hồ Cẩm Đào hiện nay cũng có sự ra đi của Trần Hy Đồng. Và bây giờ, sự ra đi của họ Bạc không ngoài thanh trừng cá nhân vì tranh giành quyền lực.

Nhưng đứng trên cái nhìn của duy vật luận thì, tất cả chỉ là hiện tượng, đằng sau những sự kiện ấy là bản chất của vấn đề: để bảo vệ đảng cộng sản Trung Hoa vẫn nắm quyền binh và phục vụ quyền lợi cho tập thể những hoàng tộc đang cầm quyền ở Trung Hoa. Mọi sự nguy hiểm đến với tập thể các hoàng thân quốc thích của đảng cộng sản Trung Hoa đang cầm quyền đều bị tập thể còn lại trùm mền tiêu diệt - Họ Bạc hiện nay không ngoài hậu quả này.

Nhưng với tình hình nguy ngập từ nhiều phía ở cả 3 lĩnh vực: địa lợi, nhân hoà và thiên thời, nên gần đây câu chuyện Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi cải cách chính trị sai lầm, mặc dù với hình thái kinh tế chính trị tư bản nhà nước đã giúp Trung Hoa phát triển thần kỳ bằng cách vặt sức dân và bán tài nguyên môi trường trong 30 năm qua, để thành cường quốc thứ hai về kinh tế thế giới.

------------------------------
Ta thử nhìn sang Nga

Putin lại xuất hiện ở nước Nga trong một hoàn cảnh khác hoàn toàn với bối cảnh lịch sử và văn hoá của Trung Hoa, tuy ông cũng xuất thân từ một đảng viên cộng sản và là cựu nhân viên tình báo KGB. Văn hóa duy lý của phương Tây đã làm xuất hiện một Gorbachev, ông cải tổ với kinh tế, nhưng không đủ khả năng quản lý đã làm thay đổi chính trị Liên Xô.

Bối cảnh lúc ấy ra đời một Elsin để đẩy nền kinh tế nước Nga đến tận đáy. Nhưng với con mắt tinh tường của Elsin đã tìm ra một Putin đủ quyết đoán và thủ đoạn chính trường để gầy dựng một nước Nga trở lại hùng cường. Dù thế giới vẫn cho rằng Putin độc tài, nhưng nước Nga hiện nay đang cần một Putin và đó là giải pháp tốt nhất cho Gấu Nga sau một chấn thương trầm trọng. Và nước Nga hiện nay đang dần đi vào đúng những quy luật xã hội của loài người, khi hình thái chính trị xã hội Nga từ đơn nguyên chuyển sang đa nguyên, và diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tháng 3/2012 vừa qua cho thấy một nước Nga dân chủ hơn, giàu mạnh hơn trong tương lai.

----------------------------------
Bây giờ đến Miến Điện để nhìn sang Việt Nam

Hai cường quốc trên đã từng và hiện vẫn còn một là nước đã đi theo chủ thuyết đơn nguyên dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Khác hoàn toàn với Miến Điện và Việt Nam ở lịch sử, văn hóa và tầm vóc. Miến Điện, đất nước từng là thuộc địa của Vương Quốc Anh, được trả độc lập sau chiến tranh thế giới II - 1948. Miến Điện có biên giới chung với Trung Hoa cũng như Việt Nam và Lào. Miến Điện so với Trung Hoa thì nhỏ, song với Việt Nam và Lào thì không nhỏ. Họ đã có một thời gian oai hùng với một lứa trí thức dựng nước hùng cường ở thập niên 1960s và 1970s.

Trong trào lưu giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa vào thập niên 1970s, mà đứng đầu là Việt Nam ở khu vực Đông Á. Đông Dương rơi vào tay Trung Hoa qua học thuyết Nixon. Bối cảnh lịch sử buộc Miến Điện phải biết tự bảo vệ mình, chờ thời để phát triển. Trước khi làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Dương, tầng lớp tinh hoa bị xem là độc tài quân phiệt Miến Điện đã kịp đổi tên từ Liên Bang Myanmar thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar, nhưng vẫn giữ hình thái chính trị đa nguyên vào năm 1974, để đối phó với sự bành trướng của Trung Hoa.

Sau những biến chuyển của toàn cầu do suy thoái kinh tế 2008, và những dấu hiệu bất ổn trong nội bộ Trung Hoa, cũng như hậu quả của cấm vận đã buộc Miến Điện cần một sự thay đổi. Đã cóThan Shwe và Thein Sein. Phải thấy một đóng góp dũng cảm và tiên phong của Than Shwe. Vì nếu không có cái tiên phong cải cách chính trị đa nguyên của ông Than Shwe vào năm 1990, thông qua cuộc bầu cử đa nguyên đầu tiên ở Miến Điện sau 30 năm cai trị độc tài của quân sự, thì không có cải tổ kinh tế chính trị của ông Thein Sein hôm nay.

Chỉ trong vòng 3 năm sau khi được phong làm thủ tướng, ông Thein Sein đã thuyết phục hội đồng an ninh của nhà nước quân phiệt Miến Điện đổi tên nước thành Cộng Hoà Liên Bang Miến Điện. Và chỉ sau 1 năm làm tổng thống kiêm thủ tướng Miến Điện kể từ ngày 03/3/2011 đến nay ông đã biến một nước Miến Điện đa nguyên của người tiền nhiệm Than Shwe từ năm 1990, thay đổi thần kỳ.

Cũng giống như Việt Nam, hơn 20 năm chuyển đổi. Nhưng Miến Điện bắt đầu từ một chuyển đổi chính trị từ độc tài sang đa nguyên, và thả tù chính trị, để đi đến bầu cử đa nguyên có mặt của chính đảng đối lập của bà Aung Kyi. Và đến nay, dưới thời Thein Sein một cuộc chuyển hướng kinh tế và chính trị mạnh mẽ đi đúng quy luật xã hội học của nhân loại. Một Nam Phi kiểu mới ở Châu Á. Một triển vọng ở Đông Á có quá khứ là nơi đã sản sinh ra những, thủ tướng U Nu đưa Miến Điện thành một cường quốc ở Đông Á và U Thant đã là người đầu tiên ngoài phương tây nắm quyền ở Liên Hiệp Quốc suốt 1 thập niên từ 1961 đến 1971.

Ngược lại với Miến Điện, Việt nam cũng bắt đầu con đường đổi mới từ 1990, sau Liên Xô sụp đổ, cũng giống cách mà Đặng cải tổ Trung Hoa, Việt Nam cỡi trói kinh tế để tự cứu đảng, cứu giai cấp cầm quyền. Nhưng con đường đi của Việt Nam thì ngược lại với Miến Điện. Cỡi trói kinh tế trong khi vẫn giữ hình thái chính trị đơn nguyên.

Bộ phim The Lady nói về cuộc đời và sự nghiệp của chính trị gia Aung Kyi thông qua cuộc tình của bà và chồng bà trong vận mệnh thăng trầm của đất nước Miến Điện

Hai mươi hai năm củng cố chính trị vững chắc để cỡi trói kinh tế bắt đầu ở Miến Điện. Cũng ngần ấy thời gian cỡi trói kinh tế để đang sa lầy vào suy thoái và mục ruỗng chính trị của Việt nam đang buộc nền chính trị Việt phải có bộ đôi Than Shwe, Thein Sein và một chính khách như Bà Aung Kyi.

Nhưng đòi hỏi như một Aung Kyi thì nước Việt chưa và khó có thể có một con người ở thế hệ 1940s có đủ tầm học thức có bằng cấp kinh tế chính trị và triết học ở University of Oxford, cũng như xuất thân từ dòng dõi quý tộc, một lòng vì dân vì nước như Bà, đủ tầm để thấy công lao của Than Shwe cải tổ chính trị, nên yêu cầu không truy tố tội tham nhũng, độc tài của ông.

Song, Việt Nam có thể có một bộ đôi Than Shwe và Thein Sein như Miến Điện để nuôi dưỡng những thế hệ trẻ được đào tạo từ phương Tây và Mỹ đang được nuôi dưỡng và ươm mầm trong hệ thống hiện nay, để đưa một nước Việt đi đến hùng cường, đúng quy luật xã hội học.

 Tất cả mọi con đường đều đến La Mã. Dù đi ngược dòng chuyển đổi như Miến Điện - chính trị đi trước kinh tế theo sau. Hay đi xuôi dòng như Trung Hoa và Việt Nam, thì kinh tế vẫn là yếu tố quyết định chính trị. và ngược lại chính trị là yếu tố ảnh hưởng làm kềm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế. Dù sớm có kinh tế tốt hơn như Trung Hoa và Việt Nam, nhưng sự phát triển vững bền và nhân bản thì chắc chắn Miến Điện sẽ tốt hơn, nếu Trung Hoa và Việt Nam không cải tổ chính trị đúng quy luật xã hội học.

Nếu trong cải tổ chính trị ở Miến Điện có một Than Shwe, thì cải tổ kinh tế ở Việt Nam có một Võ Văn Kiệt. Than Shwe đã tạo ra nền tảng cho Thein Sein hôm nay vững bước. Nhưng bao giờ cũng vậy, chính trị luôn ù lỳ và bảo thủ hơn kinh tế. Mọi cải tổ chính trị luôn đòi hỏi người tiên phong không những có tầm, có lực lượng và cả cái dũng với một sự quyết đoán đúng thời cơ chín mùi. 

Một mệnh lệnh thay đổi đã ra đời 22 năm qua và đã được thực tế hoá. Bây giờ là hiện thực hóa vấn đề phải thay đổi một cách đồng bộ và khoa học giữa kinh tế và chính trị. Liệu thời và vận có đưa Việt nam đi đến hùng cường như thiên định thời tiết của nước Việt trong gần 2 năm qua? Câu hỏi này còn chờ ở phía trước vì Việt nam đang cần có một nhân vật có cái dũng của Than Shwe và cái dung và dụng của Thein Sein, mà không thể là Putin do sự khác nhau văn hoá và tầm vóc. Việt Nam lại càng không cần đến một kiểu thanh trừng kiểu Trung Hoa như họ Bạc.

Vậy một Than Shwe của Việt Nam sẽ là ai, để có một Việt Nam có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa? Thiên thời mưa thuận gió hòa trong vài năm qua và sự thay đổi chiến lược toàn cầu của các cường quốc đến Đông Á đã quá rõ. Địa lợi cũng đã được chứng minh khi 3 cường quốc phân tranh đang hội tụ về biển Đông và Việt Nam. Vấn đề nhân hòa vẫn đang chờ một nhân vật khác, có cả sự cải tổ chính trị của Than Shwe, và biết hòa hợp hòa giải dân tộc như Thein Sein.

Không ai hẹp hòi niềm tin cho chính mình để làm nên những ước mơ. Song để biến ước mơ thành hiện thực là điều không dễ. Tuy vậy, tôi vẫn tin vì đã thấy thấp thoáng một con người ở nước Việt trong thế hệ 1940s hội đủ tố chất của Than Shwe, để đặt nền tảng cải tổ chính trị. Nếu làm được như Than Shwe thì con người ấy sẽ là nhân vật gạch nối giữa 2 thời đại: Hồ Chí Minh và con người ấy. Lịch sử sẽ ghi công lao hay tội đồ là việc của hậu thế. Nếu không, thì quả là dân tộc và đất nước này mang nặng một lời nguyền muôn thuở của cuộc tàn sát chủng tộc khác trong cuộc Nam tiến: nhân quả, vay trả.