Dẫn Nhập :
Người được giới thiệu trong bài này
Montesquieu. Tác phẩm của ông ảnh hưởng sâu rộng đến các thể chế chính trị sau
này.
Montesquieu đã viết về sự tự do chính trị như sau (trong tập XI) : Sự Tự Do về Chính Trị của
một công dân chính là cái cảm giác được an toàn nghĩa là công dân này không phải sợ hãi nhà nước cũng không phải sợ hãi bất cứ một công dân nào khác.
Hiện nay, chúng ta hay
nghe các nhà lãnh đạo VN nói đến Nhà Nước
Toàn Trị.
Nhà
nước nào? nếu không phải đảng CS ?
Thủ tướng cũng do Đảng,
Quốc Hội thì đảng cử dân bầu. Đó là điều mà Montesquieu đã sợ hãi và cho rằng nếu
sự việc đó xẩy ra, thì một nhóm người có thể
làm tiêu tan một quốc gia.
A-Đại
Cương.
Charles-Louis
de Secondat, nam tước vùng La Brède và vùng Montesquieu được biết đến nhiều hơn
với tên Montesquieu sinh ngày 18 tháng giêng năm 1689 ở La Brède, nằm kế bên
Bordeaux. Ông là con của Jacques de
Secondat, nam tước Montesquieu và của Marie-Francoise de Pesnel, nữ nam tước Brède.
Gia đình quý phái nhưng cha mẹ ông chọn cho ông một người ăn mày làm cha đỡ đầu,
chỉ để nhắc nhở cho ông rằng người nghèo cũng là người.
Thuở
thiếu thời, ông cũng say mê khoa học. Ông đã cho xuất bản các cuốn sách khoa
hoc kể tên sau đây : 1) Nguyên ủy của tiếng vọng, tức là les causes de l’écho
2) Các tuyến thận (Les glandes rénales) 3) Nguyên ủy của
trọng lượng các vật La cause de la pesanteur des corps.
Không
hiểu vì lý do nào, sau đó ông đổi hướng về nghiên cứu chính trị và phân tách xã
hội trong đó ông đang sống. Ông viết Những Lá Thư của người Ba Tư, lettres
persanes trong đó ông nhìn xã hội Paris dưới con mắt một khách lạ đến từ Ba Tư.
Đây là những bài phiếm rất đặc sắc, có phần nào hương xa, có phần nào gợi dục,
nhưng rất trí thức. Sau đó ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp năm 1728. Ông chu
du thiên hạ, thăm nước Áo, nước Hung, Ý, Đức, Hòa Lan rồi sau cùng sang Anh. Đến
xứ nào, ông cũng để tâm quan sát đời sống Xã Hội, Kinh Tế, Chính Trị của xứ đó.
1930, ông lưu lại Anh trong một năm, rồi gia nhập hội Tam Điểm ở đó. Năm 1734, ông
trở về quê hương La Brède rồi cho xuất hiện tiếp tác phẩm Considérations sur
les causes de la grandeur des Romains et de leur décadence, cân nhắc về những
nguyên nhân của sự vĩ đại và diệt vong của La Mã.
Năm
1748, ông cho xuất hiện tác phẩm để đời của ông nói về Tinh Thần Của Pháp Luật.
Trong lời đề tựa, người ta đọc được là tác phẩm này đã được thai nghén trong 20
năm, nhiều khi viết đi viết lại, nhiều phen muốn bỏ đi. Lúc mới ấn hành, không
dám đề tên thật, phải để là vô danh, sau đó nhờ có bà De Tensin tiết lộ, người
ta mới biết tác giả của nó là Montesquieu. Tại sao như vậy, vì rằng tư tưởng mà
ông đề ra nó phóng khoáng quá, nó tự do quá. Giáo Hội La Mã lật đật liệt nó vào
loại sách cấm. Sách bị công kích dữ dội đến nỗi năm 1750, ông phải viết tiếp cuốn
Défense de l’esprit des lois, bảo vệ cho Tinh Thần Pháp Luật. Rất tiếc chỉ ít lâu
sau khi viết xong cuốn sách này, ông bị mù và sau đó qua đời năm 1755 vì bị bệnh
Hoàng Nhiệt (Fièvre Jaune).
Ông
bỏ dở sự tham dự trong hàn lâm tự điển của Pháp, với bài viết về
« Gout », Voltaire đã thay ông để hoàn tất.
Tóm
tắt cho tác phẩm Tinh Thần Pháp Luật của ông có thể nói là: Sự Phân Quyền: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư
Pháp.
Oái
oăm là người đầu tiên đề xướng ra như vậy, không phải ông mà là một nhà triết học
Anh : J Locke (1614-1657) Ông này mới là người đầu tiên chủ trương
phân quyền.
Montesquieux
là người phát triển các chủ trương của Lockes. Montesquieux chỉ muốn làm một việc,
là biến đổi cái độc tài, cái chuyên chế
xấu xa thành cái tự do cao quý.
Cái
mà Montesquieux muốn là một xã hội trong đó người dân không phải sợ nhà nước, cũng
không phải sợ bất kỳ ai khác.
B-Bài
Viết :
Sự
Tự Do là quyền được làm những gì mà Pháp Luật cho phép.
….Về
chính trị, tự do không phải là làm những gì mình muốn. Trong một quốc gia,
nghĩa là trong một xã hội có luật pháp, tự do không có nghĩa là làm những gì mình
muốn, và không làm những gì mình không muốn. Tự Do là được quyền làm những gì mà
luật pháp cho phép. Nếu như một công dân có thể làm những gì phi pháp, khi ấy hết
còn tự do, vì những người khác cũng sẽ làm như vậy (sách số XI, tiết 3)
….Chính
quyền quý tộc cũng như chính quyền dân chủ cũng không thực sự tự do. Tự do nằm ở
giữa, nghĩa là ở chỗ không có sự lạm dụng
về quyền lực.
Theo lẽ tự nhiên, người nào nắm quyền rồi cũng
có khuynh hướng lạm dụng nó.
Phải có những giới hạn,
không cho kẻ nắm quyền vượt qua.
Phải
có một quyền lực để ngăn chặn quyền lực.
Không ai có thể bị bắt
làm những gì mà luật pháp không bắt buộc, trái lại người ta có thể làm tất cả những gì mà
luật pháp cho phép (Sách XI, tiết số 4)
….
Nếu có một quốc gia nào nói là hiến pháp của nước đó công nhận quyền tự do chính
trị, chúng ta phải nhìn xem các nguyên tắc hình thành quốc gia đó, Nếu các nguyên
tắc này đúng, thì tự do đối với các nguyên tắc đó phải như bóng với hình, cái này
phản chiếu cái kia như xem gương.
….Sự
tự do chính trị chính là cái mà mỗi người khi suy nghĩ về sự an toàn cho bản thân,
được an lòng. Muốn vậy, chính phủ phải làm cho không ai phải sợ ai.
Nếu như quyền lập pháp
và quyền hành pháp gồm chung vào một mối, một người hay một viện, thì sẽ không
còn tự do…. khi ấy sẽ là độc tài,
….Chúng ta sẽ mất hết nếu
như một người, hay một Viện, lại kiêm nhiệm cả ba quyền : làm luật, thi
hành luật, và xử các vụ phạm pháp
….Xin
hãy nhìn xem hoàn cảnh nước Ý (thời đó),
những người nắm quyền tối cao vừa có quyền làm luật, lại thi hành luật. Một nhóm
người, nếu muốn, họ có thể làm tiêu tan đất
nước, họ có thể hủy diệt mỗi người dân mà họ muốn diệt.
…..Trên
đây là những điều căn bản tạo thành cái chính phủ mà chúng ta bàn đến: Hành
Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp. . Đó là những
sức mạnh, các sức manh này giới hạn
nhau, cái này cấm cái kia đi quá đà .
C-Lời Bàn.
Quyền hạn không phải là
quyền lực.
Như
chúng ta đã thấy, cai thể chế chính trị mà Montesquieu đề ra không phải là thể
chế chính trị của VN ngày nay. Chỉ những nước tây phương mới tổ chức hệ thống
chính trị theo như điều ông ta mong mỏi. Nước Mỹ có thể nói là nước thành công
nhất trong việc này, với bản Hiến Pháp nổi tiếng của mình. Montesquieu có thể
coi như người tranh đấu cho dân quyền đầu tiên. Ông không muốn người công dân bình
thường phải sợ bất cứ ai, cho dù người đó là ông Tổng Thống hay ông Thủ Tướng .
Công
Sản chủ trương trung ương tập quyền,
người dân thường luôn luôn phải sống trong sợ hãi, kìm kẹp. Có thể tưởng tượng
nỗi bất lực của họ khi đọc bài của một nhà văn CS đã tự ví mình như một con chó.
Đảng bảo sủa, thì sủa, đảng
bảo im, thì im, bảo nằm gầm giường, thì nằm gầm giường…. Lúc nào cũng nơm nớp sợ
hãi.
Hơn hai trăm năm sau
khi Montesquieu qua đời, một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, Ông Nguyễn Tuân tuyên
bố: Tôi còn sống được đến ngày nay, là vì tôi biết sợ.
Cái
sợ nó thực khốn nạn cho một kiếp người. Tất cả chúng ta, những ai đã có cái
kinh nghiệm sống tại VN sau 1975, đều đã được biết thế nào là sợ hãi. Một anh bạn
tôi kể chuyện một hôm đến nhà một bà bạn để bàn chuyện vuợt biên, bà bạn (là một
người đẹp nổi tiếng mà tôi không tiện nêu tên) từ phòng tắm đi ra, mặc áo mà không
mặc quần.
Hôm
ấy, bà ta vì sợ quá nên như người mất hồn, ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Cái sợ mà
Montesquieux nói đến, ngày nay nó đè nặng lên người dân các nước CS, như Tầu,
Việt Nam, và nhất là Bắc Hàn. Khốn khổ thay cho những kiếp người.
Người
ta hay nói tới độc tài sáng suốt. Theo tôi thì độc tài là độc tài, không có sáng
suốt hay tối suốt gì hết. Sự độc tài đồng nghĩa với man rợ. Có thể đặt ra luật
pháp để tổ chức xã hội cho văn minh hơn, nhưng không thể ví con người như con ong được. Các
chế độ chủ trương Trung Ương Tập Quyền như VN hiện nay, phải được biến mất, càng
sớm, càng tốt. Phải giới hạn quyền của những người cầm quyền, đảng cầm quyền. Họ
chỉ có thể có quyền hạn, nhưng không thể để họ nắm hết quyền lực trong tay.
Trần Mộng Lâm