Monday 17 February 2014

Ba bức ảnh về cột biên giới số 0 và cửa ải cũ – mới

"Bên kia biên giới là nhà
Bên đây biên giới cũng là quê hương."

Tố Hữu đã nói như vậy  theo đường lối của Đảng và nhà nước CSVN.
Ai bán nước ? Ai rước giặc vào nhà ? ngoài bè lũ Lê Duẩn, Hồ Chí Minh và con cháu của chúng. Đúng là  một phường Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc "Hèn với giặc - Ác với dân".

"Trăm năm bia đá cũng mòn,
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ".
NPQ

NĂM 1979

Lang son 1973

NĂM 2002

Phùng Hoài Ngọc đi công tác TQ, khi trở về đi bằng xe hơi để "tranh thủ" cơ hội ngắm cảnh, mình ngồi bên cột số 0 (ảnh dưới) đã lui về phía Việt Nam hơn một km rưỡi so với cột năm 1979 (?). Cột mốc số o là điểm mở đầu quốc lộ số 1 dài nhất nước ta, chạy từ Bắc chí Nam. Đồng thời cột số 0 cũng là cột mốc biên giới vì nó được đánh dấu số O tức là cửa khẩu chính giữa hai nước (có ba chữ : “Hữu nghị quan” viết tắt hai chữ đầu: HN, tên cũ là Mục Nam quan, đến thời đại Hồ Chí Minh thì đổi tên).
Tuy nhiên “Hữu nghị quan” (ảnh trên)  ở sau lưng cột số 0, sau lưng mình, cách cột số 0 tới 1.5 km  có ba chữ Hán :友誼關 Hữu nghị quan). Khách qua lại cửa ải đều phải đi bộ qua đoạn đường 1.5 km đó. Nhìn lọt qua cửa ải rất dày là ba cây dừa và ngôi nhà hai tầng màu vàng do bộ đội biên phòng TQ ăn ở… Bức tường gạch dày nơi đây ngày xưa chứng kiến Nguyễn Trãi tiễn đưa cha là Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Tàu, tới đây Nguyễn Trãi phải  gạt nước mắt, bước lên xe ngựa quay về ôm mối thù nhà nợ nước… Và mười năm sau quân Minh xâm lược lại phải chạy  thục mạng  chui qua cửa ải này về xứ…
66.jpg
Lãng tử và cột mốc số o.jpg