Monday 24 February 2014

Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu hợp nhất sự quan tâm chiến lược cho Tự do Tôn giáo trong Thế giới

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 24.2.2014
Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu hợp nhất sự quan tâm chiến lược cho Tự do Tôn giáo trong Thế giới
 
 
 
PARIS, ngày 24.2.2014 (QUÊ MẸ) - Từ hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã có chiến lược bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới, khi Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Tự do tôn giáo năm 1998 (US International Religious Act). Liền đó là sự ra đời của cơ cấu Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF, US Commission on International Religious Freedom), là một cơ quan độc lập quan sát, kiểm nghiệm để hằng năm đưa ra những khuyến nghị về tình hình tôn giáo trong thế giới cho Tổng Thống Hoa Kỳ và Quốc hội nhằm lấy quyết định đối xử của Hoa Kỳ đối với những quốc gia có vấn đề về tự do tôn giáo.
 
 
Do Ủy hội phúc trình mà năm 2004, Tổng Thống Bush đã đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC, Countries of Particular Concern). Nhưng trong chuyến đi sang Việt Nam cuối năm 2006, Tổng Thống Bush đã rút tên Việt Nam khỏi danh sách này.
 
Theo Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới năm 2013, mười lăm nước bị đặt vào danh sách CPC đề nghị, trong có Việt Nam.
 
Trong lúc ấy, tiến trình bảo vệ Tự do tôn giáo trên thế giới tại Châu Âu xem như rất chậm, nếu không là không có.
 
Do tình hình chậm tiến ấy, năm 2006, một số đại biểu các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Bah’ai họp nhau thành lập Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo là tổ chức Phi chính phủ để vận động và thúc đẩy Liên Âu lưu tâm và có chính sách toàn cầu bảo vệ Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng. Đại biểu Phật giáo trong Diễn Đàn này là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam.
 
Mãi đến tháng 6 năm 2013 cuộc vận động của Diễn Đàn mới thành công tại cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại đại diện 27 quốc gia thuộc Liên Âu họp tại Luxembourg chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Gọi tắtĐường hướng chỉ đạo là văn kiện quan trọng về chính sách đối ngoại trên hướng chiến lược của Liên Âu ở phạm vi Tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Công cụ dành cho các viên chức Liên Âu tại hơn một trăm Tòa Đại sứ Liên Âu trên thế giới nhằm bảo vệ và thăng tiến tự do tôn giáo.
 
Ba cơ cấu hợp tác soạn thảo Đường hướng chỉ đạo là : Nhóm hành động Đối ngoại của Liên Âu, các thành viên 27 quốc gia thuộc Quốc hội Châu Âu, với sự tham khảo Xã hội dân sự Diễn Đàn Châu Âu về Bất bao dung và Kỳ thị tôn giáo.
 
Vừa qua, hôm 13.2.2014, tại Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Hội nghị với chủ đề “Tình hình Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng trên thế giới” do Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu tổ chức với sự cộng tác của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới.
 
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo
Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do tôn giáo.Hình Quê Mẹ
 
Có 160 người tham dự, bao gồm cả các Dân biểu Quốc hội Châu Âu, các nhà nghiên cứu tôn giáo, đại biểu các Cộng đồng Tôn giáo và các xã hội dân sự từ các nước Châu Âu. Thuyết trình viên chính là Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, người sẽ đi Việt Nam quan sát tình hình tôn giáo theo công bố của Phái đoàn Hà Nội tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ở LHQ hôm đầu tháng 2.
 
Đây là lần đầu tiên có sự họp mặt và cộng tác của các nhà hoạt động Mỹ và Châu Âu cho tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong thế giới, liên quan tới sự đàn áp hàng triệu người trong thế giới vì lý do tôn giáo. Bà Ỷ Lan, thành viên của ban Thường vụ Diễn Đàn Châu Âu về Bất Bao dung Tôn giáo, đồng thời đại diện cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, cũng có mặt tham dự.
 
Ban Tổ chức và các thuyết trình viên chụp chung. Từ phải sang, người thứ tư là bà Ỷ Lan, Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, bà Katrina Lantos Swett (US Commission), hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu Peter Van Dalen và Dennis De Jong. Hình Quê Mẹ
Ban Tổ chức và các thuyết trình viên chụp chung. Từ phải sang, người thứ tư là bà Ỷ Lan, Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, bà Katrina Lantos Swett (US Commission), hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu Peter Van Dalen và Dennis De Jong (Hình Quê Mẹ)
 
Hai Dân biểu Quốc hội Châu Âu, ông Peter Van Dalen và Dennis De Jong, Đồng Chủ tịch Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu trình bày bản Báo cáo thường niên năm thứ nhất của Quốc hội Châu Âu về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản báo cáo đề xuất chính sách đối ngoại của Liên Âu cần thăng tiến tự do tôn giáo trên thế giới nhiều hơn nữa, cũng như đưa ra các khuyến nghị cho Quốc hội Châu Âu đối với 15 quốc gia đàn áp tôn giáo khốc liệt, mà bản Phúc trình của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới nêu rõ qua bản Phúc trình năm 2013.
 
Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Phó chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới cũng công bố bản Phúc trình của Ủy hội năm 2013. Bà Swett ca ngợi tính “lịch sử” của Hội nghị do Quốc hội Châu Âu tổ chức, như “bước đầu cho sáng kiến mới trong nỗ lực chung làm thăng tiến tự do tôn giáo”.
 

Ông Jean-Bernard Bolvin, đại diện cho Nhóm Hành động Đối ngoại Liên Âu, chào mừng sự thăng tiến cụ thể của Liên Âu thông qua sự thành lập Cục Hành động cho Tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Quốc hội Châu Âu thời gian qua, cũng như việc chính thức thông qua bản “Đường hướng chỉ đạo bảo vệ và thăng tiến Tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Âu”. Ông Bolvin cũng ca ngợi sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự trong nỗ lực này.