Khi tôi viết dòng chữ này thì anh đã không còn trên cõi đời này nữa, anh đã ra đi thanh thản và nhẹ nhàng lúc một giờ sáng ngày 27 tháng Hai năm 2014 như trong giấc ngủ của chuyện cổ tích. Anh đã ra đi bỏ lại bạn bè và những người thân thương tiếc anh, nhưng anh đã được an ủi vì mình từ giã cuộc đời đầy thương đau này trong vòng tay những người thân và bạn bè. Hai năm vừa qua, với các phương tiện y tế tối tân của Hoa Kỳ và trong sự chăm sóc thương yêu của người vợ hiền và gia đình, anh cuối cùng đã buông tay thực sự bởi vì anh chưa hề buông tay bao giờ trong quãng đời tù tội đầy hãi hùng của mình trong các trại giam của cộng sản suốt mười bẩy năm trời đằng đẵng. Anh là Lê Văn Hoan, một Thiếu Tá Cảnh Sát đặc biệt trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia VNCH trước năm 1975.
Thế rồi một hôm tôi nghe nói có một nhóm tù đã bị đưa đi ngay trong đêm khỏi trại Long Thành trong đó có anh vì âm mưu trốn trại; và cũng trong một đêm tăm tối một nhóm khác trong đó có tôi bị chuyển qua trại khác khi màn đêm với sương mù nhẹ còn giăng mắc khắp Long Thành. Và từ đó tôi không nghe nữa về anh. Mãi những năm sau này trong số hàng năm chục ngàn sĩ quan công chức chế độ cũ bị giải giao lưu đầy biệt xứ ra Bắc thì tôi gặp lại anh tại trại Ba Sao Nam Hà. Chúng ta bắt đầu thân nhau trong các đêm văn nghệ bỏ túi trong buồng giam vào tối thứ Bẩy hay trưa Chủ Nhật, cùng hát cho nhau nghe những bài hát ngày xưa để nhớ lại một thời hoàng kim khi người dân Việt còn được sống trong tự do no ấm, nay không còn nữa. Và để thấy lòng mình đau đớnkhôn nguôi trong niềm bi hận mất nước vì đồng minh đã cam tâm bán rẻ đồng minh để đổi lấy mậu dịch với Trung Hoa đỏ. Tôi nhớ anh lúc nào cũng lạc quan, cười cười nói nói, không hề buông ra một câu nào hờn oán trời đất dù thân mình chẳng khác gì giun dế. Những người bạn tù đã giúp cho các buổi văn nghệ bỏ túi mang đầy kỷ niệm là cả Đệ, Quách Tĩnh, Bửu Uy, Quí lùn, cậu Ba Qui, các ông cò Lạt, Ngưu, Thụy, cò Hoan, Thanh “hốt ổ” và nhiều nữa, v.v.. Anh luôn hát bài mở màn “Dừng Bước Giang Hồ” đến độ khi mời cò Hoan hát thì mọi người đều biết sẽ hát bài gì hoặc khi nói đến “Dừng Bước Giang Hồ” thì ai cũng hiểu sẽ là cò Hoan.
Thế rồi sau bốn năm bị cách ly với gia đình, do bị áp lực từ các cá nhân, các hội đoàn và từ các nước tây phương nhất là Mỹ, bất ngờ như một phép lạ, cộng sản Bắc Việt đã phải mở cửa cho gia đình thân nhân các tù nhân gửi hàng tiếp tế thuốc men thực phẩm áo quần từ miền Nam ra đến trại Ba Sao. Và người tù, những bộ xương biết đi còn sống sót, bắt đầu hồi sinh. Tôi và anh bắt đầu thân nhau hơn nữa khi trong dòng người từ Nam ra Bắc thăm tù có vợ của anh và gia đình tôi. Sợi giây liên lạc với gia đình được từ từ nối lại và tình bạn của những người đồng cảnh ngộ cũng được thắt chặt hơn, đoàn kết để sống để chống lại âm mưu thâm độc của cộng sản muốn cho người tù phải chết dần mòn trong lưu đầy đói khát khổ sai và nhục nhã. Chúng ta đã may mắn hồi sinh sau khi hàng vạn người tù đã nằm xuống trong âm thầm thế giới không ai hay biết.
Anh nằm trong số chín mươi người tù cuối cùng còn bị giam giữ tại trại Ba Sao sau hai đợt thả lớn năm 1987 và đầu năm 1988 ở miền Bắc. Những người tù này đã phải trải qua một cái Tết đau buồn nhất trong trại giam, cái Tết thứ mười ba mất tự do. Năm đó ông trời cũng thương cảm cho thân phận những tù nhân chính trị hay sao mà mưa phùn gío Bấc lạnh cắt vào da, bầu trời chỉ một màn trắng đục. Nằm cuộn tròn trong chăn vẫn không đủ ấm và nghe gió hú từ phía thung lũng và núi rừng trùng điệp lùa từng hồi xuyên qua mái nhà mà nhớ Sàigòn mà thấy mình sống như đã chết rồi.
Trên chuyến xe lửa xuôi về miền Nam tháng 5-1988, chín mươi người tù cuối cùng trong đó có anh đều cùng chia sẻ buồn vui trên con tầu “Thống Nhất” với niềm an ủi duy nhất là sẽ được ở gần người thân hơn dù thân mình còn trong vòng kiềm tỏa. Bốn năm tại trại giam Hàm Tân Z-30D là thời gian mình thân nhau nhất với những kỷ niệm không bao giờ quên được. Tôi cũng không ngờ rằng những người bạn tù thân nhất với mình lại là những ông Cò như Cò Trân, Thụy, Nhơn, Nghiệp, Ngưu,Ngọc, Nghi; những Phủ Đặc Ủy như Bửu Uy, Thắng, mệ Lựu; hay An Ninh Quân Đội, anh Hai hầu,bầu Ngọc; hay người về từ Việt Nam Thương Tín Hoàng Hiểu.
Sau mười lăm năm trong trại tập trung không ngờ cộng sản vẫn còn dối trá khi tuyên bố về trại Hàm Tân để chờ được đoàn tụ với gia đình nhưng thực tế vẫn là lao động khổ sai áp đặt trên những tù chính trị. Anh cùng khoảng bốn chục anh em khác trong đó có tôi nằm trong đội 20 là đối tượng của sự trả thù thâm độc nói trên. Sức đã cùng và lực đã kiệt nên anh em bàn nhau phải làm một cái gì và cái gì đó đã đến trong một buổi phải di chuyển vào một vùng thung lũng đang khai phá, gọi là “Thung”, dưới cơn mưa bão rớt và gió giật từng cơn, và đội 20 đã đồng loạt biểu tình chống lại cái chế độ lao động khổ sai tàn bạo đó. Toàn đội đã tự động dừng lại, biểu tình ngồi trên cuốc kể cả đội trưởng là Trung Tá Hải trước con mắt sững sờ của tên quản giáo Hợp Chuột. Cuối cùng ban đại diện của trại đã ra nói chuyện với đội 20 và họ đã nhượng bộ cho đội rút về làm lao động nhẹ chung quanh khu trại giam, không còn chỉ tiêu khổ sai và phải di chuyển xa nữa.
Những người tù đã chia sẽ với nhau từng miếng cơm manh áo và từng viên thuốc. Khi mới vào Hàm Tân, tôi bị sưng cổ họng mà trụ sinh không còn. Anh và tôi đều nằm ở từng trên hai bên trong buồng giam và anh đã với tay đưa qua cho tôi viên Amox và kỳ diệu thay chỉ uống có một viên thôi mà cổ họng tôi đã lành không còn sưng tấy lên nữa.
Thế rồi, khi chẳng còn nghĩ gì đến nó nữa thì những người tù cuối cùng được thả ra khỏi trại Hàm Tân vào cuối tháng 4-1992 sau 17 năm (bốn ông tướng vào đầu tháng 5 sau một tuần). Và điều kỳ diệu nữa đã đến khi các gia đình chúng ta được qua Mỹ định cư một năm sau ngày ra trại. Hồi tưởng lại hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày mình đặt chân lên vùng đất tự do. Những lần gặp anh khi qua nam Cali thăm bạn bè cùng nắm tay nhau hàn huyên trong tuổi xế chiều của đời người.
Bây giờ anh đã bỏ bạn bè và người thân ra đi, anh đã được trở về với Nước Chúa. Anh đã được an ủi dù rằng những người cộng sản đã làm cuộc đời anh tan nát nhưng Chúa đã cứu anh và đưa gia đình anh qua bến bờ tự do. Anh đã ra đi nhưng không phải trong bốn bức tường u ám của trại giam mà trong ánh sáng tự do. Anh cũng như hàng vạn thanh niên miền Nam đã nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc mà đứng lên bảo về miền Nam chống lại sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Anh đã bị tù tội lưu đầy vì lý tưởng tự do. Anh đã làm xong bổn phận của một người trai thời loạn. Xin anh hãy yên nghỉ và nhớ rằng những bạn anh, nhất là những người tù cuối cùng, đang cầu nguyện cho anh và không bao giờ quên anh.
Phạm Gia ĐạiCuối Giêng Xuân Giáp Ngọ 2014
LETTER TO A FRIEND
When I’m writing this letter to you, you’re no longer present in this world, you have departed peaceful and gently at an early hour on February 27th, 2014 in a beautiful sleep as in a legendary story. You have dropped all of your friends and your beloved relatives - the ones who dearly loved you, behind. However, you could console yourself with the thought that when you are leaving this painful life, you’re in the embrace of your loved ones. In the past two years, you’ve been treated with modern medical facilities in America and you’ve been well taken care of by your good wife and your family but at last you had to give up. "To give up" is a strange thing to you because you never surrender in the past seventeen years, the long period of time that you’re horribly tortured in communist prisons in Vietnam. Your name is Le Van Hoan, a Special Police Major of the Republic of Vietnam National Police Forces before the year of 1975.
After the fall of Saigon on April 30th, 1975, you were one among millions of military service men, government officials and civilians detained by the Vietnamese Communists in hundreds of prison camps hurriedly set up everywhere throughout the country. These concentration prisons were euphemistically named as "re-education" camps to cheat blatantly all people in and out of the country. At that moment, you and I were total strangers eventhough we were imprisoned in the same Long Thanh camp, a former abandoned and barren orphanage quickly used to hold over three thousands government officials and police officers of the former Republic of Vietnam.
Then one day I heard that a small group of prisoners with you in there were secretly transported out of Long Thanh camp to nowhere because a plot of escape was discovered. And also in a dark night when a veil of light fog was falling on the camp, I was quietly moved out of Long Thanh in another group. And since that time, I hear no news from you.
Until several years later, among approximately fifty thousand RVN officers and officials exiled to the North, I happened to see you in Nam Ha Ba Sao camp. We began to make friends while attending small covert musical performances organized every Saturday night or sometimes in Sunday noon in our room. We sang the lovely songs of the old times to entertain ourselves, to forget our incarceration for a moment, and to remember the golden days when Vietnamese people could live in freedom and in happiness with ample food and clothing. Singing also to let our minds drift to the golden past which is no longer in existence and to feel a deep pain in our hearts for the lost country because our Ally has forsaken us for the trading with Red China. I remember well your face, always smiling while talking, and your optimism and calmness; never uttering a complaint to God in spite of your body being trampled on like a worm by the wardens and their soldiers. You were one among many other amateur singers who made these covert musical entertainments within the four walls of prison successful. They were Ca Đe, Quach Tinh, Qui lun, Buu Uy, uncle Ba Qui, police chiefs Lat, Nguu, Thuy, Hoan, Thanh Hot O, Chi con, Dung, etc. You, as a mattter of routine, would sing the song "Dung Buoc Giang Ho" and it’s well known to everybody that you sing that song to open the tiny musical performance of Saturday night or when we announce the name of that song, everybody knows right away that it’d be you to sing it.
And like a miracle, after four years totally shut down, the prisoners were allowed to receive the necessities as dried food, clothes and medicines in packages sent to Nam Ha camp from their families in the south. This miracle is the result of massive struggles of thousands of activists, human rights associations in America as well as in all over the world regarding brutal treatments toward political prisoners in communist camps that forced the North Communists to open the gate to prisoners’ families. The prisoners – the walking skeletons still living, began to revive. You and I were closer to each other when your wife and my family were in the stream of southerners coming from Saigon to Nam Ha camp to see us and to save us. The ties of our families were quickly tightened and the friendship among us - prisoners under same persecution, was also fully blossomed. We became a unique block to resist against the well hidden evil intention and scheme of the communists to kill all of the prisoners in exile gradually by thirst, hunger, forced hard labor and humiliation. We were saved and we revived after tens of thousands of unknown prisoners had been killed quietly by the enemy’s evil scheme, entirely covered by the enemy and unnoticed to the world.
You were one of the ninety last prisoners still at Nam Ha Ba Sao camp in the North after the two big releases in Sept. 1987 and Jan. 1988. These were the prisoners who had to suffer the most excrutiating Tet of 1988, the most melancholy and heart breaking lunar new year, the thirteenth Tet without freedom. Was it the empathy between heaven and earth for the plight of politital prisoners that it drizzled and rained days and nights with the north biting gusts of wind blowing in from the valleys and from the endless ranges of mountains to the camp. The wind was so strong, it’s penetrating into the holding room under the closed doors and howling under the roofs. The sky was just an opaque immensity. The prisoners including you and me just buried ourselves in our blankets in a fruitless effort to fight against the extreme cold while out heart and mind raced back to Saigon in an indescribable nostalgia and a strange feeling as if we were already dead.
On the "Unification" train that carried us the ninety last prisoners southward from Nam Ha camp in May 1988, we were in a combined mood of joy mixed with anxiety, but we all hoped that even we’re still imprisoned but we were nearer to our beloved ones. The four years in Ham Tan Z-30D camp in the south was the time that you and I were closest to each other, the period of time that I will never forget. The thing I do not expect is my bosom buddies are police chiefs such as Tran, Thuy, Nhon, Nghiep, Nguu, Nghi, Son; and officials in the CIO as Buu Uy, Lt. Thang, Luu Tran, Hoang Lam; or in the Military Security as Hai Hau, Major Ngoc; or the free man from Guam who came back to his country in the Viet Nam Thuong Tin vessel to be jailed Hoang Hieu.
After fifteen years in concentration camps, the communists still deceived everybody when they stated that the prisoners were transported south in 1988 to wait for the day of their return. In reality, we were still forced to do hard labor day in day out. You and I were assigned to production unit 20 to carry out the hard labor and over forty prisoners in this unit were the target for the inhuman revenge. We’re totally exhausted and we planned that we had to do something to protest against that brutal forced labor. The opportunity came one day when we were to move through a valley in the rain, many times we were almost blown away by the strong winds coming from all directions and as a result, we made up our mind to go on strike. With the unit leader Lt. Colonel Hai on our side, we suddenly stopped moving, all sitting on our pikes and shovels to take a rest or to smoke a cigarette, to protest against the forced labor in front of the stupefied unit cadre named by us as Hop "the mouse" whose face had turned white by fear and anger. After two tense hours of waiting, finally a representative cadre from the camp came out to meet with us in a strenuous attempt to send us back to the valley for forced labor but we turned down the order. At last, the camp representative yielded and we succeeded in our struggle for a light labor. Since that day, we’re only sent out to do the weeding or light work in the vicinity of the camp, no more moving on foot for several kilometers to the work sites.
Living together in same holding room, the prisoners shared to one another food, clothes and even medicines. Upon the arrival at Ham Tan, I got a bronchitis and I ran out of the anti-biotics. You and I were at two sides of the upper floor but you’re trying to reach out to hand to me an Amox capsule. And miraculously only with just one Amox capsule, my throat became normal and the bronchitis was gone.
And then after so many years when we totally forget it, the release occurs. All of the last 20 prisoners were set free after seventeen years of imprisonment (the four generals were released a week later), that memorable day was April 29th, 1992. Another miracle happens one year after the release when we’re given the opportunity to fly to America to start a new life.
As a retrospect of the past twenty years of our resettlement in America, I remember the times you came to the southern of California to meet with friends as we’re getting old. We reviewed our wretched life in communist prison, we talked to each other heartily to laugh out loud.
Now you have left us and your loved ones, I believe you’ve been summoned to God. A solace for you is that even your life has been ruined by the communists but God has saved you and taken your family to freedom.You have gone, not within the four dull and dammed walls of prison, but in the light of freedom.
You are one among tens of thousands of young patriotic men who stand up to answer the call of our country to protect our nation in the south against the invasion of the North Communists. And for this reason, after the fall of Saigon, you’re detained because of the ideal of freedom. You have fulfilled the duty of a young man in the time of war. Please rest in peace my dear, and please remember that all of your friends, especially the last prisoners, are praying for you and never forget you.
Early Spring of Giap Ngo lunar year
Pham Gia Dai