Sunday 30 March 2014

sổ tay thường dân - Tưởng Năng Tiến

Dư Âm Của Những Đám Tang


Phan Chau Trinh 1








9/9/1872 – 24/3/1926

Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, và mất ngày 24 tháng 3 năm 1926. Tám mươi tám năm sau, trên trang Dân Luận– đọc được vào hôm 24 tháng 3 năm 2014 – xuất hiện một bài viết ngắn, có đoạn viết về ngày tang lễ long trọng (“từ Bắc tới Nam”) của cụ:
Đúng 6 giờ sáng 4-4-1926, có khoảng 60.000-100.000 người tụ tập hai bên đường Pellerin, đi nối theo suốt đám tang. Suốt lộ trình đám tang đi qua, từ chợ Bến Thành tới Tân Sơn Nhứt, hai bên đường có nhiều quán nước dựng lên do dân chúng tự động, bưng nước giải khát cho người đưa đám. Họ tặng không nước trà, nước dừa, nước đá, nước chanh. Tại khu vực nghĩa trang có khoảng 200 biểu ngữ, bích chương, viết bằng ba thứ tiếng Hán, Nôm và Quốc ngữ treo la liệt, cũng như suốt lộ trình. Nội dung các biểu ngữ là của các chính khách, nhân sĩ và đoàn thể dân chúng ca ngợi nhà ái quốc vĩ đại Phan Châu Trinh. Nội dung các câu đối, biểu ngữ, lời chia buồn, xuất hiện nhiều từ ngữ mới như “độc lập, tự do”, “đoàn kết, dũng cảm”, “tranh đấu, giải phóng”… như một thứ tuyên ngôn phát xuất từ đáy lòng của mỗi người dân.Từ Bắc tới Nam, có ít nhứt 40 tỉnh và địa phương đã tổ chức lễ tang và gởi ai điếu, cầu nguyện đến ban tổ chức ở Sài Gòn.

Tuổi Rồng


Tôi đề xuất: Hay các ông lập ra một trang mạng tạo cơ chế cho một diện hẹp nào đó được đọc, các ông quản lý để chúng tôi viết trình bày chính kiến của mình: Điều nào sai các ông phản bác, điều nào đúng để những người có trách nhiệm tiếp thu; chúng tôi cũng chỉ mong có thế, vì không có nơi vui vẻ tiếp nhận nên chúng tôi phải tung lên mạng, lên trời…
Phạm Viết Đào

Tết năm kia, năm con rồng, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Thì cả Tầu lẫn ta ai mà không muốn có con trai tuổi thìn.  Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ qúi thì sang mà lị.
Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Nói vậy nhưng chưa chắc đã đúng vậy đâu. Nhà văn Phạm Viết Đào, một người tuổi nhâm thìn nhưng  hậu vận (rõ ràng) có phần hơi lận đận chứ không được may mắn hay “tốt đẹp” gì cho lắm.

Ngoài Cửa McDonald’s


Ngày 29 tháng 12 năm 2012, báo Dân Trí đi tin:

“Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’ (12/1972-12/2012), sự kiện lịch sử trọng đại và kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam…
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, chiến thắng ‘Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không’ là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng chiến công chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm, giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng đó đã góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng; tạo ra cục diện mới để quân và dân ta thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ kính yêu ‘đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào’; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân năm 1975.”