Sunday, 13 April 2014

Em ơi đợi anh về - Trần Việt Trình

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi…
Trên đây là mấy câu đầu của bài thơ “Đợi anh về”. Em ơi đợi anh về, giai điệu thật tha thiết, thật thân thương. Bài thơ nguyên tác (tiếng Nga Жди меня) do nhà thơ Konstantin Simonov viết năm 1941,  được Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào khoảng năm 1950 và đã được phổ nhạc.
“Đợi anh về” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn thế chiến thứ hai. Bài thơ được Konstantin Simonov sáng tác khi ông tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường đi chiến đấu.
Konstantin Mikhailovich Simonov sinh năm 1919 tại thành phố Sankt-Peterburg, là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh giữ nước. Tác phẩm được biết tới nhiều nhất của Simonov là bài thơ “Đợi anh về”.
Tháng 10 năm 1941, khi phát xít Đức dữ dội tấn công Liên Xô, khi quân Đức đang tiến như vũ bão về thủ đô Moskva và Hồng quân đang lâm vào thế phải chống đỡ rất khó khăn, Konstantin Simonov cho ra đời bài thơ “Đợi anh về”.
Bài thơ ra đời trong chiến tranh. Trước sức tấn công ào ạt và vũ bảo của phát xít, quân đội và nhân dân Xô Viết phải chịu đựng rất nhiều mất mát, hy sinh. Bài thơ theo những người lính Xô Viết đi đến khắp các mặt trận, trở thành khúc “Chinh phụ ngâm” của những người cầm sung chiến đấu. Người lính đối mặt với cái chết, chặn đứng thần chết nơi tiền tuyến, nhưng sức mạnh của họ, niềm tin của họ, tình yêu của họ đặt ở hậu phương. Bài thơ nói về chiến tranh nhưng là mặt trận hậu phương, mặt trận không có tiếng súng, mặt trận tình yêu, mặt trận tình cảm. Thử thách và quyết định lớn lao nhất ở mặt trận này là sự bền bỉ thuỷ chung. Thắng lợi ở mặt trận này có ý nghĩa quyết định đối với tiền tuyến và cũng có ý nghĩa to lớn đối với cục diện chiến tranh.
Ban đầu, bài thơ được sáng tác với ý định dành tặng riêng cho người vợ yêu quý của tác giả nhưng tâm trạng của người lính trong bài thơ cũng là tâm trạng chung của hàng triệu người lính Hồng quân đang chiến đấu trên mặt trận. Vì vậy bài thơ đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Liên Xô và nhiều nước khác trên Thế giới sau đó.
Thông điệp của bài thơ là Đợi. Nội dung chính của bài thơ là Đợi. Bài thơ là lời tâm tình nhắn nhủ, là ước vọng của người ra trận đối với người ở lại hậu phương, của người chồng đối với người vợ, của hai người yêu nhau, trong đó nhắc đi nhắc lại một điều duy nhất: “Hãy đợi anh, Anh sẽ trở về”.
“Đợi anh về” như lời kêu gọi cháy bỏng, thống thiết, lời động viên những người vợ, những người em gái hậu phương vững tin vào ngày chiến thắng. Bài thơ từng gây xúc động hàng triệu, hàng triệu trái tim thanh niên nam nữ Liên Xô.
Bản dịch của Tố Hữu như sau:
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Em ơi em cứ đợi
Dù ai thương nhớ ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong anh trở lại
Dù bạn viếng hồn anh
Yên nghỉ nấm mồ xanh
Nâng chén tình dốc cạn
Thì em ơi mặc bạn
Đợi anh hoài em nghe
Tin rằng anh sắp về!
Đợi anh anh lại về.
Trông chết cười ngạo nghễ.
Ai ngày xưa rơi lệ
Hẳn cho sự tình cờ
Nào có biết bao giờ
Bởi vì em ước vọng
Bời vì em trông ngóng
Tan giặc bước đường quê
Anh của em lại về.
Vì sao anh chẳng chết?
Nào bao giờ ai biết
Có gì đâu em ơi
Chỉ vì không ai người.
Biết như em chờ đợi.
Tuy chỉ là bản dịch, song “Đợi anh về” đã được nhiều người coi là “bài thơ tình hay nhất của Tố Hữu”, trong mớ thơ, vè và bài chèo vớ vẫn của ông quan văn từng nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong công tác văn học nghệ thuật của bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước. Lúc còn sinh thời, Tố Hữu, người chẳng mấy khi làm thơ tình, đã có lúc cao hứng xem “Đợi anh về” như là một trong những bài thơ tình hay nhất của đời ông.
Trong thời gian phụ trách văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Nhiều nhận xét coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện, ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Tố Hữu dịch bài thơ này từ bản tiếng Pháp. Tra cứu trên internet ta có thể tìm thấy nhiều bản dịch tiếng Anh khác nhau nhưng chỉ có một bản tiếng Pháp duy nhất, không ghi tên người dịch. Nhan đề các bài thơ dịch đều sát với nguyên tác tiếng Nga “Жди меня” (Attends-moi , Wait for me, Hãy đợi anh). Hãy đợi anh, anh sẽ trở về. Hãy đợi anh, hãy đợi, hãy đợi, hãy đợi … Đó là lời nhắn gởi, gần như là lời cầu khẩn thiết tha của người chiến sĩ ngoài mặt trận với người vợ / người yêu ở hậu phương, với lòng mong mỏi, niềm tin tưởng rằng sự chờ đợi kiên trì của người ở lại sẽ giúp anh vượt qua hiểm nguy, gian khổ để trở về.
Ở miền Nam ngày trước, ít ai biết đến bài thơ dịch này nhưng lại được nghe qua bài ca cùng tên do nhạc sĩ Văn Chung (1914-1984) phổ nhạc, lời như sau:
Em ơi ! Đợi anh về ! Đợi anh hoài em nhé,
mưa có rơi dầm dề, ngày có buồn lê thê
thì em ơi em cứ đợi …
Em ơi ! em cứ đợi dù tuyết rơi gió nổi,
dù nắng cháy em ơi …!
Bạn cũ đã quên rồi, đợi anh hoài em nhé .
Tin anh dù vắng vẻ, lòng ai dù tái tê,
chẳng mong chi ngày về
thì em ơi em cứ đợi …
Đợi anh, anh lại về trong tiếng cười ngạo nghễ
đợi anh, anh lại về trong tiếng cười ngạo nghễ
Ai ngày xưa rơi lệ hẳn cho sự tình cờ
ai ngày xưa rơi lệ, nào có biết bao giờ
nào có biết bao giờ bởi vì em ước mong,
nào có biết bao giờ bởi vì em trông ngóng
Trông cho tan giặc bước đường quê
anh của em lại về …
Anh của em lại về
Anh của em lại về
Trước 75, ca khúc này đã được ban hợp ca Thăng Long trình diễn nhiều năm. Elvis Phương cũng đã hát. Và Khánh Ly cũng đã từng trình bày. Văn học, âm nhạc và nghệ thuật của miền Nam được tự do và không dị ứng như miền Bắc. Ở miền Nam, văn nghệ là văn nghệ, chính trị là chính trị, hai thứ đó không bị nhập nhằng như miền Bắc. Ở miền Nam, tác giả những tác phẩm nhạy cảm không bị thù vặt và trù dập như ở miền Bắc. Miền Nam và miền Bắc khác nhau ở chỗ đó. Hoàng Giác vì tuyệt phẩm “Ngày về” vì chính quyền miền Nam ngày trước chọn làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn”, chương trình Chiêu hồi của chính phủ VNCH, mà bị nhà cầm quyền miền Bắc không những gây cho tác giả nhiều khó khăn mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy.
Em ơi em cứ đợi
Em ơi, đợi anh về
Tan giặc, bước đường quê
Anh của em lại về
Cũng thể như cuộc chia ly 30 tháng 4 năm 1975. Hãy đợi anh, anh sẽ trở về. Chỉ cần hãy gắng đợi. “hãy đợi, hãy gắng đợi”, một sự đợi chờ kiên trì, bền bỉ, dẻo dai. Một sự chờ đợi hết sức khó khăn và nghiệt ngã. Điều khó khăn đối với sự chờ đợi không chỉ là khoảng cách xa vời vợi về không gian và thời gian. Khó nhất là sợi dây nối mong manh giữa hai phương trời xa thẳm. Xa không gian, xa thời gian. Mọi người dù đã mệt mỏi không chờ đợi nữa. Song dù có lâm vào tình cảnh ấy xin hãy gắng đợi chờ.
“Hãy cứ đợi chờ” là điều luôn không thay đổi bất chấp thiên nhiên, thời gian, cả sự vắng tin quên lãng. Chờ đợi trải qua thử thách lớn nhất, khắc nghiệt nhất là khi không còn ai chờ đợi, không còn ai hi vọng nữa. Những câu thơ ray rứt vẫn ngân vang trong lòng người:
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi…
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!
Tin anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi ngày về
Thì em ơi cứ đợi!
Thôi! Khỏi phải chờ đợi nữa. “Anh” Elvis Phương đã về bao nhiêu năm nay rồi. “Cụ” Phạm Duy đã về ở hẳn bên VN, “Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương”, xin xỏ, quy lụy một chế độ mà ông đã từng từ bỏ, chầu chực họ nhỏ giọt cho phép ông được sử dụng những bài hát mà có một thời ông đã được tự do sáng tác. “Em” Khánh Ly cũng sắp về rồi. Tiếc rằng, giặc chưa tan bước đường quê mà anh của em lại về, em của anh cũng lại về, lục tục kéo nhau về hết rồi. Ôi! Một lũ xướng ca vô loài!
Chẳng bì với xướng ca hữu loài Sylvie Vartan, ca sĩ nỗi tiếng của Pháp thập niên 60, 70. Năm 1952, khi chính quyền cộng sản Bulgarie thi hành chính sách tịch thu tài sản, cấm đoán các quyền tự do thì gia đình cô trốn chạy qua Paris tỵ nạn. Lúc đó Sylvie chỉ mới được tám tuổi.
Trong suốt mấy chục năm ca hát, Sylvie Vartan luôn hát bài La Maritza, một bài ca về quê hương Bulgarie của mình, hát khắp nơi trên thế giới, gói trọn tâm tình mình trong đó, nói về nguyên nhân mình đã phải bỏ nước đi tìm tự do.  Năm 1990, khi Bulgarie không còn chế độ cộng sản, Sylvie trở về nước, nơi mà cô chưa hề quay lại sau khi lưu lạc sang Pháp tỵ nạn cùng gia đình. Sylvie trở về thủ đô Sofia trình diễn. Khi đứng trên sân khấu trước các khán giả Bulgarie, trước khi hát bài hát này, Sylvie Vartan đã chân thành phát biểu bằng tiếng Bulgarie rằng cô mong là thế hệ trẻ hôm nay và các thế hệ tương lai sẽ tìm thấy hạnh phúc với dân chủ và tự do. Cô làm xúc động bao con tim và được khán giả vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.
Thật đáng khâm phục! Một cô bé rời xa xứ sở lúc tuổi còn ấu thơ, rồi khi lớn lên, đem tiếng hát của mình, đem tâm sự của mình truyền đi khắp thế giới, nói về lý do mình phải ra đi. Trong suốt cuộc đời ca hát, dù đã thành công tột đỉnh trên xứ người, cô bé ấy vẫn không quên nguồn cội của mình, không quên nguyên do khiến mình phải rời xa quê hương, và chưa một lần trở lại. Chỉ đến khi đất nước không còn bóng dáng cộng sản, cô bé ấy mới về nước, đứng nói với đồng bào của mình, nói bằng ngôn ngữ của xứ sở mà mình đã sinh ra, chúc mừng họ đã có được tự do, dân chủ.
Hiện nay chúng ta đã có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ từng bỏ xứ đi tìm tự do nay về nước trình diễn, có người sống hẳn ở Việt Nam, nhưng chắc một điều là không ai dám đứng trên sân khấu chúc đồng bào mình đã tìm thấy được hạnh phúc, tự do và dân chủ dưới chế độ CS hiện thời.
Trần Việt Trình

Gửi thêm lời bài ca và Youtube giọng hát Ngọc Lan (Việt và Pháp)
Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza – Lời Việt: Vũ Xuân Hùng)




Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn
Đã ru tôi trọn ngày thơ ấu
Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ ...

Những thân yêu trong mười năm bé dại
Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ
Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi
Riêng còn sót một giọng hát thôi
Ngày mới lớn ...

(La ... la ... la ...)

Những con chim bên dòng sông êm đềm
Hát cho nghe bài ca phiêu lãng
Rất thơ ngây nào tôi biết gì
Khi chợt thấy người ngồi lắng nghe
Thật say đắm ...

Đến khi đêm đen dần buông xuống rồi
Những chim kia cùng nhau cất cánh
Đến phương xa hồng tươi hy vọng
Gia đình cũng về thành phố xưa
Đầy ánh sáng ...
Bản nhạc La Maritza do chính Sylvie Vartan hát, để quý vị nghe, đọc lời tiếng Pháp hay tiếng Anh,  và thấu hiểu tâm trạng người xa quê nay quy cố hương...
La Maritza, Sylvie Vartan hát tiếng Pháp



La Maritza, tiếng Anh
The Maritza is my river
Like the Seine is yours
But there is no one but my father
Now, who remembers that
Sometimes...

From my first ten years
There is nothing more left
Not the most poor doll
plus rien qu'un petit refrain
Nothing more than a small chorus
From the past...

All the birds from my river
Sang to us the freedom
Me, i didn't scarcely understand
But my father knew him
Listen...

When the horizon became too dark
All the birds were gone
On the path of hope
And we have followed them
To Paris...

Spoken: 
From my first ten years
There is nothing more left, nothing
Sung: And yet, with the closed eyes
Me, i hear my father singing
ce refrain...
This chorus...

La Maritza, tiếng Anh
The Maritza is my river
Like the Seine is yours
But there is no one but my father
Now, who remembers that
Sometimes...

From my first ten years
There is nothing more left
Not the most poor doll
plus rien qu'un petit refrain
Nothing more than a small chorus
From the past...

All the birds from my river
Sang to us the freedom
Me, i didn't scarcely understand
But my father knew him
Listen...

When the horizon became too dark
All the birds were gone
On the path of hope
And we have followed them
To Paris...

Spoken: From my first ten years
There is nothing more left, nothing
Sung: And yet, with the closed eyes
Me, i hear my father singing
ce refrain...
This chorus...