Sunday, 6 April 2014

ĐƯỜNG VÕ THỊ SÁU (GIA ĐỊNH) ĐƯỢC ĐỔI THÀNH ĐẠI LỘ LÊ VĂN DUYỆT NHƯ TRƯỚC NĂM 1975

Chờ cho đến 40 năm sau , các đỉnh cao mới " biết " được đức Tả Quân Lê văn Duyệt là người có công lớn trong việc khai phá miền Nam và việc "bọn Ngụy" đã lấy tên Ông đặt cho con đường chạy ngang trước lăng mộ Ông (mà người Saigon quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu) là đúng , thì thật tội nghiệp cho một đại công thần, cho nên ngày 01/04/2014 UBNDTP đã ra quyết định đặt lại tên đường "như cũ", nghiã là bắt chước y chang hồi trước 75 !

Ôi thật là một quyết định "sáng tạo " làm sao ! 

Theo Quyết định số UB 1906/1975 của UBNDTP, ký ngày 1/4/2014, nay đổi tên đường Võ Thị Sáu (Gia Định), đoạn từ Ngã Tư Trần Quang Khải/ Đinh tiên Hoàng đến Phạm Đăng Lưu, thành Đại lộ Lê Văn Duyệt, như tên cũ trước năm 1975.

Các đỉnh cao khi vừa đặt chân đến miền Nam đã lo xoá hết " tàn tích " cuả nhà Nguyễn để lại , gạch bỏ hết tên các chuá , ngay như chúa Nguyễn Phúc Tần ( Hiền Vương ) là một vị chúa nhân từ , không ham mê nữ sắc lại có tài thao lược , chúa rất nổi tiếng với trận hải chiến đánh thắng thủy binh Hà Lan trên sông Gianh năm 1644 . Nay tên ông mà chính phủ VNCH đã đem đặt cho con đường nối giữa Đakao với Saigon , dép râu đã không ngần ngại xoá đi rồi đem tên một cô nhóc Võ thị Sáu nào mà người  miền Nam chả ai biết tới , đặt vào để thay thế ! 

Từ vua , quan cho đến công thần nhà Nguyễn , ngay cả các vị vua yêu nước , chống Pháp như vua Hàm Nghi  , vua Duy Tân , vua Thành Thái cũng không chừa . Con đường mang tên Nguyễn Hoàng vị chúa đầu tiên vào khai phá Đàng Trong cũng bị đổi thành Trần Phú , một đảng viên cs .
 
May thay vài năm gần đây nhờ vài vị thức giả nhắc đến công ơn khai phá miền Nam cuả các chúa Nguyễn mà dần dần các đỉnh cao Bắc Pó mới từ từ " nhận ra " rằng mình có hơi ... vô ơn bội nghiã khi ngồi chễm chệ trên đất đai trù phú cuả miền Nam , ăn cá tôm , cua ghẹ ngon ngọt cuả sông ngòi kinh rạch miền Nam , hít thở không khí tươi mát ngọt mùi xoài cát , sầu riêng cuả miền Nam mà lòng chẳng hề có chút thắc mắc tự hỏi , AI đã ra công mở mang xây đắp bờ cõi này ? Vậy có phải dép râu là người ăn quả mà chẳng biết nhớ ơn kẻ trồng câyhay không ?

Lịch sử phải được xét bằng thái độ khách quan , công bằng . Công ơn khai phá miền Nam cuả các chúa Nguyễn phải được lịch sử công nhận . Đừng vin vào những sai trái , bạo ngược cuả Nguyễn Ánh đối với nhà Tây Sơn hay thái độ ươn hèn cuả các vị vua bù nhìn sau này mà xoá bỏ hết công lao to lớn cuà các chúa Nguyễn trong công cuộc khai phá và xây dựng một vùng đất trù phú ở phiá Nam chạy dài đến Cà Mau như hôm nay .   

Thật tủi buồn cho lịch sử VN hiện đại . Một " anh hùng ' giả mạo như Lê văn Tám , đặt ra để lừa gạt người dân mà vẫn dùng để đặt tên cho các trường học ở VN , thì còn cái dối trá nào kinh tởm hơn nữa không ???
Bao giờ thì dép râu " thấy " là nên trả lại tên Saigon cho Sài Gòn đây ? Và các con đường quen thuộc lịch sự ngày xưa cuả Saigon , bao giờ chúng nó được gọi trở lại bằng tên cũ là Tự Do , Độc Lập và Công Lý ?

HY


TIN VUI: ĐƯỜNG VÕ THỊ SÁU (GIA ĐỊNH) ĐƯỢC ĐỔI THÀNH ĐẠI LỘ LÊ VĂN DUYỆT NHƯ TRƯỚC NĂM 1975
(By Dân Trí, 12hours, 45minutes ago)

Theo Quyết định số UB 1906/1975 của UBNDTP, ký ngày 1/4/2014, nay đổi tên đường Võ Thị Sáu (Gia Định), đoạn từ Ngã Tư Trần Quang Khải/ Đinh tiên Hoàng đến Phạm Đăng Lưu, thành Đại lộ Lê Văn Duyệt, nhưtên cũ trước năm 1975.

Lý do đưa ra là vì vị trí quan trọng, có tính chất lịch sử, văn hóa lâu đời của vùng đất Gia định, Bà Chiểu. Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt là người có công khai phá, xây dựng miền Nam, từ Phan Thiết cho đến tận Cà mau, Kiên Giang, trong đó có đất Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn. Lấy lại tên Lê Văn Duyệt là nhằm công nhận sự thật lịch sử và vinh danh công đức của Ngài, và cũng để thu hút du khách ngoại quốc, người Việt ởtrong nước và nước ngoài, đến thăm hai di tích nổi tiếng của Gia định: Chợ Bà Chiều, và Lăng Ông.

Ngoài ra, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố cũng vừa kiến nghị lên Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, đổi tên trường trung học Võ Thị Sáu, nằm ngay trên Đại Lộ Lê Văn Duyệt, thành Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt, như tên gọi trước năm 1975.

Nếu được chấp thuận, đây sẽ là ngôi trường nữ đầu tiên của cả nước sau năm 1975. Kiến nghị này được đông đảo quần chúng, các nhà hoạt động giáo dục và xã hội, các phụ huynh và học sinh ủng hộ Theo họ, các trường trung học nam, nữ riêng biệt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình đạođức, văn hóa và trật tự nơi học đường và ngoài xã hội.