Sunday 4 May 2014

60 năm sau, nhìn lại trận chiến Điện Biên Phủ - Nhữ Đình Hùng



Bối-cảnh lịch-sử.

Vào đầu thế-kỷ XIX, đế-quốc Pháp đã thành-công trong việc đặt Việt-Nam và hai nước Cao-Miên và Lào dưới sự quản-trị của Pháp trong Liên-Hiệp-Pháp. Cao-Miên, Lào, Bắc-Kỳ (Tonkin), Trung-Kỳ (Annam) đặt dưới chế-độ bảo-hộ trong khi Nam-Kỳ (Cochinchine) là thuộc-địa của Pháp, tất cả họp thành liên-hiệp Đông Dương

Trong thời-kỳ đệ nhị thế-chiến, Pháp đã bị Đức đánh bại, phải ký hiệp-ước đình-chiến vào năm 1940 và không còn sức để cung-cấp người và võ- khí cho Đông Dương nữa. Cùng lúc, Nhật làm áp-lực đòi Pháp phải nhượng-bộ để quân-đội Nhật có căn-cứ trên lãnh-thổ Đông Dương, ngươc lại, Nhật cam-kết tôn-trọng quyền-lợi Pháp ở đây. Ngày mùng chín tháng ba năm 1945, Nhật thình-lình tấn-công các căn-cứ Pháp, lật đổ chánh- quyền thuộc-địa Pháp ở Việt-Nam và trao trả độc-lập cho Việt-Nam dưới quyền lãnh-đạo của Hoàng-Đế Bảo-Đại, đồng thời thống-nhất  ba miền Bắc-Kỳ, Trung-Kỳ và Nam-Kỳ, tái-lập lại nước Việt-Nam. Vài tháng sau đó, Nhật thất trận. Thừa cơ-hội đó, một tập-hợp nhiều tổ-chức tranh-đấu (gồm các đảng phái quốc-gia và những nhóm theo cộng-sản)  mang tên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, viết tắt là Việt Minh, tuyên bố độc lập.

Nhờ ở thủ-đoạn và kỹ-thuật tuyên-truyền, Nguyễn Sinh Cung (được biết dưới nhiều tên khác nhau như Lý Thụy, Nguyễn Tất Thành. nhưng tên được biết đến nhiều nhất là Hồ Chí Minh), một cán-bộ của cộng-sản quốc-tế, đã nắm được quyền lãnh-đạo Việt-Minh. Tổ-chức này đã cướp chánh-quyền ở Bắc-Kỳ và Nam-Kỳ và tại Trung-Kỳ, đã thành-công trong việc thuyết-phục Hoàng-Đế Bảo-Đại thoái-vị và giao ấn, kiếm lại cho Việt-Minh.

Sau khi thất-trận, lực-lượng Nhật-Bản ở Việt-Nam bị giải-giới và việc giải-giới này do Trung-Hoa và Anh đảm-nhiêm. Việt-Nam được chia làm hai vùng giải-giới, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc do Trung-Hoa, từ vĩ-tuyến 16 vào Nam do Anh.  Trước khi bị giải giới,Nhật đã ngầm giao cho Việt-Minh các vũ-khí của Pháp mà họ có được sau cuộc binh biến mùng chín tháng ba năm 1945. Pháp theo chân Anh trở lại miền Nam Việt Nam và tìm cách thương-thuyết với Việt-Minh.Tại miền Bắc, Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng có vẻ mạnh thế nhờ việc lực-lượng Trung-Hoa giải-giới Nhật, lúc đó, Trung-Hoa đặt dưới sự lãnh-đạo của Tưởng Giới Thạch, thủ-lãnh của Trung-Hoa Quốc-Dân-Đảng. Năm 1946, Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng đã tổ-chức trọng-thể lễ tưởng-niệm cuộc nổi dậy ở Yên Bái, điều này khiến Hồ Chí Minh e ngại. Vì thế, một mặt Hồ Chí Minh tìm cách mua chuộc tướng Lư Hán, thủ lãnh lực-lượng Trung-Hoa lo việc giải giới Nhật, mặt khác, Hồ Chí Minh chấp- nhận việc Pháp trở lại Bắc Việt-Nam để làm đối trọng với lực-lượng Trung-Hoa. Hồ Chí Minh còn đi xa hơn bằng cách ký các thoả-hiệp với Sainteny và tạm ước (modus vivendi) với bộ-trưởng thuộc-địa Pháp Moutet, việc này không được các thành-viên trong Việt-Minh đồng-ý.  Các lực-lượng Việt-Minh tiếp-tục có những đụng độ với Pháp ngày 20 tháng mười một 1946, do một khiêu-khích từ phiá Việt Minh, hạm đội Pháp bắn phá Hải-Phòng. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Việt Minh mở cuộc tổng công-kich các nơi đồn trú của Pháp và cả vào khu cư dân Pháp ở Hà-Nội. Nhưng cuộc tổng công-kích không thành-công, Hồ Chí Minh và lực-lượng Việt-Minh rút vào chiến-khu. Từ 1946 đến 1949, lực-lượng Việt-Minh không có những hoạt-động đáng kể, nhưng sau khi Mao Trạch Đông chiếm được lục-địa, Việt-Minh đã có những hoạt-động ngày càng mạnh hơn nhờ nhận được viện-trợ tài-chánh và vũ-khí và cả về nhân-lực Từ 1949 đến 1952, giao-tranh giữa Pháp và Việt-Minh ở trong tình-trạng ngang ngửa. Với tướng De Lattre làm toàn quyền Đông Dương, lực-lượng Pháp có vẻ khởi sắc nhất là sau trện Vĩnh Yên, lực lượng Việt Minh bị thiệt-hại nặng. Nhưng sau De Lattre, tướng Salan chỉ có thể bảo-đảm được những vùng hữu-ích: tình hình miền Nam-Kỳ được coi là yên-tĩnh, tình hình  Trung-Kỳ có hoạt động của Việt Minh đáng kể nhưng ở Bắc-Kỳ, lực-lượng Pháp bị áp-lực mạnh.Điều này cũng dễ hiểu vì Việt-Minh nhận được dễ dàng các vũ-khí, đạn dược và các tiếp-liệu khác xuyên qua biên-giới Việt-Hoa, trong những vùng do họ kiểm soát.Các trang-bị quân-sự này còn tốt hơn của Pháp vì đó là những trang bị của Mỹ cho quân-đội Tưởng-Giới-Thạch bị cộng-sản Trung -Hoa tịch thu hoặc là chiến-lợi-phẩm từ chiến-trường Cao-Ly.!  Cùng lúc Việt-Minh mở rộng chiến-tranh sang Lào. Trong bối-cảnh đó, tướng Navarre đã được cử đến Đông Dương để thay thế tướng Salan.


Tương-quan lực-lượng Pháp và Việt-Minh

Đối với chánh-trị-gia Pháp, Đông Dương coi như đã mất, họ giao cho các tướng lãnh Phap nhiệm-vụ đưa nước Pháp ra khỏi cuộc chiến trong 'Danh Dự' nghĩa là tạo ra một chiến-thắng để đặt nước Pháp ở vị-thế mạnh trong một cuộc điều-đình và để bảo-đảm sự sống còn của những vương-triều thân Pháp  trước phe cộng-sản.

Bên phải : tướng Navarre, tư-lệnh lực-lượng viễn chinh Pháp ở viễn đông

Để làm điều này, tướng Navarre nghĩ đến việc thành-lập quân-đội quốc-gia Việt-Nam, Lào và Cao-Miên, những quân-đội này sẽ lo việc phòng-vệ lãnh-thổ, cho phép Pháp tập-trung các lực-lượng tinh-nhuệ chống lại quân chính-qui của Việt-Minh.

Navarre cũng nghĩ đến việc cầm chân quân Việt Minh, không cho mở rộng chiến-tranh sang Lào. Đây là việc lập lại kinh-nghiệm đã có ở Nà Sản vào năm 1952 trong trận đánh kéo dài từ 23 tháng mười một tới 02 tháng mười hai Đây là một căn-cứ 'không địa' (aéroterrestre) với sự tiếp-vận hoàn-toàn bằng phi-cơ, để tấn-công, Việt-Minh đã phải tập -trung một quân-số lớn và đã phải chịu thiệt-hại nặng nề! 


Địa-điểm lựa chọn là Điện Biên Phủ, nhằm chặn đường tiến quân của Việt-Minh sang Lào. Đây là một địa-điểm nằm trong tỉnh Lai-Châu, cạnh biên-giới Lào, là một lòng chảo dài khoảng 16 cây số, rộng khoảng sáu cây số, có dòng sông Nam Youm chảy qua theo hướng bắc nam, có tỉnh lộ 41, có một phi-trường nhỏ do quân-đội Nhật làm ra trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, chung quanh thung lũng là đồi núi trải dài cả trăm cây số. Cư dân trong vùng là người thiểu số Thái, thân Pháp. Bất lợi là Điện Biên Phủ ở quá xa, cách Hà Nội 300 cây số về phiá tây.Tại Điện Biên Phủ, có một đơn-vị Việt Minh hiện-diện.



                                                         
Bản đồ Điện Biên Phủ 


Ý-kiến chọn Điện Biên Phủ làm căn-cứ là do tướng Cogny đề ra và được tướng Navarre chấp-thuận. Cần ghi nhận là ý kiến này cũng bị một số sĩ-quan cao-cấp chống đối trong số có đại-tá Jean-Louis Nicot, tư-lệnh không-đoàn vận-tải nhưng các ý-kiến chống-đối đều bị Navarre bác bỏ trong phiên họp tham-mưu ngày 17 tháng 11 năm 1953. Cuộc hành-quân được ấn-định vào ba ngày sau đó với danh hiệu chiến-dịch Castor.

Chiến-dịch Castor là một chiến-dịch không-vận, có mục-tiêu thiết-lập một vòng đai trong vùng Điện Biên Phủ, trong một vùng đặt dưới sự kiểm-soát của Việt-Minh. Ý-định của giới chức quân-sự Pháp là cắt đứt việc đi lại giữa Lào và Việt-Minh nhằm buộc Việt Minh phải giải-toả bằng một lực- lượng quân-số lớn để có thể bị tổn-thất nặng như trường-hợp Nà Sản.
Chiến-dịch Castor được đặt dưới quyền tướng Jean Marcellin Gilles và khởi sự vào ngày 20.11.1953 lúc 10giờ 30 và đã kéo dài trong hai ngày.


 
Thả dù quân Pháp xuống Điện Biên Phủ


Trong ngày 20.11 đã có hai đợt nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một đợt vào buổi sáng và một đợt vào buổi chiều. Lực-lượng được tung vào trận địa vào buổi sáng là tiểu đoàn 6 dù thuộc-địa (6èBPC) do thiếu tá Marcel Bigeard chỉ-huy và tiểu đoàn hai nhảy dù thuộc trung-đoàn 1 khinh-binh dù (régiment de chasseurs parachutistes) dưới quyền điều khiển của thiếu-tá Jean Bréchignac. Lực-lượng dù được vận-chuyển bằng 65 phi-cơ C-47 Skytrain/Dakota và 12 C-119 Flying Boxcar.

alt

nhảy dù xuống Điện Biên Phủ

      
 

sơ-đồ bố-trí quân Pháp ngày 22 tháng mười một 1953 ở Điện Biên Phủ

Mục-tiêu của đợt đổ quân ngày đầu là chiếm phi-trường địa-phương do lực-lượng Nhật xây dựng trong thời đệ-nhị thế-chiến. Ngoài lực-lượng dù, còn có đơn vị công-binh thuộc trung-đoàn 17 công-binh, có nhiệm vụ tái lập-hoạt động của phi-trường và ban  tham-mưu của nhóm không-vận một (GAP1). trong buổi chiều là việc thả dù tiểu-đoàn 1 nhảy dù thuộc-địa (1 BPC), các đơn-vị thuộc trung-đoàn 35 pháo binh nhẹ dù (35è RALP) và các đơn-vị yểm-trợ tiếp-liệu. 

Ngày 21.11.1953, đến lượt nhóm không-vận 2 (GAP2) gồm bộ tham mưu và tiểu đoàn tổng hành dinh của tướng Jean Gilles, tiểu đoàn một nhảy dù ngoại-quốc (BEP), tiểu đoàn 8 nhảy dù xung-kích (8BPC) và các đơn-vị yểm-trợ khác.

Ngày 22.11.1953, toán quân dù cuối cùng được thả xuống Điện Biên Phủ. Đó là tiểu đoàn 5 nhảy dù người Việt (5 BPVN). Trong toán này có sự hiện diện của nữ ký giả Brigitte Friang, một kháng-chiến-quân  bị Gestapo Đức bắt vào năm 1943 và đày vào trại tập-trung Ravensbrück. Bà vừa có bằng dù và được tướng Navarre đặc biệt cho tháp-tùng lực lượng nhảy xuống Điện Biên Phủ.


Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 2
Hình dưới: tuần tiễu của tiểu đoàn 8 nhảy dù xung-kích ở Điện Biên Phủ.

Tính chung, lực lượng dù đổ xuống Điện Biên Phủ trong chiến-dịch Castor lên đến 4155 binh-sĩ, theo đúng giờ giấc và đạt được các mục-tiêu đã định. Cuộc nhảy dù cũng đã gặp sự kháng-cự của một đơn-vị địch hiện-diện ở đây thuộc trung-đoàn 148 thuộc lực-lượng chính-quy của Việt Minh. Đơn-vị này bị thiệt-hại nặng phải rút lui, quân Pháp chiếm được làng và phi trường.

Các đơn vị công-binh thực-hiện các công-tác sửa chữa lại phi-đạo, thiết-lập và củng-cố các công-sự phòng-thủ. Cuối tháng mười một năm 1953, sáu tiểu đoàn dù được gởi thêm đến để tăng cường lực-lượng phòng-thủ, ngoài ra còn có thêm pháo-đội Lào với 8 trọng-pháo 105 ly và đại đội ngoại-quốc súng cối nặng (1CEPLM).

Đến ngày 12.12.1953, đại tá Christian de Castries được chỉ-định để thay thế tướng Gilles, trung-tá Pierre Langlais là phụ tá cho đại-tá de Castries, đại-tá Charles Piroth  coi lực lượng pháo-binh gồm sáu khẩu pháo 105 ly và ba khẩu pháo 120 ly, được dàn trải trên các đồi chung quanh căn cứ để bảo-vệ phi-trường


Trước việc Pháp chiếm Điện Biên Phủ, quân Việt-Minh đả có phản-ứng. Các sư-đoàn 304, 308,312 và 316 cũng như sư-đoàn pháo-binh /công-binh 351 được tập-trung về Điện BiênPhủ kể từ ngày 23.11.1953. Cho đến ngày 27.11.1953, việc bao vây cứ-điểm Điện Biên Phủ coi như hoàn-tất. Cho đến tháng ba năm 1954, Việt-Minh đã tập-trung ở Điện Biên Phủ khoảng 50.000 quân. Nếu kể cả các lực-lượng tăng-viện và  tiếp-liệu, quân-số Việt-Minh  ước-lượng lên tới 80.000 người.

Kể từ cuối tháng hai 1954, bộ tư-lệnh Pháp ở Đông Dương có được các tin tức về sự hiện-diện của các đại đơn-vị của Việt Minh. Các biện pháp được nghĩ đến là, hoặc di-tản căn-cứ sang Lào hoặc thành-lập một lực-lượng tiếp-viện. Nhưng, giới chỉ-huy quân-sự Pháp mong muốn có ‘trận đánh sau cùng’ để giáng một nhát đòn quyết- định vào quân- địch. Nếu như phiá Pháp đánh giá thấp đối-thủ là vì từ 25 tháng giêng 1954, lực-lượng Việt-Minh đã mở các cuộc tấn-công bộ-binh vào Điện Biên Phủ nhưng bị thất-bại vì thiếu yểm-trợ pháo-binh. Việt-Minh chờ các tăng-viện về pháo-binh trong khi Pháp nghĩ các đơn vị pháo-binh địch không thể di-chuyển đến được vì địa-thế hiểm trở.


Trước khi mở cuộc tấn-công vào Điện Biên Phủ, Việt Minh đã tập hợp được các đơn-vị sau đây :

 *Sư-đoàn  304 gồm các trung-đoàn 9 và 57. Trung-đoàn 9 có ba tiểu-đoàn 353, 375 và 400 ; trung-đoàn 57 có ba tiểu-đoàn 265 , 246 và 418.


 *Sư-đoàn 308 gồm ba trung-đoàn 36 (với các tiểu-đoàn 80, 84, và 89) ; trung-đoàn 88 (với ba tiểu-đoàn 22, 29 và 322) và trung-đoàn 102 (với các tiểu-đoàn 18, 59 và 79).


 *Sư-đoàn 312 gồm trung-đoàn 141 (với các tiểu-đoàn 11, 16, và 428), trung-đoàn 165 (với các tiểu-đoàn 115, 542, và 564) và trung-đoàn với các tiểu-đoàn 130, 154 và 166)


 *Sư-đoàn 316 với các trung-đoàn 98 (gồm tiểu-đoàn 215 , 439, và 938)


 *Sư-đoàn pháo-binh/ công-binh 351 gồm có trung-đoàn pháo 45 gồm tiểu-đoàn 632 và tiểu đoàn 954, gồm 12 khẩu trọng-pháo 105 mm loại M101/M101A1 cho mỗi tiểu đoàn ; trung-đoàn pháo 675 với 20 súng cối 75mm ‘Type 41’ và 16 súng cối 120mm M1938, trung đoàn pháo phòng không 367 với hai tiểu-đoàn phòng-không, mỗi tiểu-đoàn có 12 đại bác phòng không 37mm M1939.


Việc tiếp-tế cho Việt-Minh đến từ Trung-Hoa, xuyên qua Lào đến căn cứ Tuần Giáo  bằng xe vận-tải và từ đó đến Điện Biên Phủ việc chuyển-vận do 75000 dân-công thực-hiện, mỗi người khuân vác 25 kí lô, mỗi ngày đi từ 15 đến 25  cây-số tuỳ theo địa-thế, nếu vận-chuyển bằng xe đạp Renault, khoảng đường đi có thể dài hơn hoặc chở nặng hơn, từ 75 đến 100 ki-lô.


Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 10


Dân-công chuyển-vận tiếp-liệu cho Việt-Minh

  Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 7                                                                 
 Bộ chỉ-huy Việt-Minh trong trận đánh Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải: Pham Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.  
Về phiá Pháp, trước khi Việt-Minh mở trận tấn-công vào Điện Biên Phủ vào ngày 13.03.1954, lực-lượng Pháp đóng tại căn-cứ này lên đến 10.814 người, trong số đó có 2969 lính lê-dương người ngoại-quốc.

Lực-lượng Pháp được  phân-bố như sau : 


**Bộ chỉ-huy hành-quân Đông-Bắc (PC-GONO) dưới quyền chỉ-huy của đại-tá Christian de Castrie gồm :
*nhóm (lực-lượng) lưu- động 6 (GM6) do trung-tá André Lalande chỉ-huy gồm các tiểu-đoàn 3/3 REI, 1/1 RTA và 5/7 RTA
*nhóm lưu-động 9 (GM9) do trung-tá Jules Gaucher chỉ-huy gồm các tiểu-đoàn 1/13 DBLE, 3/3 DBLE, ½ REI, 3/3 RTA.
*nhóm không-vận 2 (GAP 2) dưới quyền trung-tá Pierre Langlais gồm các tiểu đoàn 1 BEP,  8 BPC, 5 BPVN.


* Pháo binh dưới quyền đại-tá Charles Piroth gồm có tiểu đoàn 2/4 RAC, 3/10 RAC, 11/4/4 RAC, 1 GAACEAO,1 CMMLE,2 CMMLE,1 CEPML
**Lực lượng phòng thủ bộ binh :
*tiểu-đoàn 1/13 DBLE  dưới quyền thiếu-tá de Brinon :thiếu tá Robert Coutant phòng thủ cứ điểm Claudine.
*tiểu đoàn 3/13 DBLE, dưới quyền thiếu tá Paul Pégot, phòng-thủ cứ điểm Béatrice
*tiểu-đoàn 1/2 REI dưới quyền thiếu-tá Clémençon, phòng-thủ cứ-điểm Hughette
*tiểu-đoàn 3/3 REI thiếu tá Henri Grand d’Esnon, phòng thủ cứ điểm Isabelle
*tiểu đoàn 2/1 RTA dưới quyền đại úy Pierre Jeancenelle,phòng thủ cứ điểm Isabelle
*tiểu-đoàn 3/3 RTA dưới quyền đại úy Jean Garandeau, phòng thủ cứ điểm Dominique
*tiểu-đoàn 5/7 RTA, dưới quyền thiếu tá Roland de Mecquenem,phòng thủ cứ điểm Gabrielle
*tiểu-đoàn 1/4 RTM, dưới quyền thiếu-tá Jean Nicolas,phòng thủ cứ điểm Eliane
*tiểu-đoàn 2 người Thái BT2 dưới quyền thiếu-tá Maurice Chenel, phòng thủ cứ điểm Eliane.
*tiểu-đoàn 3 người Thái BT3 dưới quyền thiếu tá Léopold Thimonnier, phòng thủ cứ điểm Anne-Marie.
** lực-lượng thiết-giáp  gồm 10 chiến-xa M24 Chaffee thuộc đại-đội 3 trung đoàn 1 kị binh (3/1 RCC) dưới quyền đại úy Yves Hervouët phòng thủ các cứ điểm Claudine và Isabelle.

** Pháo-binh gồm có:

*tiểu-đoàn 2 trung-đoàn 4 pháo-binh thuộc-địa '2/4 RAC gồm 12 khẩu M101A1 Howitzer 108mm dưới quyền thiếu-tá Guy Knecht ở cứ điểm Dominique.
*tiểu-đoàn 3 trung-đoàn 10 pháo-binh thuộc-địa '3/10 RAC gồm 12 khẩu M101A1 Howitzer 105mm dưới quyền thiếu-tá Alliou phòng thủ cứ điểm Isabelle và Claudine.
*đại-đội 11 thuộc tiểu-đoàn 4/trung-đoàn 4 pháo-binh thuộc-địa (11/4/4 RAC) gồm 4 khẩu M114 Howitzer 155mm dưới quyền đại-úy Déal, phòng-thủ căn-cứ Claudine.
*tiểu-đoàn 1 phòng-không pháo-binh thuộc-địa ở Viễn-Đông (1 GAACEO) dưới quyền trung-úy Paul Redon gồm 3 đại-liên M2  12,7 mm
*đại-đội 1 súng cối hỗn-hợp lê-dương ngoại-quốc (1 CMMLE) dưới quyền trung-úy René  Colcy có 8 súng cối M2 107mm phòng-thủ cứ-điểm Claudine
*đại-đội 2 súng cối hỗn-hợp lê-dương ngoại-quốc (2 CMMLE) dưới quyền trung-úy Fetter phòng-thủ cứ-điểm Gabrielle và Anne-Marie  với 8 súng cối M2 107mm
*đại-đội 1 súng cối nặng nhảy dù ngoại-quốc (1 CEPML) gồm 12 súng cối M2 107mm dưới quyền trung-úy Paul Turcy phòng-thủ cứ điểm Claudine và Dominique
** Công-binh: tiểu-đoàn 31 công-binh (31 BG) dưới quyền thiếu-tá André Sudrat.

                          

alt
Bố trí các sư-đoàn của  Việt-Minh cho việc tấn-công Điện Biên Phủ
** Quân-y:

*trạm giải-phẫu lưu-động 29 (ACM 29) dưới quyền thiếu-tá Paul Grauwin, trạm giải-phẫu lưu-đông 44 (ACM 44) dưới quyền trung-úy Jaxques Gindrey, trạm giải-phẫu dù 3 (ACP 3) dưới quyền trung-uý Louis Résillot, trạm giải-phẫu dù 5 (ACP 5) đạịuý Ernest Hantz, trạm giải-phẫu dù 6 (ACP 6) dưới quyền trung-uý Jean Vidal.


** không-quân: phi-đội 1/ phi-đoàn 22  khu-trục (1/22 Saintonge) gồm 10 phi-cơ Grumman F8T-1 Bearcat dưới quyền đại-úy Claude Payen, phi-đội 21 quan-sát pháo-binh GAOA 21 gồm các phi-cơ MoranêSaulnier MS 500 và phi-cơ trực-thăng tải-thương Sikorsky H 19 Chickasaw thuộc đại-đội 1 tải- thương nhẹ (1 CLES). Ngoài lực-lượng không-quân có tại chỗ, căn-cứ Điện Biên Phủ còn có sự yểm- trợ không quân từ Hà Nội và từ hàng-không mẫu-hạm ngoài khơi Bắc Phần nhưng các yểm-trợ này rất giới(hạn vì khoảng cách quá xa, phi-cơ không thể ở lâu trên không-phận Điện Biên Phủ (Hà Nội cách Điện Biên Phủ trên 300 cây số)


**Ngoài các lực-lượng chiến-đấu, còn những lực-lượng tiếp-liệu, truyền-tin gồm đại-đội 2 /822 BT, đại2/823BT, đại-đội truyền-tin dù 342 CPT, trung-đội 2/ đại-đội 5 sửa chữa lê-dương ngoại-quốc (2/5CRMLE), đại-đội 3 đạn dược (3 CM) và đại-đội 730 tiếp-liệu nhiên-liệu (730CR)... 


**Lực-lượng dù tham-chiến ở Điện Biên Phủ: ngoài tiểu-đoàn 1 dù ngoại-quốc (1 BEP dưới quyền thiếu-tá Maurice Guiraud), tiểu-đoàn 8 dù thuộc-địa (8 BPC dưới quyền thiếu-tá Pierre Tourret) và tiểu-đoàn 5 dù người Việt (5  BPVN dưới quyền đại-úy André Botella) đã có mặt tại chỗ, các tiểu-đoàn dù tăng-phái khi cuộc tấn-công Điện Biên Phủ đang diễn ra gồm có các tiểu-đoàn 2 BEP dưới quyền thiếu-tá Hubert Liesenfelt, 6 BPC dưới quyền thiếu-tá Marcel Bruno Bigeard, tiểu-đoàn 2/1 RCP dưới quyền thiếu tá Jean Bréchignac;


Trận chiến Điện Biên Phủ (12 tháng ba - 07 tháng năm 1954).


Căn-cứ trên địa-thế hiểm-trở của vùng xung quanh Điện Biên Phủ, Pháp không nghĩ là quân-đội Việt Minh có thể đưa các trọng-pháo lên cao-điểm, mặt khác, nghĩ rằng với phi-trường có được tại chỗ, việc tấn-công các lực-lượng Việt-Minh là điều có thể làm được. 
Trong khi đó, quân Việt-Minh, với khối lượng dân-công đông-đảo, đã cho đưa các trọng-pháo và vật-liệu nặng đến dưới hình-thức cơ phận rời, do từng toán người chuyển trên những quãng đường ngắn, và lập các căn-cứ tác-xạ trên vùng sườn  đồi núi chế-ngự Điện Biên Phủ. Các vũ-khí này do Trung-Cộng viện-trợ, phần lớn là những vũ-khí Mỹ lấy được sau cuộc tháo chạy khỏi Trung Hoa của lực- lượng Tưởng Giới Thạch vào năm 1949 và các vũ-khí lấy được trên chiến-trường Cao-Ly. Các vũ-khí này tương-đương hoặc tốt hơn vũ-khí của lực-lượng Pháp tại Điện Biên Phủ.


Trong khi chờ đợi  các lực-lượng tập-trung về Điện Biên Phủ, Việt Minh tung ra các cuộc tấn công thăm dò khả năng phòng-thủ của Pháp. Về phiá Pháp cũng có những cuộc tuần thám nhằm thu thập tin tức của đối phương. Những cuộc chạm súng này đã gây các tổn-thất nhận-sự cho cả đôi bên, nhưng về phiá Pháp, việc bổ-xung quân-số không đáng kể! Tuy nhiên, De Castries đợi sự tấn-công của quân Việt Minh với suy nghĩ sẽ làm thiệt-hại nặng cho đối-phương .


1°) Tấn-công cứ-điểm Béatrice


Quân Việt- Minh mở màn chiến-dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13 tháng ba năm 1954 vào lúc 17 giờ 15 bằng một cuộc pháo kích dữ dội vào mọi cứ-điểm phòng-thủ. . Quân-lực Pháp đồn-trú ở Điện Biên Phủ hoàn-toàn bị bất ngờ về mức độ pháo-kích này, nhất là các tác-xạ nhắm vào các vi-trí đặt bộ chỉ-huy và pháo-binh Pháp. Các biện-pháp phản pháo đều vô-hiệu. Tuyệt-vọng vì không thể phản pháo và thấy trách-nhiệm vì đã đánh giá sai khả-năng pháo-binh của Việt Minh, đại-tá Charles Piroth, chỉ-huy- trưởng pháo-binh ở Điện Biên Phủ đã tự sát ngày 15.03.1954!


Ở cứ điểm Dominique 2, các pháo-thủ của súng cối nặng 120 bị loại khỏi vòng chiến. Ở Béatrice, tiểu- đoàn 3/12 DBLE coi như bị xoá sổ vì pháo-kích dữ dội của đối-phương, đến 18g15 phút, ban chỉ-huy tiểu-đoàn bị trúng pháo; tiêu-diệt toàn ban tham-mưu và thiếu-tá tiểu-đoàn-trưởng Paul Pégot Lần lượt sau đó là ban tham-mưu của đại-đội 9 và đại-đội 11 của tiểu-đoàn 3. Sau hai giờ pháo-kích dữ dội, Việt Minh tấn-công bằng hai trung-đoàn thuộc sư-đoàn 312, căn-cứ Béatrice chỉ còn được phòng- vệ bằng hai đại-đội lính  lê-dương. Đến 3 giờ sáng ngày 14.03.1954, quân Việt-Minh làm chủ được cứ điểm Béatrice. Trong cuộc giao-tranh kéo dài vài giờ này, quân lê-dương đã có 500 người chết và mất tích, về phiá Việt-Minh, có khoảng 600 người chết và 1200 bị thương.


Sáng ngày 14.03.1954, 66 quân lê-dương của đại-đội 9 của tiểu-đoàn 3/13 DBLE thoát về được phòng-tuyến của Pháp. Quân Việt Minh trao trả 14 binh sĩ bị thương nặng trong số có trung-uý Etienne Turpin được di-tản ngay trong ngày bằng phi-cơ. Tiểu-đoàn 3/13 DBLE coi như bị xoá sổ trong vòng một đêm. Bán lữ-đoàn lê-dương  (13è DBLE) còn bị mất vị chỉ-huy-trưởng, đại-tá Jules Gaucher, và ban tham-mưu vì ban chỉ-huy bị trúng đạn pháo-kích vào lúc 19G45 trong ngày 14.03.1954! Ba phi-cơ F-8 Bearcat đã có thể rời Điện Biên Phủ vào lúc 14 giờ, sáu phi-cơ khác bị hư hỏng vì pháo-kích phải bỏ lại trên phi-đạo.Từ luc này, việc yểm-trợ không-quân cho Điện Biên Phủ đến từ các căn-cứ trong vùng vịnh Bắc Bộ, cách xa Điện Biên Phủ cả 300 cây số. Nhưng, phòng- không của Việt Minh ngày một mạnh hơn!
Chiếm được cứ-điểm Béatrice là thắng-lợi đầu tiên của quân Việt-Minh trong cuộc chiến Điện Biên Phủ.


2°) Tấn-công cứ-điểm Gabrielle.


Sau khi chiếm được cứ điểm Béatrice, quân Việt-Minh bắt đầu tấn công cứ điểm Gabrielle. Cứ-điểm này được tiểu-đoàn 5 thuộc Trung-đoàn 7 bộ-binh người Algérien (5/7 RTA), các pháo-đài của Gabrielle được coi là tốt nhất trong các cứ điểm ở Điện Biên Phủ. 


Để chuẩn-bị tấn-công, quân Việt Minh trong ngày 14.03.1954 đã cho pháo-kích liên-tiếp hai giờ sau đó, cho hai trung-đoàn thuộc sư-đoàn (đại-đoàn) 308 tấn-công nhưng đã bị lực-lượng  người algérien chặn đứng. Lực-lượng tấn-công tổn-thất nặng. Nhưng đến 4 giờ sáng ngày 15.03, một quả đạn đã trúng vào ban chỉ-huy tiểu-đoàn, thiếu-tá Roland de Mecquenem và nhiều nhân-viên ban tham-mưu bị thương nặng. Trung-đoàn 165 của Sư đoàn 312, chưa tham chiến ở Béatrice, đã được xử-dụng để thay thế cho lực-lượng của sư-đoàn 308. Lực-lượng algérien băt đầu bị tràn ngập, De Castries ra lệnh phản-công để bắt tay với tiểu-đoàn 5/7 RTA. Tiểu-đoàn 1/2 REI cung-cấp hai đại-đội, cùng lúc đó, tiểu- đoàn 5 dù người Việt ( 5 BPVN) cũng được thả xuống để tiếp cứu Gabrielle nhưng đã bị thiệt-hại nặng vì hoả-lực địch,  phải  vượt một quãng đường dài trên một cây số trên một địa-thế xa lạ để trở về căn-cứ xuất-phát.Sau đó, lực-lượng lê-dương, với yểm-trợ của chiến-xa Chaffee thuộc tiểu-đoàn 3/1 RCC đã có thể đẩy lùi nút chặn của một tiểu-đoàn Viêt Minh nhưng sau đó họ gặp nhóm quân sống sót của tiểu-đoàn 5/7 RTA rút lui từ cứ điểm Gabrielle, lực-lượng này đã chỉ kháng cự nổi đến 13giờ.  


Lực-lượng phòng-vệ Gabrielle đã chết và mất-tích khoảng 500 người, về phiá quân Việt-Minh, số tổn-thất ước-lượng 2000 người.Cuộc phản-công đã có thể có kết-quả tốt nếu khéo phối-hợp, theo các tin tức, các chỉ-huy các đơn-vị đã không còn  giữ được tình-thế, sự hoảng-sợ lan khắp các đơn-vị, các quyết-định quan-trọng phần lớn do trung-tá Paul Langlais,phụ-tá của De Castries, tư-lệnh các đơn-vị dù tại Điện Biên Phủ. Về phiá Việt Minh, sư-đoàn 308  có 1500 quân tử-trận và sư-đoàn 312 có 500 quân tử-trận trong trận đánh Gabrielle. Số bị thương lên đến nhiều ngàn người. Sau trận đánh chiếm Gabrielle, tình-hình tạm lắng đọng, Việt Minh chờ bổ-xung quân-số.


3°) Mất cứ-điểm  Anne-Marie ngày 17 tháng 03 năm 1954


Cứ-điểm này do tiểu-đoàn 3 người Thái (BT 3) đảm-trách nhiệm-vụ phòng-thủ nhưng mất tinh-thần trước việc Béatrice và Gabrielle bị thất-thủ, các lính Thái tự động tan hàng, phần lính Thái và lính lê-dương còn lại (2 CMMLE) đành phải bỏ vị-trí vào sáng ngày 17.03


4°) Khủng-hoảng trong bộ chỉ-huy Pháp tại Điện Biên Phủ

Từ ngày 17 tháng 03 đến ngày 30 tháng ba 1954, tình-hình tại Điện Biên Phủ tương-đối lắng dịu, trước đó ngày 16.03, tiểu-đoàn dù 6 BPV do thiếu tá Marcel Bigeard đã  nhảy dù xuống Điện Biên Phủ để tăng-cường cho lực-lượng ở đây. Trong khi đó, quân Việt Minh cũng được bổ-xung quân-số cũng như  cho đào các giao thông hào nhằm tiến sát tới các vị-trí của Pháp. Phiá Pháp cũng cho đào sâu thêm giao-thông-hào để phòng-ngự.Trong thời kỳ tương- đối yên-tĩnh này, bộ chỉ-huy Pháp tại Điện Biên Phủ gặp cuộc khủng-hoảng về chỉ-.huy.Một số ít sĩ-quan theo De Castrie nhưng đa-số theo Pierre Langlais, phụ-tá của De Castries.
Sau cùng, De Castries trên nguyên-tắc giữ quyền điều-khiển nhưng chỉ lo việc liên-lạc với bộ chỉ-huy ở Hà- Nội, còn việc chỉ- huy thực-tế thuộc về Langlais ; Bigeard chỉ-huy lực-lượng không-vận


Ban tham mưu c ủa PC-GONO. Từ trái sang phải thiếu tá Maurice Guirad( 1BEP), đ ại-uý André Botella (5 BPVN), thiếu-tá Bigeard (6 BPC), đại-uý Tourret  (8 BPC), trung-tá Langlais, chỉ huy trưởng nhóm không-vận 2 t ại Điên Biên Phủ và thiếu tá de Séguin-Pazzis, tham mưu trưởng.

Vấn-đề tiếp-tế Điện Biên Phủ ngày càng khó khăn vì phòng-không của Việt Minh, do đó ngày 28.03, Bigeard mở cuộc hành-quân nhằm tiêu-diệt các khẩu phòng-không của địch. Lực- lượng tung vào cuộc chiến có tiểu-đoàn 6 dù (6 BPC), tiểu đoàn 8 dù xung- kích (8BPC) và tiểu-đoàn 1 dù ngoại- quốc (1BEP). Cuộc tấn-công hoàn-toàn thành-công, hơn 350 quân Việt Minh bị chết, nhiều pháo phòng không bị phá huỷ, trong khi đó lực-lượng Pháp chỉ thiệt hại có 20 người. Sự thành-công trong cuộc đột-kích này đã làm ‘lên tinh-thần’ lực-lượng Pháp tại Điện Biên Phủ! Nhưng, quân Việt Minh cũng tăng thêm sự phòng-vệ.

5°)Quân Việt-Minh tấn-công các cứ điểm Eliane và Dominique từ 30.03 đến 05.04.1954.

Đây là một cuộc tấn-công ào ạt của bộ-binh Việt Minh nhằm xuyên thủng tuyến phòng-thủ chính của Pháp tại Điện Biên Phủ, đặc-biệt nhắm vào hai cứ-điểm Eliane và Dominique. Eliane được phòng-thủ với các tiểu-đoàn 1/4 RTM, 2è BT, 1 BEP, 4 BPC trong khi Dominique được phòng-thủ với các tiểu-đoàn 8 BPC, 3/3 RTA, 5 BPVN, 2 CMMLE, 2/4 RAC,1CEPML. Lực-lượng phòng-thủ tại hai cứ-điểm này như thế  là một lực-lượng hỗn-hợp gồm các lực-lượng dù thuộc-địa, dù Việt Nam, lính Thái, lính lê-dương, lính người xứ Maroc và Algérie. Quân Việt Minh tấn-công đúng theo bài bản ‘tiền pháo, hậu xung’. Vào 19 giờ ngày 30.04.1954,sau một cuộc pháo-kích dữ dội, sư-đoàn 312 mở cuộc tấn-công tràn ngập các điểm phòng-thủ Dominique 1 và Dominique 2 ; tại điểm phòng-thủ Dominique 3, trọng pháo Pháp phải hạ nòng bắn thẳng vào lực-lượng thuộc sư-đoàn 312 tấn-công vào ban chỉ-huy  GONO, pháo-binh phòng-thủ phi-trường dùng cả cao-xạ để bắn vào quân tấn-công. Trước sự kháng-cự dữ dội của lực-lượng phòng-thủ, quân Việt Minh bị chận đứng và phải rút lui sau đó.

      Diễn biến Chiến thắng Điện Biên  Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 14
     Quân Việt Minh thuộc sư đoàn 312 tấn công cứ điểm Dominique ngày 30.03.1954 dưới sự yểm trợ pháo-binh.

Tại cứ-điểm Eliane, tình-hình cũng tương-tự. Sư-đoàn 316 chiếm được điểm phòng-thủ Eliane 1 do tiểu-đoàn 1/3 RTM phòng-thủ, sau 4 giờ chống trả dữ dội, quân phòng-thủ sống sót rút được về điểm phòng-thủ Eliane 2 do tiểu-đoàn 1 BEP trách-nhiệm. Đến nửa đêm thì điểm phòng-thủ này cũng bị tràn ngập. Ngay trong đêm 30 rạng ngày 31.03, Langlais tổ chức phản-công vời tiểu-đoàn 6 dù ( 6 BPC) và một đại-đội của tiểu-đoàn 1 BEP lấy lại được Eliane 2 và sáng ngày 31.03 lấy lại Eliane 1 và Domibique 2. Quân Việt Minh phải triệt-thoái nhưng trong buổi chiều mở cuộc phản-công. Quân Pháp phải bỏ hai điểm phòng-thủ vừa tái-chiếm trong đêm 31.03 rạng sáng 01.04 vì  không còn đạn !

Trong đêm 31.03, Langlais ra lệnh cho Bigeard bỏ cứ-điểm Eliane nhưng ông sau này không nghe lệnh. Tại Elian 2, tiểu-đoàn 1 BEP với sự hỗ-trợ của chiến-xa Chaffee thuộc 3/1 RCC đã giữ vững vị- trí ; Sư-đoàn 315 bị thiệt-hại nặng và bị đẩy lui Trong ngày 01.04, một phần của tiểu-đoàn 2/1 RCP được thảy dù xuống căn cứ Eliane 2, tiểu-đoàn này đặt dưới quyền thiếu-tá Bréchignac.


Cùng lúc, ở phiá tây, quân Việt Minh thuộc sư-đoàn 308 chiếm được cứ-điểm Huguette-7 do tiểu đoàn 1/2  REI phòng-thủ và đã phải chịu thiệt-hại nặng, sau đó đã bị lực-lượng dù 8 BPC và vài chiến xa của 3/1 RCC đẩy lui trong buổi chiều ngày 01.04.1954. Trong đêm 01 rạng ngày 02.04, phần còn lại của tiểu-đoàn 2/1 RCP được thả dù xuống Điện Biên Phủ. Trong đêm 03 rạng ngày 04.04 sư-đoàn 308 tấn-công điểm phòng-thủ Huguette-6, điểm này do đại-đội 1 thuộc tiểu-đoàn 1/2  REI và một số lính thuộc 1/13 DBLE và 8 BPC trách-nhiệm đã cố-thủ trong tuyệt-vọng. Sáng sớm ngày 04.04, không-quân Pháp đã oanh-kích các vị-trí quân thuộc sư-đoàn 308. Đến sáng ngày 05.04, quân Việt Minh bị đẩy lui.

Lực-lượng Việt Minh trong cuộc tấn-công từ ngày 30.03 đến ngày 05.04 đã bị thiệt-hại nặng : 6000 người chết, 10.000 người bị thương và 2500 người bị bắt. Tinh-thần lính Việt Minh xuống thấp. Tướng Võ nguyên Giáp phải ngưng chiến-dịch, chờ tăng-viện từ Lào đến và thay đổi chiến-thuật. Về phiá Pháp, tình hình cũng không khá, tinh-thần binh sĩ xuống thấp, nhất là khi có những tin-tức về một hội-nghị quốc-tế để giải-quyết chiến-tranh Đông-Dương. 
6°) Chiến-thuật  tấn-công  bằng  giao thông hào (05 tháng tư – 30 tháng tư 1954) hay cuộc tấn-công năm ngọn đồi.


Ngày 5 tháng tư 1954, quân Việt-Minh thay đổi chiến-thuật, dùng công-binh đào các giao thông hào để tiến sát các vị-trí phòng-thủ của Pháp. Phiá Pháp cũng có những nỗ-lực để giải-toả áp-lực, ngày 10 tháng tư, quân Pháp phản-công chiếm lại Eliane-1, cùng lúc, làm giảm áp-lực đối với Eliane-4. Để duy trì áp-lực, Việt Minh mở cuộc phản-công để tái chiếm Eliane-1,  và chỉ trong ngày 10 tháng tư, Eliane-1 đã thay đổi chủ bảy lần, đấn sáng 11 tháng tư, Eliane-1 đặt dưới sự kiểm-soát của quân Pháp. Ngày 12 tháng tư, quân Việt Minh tung ra một cuộc phản công nhằm chiếm lại Eliane-1 nhưng bị đẩy lùi.

Trong lúc đó, công-binh của Việt Minh tiếp tục đào các giao thông hào để bao vây các cứ-điểm Huguette-1 và Huguette-6, các lực-lượng Pháp ở Huguette-1 đã mở các cuộc tấn-công vào các giao thông hào vào đêm ngày 10 rạng ngày 11, vào đêm ngày 14 rạng ngày 15 và vào đêm ngày 16 rạng ngày 17. Nhưng thiếu quân số, Pháp không chiếm giữ các vị-trí này, ngoài ra, việc tấn-công các giao thông hào cũng gây tổn-thất cho quân Pháp. Coi đây là những hoạt-động không hữu-ích, Langlais ra lệnh bỏ cứ điểm Huguette-6, các binh sĩ ở đây được lệnh rút về phòng-tuyến Huguette-1  nhưng chỉ một số ít về được. Ngày 22 tháng tư, đến lượt Huguette 1 bị tràn ngập. Việt Minh chiếm được cứ điểm này và như thế hoàn toàn kiểm-soát phi-trường ở Điện Biên Phủ. Ngày 23 tháng tư, quân Pháp phản-công để tái-chiếm Huguette-1 nhưng bất thành. Trong thời-gian có giao-tranh ở Eliane, trung-tá Langlais đã có yêu-cầu tăng-viện nhưng lực-lượng tăng-viện được gởi tới thuộc đủ mọi thành-phần, đa-số chưa có bằng nhảy dù  Do các giao-tranh trên chiến-địa và việc thường xuyên đổi chủ, một phần lực-lượng tăng-viện lọt vào tay quân Việt Minh.


7°) Trận đánh quyết-định  01 tháng 05 đến 07 tháng năm 1954.


Trong đêm 30 tháng tư rạng ngày 01 tháng năm, quân Việt Minh tung ra trận đánh quyết- liệt nhằm tiêu-diệt các lực-lượng Pháp hiện-diện tại Điện Biên Phủ. Không như quân Việt Minh được luôn luôn bổ sung để luôn luôn có cấp số đầy đủ, lực lượng Pháp đã không thể bù đắp việc thiệt hại quân-số, đa số đã mệt mỏi vì phải liên-tục chiến-đấu trong hơn một tháng qua trong những điều-kiện thiếu thốn về tiếp-liệu. Các cứ-điểm Eliane-1, Dominique-3 và Huguette-5 lần lượt lọt về tay quân Việt Minh,. Riêng Eliane-2 là còn có khả năng kháng-cự và đẩy lùi các cuộc tấn công của Việt Minh. Ngày 06 tháng 05, quân Việt Minh tấn công Eliane-2 và lần đầu tiên xử-dụng hệ-thống hoả-tiễn Katioucha (còn được gọi là orgue Staline). Để đối-phó cuộc tấn-công tràn ngập của Việt Minh, pháo-binh Pháp đã xử dụng cách bắn TOT gây thiệt hại nặng cho bộ-binh và đẩy lùi các đợt tấn-công. Nhưng trong đêm mùng sáu rạng ngày mùng bảy tháng năm, công-binh Việt Minh đào hầm đến tận dưới cứ điểm Eliane-2 và đặt chất nổ để làm nổ tung cứ-điểm này. Tình-hình quân Pháp trở thành tuyệt-vọng. Lúc 17 giờ ngày 07.05.1954, De Castries còn liên-lạc với tướng Cogny và ông ta nhận được lệnh không được kéo cờ trắng. De Castries  sau đó đã liên-lạc vô-tuyến với ban chỉ-huy Việt Minh, cho biết sẽ ngưng chiến-đấu. Binh sĩ Pháp được lệnh ngưng bắn và phá hủy vũ-khí. Các căn -cứ phòng-thủ trung- tâm Điện Biên Phủ  lọt vào tay Việt Minh vào chiều ngày 07 tháng năm 1954, chỉ còn cứ-điểm Isabelle nằm cách 4 cây số về phiá nam là còn cầm cự tới nửa đêm. Ở căn cứ này, chỉ có 70 người thoát được sang Lào (quân số đồn trú lúc đầu ở đây là 1700 người.)


Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 18

Quân Việt Minh cắm cờ trên hầm chỉ huy của De Castries

Kết-quả trận đánh Điện Biên Phủ.

Trong cuộc chiến kéo dài từ 13 tháng ba 1954 đến 07 tháng năm 1954, quân Việt Minh, theo ước lượng, có khoảng 25.000 người chết.


Về phiá Pháp, có 2293 người chết và 11721 người bị bắt làm tù-binh trong số có 4436 người bị thương. Khoảng 70 % những người bị thương đã chết trong khi di chuyển. Khi đến các trại giam ; do điều-kiện sinh-hoạt khắc-nghiệt (thiếu ăn, thiếu thuốc men), bị ngược-đãi, một số không nhỏ đã chết. Những người sống sót bị nhồi sọ về chánh-trị (trong số các chánh-trị-viên của Việt-Minh, có Boudarel, một giáo-sư trung-học Pháp đi theo cộng-sản), phải làm các bản tự-khai…Những người vượt ngục  khi bị bắt lại bị đưa ra hành-quyết. Sau hiệp-định Genève, chỉ có 3290 quân nhân Pháp  được trả lại, số phận 3013 quân-nhân người Việt không được biết tới. Những quân-nhân Pháp được trao trả ở trong tình trạng suy nhược nặng cũng giống như tù-nhân trong các trại giam của Quốc-Xã Đức)


Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 19
Diễn biến Chiến thắng Điện Biên Phủ qua những hình ảnh lịch sử, ảnh 19
 
tù binh Pháp được trao trả
                                                     *****

Cho đến nay, cộng-sản Việt-Nam vẫn hết sức ca ngợi chiến-thắng Điện Biên như là một chiến-công hiển-hách của thiên-tài quân-sự Võ Nguyên Giáp.Tuy nhiên, ngay trong cuốn sách « Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Võ Nguyên Giáp, NXB Kim Đồng, 2004 », tướng Giáp cho biết ‘Quyết-định ban đầu của ta đã được Đại-tướng Vi Quốc Thanh – Trưởng đoàn cố-vấn quân-sự Trung Quốc tại Việt Nam đồng-ý với phương-án tấn-công ngay khi Pháp mới tới Điện Biên Phủ, Ông khuyên ta là: “Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng-cường thêm quân và củng-cố công-sự thì cuối cùng không còn điều-kiện công-kích quân địch nữa”  (1; tr69).’. Ông tướng họ Vi đã ‘khuyên’ hay ra chỉ-thị ? Và sau cuộc tấn- công thăm dò, quân Việt Minh đã bị đẩy lùi, buộc phải chờ tiếp viện thì Võ Nguyên Giáp lại có trao đổi với tướng Vi Quốc Thanh :“Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc” (1; tr81). Đó là ý-định của tướng Giáp hay là ý-định của Vi Quốc Thanh. Được biết trong thời-gian  chuẩn-bị lại, đã có hằng đoàn xe vận tải từ Trung Hoa xuyên biên giới Lào Việt để tăng-viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Có thể có cả tăng-viện bằng ‘chí-nguyện-quân’ Trung-Hoa vì Pháp tìm thấy trong số các xác quân Việt Minh  những xác có tầm vóc to lớn hơn tầm vóc trung-bình của người Việt Nam, có lẽ thuộc về dân Mãn Châu.

Sau thất-bại ở Điện Biên Phủ, Pháp đã phải ký hiệp-định Genève để chia đôi Việt Nam theo vĩ-tuyến 17 bắc.  Miền bắc của vĩ tuyến 17 đặt dưới quyền kiểm-soát của chánh-quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, miền nam vĩ tuyến 17 đặt dưới quyền kiểm-soát của chánh-quyền  Nhà Nước Việt Nam. Nếu miền Nam Việt Nam đã có thể ra khỏi thời kỳ Pháp-thuộc để bắt đầu xây dựng một nền tảng cho một chế độ dân chủ, miền Bắc Việt Nam đã đi vào việc xây-dựng một chế-độ xã-hội chủ-nghĩa quá độ lên chế-độ cộng-sản với các việc đấu tố, cải cách ruộng đất, cải-tạo xã-hội…để tiến tới chế-độ toàn- trị dưới sự lãnh-đạo độc-quyền của đảng Lao-Động, trá hình của đảng cộng-sản Việt-Nam.

Cái quan định luận

Tướng Giáp đã bị kết tội bằng chính tổ chức mà ông ta đã dầy công xây đắp, và đã cho ông ta được hưởng mọi hào quang, bằng máu xương của bao chiến sĩ dưới quyền ông ta.

Khi tướng Giáp chết, nhiều trăm ngàn người ngoài Bắc đã đưa đám ông ta, có người còn nói là "đã ôm cột nhà khóc".

Trong khi đó, những cuộc biểu tình tranh đấu cho độc lập, và toàn vẹn lãnh thổ, hay nhân quyền chỉ có vài trăm người tham dự.

Cán bộ và công nhân Trung Cộng có mặt mọi nơi, nghênh ngang phạm luật, thậm chí gây án mạng, mà không ai dám ngẩng mặt chống đối.

Thế nhưng, đụng vào tướng Giáp, nhiều kẻ mặt đỏ, mũi sần, mắt quắc, ưỡn ngực đòi "ăn thua đủ". Nhưng nếu đó là phe MA thì, những người đó lí nhí, im lặng.

Thái độ đó, gọi là gì, có phải là "anh hùng" không?

Thế mà vẫn bốc phét, cũng không sao. Nhưng bắt người khác im lặng, hay chửi người ta, thì hãy chờ xem có kéo dài bao lâu.

Đinh Thế Dũng
Sự thật về Tướng Giáp : 
Đừng bốc phét nữa



alt

Tôi là một gã Bắc Kỳ . Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là « mái trường XHCN » . Anh tôi là một bộ đội phục viên . Cháu ruột là Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Bộ Binh đang tại chức . Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm , mang quân hàm Trung Uý , chức Đại Đội Phó , có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia .
Dài dòng một chút để các bạn hiểu : tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hoà . Tôi không hận thù , không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô Tướng Giáp : 

« mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ » ;
« Thiên tài quân sự » ; 
« Đại trí , đại nhân , đại dũng » ;
« Vị Tướng huyền thoại » ; 
« Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại » ; 
« Một nhân cách lớn » . 

Có thiệt vậy không ?

* * *
Những Điều Tận Mắt
Khoảng đầu năm 1983 , ông Giáp đến thăm một trường đại học . Khi đó ông đã thôi chức Bộ Trưởng Quốc Phòng , đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch . Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục , mang quân hàm Đại Tướng . Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20 , rất ngưỡng mộ ông , kéo đến nghe ông nói chuyện . Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt , chung chung , vô thưởng vô phạt , với những sáo ngữ mòn cũ , giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ , chi đoàn như là Đảng ta , nhân dân ta anh hùng , quân đội ta anh dũng , thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm , vượt mức , lập thành tích , quán triệt , phát huy …
Không có gì sắc sảo , mới lạ .

Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại , hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế , Trần Quốc Vượng nói về Hà Nội học , hay Xuân Diệu bình thơ . Vì thế nghe Tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá . Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở , ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như : Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT Tổng Bí Thư … đ/c Trường Chinh uỷ viên BCT Chủ Tịch hội đồng nhà nước … đ/c Phạm Văn Đồng uỷ viên BCT , Chủ Tịch hội đồng chính phủ , và các đ/c khác trong trung ương … tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí …

Thì ra ở đâu ông cũng ăn nói na ná như nhau

Ngày 30 /04/1995 , kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam . Năm chẵn , nên tổ chức rất hoành tráng ở thành Hồ . Truyền hình Mỹ chiếu trực tiếp lễ duyệt binh , có phần phỏng vấn Tướng Giáp và Tướng Westmoreland . Ý họ là để cho hai vị tướng đã từng đối đầu ở chiến trường có dịp trò chuyện với nhau . Sau lời phát biểu khá khiêm tốn của Tướng Westmoreland , đến lượt Tướng Giáp – ông nói đại ý rằng chúng tôi vô cùng tự hào vì Việt Nam là một thuộc địa nhỏ bé nhưng đã đánh thắng được hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .

Một thiên tài quân sự , một chính khách lỗi lạc , một nhà ngoại giao tài ba, mà lại phát biểu như vậy sao . Tôi tự hỏi .

Từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò

Ngày 22/11/1944 , ông Giáp cùng với 34 chiến sĩ đã qua một cơn chuyển dạ đớn đau , rồi sinh hạ QĐNDVN duới gốc đa Tân Trào , tỉnh Tuyên Quang . Đến tháng 05/1948 , tức 3 năm rưỡi sau , ông Giáp được ông Hồ Chí Minh phong cho chức Đại Tướng . Khi ấy ông Giáp mới 37 tuổi . Riêng điều này thì « huyền thoại » thiệt . Cả thế giới đến nay mới xuất hiện hai Đại Tướng được phong vượt 17 cấp bậc như thế ! Ông Giáp ở Bắc Việt Nam , và Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên ! Từ đó người ta gọi ông Giáp là « Tướng Giáp » .

Ông giữ những chức vụ : Uỷ viên Bộ Chính trị , Bí thư Quân uỷ Trung ương , Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng , Tổng Tư Lệnh QĐNDVN cho đến năm 1982 .

Vào cuối thâp kỷ 60 , trước và sau khi ông Hồ chết , nội bộ ĐCSVN xảy ra « Vụ Án Xét Lại Chống Đảng » do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động . Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án , nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp , mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ : Thượng Tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc , Thiếu Tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần , Tướng Lê Liêm một uỷ viên đảng uỷ , Trung Tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312 , mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp , và là người tiếp nhận sự đầu hàng của Tướng De Castries , Đại Tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến , Đại Tá Phạm Quế Dương , ông Hoàng Minh Chính , và nhiều người khác nữa . Tất cả bị vu cáo cùng một tội « chống đảng , xét lại , làm gián điệp cho nước ngoài » . 

Điều trớ trêu là Tướng Giáp biết rõ là nguỵ tạo , nhưng ông không bao giờ mở miệng , hoặc có một động thái nào để bảo vệ , hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác .

Đại hội Đảng V – 1982 , ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị , mất chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng , và được « phân công » về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch . Thực chất đây là một vụ cách chức , hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc . Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức , xin về hưu để tỏ thái độ , và giữ gìn khí tiết của một người làm Tướng . Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc Kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng :

« Xưa làm Bộ Trưởng Quốc Phòng
Nay làm Bộ Trưởng đặt vòng tránh thai »
Hay :
« Bác Hồ nằm ở trong lăng ,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng , giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo , cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp … lo khâu đặt vòng » .

Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì :

« Ngày xưa Đại Tướng cầm quân
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em
Ngày xưa Đại Tướng công đồn
Ngày nay Đại Tướng công l … chị em » .

Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác , tưởng rằng vòng kim cô trên đầu Tướng Giáp sẽ được gỡ ra . Nhưng không , nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới : Đỗ Mười – Lê Đức Anh ( được biết đến là MA , viết tắt từ Mười – Anh ) . MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh :

1 . Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương , Louis Marty .
2 . Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958 .
3 . Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov .
4 . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ , ông Giáp hèn nhát , sợ chết quanh quẩn trong hầm , không dám ra ngoài . Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch .
5 . Ông Giáp nhận định tình hình kém , vội vàng giải tán 80 000 quân , để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ .
6 . Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội , nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn .
7 . Ông Giáp hèn nhát , sợ B-52 của Mỹ rải thảm , nên không đi B ( chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975 ) .
8 . Ông Giáp đã có vợ , nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng . Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.

Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN . Lê Đức Anh nương tay hơn , chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế « uỷ viên trung ương » – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông .

Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm . 

MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm . Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc . 

Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp khí khái , ăn miếng trả miếng , bảo vệ được thanh danh , để lại tiếng thơm cho đời sau. 

Còn Tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi , nhịn nhục , không dám nói năng gì . Có phải lòng kiêu hãnh của một vị Đại Tướng đã thành gỗ đá , không bao giờ bị thương tổn ?

Có người lại bảo ông Giáp phục kích , chờ cơ hội . Đúng , ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90 , sức khoẻ cạn , quyền lực hết , không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt Nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự .

Tiếc thay , Tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông , còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm .

Dân Hà Nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của Tướng Giáp đầy gian nan vất vả , ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò . Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc , Hà Nội , dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân , chuyên đỡ đẻ , nạo phá thai , khám phụ khoa , thông vòi trứng , hút điều hoà kinh nguyệt , điều trị rong kinh huyết trắng ( Ngẫm ra , dân Hà Thành thâm thiệt ! ) .

Viết về Tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy , thì rất là thiếu sót . Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông . Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ Cộng Sản : Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ( QĐND ) do Tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH ) do Tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh .

Cuộc chiến Việt-Trung tháng 02/1979
QĐND hoàn toàn bị bất ngờ
Để trừng phạt Việt Nam , HQTH đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số Sư Đoàn độc lập , bao gồm 300 000 binh sĩ , 550 xe tăng , 480 khẩu pháo , 1 260 súng cối , hoả tiễn , chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1 700 máy bay phía sau .

Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng HQTH đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công . Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp Trung Đoàn , hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ , và ngày giờ khai hoả của đối phương , nói gì đến tình báo chiến lược .

Mờ sáng ngày 17/02/1979 , HQTH tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1 400 KM , trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên , Lai Châu , Lào Cai , Hà Giang , Cao Bằng , Lạng Sơn và Quảng Ninh .

Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì . Khi HQTH tràn qua biên giới , thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Văn Tiến Dũng , tổng tham mưu trưởng , đang thăm viếng xứ Cao Miên . Dân chúng không được thông báo trước , trẻ em , người già , và phụ nữ có thai , không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa . HQTH đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngoạn mục . Không hiểu Tướng Giáp biện minh thế nào cho việc không hay biết gì về giờ nổ súng của đối phương .

Thất bại về tình báo và nhận định tình hình

Tháng 11/1978 , Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan , Malaysia và Singapore. Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Tàu Cộng sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia . Đặng đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông , phải dạy cho chúng một bài học . Có lẽ vì lời của Đặng quá khiếm nhã , báo chí Tàu Cộng chỉ dùng nửa sau của câu nói .

Ngày 28/01/1979 , Đặng thăm Mỹ , và tuyên bố « Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi » , « Tàu Cộng kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam » . Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ . Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản sẽ nổ ra .

Sau 3 ngày thăm Mỹ , Đặng đến Nhật . Tại đây , Đặng vẫn giọng điệu hung hăng « để trừng phạt Việt Nam , dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động » ; « không trừng phạt kẻ xâm lược , sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền » , « Đối phó với loại người vô ơn như thế , không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả » . Các nhà ngoại giao Nhật ngạc nhiên vì lời lẽ và thái độ phi ngoại giao của Đặng .
Cũng khoảng thời gian này , TASS – hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Tàu Cộng đang áp sát biên giới Việt–Trung .

Từ Nhật về , Đặng chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17/02 . Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ ( 1962 ) ; không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế , trong phạm vi trên duới 50 cây số từ biên giới .

Bằng chứng Đặng sẽ trừng phạt Việt Nam đã rõ như ban ngày , nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam tin rằng Tàu Cộng là một nước XHCN anh em , và nhân dân Tàu Cộng yêu chuộng hoà bình , sẽ không ủng hộ chiến tranh . Tàu Cộng sẽ không tấn công , hoặc nếu có thì chỉ từ cấp Sư Đoàn đổ lại .

Thiếu tin tình báo , nhận định và phân tích tình hình sai , không nắm được thời điểm nổ súng , thời gian , không gian , và quy mô chiến dịch của đối phương , đã dẫn đến việc Tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới . Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ , bộ đội địa phương , và một vài Trung Đoàn độc lập .

Một thất bại về chiến thuật - 
Kế hoạch hành quân của Tàu Cộng chia làm 3 giai đoạn .
Giai đoạn 1 : từ 17/02 đến 25/02 , phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam , làm chủ thị xã Cao Bằng , Lào Cai , và hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng , để mở đường cho cuộc tấn công vào Lạng Sơn .

Giai đoạn 2 : từ 26/02 đến 05/03 , chiếm được thành phố Lạng Sơn , và hai thị trấn Sa Pa va Phong Thổ .

Giai đoạn 3 : từ 05/03 đến 16/03 , bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới , trước khi rút về .

Ngày 21/02 , khi chiến dịch đang diễn ra rất ác liệt , tuần dương hạm Sverdlov và khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã tiến về bờ biển Việt Nam . Cầu hàng không của Liên Xô giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc . Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria đã chở vũ khí tới Hà Nội .

Trước tình hình đó ngày 23/02/1979 , Đặng sợ Liên Xô nhúng tay , nên lên tiếng về « cuộc chiến sẽ giới hạn trong vòng 50 KM , và sẽ rút quân trong 10 ngày tới . 

Rõ ràng Tàu Cộng không có ý định tấn công vào Hà Nội . Họ chỉ ba hoa rằng « ăn sáng ở Lạng Sơn và ăn tối ở Hà Nội » .
Việt Nam lại tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài , và Hà Nội sẽ bị tấn công . 

Từ nhận định sai lầm này mà dẫn đến việc dồn hết công sức , và tâm trí vào việc xây dựng « Phòng Tuyến Sông Cầu » , để cố thủ Hà Nội . 7 tỉnh biên giới gần như bị bỏ ngỏ , phải tự chiến đấu trong tuyệt vọng , tự gánh vác lấy sức nặng của cuộc chiến , không được chi viện . 

Trận chiến tại Đồng Đăng là một thí dụ :

Đồng Đăng là một thị xã nằm sát biên giới Việt-Trung , cách thành phố Lạng Sơn 14 KM về phía Đông Nam . Trận đánh bắt đầu sáng 17-2 và là trận ác liệt nhất . Đây là trận địa phòng thủ của Trung Đoàn 12 Tây Sơn , thuộc Sư Đoàn Sao Vàng , QĐND . 

Phía Tàu Cộng dùng 2 Sư Đoàn Bộ Binh , 1 Trung Đoàn xe tăng , và chi viện của 6 Trung Đoàn pháo binh , ( Tương quan lực lượng là khoảng 10 đánh 1 ) . Pháo đài Đồng Đăng tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã , ( Pháo đài này được Pháp xây dựng rất kiên cố , vì ở đây đã diễn ra khá nhiều va chạm đẫm máu giữa Pháp và nhà Thanh trước đây). 

Việt Nam chỉ có 2 Tiểu Đoàn trấn giữ , bị Tàu Cộng bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp Sư Đoàn. Lực lượng phòng thủ không hề được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng , trụ được 22 ngày đêm . 

Cuối cùng HQTH cũng đã làm chủ được khu vực bên ngoài Pháo Đài , nhưng Tàu Cộng không gọi được đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng . Tàu Cộng chở bộc phá tới đánh sập cửa chính , dùng súng phun lửa , thả lựu đạn , phun chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn . Khi chiếm được Pháo Đài Đồng Đăng , HQTH đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống cố thủ này .

Việt Nam lúc đó đã có ít nhất 5 Sư Đoàn đang ở miền Bắc , trong đó có sư 308 – là một Sư Đoàn thiện chiến đã từng đánh ở Điện Biên Phủ và Khe Sanh . Nếu 5 Sư Đoàn này được tham chiến vào buổi bình minh của cuộc chiến thì tình thế sẽ hoàn toàn có lợi cho phía QĐND . HQTH không thể tiến sâu vào lãnh thổ VN , không thể làm chủ được thời gian , không thể đạt được những những mục tiêu như họ muốn , và họ sẽ không có lý do gì để tuyên bố là « Chiến Thắng » . 

Đây là một sai lầm mang tính chiến thuật mà Tướng Giáp và bộ Tổng Tham Mưu của QĐND phải chịu trách nhiệm .

Một kết thúc mập mờ dẫn đến một sai lầm chiến lược

Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của Sư Đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hoả lực , ngày 04/03/1979 , Lạng Sơn thất thủ .

Sáng 05/03 , Tàu Cộng tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt , chiến thắng vẻ vang , và quyết định rút quân .

Cùng ngày 05/03 , Việt Nam phát lệnh « Tổng Động Viên » . Những quân đoàn chủ lực của QĐND có xe tăng , pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về , cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm HQTH . Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích , mà phần thắng sẽ thuộc về tay QĐND .

Nhưng tiếc thay , Việt Nam lại tuyên bố « Thiện Chí Hoà Bình » , rằng truyền thống ông cha ta … rằng lòng cao thượng … rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta … Việt Nam sẽ để cho HQTH rút quân an toàn .

Sự thực trên đường rút quân , HQTH vẫn chém giết , vơ vét , và phá hoại . Vụ thảm sát ngày 09/03 tại Đổng Chú , huyện Hoà An , Cao Bằng là một thí dụ . HQTH đã dùng búa , dao giết 43 người , gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai , 20 trẻ em , và 2 người đàn ông , rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối . 

HQTH có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở , chiếm giữ những điểm cao quan trọng , và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui .

QĐND đã không tổ chức những trận đánh cấp tập , vu hồi , tạt sườn trên đường rút quân của HQTH . Kết thúc cuộc chiến một cách mập mờ , nửa vời , đánh rắn giữa khúc , nửa nạc nửa mỡ . HQTH coi thường ý chí và kinh nghiệm chiến đấu của QĐND , và còn mỉa mai rằng chưa được « vuốt râu cọp » . Họ không tôn trọng danh tiếng của một đạo quân thiện chiến .

Quyết định « Thiện Chí Hoà Bình » của Việt Nam hình như là một thái độ thủ hoà , nhưng hoà vào một thế vô cùng bất lợi . Từ đó , trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới , Tàu Cộng luôn ở thế kẻ cả , áp đảo , và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ . Đây là hệ luỵ từ sai lầm mang tính chiến lược do Tướng Giáp và Bộ Tổng Tham Mưu gây ra .

« Anh Đặng »
Đặng Tiểu Bình là người đã phát động cuộc chiến đẫm máu , man rợ , gây ra bao nhiêu đau thương và dẫn đến những hệ luỵ cho đất nước Việt Nam nhiều năm sau đó . Đặng đã từng gọi lãnh đạo của Việt Nam là « những thằng du côn của phương Đông » , « lũ tiểu bá » , « đám vô ơn , bội bạc » . 

Thế mà 10 năm sau , khi những vết thương trên thân mình Tổ Quốc vẫn còn đang chảy máu , ngày 3-9-1990 , ba ông Nguyễn Văn Linh , Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật đến Thành Đô , tỉnh Tứ Xuyên , hy vọng được yết kiến Đặng Tiểu Bình . Đặng không gặp , để cho hai đàn em Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp . Cả ba ông Linh , Mười , Đồng rất tiếc vì đã không gặp được « anh Đặng » . Ông Võ Văn Kiệt ở nhà cũng tiếc hùi hụi , phàn nàn rằng « nếu có anh Đặng , thì anh Tô ( Đồng ) mới nên đi » .

Kẻ tử thù của của nhân dân Việt Nam , nay được các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi bằng « Anh » thân thiết quá .
Cũng khoảng thời gian đó , Tướng Giáp đến thăm Tàu Cộng , và xin được gặp Tướng Dương Đắc Chí – Tổng Tư Lệnh trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979 . Nhưng Dương Tướng quân từ chối , nói : 

« Đời nào tôi lại gặp ông ta . Mộ của các cán bộ chiến sĩ vẫn còn chưa xanh cỏ ! » .

Chỉ vài thông tin để các bạn thấy được cái gọi là « Đại trí , Đại nhân , Đại dũng » của những lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam , trong đó có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp .

( Trong bài này tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả Bùi Tín , Trần Quang Cơ , Trần Vũ ,
và Bharat Raksha và trang mạng Talawas . 
Tôi cảm ơn các tác giả kể trên ) .
Trần Hồng Tâm , C/N 2013/02/02

http://forum.datviet.com/threads/239082-S%E1%BB%B1-th%E1%BA%ADt-v%E1%BB%81-T%C6%B0%E1%BB%9Bng-Gi%C3%A1p-%C4%90%E1%BB%ABng-b%E1%BB%91c-ph%C3%A9t-n%E1%BB%AFa