Chuyển mời nhìn lại những cuộc diễn binh, nghe lại vài khúc quân hành, và đọc lại bài viết về ý chí của quân nhân VN Cộng hòa tại hải ngoại.
LHLiên Khúc Quân Hành Quốc ca, diễn binh... 14 phút rưỡi
Trên Đầu Súng, quân hành diễn binh
Nữ Quân nhân Quân lực VN Cộng Hòa, 7 phút 40
Ngày Quân Lực VNCH
Vi Anh
19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà [QLVNCH]. Đó là ngày ghi nhớ ơn nghĩa của những nam nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, khi còn ở nước nhà. Quân nhân Việt nam Cộng hòa bây giờ nay đã lớn tuổi vẫn không nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục chiến đấu bằng tay không trong một cuộc “chiến tranh khác” – là cuộc chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN ở hải ngoại.
Một, trong chiến tranh Quốc Cộng ở nước nhà VN. Trong cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của CS Bắc Việt, QLVNCH là những người Việt ở Bắc, Trung, Nam đem những ngày hoa mộng của đời mình để chiến đấu cho tự do, dân chủ của đồng bào trước làn sóng xâm lược của CS. Chiến đấu hào hùng, bẻ gãy mọi cuộc tấn công của CS. Dù mới thành lập nhưng kiên cường chiến đấu suốt hai thời đệ nhứt và đệ nhị VNCH. Không một xóm, một làng, một quận nào của Miền Nam từ Bến Hải đến mũi Cà mau, CS tấn công mà CS chiếm giữ được.
Có khoảng 400,000 quân nhân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc. Nếu so với dân số Mỹ và số 2 triệu thương vong Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc của Mỹ, tỷ lệ tổn thất của QLVNCH cao gấp đôi của Mỹ. Nếu không thực sự dũng cảm chiến đấu, thì không thể tổn thất lớn lao như vậy.
Với độ lùi thời gian quá đủ, với tài liệu về Chiến tranh VN Mỹ giải mật gần hết, những nhà nghiên cứu chiến lược và lịch sử đã trả lại chân lý cho QLVNCH một thời bị Phản Chiến Mỹ gieo tiếng oán một cách oan sai trên truyền thông và dư luận Mỹ. Rõ rệt như trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt, quân nhân VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu. Không một đơn vị nào bị tan rã, không một thành phố nào CS chiếm giữ được. Trái lại quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị nướng gần hết. Các sư đoàn xâm nhập của CS Bắc Việt bị phản công điên đảo phải rút qua biên giới dưỡng quân, tạo một thời kỳ hậu Mậu Thân rất yên ổn cho VNCH.
Trong thời kỳ Mỹ thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh từ năm 1972 và thi hành Hiệp Định Paris năm 1973, các cuộc nghiên cứu sau này của những chiến lược gia Mỹ, đặc biệt là ở Đại Học Texas cho biết nếu Quân lực Mỹ bị cúp quân viện như QLVNCH, thì Quân Lực Mỹ chỉ có thể chịu đựng được ba tháng mà thôi, chớ không phải ba năm như QLVNCH.
Hai, trong chiến tranh chánh trị ở hải ngoại. Ngày Quân Lực là ngày thán phục những quân nhân VNCH sau nhiều năm tù cải tạo còn da bọc xương, đi tỵ nạn chánh trị ở các nước, nhưng không ai coi mình đã giải ngũ. Tướng MacAthur nói, người lính già không chết mà chỉ mờ khuất trong lịch sử thôi. Quân nhân của QLVNCH cùng toàn quân, dân, cán, chính vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Chuyển sang hình thái chiến tranh mới: chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Có tự do, dân chủ nhân quyền, là không có CS độc tài đảng trị toàn diện.
Ngày Quân Lực là ngày quân dân cán chính VNCH tự hào mình đã góp bàn tay khai nguyên, xây dựng được một Việt Nam Hải ngoại đối kháng với chế độ CS ở nước nhà VN. Không sống được ở VN với CS, quân dân cán chính VNCH và hậu duệ đem VIỆT NAM theo mình. Tương kế tự kế vận động giương cao ngọn cờ VN nền vàng ba sọc đỏ tại các nước định cư ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu dù VNCH bây giờ không còn pháp nhân công pháp đối với Liên Hiệp Quốc.
39 năm sau, non nửa đời người thôi, bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt là có các tổ chức chánh trị, hội đoàn, văn hóa, xã hội ngoại vi, thân hào nhân sĩ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của cộng đồng người Việt Hải Ngoại.
Trong những người Việt còn gắn bó với vận mạng nước non nhà, phần lớn có anh chị em QLVNCH. Bỏ công bỏ của riêng, “ăn cơm nhà ra vác ngà voi hành tổng” để phục vụ cộng đồng. Bất cứ nơi nào có biểu tình chống Cộng là có mặt anh chị em quân nhân VNCH đảm trách vai trò xương sống và an ninh ngầm cho cuộc đấu tranh.
Ba, ngày Quân Lực là ngày nhớ ơn những người mẹ, người vợ, người chị, người em gái cùa quân nhân QLVNCH đã buôn gánh bán bưng, lo tần lo tảo, chắc mót để dành đi “thăm nuôi chồng con em” là quân nhân QLVNCH bị đi tù cải tạo.
Ngày Quân Lực là ngày lớp trẻ của các gia đình quân dân cán chính VNCH dành cơ hội nhận thức và khẳng định mình từ đâu, nhờ ai mà đến được những vùng đất hứa này để tiến thân ngàn lần hơn những người đồng trang lứa cỏn kẹt trong nước. Để từ đó tiếp nối truyền thống hào hùng và tinh thần bất khuất của những cha anh là chiến sĩ VNCH đi trước. Đó là những người nay dù già rồi vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà 86 triệu đồng bào trong nước rất mong mỏi.
Bốn và sau cùng, nhớ ơn không bằng trả ơn. Mấy năm vừa qua một số nhân sĩ của các cơ quan, đoàn thể quân dân cán chính Việt Nam Công Hoà và cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã cùng Uỷ Ban Xây Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải ngoại nỗ lực thực hiện một nơi để tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà có nơi an vị tương xứng và để người Việt hải ngoại có nơi tưởng niệm tri ân. Và để thực hiện ý muốn của quân dân cán chính VNCH ở hải ngoại đã sống cùng chiến đấu bên nhau với đồng đội, chết được cùng nằm bên nhau dưới bóng cờ hồn thiêng sông núi VN nền vàng ba sọc đỏ.
Một, trong chiến tranh Quốc Cộng ở nước nhà VN. Trong cuộc chiến tranh chống lại sự xâm lược của CS Bắc Việt, QLVNCH là những người Việt ở Bắc, Trung, Nam đem những ngày hoa mộng của đời mình để chiến đấu cho tự do, dân chủ của đồng bào trước làn sóng xâm lược của CS. Chiến đấu hào hùng, bẻ gãy mọi cuộc tấn công của CS. Dù mới thành lập nhưng kiên cường chiến đấu suốt hai thời đệ nhứt và đệ nhị VNCH. Không một xóm, một làng, một quận nào của Miền Nam từ Bến Hải đến mũi Cà mau, CS tấn công mà CS chiếm giữ được.
Có khoảng 400,000 quân nhân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc. Nếu so với dân số Mỹ và số 2 triệu thương vong Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc của Mỹ, tỷ lệ tổn thất của QLVNCH cao gấp đôi của Mỹ. Nếu không thực sự dũng cảm chiến đấu, thì không thể tổn thất lớn lao như vậy.
Với độ lùi thời gian quá đủ, với tài liệu về Chiến tranh VN Mỹ giải mật gần hết, những nhà nghiên cứu chiến lược và lịch sử đã trả lại chân lý cho QLVNCH một thời bị Phản Chiến Mỹ gieo tiếng oán một cách oan sai trên truyền thông và dư luận Mỹ. Rõ rệt như trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt, quân nhân VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu. Không một đơn vị nào bị tan rã, không một thành phố nào CS chiếm giữ được. Trái lại quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị nướng gần hết. Các sư đoàn xâm nhập của CS Bắc Việt bị phản công điên đảo phải rút qua biên giới dưỡng quân, tạo một thời kỳ hậu Mậu Thân rất yên ổn cho VNCH.
Trong thời kỳ Mỹ thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh từ năm 1972 và thi hành Hiệp Định Paris năm 1973, các cuộc nghiên cứu sau này của những chiến lược gia Mỹ, đặc biệt là ở Đại Học Texas cho biết nếu Quân lực Mỹ bị cúp quân viện như QLVNCH, thì Quân Lực Mỹ chỉ có thể chịu đựng được ba tháng mà thôi, chớ không phải ba năm như QLVNCH.
Hai, trong chiến tranh chánh trị ở hải ngoại. Ngày Quân Lực là ngày thán phục những quân nhân VNCH sau nhiều năm tù cải tạo còn da bọc xương, đi tỵ nạn chánh trị ở các nước, nhưng không ai coi mình đã giải ngũ. Tướng MacAthur nói, người lính già không chết mà chỉ mờ khuất trong lịch sử thôi. Quân nhân của QLVNCH cùng toàn quân, dân, cán, chính vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Chuyển sang hình thái chiến tranh mới: chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Có tự do, dân chủ nhân quyền, là không có CS độc tài đảng trị toàn diện.
Ngày Quân Lực là ngày quân dân cán chính VNCH tự hào mình đã góp bàn tay khai nguyên, xây dựng được một Việt Nam Hải ngoại đối kháng với chế độ CS ở nước nhà VN. Không sống được ở VN với CS, quân dân cán chính VNCH và hậu duệ đem VIỆT NAM theo mình. Tương kế tự kế vận động giương cao ngọn cờ VN nền vàng ba sọc đỏ tại các nước định cư ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu dù VNCH bây giờ không còn pháp nhân công pháp đối với Liên Hiệp Quốc.
39 năm sau, non nửa đời người thôi, bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt là có các tổ chức chánh trị, hội đoàn, văn hóa, xã hội ngoại vi, thân hào nhân sĩ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của cộng đồng người Việt Hải Ngoại.
Trong những người Việt còn gắn bó với vận mạng nước non nhà, phần lớn có anh chị em QLVNCH. Bỏ công bỏ của riêng, “ăn cơm nhà ra vác ngà voi hành tổng” để phục vụ cộng đồng. Bất cứ nơi nào có biểu tình chống Cộng là có mặt anh chị em quân nhân VNCH đảm trách vai trò xương sống và an ninh ngầm cho cuộc đấu tranh.
Ba, ngày Quân Lực là ngày nhớ ơn những người mẹ, người vợ, người chị, người em gái cùa quân nhân QLVNCH đã buôn gánh bán bưng, lo tần lo tảo, chắc mót để dành đi “thăm nuôi chồng con em” là quân nhân QLVNCH bị đi tù cải tạo.
Ngày Quân Lực là ngày lớp trẻ của các gia đình quân dân cán chính VNCH dành cơ hội nhận thức và khẳng định mình từ đâu, nhờ ai mà đến được những vùng đất hứa này để tiến thân ngàn lần hơn những người đồng trang lứa cỏn kẹt trong nước. Để từ đó tiếp nối truyền thống hào hùng và tinh thần bất khuất của những cha anh là chiến sĩ VNCH đi trước. Đó là những người nay dù già rồi vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà 86 triệu đồng bào trong nước rất mong mỏi.
Bốn và sau cùng, nhớ ơn không bằng trả ơn. Mấy năm vừa qua một số nhân sĩ của các cơ quan, đoàn thể quân dân cán chính Việt Nam Công Hoà và cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã cùng Uỷ Ban Xây Nghĩa Trang Quân Cán Chính VNCH Hải ngoại nỗ lực thực hiện một nơi để tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà có nơi an vị tương xứng và để người Việt hải ngoại có nơi tưởng niệm tri ân. Và để thực hiện ý muốn của quân dân cán chính VNCH ở hải ngoại đã sống cùng chiến đấu bên nhau với đồng đội, chết được cùng nằm bên nhau dưới bóng cờ hồn thiêng sông núi VN nền vàng ba sọc đỏ.
Vi Anh