Thấm thoát mà mình đã nghỉ hưu được 6 năm rồi.
Thế hệ baby boomer nay đều bước hết qua ngưỡng cửa 60-65 tuổi, nên kẻ trước người sau đã bắt đầu nghỉ hưu rồi..
Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Đi du lịch
Điều kiện là cần phải có sức khỏe và có “chút đỉnh” tiền.
Đi du lịch xa là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.
Theo nhiều cụ kinh nghiệm, thì mấy năm đầu lúc vừa mới nghỉ thì thiên hạ có khuynh hướng đi du lịch ào ào.
Từ 75 tuổi trở đi thì họ bắt đầu thấm đòn, sức khỏe yếu đi, hay mỏi mệt bất tử, nên sự hăng say du lịch của buổi đầu cũng dần dần giảm theo năm tháng.
Các tours du lịch xa có guide hướng dẫn rất được giới cao niên ưa chuộng vì tiện lợi và rất khỏe. Ngược lại, tụi trẻ thì thích được tự do quyết định nên chuộng giải pháp mướn xe, muốn chạy đâu, viếng đâu tùy thích.
Hầu như không ít bà con mình, đặt ưu tiên chuyện về Việt Nam trong chương trình du lịch của họ… Kế là qua Mỹ hoặc qua các nước Âu Châu, trước là đi chơi và sau là ghé thăm bà con hay bạn bè một thể.
Có nhiều người đi tours Trung Quốc, đi hành hương Ấn Độ, v.v...
Bạn bè chí thân thường rủ nhau đi du lịch chung cho vui.
Người thì đi tours nghỉ mát tại các resort ở Mexico, Cuba hoặc các đảo vùng Caribbean, v.v…
Tùy theo mùa, giá cả có khác nhau. Trung bình, nguyên trọn gói, bao vé máy bay khứ hồi từ Montreal, ăn ở một tuần trong hotel 4 sao của resort lối 1300- 1500$.
Nếu là mùa ế low season, giá có thể còn rẻ đi rất nhiều.
Nếu là mùa ế low season, giá có thể còn rẻ đi rất nhiều.
Người khác thì theo tours du thuyền cruise trong một tuần lễ tại vùng biển Caribbean. Ghé qua các đảo như Saint Martin, Sainte Croix, Saint Kitts, Virgin Islands, Grenada…
Có người đi tours vùng Nam Mỹ, Panama…hoặc tours vùng Hawaii, tours Alaska xem gấu trắng.
Các tours du thuyền vùng Caribbean, tàu chạy ban đêm cho tới sáng lúc 7 giờ là cập bến vào một đảo. 8 giờ sáng thì bắt đầu cho du khách lên bờ chơi. Đi đâu thì đi nhưng phài trở xuống tàu trước 5 giờ chiều.
Lối 80% du khách đều là các người cao tuổi.
Có người đi theo các tours du thuyền lâu nhiều tuần bên Âu Châu hay bên Á Châu. Mục đích để thăm viếng được nhiều xứ.
Du thuyền Princess Cruises ghé qua nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Sài gòn, Hong Kong, Tp Pusan Nam Hàn v,v…
Tours du thuyền có thể được xem là sang trọng và rất thích hợp cho lớp tuổi già.
Nhưng có một sự thật là đi đâu lâu ngày, khi trở về tới nhà mình thì vẫn cảm thấy khỏe gì đâu.
Được nằm ngủ trên cái giường của mình hằng quen thuộc thì không có gì sung sướng hạnh phúc cho bằng!
Mỗi ngày, hưu viên thường làm gì?
Sáng sáng, các ông thường hay đến mấy cái thương xá hay mấy tiệm cà phê bình dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó ông đi qua dòm bà đi lại.
Các bà thường có thú đi la cà, đi tà tà, đi vòng vòng trong thưong xá. Hết tiệm nầy, đến tiệm khác, để rửa mắt windowshopping mà thôi. Vô tiệm, lấy cái nầy, rờ cái kia, ướm lên người, đeo vào cổ, lại xem kính, ẹo qua ẹo lại, rồi bỏ món hàng trở lại chỗ cũ cũng thấy sướng rồi.
Rửa mắt là một cái thú tiêu khiển của phụ nữ bất luận tuổi tác nhưng không phải là kiểu của bọn nình ông.
Khoa học nói rằng shopping là một cái thú của đàn bà để giúp họ thư giãn.. Vậy chúng ta nên thông cảm cho mấy bà.
Các ông thì ngồi chờ vợ tại các ghế băng ngoài hành lang, ngắm cô đi qua bà đi lại, ngáp ngắn ngáp dài. Có ông thì dọc sách, đọc báo… tìm ý gõ bài.
Cũng có một số ông thích hẹn hò nhau để tán gẫu ở những quán cà-phê, quán phở, v.v.
Có ông bạo hơn cũng như văn minh hơn, muốn tự thưởng mình sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, bằng những chuyến du lịch về Việt Nam trước thăm mồ mả ông bà, sau là nếu có thể giúp các em thoát cảnh nghèo đói để đổi đời mà cả hai đều có lợi.
Nội cái được cô gái gọi mình bằng anh xưng em ngọt như đường phèn cũng thấy sướng tê cả người và được trẻ lại ít nhứt cũng 30 tuổi rồi.
Nghe nói với số tiền trợ cấp hưu pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển thì tha hồ mà ăn chơi phè phỡn, dư sức…nổ.
Tổ chức cuộc sống cho có ích lợi
Phần đông đa số người già nghỉ hưu rất rảnh rỗi.
Gặp lại bạn bè
Tập thể dục thể thao như chạy bộ jogging, đi bộ; tập tài chi dưỡng sinh, khí công, aerobic; đánh cờ tướng hay chơi golf, đánh tennis, đánh ping-pong, vân vân.
Việc giữ hộ cháu nhỏ trong vòng đôi ba ngày cũng là một niềm vui cho các bậc ông bà.
Một số cụ lo xa, quan tâm đến việc tu hành cũng như việc thiền định để tìm sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau, vân vân.
Có người cảm thấy quá nhàn rỗi…
Không biết làm gì trong ngày, hết đứng thì ngồi, ra vô, đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm.
Vào phòng nghiền ngẫm internet, chốc chốc lại check email.
Xong ra salon mở ti-vi.
Đọc báo thì đọc hết tờ nọ đến tờ kia, lướt qua tin xe cán chó, đến các mục quảng cáo bán nhà, sang nhà hàng, sang tiệm nails…Kế đến là mục gỡ rối tơ lòng thòng. Riêng mục tìm bạn bốn phương, thấy nhiều phụ nữ đầy đủ “công dung ngôn hạnh” mà sao số lại cô đơn hẫm hiu vậy cà, thấy tội nghiệp họ quá!
Rồi chơi luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn, kể cả cáo phó phân ưu. Nghĩ quẩn không biết chừng nào tới phiên…mình đây? Các bạn có để ý không? Có cái lạ, vài năm gần đây tui ít thấy có báo nào đăng tin vui, chia mừng đám cưới cả, nhưng ngược lại hầu như cứ 1-2 tuần là tờ Thời báo Canada có đăng cáo phó.
Có người lấy phone gọi đầu nầy đầu nọ, nói chuyện tầm xàm bá láp cho đở buồn.
Tình trạng nầy mà kéo dài, dám khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm lắm!
Có cha thì suốt ngày lo gõ bài đăng báo chùa cho đở buồn, và để đầu óc khỏi nghĩ quẫn dám bị bệnh tâm thần lắm.
Gặp lại bạn bè
Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả thì thường hay hỏi những câu đại loại như sau:
- Lúc rày nghỉ có khỏe không? Khỏe chớ!
- Lúc này nghỉ rồi làm gì? Không có làm gì hết, nghỉ mà!
- Có đi đâu chơi không? Có khi đi, có khi không!
- Có đi về Việt Nam chưa? Dà, tui chưa có tính lúc nầy!
- Có đi làm thiện nguyện không? Dạ có, làm từ lâu rồi, giữ cháu đó!
- Có làm công việc gì khác không? Có chớ, nhiều việc không tên, nhớ hổng hết!
- Nghỉ ở nhà có chán không? Đâu còn thì giờ dư đâu mà chán!
- Nghỉ ở nhà có thường bị bả đì không? Anh sao tui vậy mà!
- Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái gì? Dà thưa lúc nào? sáng hay tối? cũng giống như mấy ông khác vậy thôi!
- Sao cũng còn trẻ (?) hoặc job thơm (?) mà nghỉ chi cho uổng vậy! Thôi đi, bộ xỏ ngọt người ta hả!
Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai hết.
Có người phải nghỉ hưu vì hãng đóng cửa, vì bị mất việc, vì vấn đề sức khoẻ hay cũng vì hoàn cảnh bắt buộc…
Tóm lại, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau:
1/ quan hệ giữa vợ chồng
2/ sức khỏe
3/ tiền bạc
Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ hưu
Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán vì phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc còn đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.
Các nhà tâm-lý-học gọi đây là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu-viên cảm thấy mất mát một cái-gì-đó mà mình hằng quen thuộc trong đời sống.
Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm.
Nếu tình trạng nầy kéo dài thì cần phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao có người sợ nghỉ hưu?
- Có người đã đủ tuổi về hưu nhưng không muốn nghỉ vì còn quá yêu...công việc hay ghiền việc (workaholic)!
Chiều chiều về tới cổng nhà,
- Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày vì họ còn phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!
- Có người vẫn còn duy trì sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ làm một hay hai ngày trong tuần!
- Có người đã nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!
Ngoài ra, cũng còn nhiều lý do phức tạp khác…
“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh” hoặc
“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có gì làm, chán lắm”
Đây là những câu tâm tình mà người gõ thường hay nghe các bạn đàn ông nói.
Phải chăng đó là những lý do thật sự?
Nhưng cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa, thí dụ như bên Pháp?
Còn ở Canada, chấp nhận cho nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi, nhưng sẽ tăng lên 67 tuổi trong vài năm tới.
Báo Tây có nêu những lý do tại sao một số người vẫn còn muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đã tới tuổi cần hưu trí rồi, trong đó có hai lý do chính là:
- ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị (?)
- kinh tế, tài chánh khó khăn nên cần phải đi làm thêm để kiếm thêm chút đỉnh cho bả vui (?).
Có bạn thì thành thật hơn: “tui ngại ở nhà vì phải chạm mặt thường xuyên với bà xã quá. Sợ gây lộn tối ngày, sợ chiến tranh lạnh quá”.
Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!
Nhưng gần đây báo chí Mỹ có nêu một…tin mừng. Không biết có nên tin hay không?
Tin mừng cho những cặp vợ chồng khắc khẩu: “Cãi nhau sống lâu”
Cãi nhau thường xuyên để xả bớt xú bắp rất tốt cho sức khỏe tâm thần và sẽ sống rất lâu để mà cãi với nhau cho tới ngày xuống lỗ (?) Hi hi hi!
Trong các khóa học hướng dẫn coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (pre-retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, các thuyết trình viên là các nhà tâm-lý-học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường trực với người hôn-phối của mình.
Ai cũng vậy cả! Chạy đâu cho thoát bạn ơi! Ai biểu ham.
Quand đi ngó lại, chỉ tui với bà
Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng, thì còn đôi bạn cũng vẫn còn thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều, đúng không các lão ông lão bà?
*Thơ con cóc
Nhà tui trông ngóng từ nhà ngó ra.
Nghỉ hưu lẩn quẩn quanh nhà,
Quanh đi ngó lại, chỉ tui với bà.
Nguyễn Thượng Chánh
Montreal, June 2014