Friday 25 July 2014

Nhờ bài nói này mà chúng ta tự sướng

Tự sướng vì mình có khả năng biết ai là VK tỵ nạn , ai là VC hay thân CS vì đã không bảo quản được tiếng việt mến yêu trước 75, mà đã tiếp thu các từ mới của VC
Có một điều làm tôi không hiểu tại sao những người sống ở hải ngoại lại hay thường dùng những từ ngữ của Việt Cộng? Người Miền Nam trong nước lâu ngày bị Miền Bắc đồng hóa thành thói quen nên họ nói như vậy, thì cũng dể hiểu, có thể chấp nhận được. Nhưng những người sống ở hải ngoại mà viết nói như người Việt Cộng thì phải nên đặt dấu hỏi tại sao? Họ là những người thường xuyên về thăm quê nhà nên bị nhiễm? Họ là những người du học sinh? Họ là những người CS xin tỵ nạn.? Họ là những người được bác và đảng đưa ra nước ngoài để hoại động? Hay chính họ là Việt Cộng sống ở nước ngoài?

Ngày xưa tôi làm việc ở Phòng 7 BTTM có nghiên cứu về CSVN. Được biết Người Cộng Sản cố tình sửa chữa và thay đổi lại những từ ngữ tiếng Việt để người dân Miền Bắc học tập sử dụng là để tránh những người tình báo gián điệp VNCH xâm nhập vào. 
Thì chính bây giờ họ đi tới đâu, ai cũng biết họ là ai rồi, không thể dấu được. Gậy ông đập lưng ông.

Họ dùng Động từ tự sướng. Miền Nam nói là vui mừng.
Khi nghe câu tự sướng tôi cứ nghĩ đến là một người tự thủ dâm để sướng.

Mượn câu của Hải Triều và Lê Khắc Hai dưới đây.
Nếu Dân Tộc Việt Nam không chấm dứt chế độ cộng sản
Thì chế độ cộng sản sẽ chấm dứt Dân Tộc Việt Nam      
            
Nguyễn Sơn.
 

Xin Lưu ý! Hãy cho Phổ Biến Khắp Nơi Rộng Rãi.

- Bảng đối chiếu từ ngữ của Việt Cộng và Việt Nam

Lời người giới thiệu:

- Có những từ ngữ của miền Nam và miền Bắc trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 viết và cách dùng giống nhau; nhưng đồng thời cũng có rất nhiều chữ viết giống y như nhau nhưng ý nghĩa (hoàn toàn khác biệt) dễ dàng gây “hoang mang” (confused) nếu người đọc (hoặc người nghe) không biết trước.

- Ở Việt Nam sau 1975, vì nhiều lý do, một số từ ngữ của miền Nam (VNCH) đã bị thay thế hẳn. Tuy nhiên văn hóa và truyền thông của cộng đồng người Việt tị nạn CS ở hải ngoại vẫn tiếp tục duy trì các từ ngữ VNCH.

- Đã có một số tác gia hiện đang sống ở hải ngọai viết về vấn đề gọi là “cái chết của ngôn ngữ Sài gòn cũ.” Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm là tiếng Sài Gòn cũ (VNCH) đã hoặc sẽ chết. Thực tế cho thấy dân số tị nạn CS tại hải ngọai gần 3 triệu người hàng ngày vẫn dùng và bảo tồn chữ Sài gòn cũ trong gia đình, trong các buổi thánh lễ ở nhà thờ, trong kinh sách vào những buổi lễ thuyết pháp Phật giáo, trong các sinh họat thiếu nhi thánh thể cũng như gia đình phật tử… Hiển nhiên chữ Sài Gòn cũ luôn luôn có sẵn và không hề thiếu thì hà cớ gì chúng ta phải dùng đến chữ của Vi=Ci (VC) (riêng sự việc người dân Việt đang sống trong trong nước phải dùng từ ngữ CS trong mọi liên lạc, văn hóa là chuyện cũng dể hiểu thôi...)

- Người Do thái sau khi tan hàng ở Palestine vì có thể bị diệt chủng (bởi áp lực của Hồi giáo và dân Ả rập) cả chục thế kỷ rồi. Họ cũng sống lưu vong khắp nơi trên thế giới giống như dân Việt tị nạn CS; Vậy mà khi vừa mới tái lập quốc gia Do thái ở khoảng năm 1950 là họ đã khai sinh ngay trở lại một tử ngữ (dead language) của họ, tiếng Hebrew, thành một sinh ngữ (living language). Với cái đà xuống dốc tệ hại của chủ nghĩa CS hiện nay ở Việt Nam thì cơ hội phục hưng của người quốc gia và sự trở lại tiếng Sài Gòn cũ không phải chỉ có trong ước mơ. Bây giờ chúng ta cứ vô tình dùng chữ ngây ngô của VC thi chẳng khác gì như vô hình chung chúng ta chấp nhận CS (tương tự như trang điện báo của đảng CSVN hoan hỉ phổ biến sự thao dượt hải quân của Trung cộng trên quần đảo trường sa và Hoàng sa của Việt Nam).

- Tôi cố gắng thu góp lại, từ nhiều bài viết của nhiều tác gỉa và từ kinh nghiệm cá nhân, một số từ ngữ (của VC và VNCH) thuộc lọai “dễ dàng gây hoang mang” này và tạm xếp vào một bảng đối chiếu dưới đây để quí vị rộng đường tham khảo; tùy ý sử dụng; và để may ra giúp quí vị tránh các trường hợp đáng tiếc (bị đồng bào chung quanh hiểu lầm “địa chỉ” của mình).

T.V.G.
Sau đây là Bản Đối Chiếu

TỪ NGỮ VC & TỪ NGỮ VNCH

Ấn tượng = Đáng ghi nhớ, đáng nhớ
Bác sỹ / Ca sỹ = Bác sĩ / Ca sĩBang = Tiểu bang (State) (Vịt + nói chuyên trơ trẽn)
Bắc bộ / Trung bộ / Nam bộ = Bắc phần / Trung phần / Nam phầnBáo cáo = Thưa trình, nói, kểBảo quản = Che chở, giữ gìn, bảo vệBài nói = Diễn văn
Bảo hiểm (mũ) = An toàn (mũ)Bèo = Rẻ (tiền)Bị (đẹp) = Không dùng động từ “bị;” chỉ dùng tĩnh từ (đẹp)Bồi dưỡng (hối lộ?) = Nghỉ ngơi, tẩm bổ, săn sóc, chăm nom, ăn uống đầy đủBóng đá = Đá Banh, Túc cầuBức xúc = Dồn nén, bực tứcBất ngờ = Ngạc nhiên (surprised)Bổ sung = Thêm, bổ túc
Cách ly = Cô lập
Cảnh báo = Báo động, phải chú ýCái A=lô = Cái điện thọai (telephone receiver)Cái đài = Radio, máy phát thanh
Căn hộ = Căn nhà
Căng (lắm) = Căng thẳng (intense)Cầu lông = Vũ cầu
Chảnh = Kiêu ngạo, làm tàngChất lượng = Phẩm chất tốt (chỉ đề cập phẩm “quality,” không đề cập lượng “quantity”)Chất xám = Trí tuệ, sự thông minhChế độ = Quy chếChỉ đạo = Chỉ thị, ra lệnh
Chỉ tiêu = Định suấtChủ nhiệm 
= Trưởng ban, Khoa trưởng
Chủ trì = Chủ tọa
Chữa cháy = Cứu hỏaChiêu đãi = Thết đãiChui = Lén lútChuyên chở = Nói lên, nêu raChuyển ngữ = Dịch
Chứng minh nhân dân = Thẻ Căn cuớcChủ đạo = Chính
Co cụm = Thu hẹpCông đoàn = Nghiệp đoànCông nghiệp = Kỹ nghệ
Công trình = Công tác
Cơ bản = Căn bản
Cơ khí (tĩnh từ!) = Cầu kỳ, phức tạp
Cơ sở = Căn bản, nguồn gốc
Cửa khẩu = Phi cảng, Hải cảngCụm từ = Nhóm chữ
Cứu hộ = Cứu cấp
Diện = Thành phầnDự kiến = Phỏng định
Đại học mở = ???
Đào tị = Tị nạnĐầu ra / Đầu vào = Xuất lượng / Nhập lượngĐại táo / Tiểu táo = Nấu ăn chung, ăn tập thể / Nấu ăn riêng, ăn gia đìnhĐại trà = Quy mô, cỡ lớn
Đảm bảo = Bảo đảm
Đăng ký = Ghi danh, ghi tênĐáp án = Kết quả, trả lờiĐề xuất = Đề nghị
Đội ngũ = Hàng ngũĐộng não = Vận dụng trí óc, suy luận, suy nghĩĐồng bào dân tộc = Đồng bào sắc tộcĐộng thái = Động lựcĐộng viên = Khuyến khíchĐột xuất= Bất ngờĐường băng = Phi đạoĐường cao tốc = Xa lộ
Gia công = Làm ăn côngGiải phóng = Lấy lại, đem đi… (riêng chữ này bị VC lạm dụng rất nhiều)
Giải phóng mặt bằng = Ủi cho đất bằngGiản đơn = Đơn giảnGiao lưu = Giao thiệp, trao đổi
Hạch toán = Kế toánHải quan = Quan ThuếHàng không dân dụng = Hàng không dân sựHát đôi = Song ca
Hát tốp = Hợp caHạt nhân (vũ khí) = Nguyên tử
Hậu cần = Tiếp liệu
Học vị = Bằng cấpHệ quả = Hậu quảHiện đại = Tối tânHộ Nhà = Gia đình
Hộ chiếu = Sổ Thông hànhHồ hởi = Phấn khởiHộ khẩu = Tờ khai gia đìnhHội chữ thập đỏ = Hội Hồng Thập Tự
Hoành tráng = Nguy nga, tráng lệ, đồ sộHưng phấn = Kích động, vui sướngHữu hảo = Tốt đẹp
Hữu nghị = Thân hữuHuyện = Quận
Kênh = Băng tần (Channel)Khả năng (có) = Có thể xẩy ra (possible)Khẩn trương = Nhanh lên
Khâu = Bộ phận, nhóm, ngành, ban, khoaKiều hối = Ngoại tệKiệt suất = Giỏi, xuất sắc
Kinh qua = Trải qua
Làm gái = Làm điếmLàm việc = Thẩm vấn, điều traLầu năm góc / Nhà trắng = Ngũ Giác Đài / Tòa Bạch ỐcLiên hoan = Đại hội, ăn mừngLiên hệ = Liên lạc (contact)
Linh tinh = Vớ vẩnLính gái = Nữ quân nhânLính thủy đánh bộ = Thủy quân lục chiếnLợi nhuận = Lợi tứcLược tóm = Tóm lược
Lý giải = Giải thích (explain)
Máy bay lên thẳng = Trực thăngMúa đôi = Khiêu vũMĩ – Mỹ= (Hoa kỳ =USA)
Nắm bắt = Nắm vữngNâng cấp = Nâng, hoặc đưa giá trị lênNăng nổ = Siêng năng, tháo vátNghệ nhân = Thợ, nghệ sĩNghệ danh = Tên (nghệ sĩ = stage name) dùng ngoài tên thậtNghĩa vụ quân sự = Đi quân dịchNghiêm túc = Nghiêm chỉnhNghiệp dư = Đi làm thêm (2nd job / nghề phụ, nghề tay trái)Nhà khách = Khách sạnNhất trí = Đồng lòng, đồng ýNhất quán = Luôn luôn, trước sau như mộtNgười nước ngoài = Ngoại kiềuNỗi niềm (tĩnh từ!) = Vẻ suy tư
Phần cứng = Cương liệuPhần mềm = Nhu liệuPhản ánh = Phản ảnhPhản hồi = Trả lời, hồi âmPhát sóng = Phát thanhPhó Tiến Sĩ = Cao Học
Phi khẩu = Phi trường, phi cảngPhi vụ = Một vụ trao đổi thương mại (a business deal = thương vụ)Phục hồi nhân phẩm = Hoàn lươngPhương án = Kế hoạch
Quá tải = Quá sức, quá mứcQuán triệt = Hiểu rõQuản lý = Quản trịQuảng trường = Công trườngQuân hàm = Cấp bựcQuy hoạch = Kế hoạchQuy trình = Tiến trình
Sốc (“shocked)” = Kinh hoàng, kinh ngạc, ngạc nhiênSơ tán = Tản cưSư = Sư đoànSức khỏe công dân = Y tế công cộngSự cố = Trở ngại
Tập đòan / Doanh nghiệp = Công tyTên lửa = Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) = Lưu hành
Tham quan = Thăm viếng
Thanh lý = Thanh toán, chứng minhThân thương = Thân mếnThi công = Làm
Thị phần = Thị trườngThu nhập = Lợi tức
Thư giãn = Tỉnh táo, giải tríThuyết phục (tính) = Có lý (makes sense), hợp lý, tin đượcTiên tiến = Xuất sắc
Tiến công = Tấn côngTiếp thu = Tiếp nhận, thâu nhận, lãnh hộiTiêu dùng = Tiêu thụTổ lái = Phi hành đòanTờ rơi = Truyền đơnTranh thủ = Cố gắngTrí tuệ = Kiến thứcTriển khai = Khai triểnTư duy = Suy nghĩTư liệu = Tài liệuTừ = Tiếng, chữ
Ùn tắc = Tắt nghẽn
Vấn nạn = Vấn đềVận động viên = Lực sĩViện Ung Bướu = Viện Ung ThưVô tư = Tự nhiên
Xác tín = Chính xácXe con = Xe du lịchXe khách = Xe đòXử lý = Giải quyết, thi hành
(… còn tiếp)

* Quý vị nào thấy có thêm những chữ loại này ở đâu đó (?) hoặc thấy sự đối chiếu chưa đúng (!) thì xin vui lòng mách dùm để nhà cháu bổ túc (không phải bồ sung) và sửa đổi cho đúng (không phải là hoàn chỉnh) mà sửa chữa (chứ không phải sửa đổi), và cũng để mọi người cùng phấn khởi (không phải là hồ hởi) mà tham khảo. Xin Đa tạ…

Trần Văn Giang [ghi chép lại]