Saturday, 27 September 2014

"Chính phương tiện ta dùng thực sự quyết định nơi cuối cùng ta đến...".

Đánh đổ sự cầm quyền của đảng CSVN là một công việc đại khó, vì đảng CSVN là con đẻ của khối cộng sản quốc tế, và trực tiếp được Mao hỗ trợ xây dựng và xử dụng như "đoàn lính răng" để thành lưỡi gươm và lá chắn cho Bắc Kinh cho đến năm 1975. Rồi ĐT Bình đã đánh dằn mặt để Hà Nội không dám nói không với Bắc Kinh. 

Mặt khác, VNCH cũng đã bị Mỹ bỏ vì biết cả VN sẽ "buộc" phải chịu sức ép của Bắc Kinh và thành "tường thành ngăn" Bắc Kinh bất đắc dĩ.

Trong khi CSVN thất bại trong việc "giao lưu" với Khmer Đỏ, thì Bắc Kinh lại không để vuột đám lính giác đấu Hà Nội, mà còn thành công để lột kinh tế, tài chánh, tài nguyên, đất đai từ VN, qua trung gian của một mạng lưới tay sai người Việt.

Mặt khác, những nước Aseans một mặt "hợp tác" sâu đậm với Tầu Cộng, một mặt ẩy kín Hà Nội ra để đối phó với Bắc Kinh, trong vấn đề Biển Đông. Họ không tiếc những lời khen đãi, hay phân tích "đánh giá cao"  những lời tuyên bố của Phạm Bình Minh về vắn đề Việt-Hoa. Rốt cuộc, sau khi VN "đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô & Trung Quốc", nay lại "đối đầu với TRung Quốc là cho hòa bình quốc tế".

Mỹ cho thấy rõ rệt là việc chấp nhận bán võ khí sát thương, hay tình báo cao cấp cho CSVN là để nhằm đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh.

0o0

VN đã trở thành "phương tiện" cho cả Mỹ lẫn những nước "đánh giá cao" "sự khôn ngoan trong cách đối đầu với Hoa Cộng", và phương tiện của Hoa Cộng để bảo vệ thành trì XHCN.

Phơng tiện khéo là làm sao các nước này và cả Mỹ được an tâm xài biển Đông như xưa.

0o0

Phía Bắc có Nhật, phía Nam có Ấn Độ, đoạn giữa có VN.

Nhật không bị mất gì chỉ tốn nước bọt và tiền để "bao che" cho chính mình.

Các nước Aseans khác cũng rứa, ngay cả Phi, tổn thất về sự bành trướng của Hoa Cộng đã được gần như là kềm chế.

Trong khi VN mất đảo, biển, cá, và cơ hội... 

0o0

Chuyện "nhân quyền" hay "nợ", mất chủ quyền tại VN thì chẳng làm ai mất tí ti quyền lợi nào cả.

"Đánh giá cao" ông Phạm Bình Minh hay "Nguyễn Hoàng Hôn", cũng tương đương với sự v tay nhè nhẹ kín đáo cho các học sinh sinh viên HK xuống đường bảo vệ tương lai của HK. 

Ông Jonathan London chắc cũng "đánh giá cao" những cuộc xuống đường đó như những lời tuyên bố của bộ trưởng bộ ngoại giao CSVN.

Ngu gì mà không!

0o0

Dân chủ và tự do cho VN đem lại cái gì cho Mỹ, và các nước Aseans?

Dân VN được biết sự thực, được phát triển, có nhân quyền thì có lợi gì cho thế giới?

0o0

Ngu gì mà đánh giá thấp CSVN

Ngu gì!


Đinh Thế Dũng

Cách mạng không cách mạng
Timothy Garton Ash * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Vào cuối năm 1989, bạn bè tôi ở trung Âu bất ngờ khám phá ra rằng kỳ diệu thay họ đã thực hiện được hai điều: trước tiên, họ đã phá hủy không chỉ một đế quốc, mà là một đế quốc được trang bị vũ khí hạt nhân. Thứ hai, họ đã sáng tạo ra cuộc cách mạng kiểu mẫu mới - kiểu mẫu mới 1989 thay thế kiểu mẫu cũ 1789.

Trong suốt 200 năm qua, cách mạng có nghĩa là bạo lực. Tôi nhớ một cuộc tranh luận tưởng chừng như diễn ra trong mơ giữa những nhà lãnh đạo Cách mạng Nhung ở Prague. Vấn đề được họ nêu ra là: "Chúng ta nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng? Vì cách mạng có nghĩa là bạo lực nhưng chúng ta không muốn bạo lực, vì vậy có lẽ chúng ta không nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng?"

Nhưng ta vẫn có đám đông cách mạng, ta có hàng trăm ngàn người trên đường phố Budapest, Prague, và Warsaw, và hiện diện trong những đám đông này là sự trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời. Tôi xin kể lại với các bạn một thời điểm: 300.000 người trên Quảng trường Wenceslas ở Prague, Vaclav Havel đang nói chuyện với Alexander Dubcek từ ban công của tờ báo Tiếng Tự do - tờ báo chính thức đã ngả sang phía cách mạng, và bất ngờ người nào đấy - người mà mãi mãi chẳng một sử gia nào sẽ biết tên tuổi - lấy chùm chìa khóa từ trong túi ra, giơ chúng lên cao, và bắt đầu lắc. Trong vòng một hay hai phút, 300.000 người lấy chìa khóa của họ ra lắc. Tôi có thể nói với các bạn rằng âm thanh của những chiếc chìa khóa của 300.000 người là âm thanh kỳ lạ nhất như tiếng của 300.000 cái chuông Tàu. Hành động ấy đã trở thành thói quen cách mạng. Đám đông cũng cực kỳ sáng tạo và tự phát. Họ luôn luôn nghĩ ra những cử chỉ thể hiện mới như những chìa khóa.

Khác với đa phần các cuộc cách mạng trước đây, từ 1789 và 1917 đến 1956 ở Hungary, quần chúng không có ý định sát hại ai, họ không có ý định đi đốt Cung điện Mùa Đông và treo cổ hay xử bắn Nga Hoàng. Họ chỉ có mặt ở đấy, và họ biết họ có mặt ở đấy để tạo ra những áp lực ôn hòa lên những chế độ cai trị, buộc chế độ phải thương lượng với nhóm lãnh đạo đối lập ở bàn tròn. Biểu tượng cao quý của năm 1989 không phải là máy chém mà là bàn tròn. Bàn tròn Ba Lan đặc biệt được đóng cho dịp này: ta vẫn có thể đi xem và chạm vào bàn tròn ấy trong dinh tổng thống ở Warsaw.

Đây là sự chuyển tiếp đến dân chủ thông qua thương lượng mà đòi hỏi sự thỏa hiệp sáng suốt. Điều mới mẻ ở hình thức cách mạng này không phải đâu là nơi cuối cùng ta đến mà cách ta đến đấy. Điều độc đáo của cuộc cách mạng mới không nằm ở cứu cánh mà ở phương tiện. Tôi tin một trong những nhận thức quan trọng về 1989 sẽ đảo ngược sự hợp lý của cách mạng thiên tả - cực đoan (Jacobin-Bolshevik). Không chỉ vì cứu cánh không biện minh phương tiện - mà là lập trường của cách mạng thiên tả - cực đoan cũ. Chính phương tiện ta dùng thực sự quyết định nơi cuối cùng ta đến.

Một trong những nhà lãnh đạo của năm 1989 ở Ba Lan, Adam Michnik, đã diễn đạt tuyệt vời điều này. Ông nói: điều chúng ta đã học được từ lịch sử Châu Âu là những ai bắt đầu bằng cách tấn công chiếm ngục Bastille cuối cùng sẽ xây nhiều ngục Bastille mới của riêng mình. Vì vậy ta phải bắt đầu như cách ta định hành xử. Tôi tin điều ấy hoàn toàn đúng: có sự tương quan sâu sắc giữa phương tiện ta dùng, cách mạng ôn hòa, và loại chế độ và xã hội ta xây dựng sau đó.

Lúc này, ta chắc có lẽ nói về 1989: đồng ý, đây đúng là sự kiện trọng đại nhưng sự kiện ấy chỉ là một loạt sự kiện rất đặc biệt liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô, chỉ là một thắng lợi bất ngờ, thoáng qua, và hy hữu. Một điều chúng ta biết chắc trong 20 năm qua thực sự không phải là như thế mà thực sự là một kiểu mẫu cách mạng mới. Trong cuốn sách mới ra của mình, tôi thuật lại hai trường hợp tôi đã chứng kiến trong thập niên vừa qua: Cách mạng Cam ở Ukraine và lật đổ Slobodan Milosevic ở Serbia. Tội phạm chiến tranh Châu Âu lớn nhất trong thời đại chúng ta cuối cùng đã bị chính nhân dân mình đánh văng ra khỏi quyền lực, mà hầu như chẳng phải bắn phát súng nào; họ đã tống khứ Milosevich trong một cuộc cách mạng nhung.

Chúng ta cũng có thể nói về Slovakia, Croatia, Georgia hay Nam Phi - mà cách riêng của mỗi nước rất giống cuộc cách mạng nhung, với nhiều yếu tố của cách mạng kiểu mẫu 1989. Không phải tất cả các nước này đều thành công - ngược lại, cách mạng nhung ở Miến Điện vào năm 2007 cho đến nay vẫn không thành công.

Có một vài vấn đề với kiểu mẫu cách mạng mới này. Theo quan điểm của tôi, vấn đề lớn nhất là, khác với năm 1789 hay 1917, ta không có khoảnh khắc vỡ bờ cách mạng - khoảnh khắc khi đầu vua bị chém bay, rồi những tiếng ồ vang lên sung sướng từ dân chúng, và mọi người đều biết đã có sự thay đổi lớn lao. Một đường vạch rõ ràng giữa quá khứ và tương lai. Ta không có khoảnh khắc ấy trong một cuộc cách mạng nhung, trong sự chuyển tiếp qua hiệp ước. Cho nên, nhiều năm về sau, người ta vẫn còn thấy thiếu cái gì đấy: đâu là thời khắc đoạn tuyệt tuyệt vời với quá khứ?

Timothy Garton Ash là giáo sư ở đại học Oxford và là sử gia và nhà bình luận Anh nổi tiếng.

Nguồn:

Trích dịch từ bài nói chuyện của tác giả tại Hay Festival, 2009. Bài được đăng lại trên tạp chí AnhIndex on Censorship số ra ngày 18/9/2009. Tựa đề của người dịch.
(http://danlambaovn.blogspot.com.au/2014/09/cach-mang-khong-cach-mang.html#more)