Wednesday, 17 September 2014

Ông Tổng thống Pháp bị thương nhưng chưa quị - Nguyễn Thị Cỏ May

 valerie-trierweiler-merci-pour-ce-moment
Sau những ngày dài nghỉ hè, dân chúng Pháp đều trở lại việc làm, học sinh trở lại trường vui vẻ lên lớp mới. Ngày đầu tháng chín là ngày đầu năm làm việc . Một năm mới của sanh hoạt quốc gia.
Đúng vào dịp mọi người tề tựu, Bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống Pháp, François Hollande, cho tung ra quyển hồi ký kể chuyện gần 8 năm sống chung với Ông Hollande, với 2 năm cư ngụ trong Dinh Tổng thống từ sau khi Ông Hollande đắc cử . Quyển sách có tựa là “Cảm ơn lúc đó ” (Merci pour ce moment) do nhà “Les Arènes ” ở Paris, một nhà xuất bản tầm cở không lớn, xuất bản. Sách dày 316 trang, giá bán 20 euros / quyển.
Ông Hollande thôi bà, chỉ với một bản văn vỏn vẹn 18 chữ, qua hãng tin của Pháp AFP loan báo. Cách ứng xử của Ông Hollande thiếu nét hào hoa lẽ ra phải có.

Chuyện ông dang díu với bà Julie Gayet đổ bể đã làm cho Bà Trierweiler ngất ngư, phải vào nhà thương dưởng bịnh mất gần hai tuần . Bà bị khủng hoảng nặng vì bản tánh con người tự cao mà bất ngờ bị hạ. Và hạ bằng một đòn quá tàn nhẫn. Ngoài sự tưởng tượng của bà. Với bà, theo tánh chủ quan, thì việc quyết định thôi cũng như trước kia lấy, phải do bà chớ không thể bà là nạn nhơn được. Lúc hoàn hồn, bà Trierweiler có tuyên bố bà sẽ viết về thời gian chung sống với Ông Hollande. Bà đã viết và đưa qua Đức in để giử kín cho tới ngày nhà xuất bản tung ra. Trước khi sách bày bán một ngày, tuần báo ParisMatch trích đăng vài đoạn nhại cảm. Nhờ đó mà hôm thứ năm 4 tháng 9/2014, sách phát hành, dân chúng Paris xếp hàng mua trước các hiệu sách lớn. Chỉ trong vài hôm, ấn bản đầu tiên 200 000 quyển đã bán sạch . Nhà xuất bản sẽ cho in lại thêm 270 000 quyển nữa. Tới nay, tác giả chắc bỏ túi được ít nhứt hơn nửa triêu euros. Ở đời, họa phúc đi liền nhau.
Và nay, người gặp họa là Ông Hollande.

Cảm ơn lúc đó

Quyển hồi ký vìết về gần 8 năm chung sống với Ông Tổng thống Pháp François Hollande, ỏ nhà riêng và trong Điện Elysée, nhằm phơi bày với độc giả những điểm chánh như để mô tả đối tượng mà tác giả muốn tấn công. Những điểm đó là “tình yêu, sự thất vọng và giả dối của ngưòi làm chánh trị”.
Nhắm đối tượng tấn công, trước tiên tác giả chẳng những phục hồi tư thế của người đã bị trọng thương mà còn đánh bóng, làm cho con người của mình phải nổi bật lên sáng chói. Bà Valérie Trierweiler bắt đầu giới thiệu bà là nạn nhân đáng thương của những tên đao phủ giết người bằng cách ấn nút gươm máy chém nát những trái tim phụ nữ. Về chánh trị nước Pháp, đó là một thứ chánh trị giả dối, một màn đóng kịch của ngưòi lãnh đạo mà bà không biết gì hết. Sau cùng, bà là nạn nhân của một sự khinh thường nặng nề do truyền thông phối hợp tổ chức thay vì đi tìm sự thật.
Bà bị cho là kẻ quyến rủ, hung dữ, phá nát đời sống của hai người trong lúc đó, theo bà, chính bà đã hi sanh nhiều cho Ông Hollande mà bà, để bù lại, không được gì hết.

Bà Trierweiler, lúc biết chắc phải chia tay, đề nghị giải quyết theo cách của TT Clinton “Những xin lỗi công khai, một cam kết không gặp lại nhau”. Thay vì được như vậy, trái lại, bà lại phải âm thầm và công khai chịu nhục nhã. Bà quả quyết lúc nằm nhà thương, người ta cho bà uống thuốc an thần với lìệu lượng mạnh để ngăn cản bà đi xuống Thị xã Tulle, nơi Ông Hollande làm Thị trưởng, trong lúc ông có mặt ở đây.
Sức lực của bà đã không chịu nổi những liều lượng an thần đó.

Sau khi tự nhận mình là nạn nhân, Bà Trierweiler phơi bày bộ mặt dối trá của Ông Hollande, trong đời sống riêng, cả đời sống công.
Ông Hollande âm thầm từ lâu đã đi lại với Bà Julie Gayet nhưng khi bà hỏi có/không, ông vẫn phủ nhận. Tới phút chót, ông mới thừa nhận.
Bà nhớ lại ngay từ đầu cuộc vận động bấu cử năm 2012, Ông Hollande luôn luôn đặt bà trong tình trạng bất an thường xuyên bởi ông có ba cuộc sống khác nhau mà song song nhau làm cho bà phải đối phó liên tục.
Bà Trierweiler cho rằng Ông Hollande là vua của trò chơi 2 mặt, của mâu thuẫn và của dối trá thường xuyên. Bà còn nói thêm Ông Hollande là một người làm chánh trị có khả năng cùng lúc sống hai ba đời sống khác nhau. Hay hai ba bộ mặt khác nhau.

Dưới mắt của bà, Ông Hollande là con người «tôn thờ chính mình”. Say mê sự hào nhoáng hơn là sự giản dị. Ông quan tâm nhiều tới hình ảnh của mình trên báo chí hơn là đời sống hạnh phúc thật. Từ đó, vẫn theo Bà Trierweiler, Ông Hollande càng chạy theo báo chí. Chưa bao giờ ông từ chối máy vi âm khi chìa tới ông hay camera chỉa ngay ông. Ông Tổng thống Hollande chỉ biết có tấm gương. Một tấm gương đẹp để thấy bóng của mình đẹp trong gương!

Tấn công người tình cũ, Bà Trierweiler không quên nhắc lại thân phận nhà nghèo của bà lúc trẻ, với năm anh chị em, do cha phế binh, mẹ làm thâu ngân . Với ý ngầm muốn nói lên bà mới là người của cấp tiến, còn Ông Hollande là người chỉ biết thích của ngon, vật lạ. Theo bà, Ông Hollande không biết thương người nghèo. Bà viết “Ông ấy tuyên bố không thích những người giàu. Thật ra, ông ấy mới là người không thương người nghèo. Ông ấy, người làm chánh trị tả phái, nói trong riêng tư khi gọi người nghèo là những “kẻ không có răng” ( les sans-dents). Và ông Hollande tỏ ra rất tự đắc cách chế diểu đặc biệt của ông.
Sau cùng, khi chia tay với Ông Hollande và rời khỏi Điện Elysée, Bà Valérie Trierweiler trở thành người phụ nữ tự do, độc lập và tranh đấu cho nữ quyền. Bà cho rằng Đệ nhứt Phu nhơn chỉ là thân phận tù tội nên bà đã tự giải phóng.
Bà lên án những kẻ ghét phụ nữ làm việc trong Điện Elysée. Bà lên án cả Ông Hollande cũng tỵ hiềm với bà khi bà mang giày cao gót vì như vậy, bà cao hơn ông. Ông là Tổng thống nên không muốn có người cao hơn.
Điều lạ là Bà Trierweiler nhắc lại Văn phòng của Bà Carla Bruni, vợ chánh thức của Cựu Tổng thống Sarkozy. Đó là một Văn phòng rộng, sáng, rất nhiều vẻ nữ tính với màn bông hoa. Nhưng tất cả lại không toát lên vẻ gì là một Văn phòng tranh đấu cho nữ quyền cả.
Nhưng trong suốt hơn ba trăm trang, không thấy Bà Valérie Trierweiler nhắc lại bà đã không muốn rời Điện Elysée, cả Đìện Lanterne lúc dưỡng bịnh ở lâu đài Versailles. Và nhứt là không đề cặp tới dư luận Pháp phần lớn không ưa bà vì bản tánh kìêu căng của bà! Trong hồi ký, bà viết “Đệ I Phu nhân là ở tù ” nhưng trên thực tế, bà say mê ngôi vị Đệ I Phu nhân tuy bà hoàn toàn không có tư cách đó bởi bà chỉ sống bồ bịch với Ông Hollande mà thôi. Dư luận Pháp đã công khai phê phán gay gắt điều này. Ở điểm này, quả thật Ông Hollande là Ông Tổng thống bản lãnh: quơ cả 4 bà mà không cưới bà nào hết. Lại cho phép “làm đám cưới cho tất cả mọi người ” .

Bị thương nhưng chưa quị

Với Ông Tổng thống Hollande, ngày trở lại làm việc sau những ngày hè của năm nay thật vô cùng thảm hại. Dân chúng Pháp chỉ còn 13% tín nhiệm. Mức tín nhiệm này là thấp nhứt trong nền Đệ V Cộng hòa từ năm 1958. Mặt khác, nếu ông ứng cử Tổng thống năm 2017, ông chắc chắn sẽ thất cử thảm hại hơn nữa. Nhưng ông giải thích “Không có cuộc thăm dò dư luận nào có thể chấm dứt nhiệm kỳ của dân đã ủy nhiệm cho Tổng thống cả”. Để trả lời cho 62% dân chúng đòi ông chấm dứt ngay nhiệm kỳ ở đây.
Không phải quyển hồi ký của Bà Valérie Trierweiler làm cho ông mất uy tín. Tác dụng của quyển hồi ký chỉ như một phát ân huệ. Bà phơi bày bản tánh của ông Hollande không bằng những đồng chí “voi già ” của ông, cả Bà Ségolène Royal, phê phán về con người của ông lúc đảng Xã hội (Ps) chọn người giới thiệu ra tranh cử Tổng thống năm 2012 . Hơn ba trăm trang nhằm Ông Hollande tấn công, hạ ông, chỉ có mấy chữ có giá trị làm dấy lên dư luận mạnh đối với Ông Hollande: Ông Hollande thường tuyên bố là ghét nhà giàu nhưng thật ra ông không thương người nghèo và gọi họ (ngụ ý khinh miệt) là những “người không răng”.
Người nghèo không có răng vì thiếu dinh dưỡng triền miên và khi răng rụng, không có tiền làm lại răng.
Nhắc lại một tầng lớp dân nghèo dưới thời Quân chủ phong kiến ở Pháp. Ngày nay, có một họa sĩ Tàu về hội họa hiện đại chuyên vẻ tranh với người tàu “không răng ” để ngầm tố cáo chế độ cộng sản tàu bẻ răng dân chúng để dân chúng không thể nói rõ lời được. Và cũng không cần ăn nữa.
Chính lời tố cáo này của Bà Valérie Trierweiler đã làm cho Ông Hollande thấm đòn hơn hết. Ông đã phản công quyết liệt“ Tôi không bao giờ chấp nhận điều suốt đời tôi dấn thân là chỉ để nhằm phục vụ người nghèo lại bị phê phán . Đó chính là ý nghĩa của sự nghiệp chánh trị của tôi ” .
Trong một bửa ăn ở Điện Elysée với những cộng sự viên thân cận, Ông Hollande tuyên bố “Trước những khó khăn đối nội và đối ngoại, trước những thách thức trong đời sống cá nhân, tôi có bổn phận, vì nền Cộng hòa, phải giử vững địa vị của mình”. Mọi người nghe qua đều giử im lặng!
Nhưng nên nhớ “không có răng” vẫn còn hơn nếu “không có món kia”.
Một vị Tổng thống, tuy dân bầu hoàn toàn dân chủ, vẫn là một thứ “mãnh thú chánh trị”! Họ khác hơn dân chúng là họ có một não trạng mãnh liệt và một sức đề kháng phi thường.
Như trong cuộc chạy đua, đã tới giờ, nhưng tay đua vẫn tiếp tục. Chỉ ngưng khi có tiếng còng đánh lên. Ông Tổng thống Hollande chỉ ngưng “cuộc” khi có tiếng còng, tức nhiệm kỳ 5 năm mãn. Hoặc trước cuộc nổi dậy của dân chúng. Bất kỳ Ông Tổng thống nào cũng có khả năng cầm cự với những phản đối, phê phán của dân chúng để giữ vững chiếc ghế.
Ông Mitterrand trước kia trả lời với báo chí khi hỏi liệu ông có từ nhiệm không khi đa số dân chứng bất tín nhiệm: “Không ! Tôi không từ nhiệm vì tôi được bầu!”.
Ông Tổng thống Nguyễn văn Thiệu ở Sài Gòn trước 75, từng nói “Mần chánh trị phải biết lì!”.
Ông Hollande và cộng sản ở Hà Nội, phải chăng cùng học được ở Cựu Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu cái triết lý mần chánh trị lì?

© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt