Tuesday, 16 September 2014

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 16.9.2014

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 16.9.2014
Tại Hội đồng Nhân quyềnLHQ ở Genève, Uỷ ban Bào vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố cáo những cản trở của Nhà Cầm quyền Hà Nội trong cuộc viếng thăm của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do tôn giáo
 
 
Ông Võ Văn ÁiGENÈVE, 16.9.2014 (UBBVQLNVN) – Sáng thứ ba hôm nay, 16.9, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và tổ chức Hành động chung cho Nhân quyền qua tiếng nói của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban, tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ về những khó khăn cản trở gặp phải trong chuyến viếng thăm điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam từ 21 đến 31.7.2014, của ông Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, đặc biệt là những cản trở do nhà cầm quyền gây ra.
 
Trong chuyến viếng thăm này, ông Bielefeldt trách Việt Nam gây áp lực lên những cá nhân mà ông Báo cáo viên muốn trao đổi. Một số cuộc gặp gỡ bị bãi bỏ vào phút chót vì những hăm doạ, sách nhiễu. Ông luôn bị “công an hay mật vụ” theo dõi, vi phạm tính bí mật của các cuộc trao đổi. Vì vậy mà một số gặp gỡ đành phải rút ngắn. Theo ông Báo cáo viên LHQ, Việt Nam đã xâm phạm các qui tắc về việc thăm viếng tại chỗ. Trước đó, ông đã báo trước rằng, những ai gặp ông sẽ không bị bất cứ sự trừng phạt hay trả đũa nào, và ông đã theo dõi kỹ từng trường hợp một. Ông kết luận rằng, “những “vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế tại Việt Nam”.
 
Ông Võ Văn Ái nhận định : “Không thể nào chấp nhận sự kiện Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, tiếp diễn sự vi phạm tự do tôn giáo”. Ông bất nhẫn cho trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tiếp tục bị cấm đoán, và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của Giáo hội này, người được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà bình năm 2014, vẫn bị giam giữ hơn 30 năm qua.
 
Cuộc viếng thăm điều tra vừa qua là lần thứ hai một Báo cáo viên LHQ về Tự do tôn giáo được thực hiện. Lần đầu tiên vào năm 1988, Báo cáo viên LHQ Abdelfatah Amor cũng gặp rất nhiều trở ngại do nhà cầm quyền Hà Nội gây ra, cũng chừng ấy sự theo dõi của công an, với những hăm doạ đối với các nhân chứng.
 
 

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG VÕ VĂN ÁI
TRƯỚC HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ

 
 
Thưa Ông Chủ tịch,
 
Hành động Chung cho Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam, lên án mạnh mẽ những cản trở của Việt Nam đối với Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong thời gian ông thăm viếng Việt Nam.
 
Nói về chuyến viếng thăm này, Báo cáo viên LHQ cho biết Việt Nam đã xâm phạm những qui tắc thăm viếng tại chỗ. Nhiều cuộc hẹn đã bị “gián đoạn” và bằng những lời hăm doạ và sách nhiễu, những người đối thoại bị can ngăn không được gặp ông. Hơn nữa, Báo cáo viên LHQ bị “công an hay mật vụ” thường xuyên theo dõi, là điều vi phạm tính bí mật của những cuộc trao đổi. Ông Heiner Bielefeld đã kết luận là “những vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thực tế tại Việt Nam”.
 
Không thể chấp nhận sự kiện Việt Nam, thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các “tôn giáo được thừa nhận” và đàn áp các tôn giáo khác, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,bị cấm đoán trong thực tế. Các thành viên của Giáo hội này thường trực bị sách nhiễu hay giam cầm, điển hình là sự quản chế Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
 
Như ông Báo cáo viên LHQ đã ghi nhận, các vi phạm trầm trọng nẩy sinh từ những điều luật quá hạn chế, mơ hồ hay hổ lốn, như những điều luật về “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự, hay điều luật “lợi dụng tự do dân chủ” (Điều 258), cũng như tuỳ tiện nại ra những cớ mơ hồ và không chính xác, như “quyền lợi chính đáng của số đông”, để bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
 
Báo cáo viên LHQ than phiền về sự thiếu vắng những phương cách hợp pháp hữu hiệu để chống lại các vi phạm quyền tự do tôn giáo hay các quyền cơ bản nói chung. Bản thân chính sách này là sự đàn áp quy mô những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, như được minh thị tháng trước đây qua những án tù giáng xuống cho Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, với lý do “gây rối trật tự công cộng”.
 
Chúng tôi thúc giục Hội đồng Nhân quyền LHQ nhắc nhở Việt Nam rằng các hành xử đối với Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo là không xứng đáng với một thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
 
Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp các tôn giáo “không được thừa nhận” , như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và bảo đảm quyền tự quản của tất cả các cộng đồng tôn giáo, như Báo cáo viên LHQ đòi hỏi.
 
Mặt khác, Việt Nam phải khẩn cấp mời Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Ngôn luận đến thăm Việt Nam.