Kính Hòa (RFA) – Cuộc bãi khóa của sinh viên học sinh Hong Kong bắt đầu gợi cảm hứng cho giới blogger Việt Nam từ cuối tuần qua. Hình ảnh nhỏ bé của anh sinh viên Joshua Wong bắt đầu lan ra trên các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt. Mọi người nhắc lại là cũng chính anh Wong lúc mới 14 tuổi đã dẫn đầu một phong trào chống sách giáo khoa của đảng cộng sản Trung Quốc muốn áp đặt lên thế hệ trẻ Hong Kong, trong đó hoàn toàn không nói gì đến thảm sát Thiên An Môn, mà ngược lại là ca ngợi đảng cộng sản Trung Quốc như một đảng duy nhất cai trị nước Trung hoa, trong đó có Hong Kong.
Xem thêm: Trích ABS điểm tin liên quan + Hình ảnh biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong + Sinh viên, học sinh Hồng Kông vô ơn với Đảng, với Bác.
Sinh viên Hongkong biểu tình đòi dân chủ gần trụ sở chính quyền ngày 29 tháng 9 năm 2014 AFP photo
.
Blogger Lê Diễn Đức viết:
Sinh viên là giới trí thức trẻ, sôi nổi, cầu tiến và luôn có khao khát tự do, dân chủ, những giá trị mà họ nhìn nhận khi đi ra thế giới bên ngoài.
Tinh thần của sinh viên Hongkong khác hoàn toàn với sinh viên Việt Nam. Một ví dụ điển hình nhất có thể nêu ra. Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học. Họ sống trong sợ hãi, cũng như đa số còn lại bị tẩy não, bị thuần phục trong cái lò giáo dục dối trá.
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội … chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
– Blogger Lê Diễn Đức
– Blogger Lê Diễn Đức
Khi sinh viên, lực lượng trí thức tương lai của xã hội, có điều kiện tiếp cận thông tin và hiểu biết mà vô cảm với chính trị, chưa nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi thể chế để lành mạnh hoá đời sống, thì khó hy vọng gì về một tiến trình dân chủ cho Việt Nam.
Nhận xét trên về sinh viên Việt Nam của blogger, nhà báo Lê Diễn Đức dù là khá nghiêm khắc nhưng cũng phản ánh một thực trạng ở Việt Nam là những hoạt động liên quan đến chính trị của sinh viên Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. Ngay trong những người hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam được gọi là hãy còn trẻ thì hầu như không thấy bóng sinh viên các trường đại học, càng hiếm hơn nữa học sinh các trường phổ thông.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, hiện là một thành viên của tổ chức dân sự Voice nói về sự kiểm soát hoạt động của sinh viên học sinh tại Việt Nam trong một lần trao đổi với chúng tôi:
“Trong khuôn khổ các trường đại học ở Việt Nam, thậm chí là trong các trường cấp ba, các trường phổ thông, có những qui định chính thức từ Bộ giáo dục, hợp tác với bên bộ công an, ngăn cấm sinh viên tham gia vào các hội nhóm tự phát.”
Nhà báo Đoan Trang cũng viết về nguyên nhân của sự thụ động, sợ hãi của sinh viên Việt Nam khi đối diện với những vấn đề chính trị xã hội
“Tới chừng thanh niên bắt đầu “tỏ ra nguy hiểm”, thì sẽ được sự chiếu cố của cả các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ… Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.
Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?”
Nền giáo dục tuyên truyền và cuốn phim thất bại
Các bạn trẻ đi viếng tướng Giáp ở Hà Nội hôm 10/10/2013.AFP photo
Bên cạnh sự áp chế bằng những biện pháp mang tính chuyên chế như thế, cũng tương tự như nhà nước Trung Quốc, nhà nước Việt Nam cũng áp dụng các bộ sách giáo khoa mang tính tuyên truyền cho chế độ cộng sản. Sự tuyên truyền này tuy làm cho tuổi trẻ Việt Nam lo ngại khi tiếp xúc với những ý tưởng khác những ý tưởng do bộ máy tuyên truyền của nhà nước tung ra, nhưng trớ trêu thay cũng chưa chắc đã đem đến sự ủng hộ của các bạn trẻ đó cho những gì mà nhà nước và đảng mong muốn họ làm theo. Một minh chứng sống động cho việc này chính là bộ phim vô cùng tốn kém có đề tài lịch sử và Đại tướng Võ Nguyên giáp lại không được các bạn trẻ bỏ tiền đi xem.
Giải thích chuyện này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng cái cách mà nhà nước Việt Nam tuyên truyền làm cho người ta không tin những gì mà họ tuyên truyền. Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói rằng khi người cộng sản tuyên truyền thì phải tìm hiểu điều ngược lại.
Blogger Viết từ Sài gòn cho rằng:
Bộ phim triệu đô về tướng Giáp ra đời. Rất tiếc là người ta không lường được sự việc bởi vì người ta tưởng dễ ăn và người ta cứ nhìn vấn đề theo cách quá đơn giản, thậm chí đơn giản như Cộng sản!
Bây giờ lại phải bỏ tiền để đi xem phim à? Còn lâu! Để bọn thành phố nó rảnh rỗi nó xem! Nhưng bọn thành phố thì biết rồi, nó đâu có ngu, đâu có dễ bị lừa như bọn nhà quê góc rừng xó núi. Nhiều đứa nhà sát vách đó chứ, đám tang đi qua, nó ngồi trong nhà đội nón uống cà phê, khi đám ngang nhà, nó giở nón chào, vẫn ngồi cà phê. Vậy thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, đã quá đủ! Bọn thành phố ranh mãnh nó thừa hiểu cái chế đệ này bịp mị nhân dân ra sao, tham nhũng như thế nào, ép ông Giáp kiểu gì.
Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.
– Blogger Giang Nam Lãng Tử
– Blogger Giang Nam Lãng Tử
Chuyện khác biệt giữa những thị dân nhiều thông tin và những người ở thôn quê chỉ có duy nhất một nguồn tin từ những chiếc loa phường và báo đảng, được blogger Giang Nam Lãng Tử xác nhận:
“Nói về bộ phim Sống cùng lịch sử, nói về ông Giáp ấy thì nói thật là dân Hà nội họ biết quá nhiều rồi, chứ không phải như những vùng sâu vùng xa. Dân Hà Nội họ rất rành về lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại, cho nên người ta biết về ông Giáp còn nhiều hơn những gì viết trong sách nữa.”
Nhiều người cho rằng vì thấy cảnh hàng ngàn người rồng rắn tham dự lễ tang Tướng Giáp mà cơ quan tuyên giáo của đảng tưởng đâu rằng mọi sự đơn giản là dân chúng vẫn còn nghe theo những gì đảng cộng sản nói ra.
Trên thực tế, giữa thời đại công nghệ thông tin của thế kỷ 21, hệ thống tuyên truyền bằng loa phường của đảng cộng sản vẫn còn phủ kháp mọi miền đất nước, đến nỗi nó được một tác giả nước ngoài chú ý đến và đề cập nó trong một bài viết mang tựa đề Những bóng ma cộng sản ở châu Á. Khi đọc bài này, cộng với sự trãi nghiệm của mình ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn so sánh những cái loa phường tuyên truyền ở Việt Nam giống như những chiếc loa cầu kinh ở những Quốc gia Hồi giáo, ông viết một đoản văn mang tựa đề Cái loa phường và lễ nghi tôn giáo:
“Ở VN, tuy không phải là nước Hồi giáo, nhưng bản tin loa phường buổi sáng và buổi chiều cũng có thể xem là một “nghi lễ” tôn giáo. Trong tôn giáo, người ta bắt tín đồ phải tin theo giáo lí, và điều đó là lựa chọn của tín đồ. Nhưng ở VN, tuy số “tín đồ” tôn giáo mà Nhà nước tin và theo chỉ 2-3 triệu, nhưng cái nghi lễ đó thì cả 90 triệu người bị ép buộc phải nghe. Đó là một sự không công bằng.”
Kết quả của việc tuyên truyền và những cuốn sách giáo khoa mang tính tuyên truyền giữa thời đại Internet đôi khi có tác dụng ngược lại những điều mà nhà nước của đảng mong muốn. Những sự thật che dấu lần lượt được đưa ra ánh sáng. Trong vòng vài năm gần đây, những thông tin đời thật của chủ tịch Hồ Chí Minh lần lượt ra đời, và với sự trợ giúp của Internet, cơ quan tuyên giáo của đảng không thể che dấu được. Nhà báo Huy Đức viết
“Nhiều thế hệ Việt Nam đã yêu mến Hồ Chí Minh, các bạn cứ tiếp tục yêu mến Hồ Chí Minh, đừng “shock” khi đọc thấy “những người đàn bà của Bác”. Các bạn chỉ nên so sánh di sản của Hồ Chí Minh (là những gì mà Việt Nam đang có ngày nay) với chính chuẩn mực của ông: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì”.
Khi Nguyễn Thị Phương Uyên bị bắt, 109 sinh viên của trường đại học thực phẩm đồng ký đơn gửi lên Chủ tịch nước đòi trả tự do cho cô, nhưng sau đó đã nhanh chóng phủ nhận, hoặc rút tên vì bị đe doạ đuổi học.
– Blogger Lê Diễn Đức
– Blogger Lê Diễn Đức
Nhưng cây bút Nguyễn Hoàng Văn thì không được nhẹ nhàng như nhà báo Huy Đức. Trong bài viết mới nhất của mình trên trang blog của nhà văn Phạm Thị Hoài, ông lấy ví dụ về cái cách mà người ta viết một cách không trung thực về nhà văn Tây Ban Nha Lorca để giáo dục các thế hệ Việt Nam từ trước đến giờ. Ông cho rằng đó là một sự liều lĩnh.
Mà, xét cho cùng, viết liều hay dạy liều, cũng là sản phẩm tất yếu của một hệ thống cầm quyền với những chủ trương chính trị cực kỳ liều, liều đến mức cực đoan, từ sự cực đoan của đầu óc hoang tưởng đến mức cực đoan của toan tính thực dụng. Nó, như đã thấy, đã liều với cuộc phiêu lưu chiến tranh, ở đó sinh mạng và tương lai của 30 triệu người bị mang ra đánh đổi cho mục tiêu thế giới đại đồng của “ba ngàn triệu trên đời”. Và nó, như đang thấy, lại liều với cuộc phiêu lưu mệnh danh “ổn định và phát triển”, cái cuộc phiêu lưu chẳng hề vì dân số trên 90 triệu người mà chỉ phục vụ cho một phân số rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, một epsilon mang tên “nhóm lợi ích” đang ngồi xổm trên đầu
Một nữ sinh viên nói với chúng tôi về hiện trạng và tương lai của sinh viên Việt Nam.
“Tất cả các sự tê liệt đó đều bắt nguồn từ sự kiểm soát từ trên xuống một cách có hệ thống của đảng cộng sản. Cho tới giờ phút này thì họ rất thành công trong chính sách ngu dân lâu dài, kềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền. Nhưng tương lai với sự tiếp cận thông tin và khả năng độc lập hơn của sinh viên thì tôi tin là sẽ có thay đổi.”
Nhiều người mà chúng tôi có dịp trao đổi về tình trạng đó của giáo dục và thanh niên Việt hiện nay hy vọng rằng thời đại đã thay đổi, và những thế hệ sắp đến có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Basam
- Biểu tình lớn ở Hong Kong (BBC). – Hình ảnh biểu tình ở Hong Kong (Tin Tức). – [Ảnh] Những “chiêu” tự vệ của người biểu tình Hồng Kông (BizLive). – Đường phố Hồng Kông thành chiến trường(NLĐ). – Hong Kong tiếp tục biểu tình (BBC).
– Hồng Kông: Sinh viên tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ (RFI). – Phong trào ‘Chiếm Trung’ ở Hồng Kông gia tăng cường độ(VOA). – Sinh viên biểu tình Hong Kong ra tối hậu thư cho chính quyền (VTC). – « Cách mạng ô dù » Hồng Kông thách thức chính quyền Bắc Kinh (RFI). “Bất kể ai có chút lương tâm cũng phải hổ thẹn về việc đã hợp tác với một chính phủ rất ít quan tâm đến công luận“.
- CẬU HỌC SINH 15 TUỔI THÁCH THỨC BẮC KINH (FB Lê Quốc Tuấn). – Thủ lĩnh biểu tình ở Hồng Kông: Mới chỉ 17 tuổi (HNM). – Thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hồng Kông là ai?(TN). – JOSHUA WONG: “DÂN KHÔNG SỢ CHÍNH PHỦ. CHÍNH PHỦ PHẢI SỢ DÂN” (TNM). – Tài không đợi tuổi (FB Trương Nhân Tuấn). “Những người có tài thì không đợi đến tuổi đâu. Không phải hễ nói đến ‘dân chủ’ thì phải có CIA, có Mỹ đàng sau“. – Xúi giục (Tuấn Khanh). – Những nhân vật chủ chốt trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông (NLĐ). –LƯƠNG CHẤN ANH, ÔNG LÀ AI? (Mạnh Kim). – CÁC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG CUỘC BIỂU TÌNH TẠI HỒNG KÔNG (TNM).
- Video: Hông Kông – Đối diện với lớp trẻ chúng tôi khó khăn vậy sao? (Long Hoàng). – Bạn sống trên đời này làm gì? (FB Nguyễn Nữ Phương Dung). – Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối « cam thối » của Hoa lục (RFI). – Hồng Kông có thể thành Thiên An Môn thứ hai(MTG). – ỦNG HỘ NỀN DÂN CHỦ HỒNG KÔNG VÀ NGĂN NGỪA MỘT VỤ THẢM SÁT THIÊN AN MÔN THỨ NHÌ TẠI HỒNG KÔNG (FB CĐVN).
- Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’ (BBC). “Cơ hội là rất mong manh. Tuy nhiên, với chúng tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của lần biểu tình này là thay đổi nhận thức của của chính mình và người khác. Bằng việc ra khỏi lớp học, ra khỏi quỹ đạo thói quen hàng ngày, chúng tôi có cơ hội tự nhìn lại mình và tự vấn mình, nên làm gì và hy sinh gì ở bản thân để đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự của Hong Kong”.
- Người dân Hồng Kông nghĩ sao về cuộc biểu tình? (KT). - “Nếu tôi không đứng lên…” (NLĐ). “Khi hứng lấy làn hơi cay từ cảnh sát, những người biểu tình trẻ tuổi lẫn người dân Hồng Kông có chung một cảm giác: Sốc! Nỗi sửng sốt này có thể lý giải bởi khác với phần còn lại của Trung Quốc, Hồng Kông phát triển theo mô hình chính phủ phương Tây khi là nhượng địa của Anh từ năm 1842“.
- Sinh viên VN: Đã có đảng và nhà nước lo rồi! (FB HSVPDVDA). F”Có thể nói dân Hồng Kong còn đang nghèo, kinh tế yếu kém, dân trí thấp. Do đó sinh viên dễ bị kích động, lôi kéo. Những hành động đang diễn ra rõ ràng làm bất ổn đến đời sống và chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc… ‘Yêu nước hơn hết là làm 1 công dân gương mẫu, mỗi ngày đi học hoặc đi làm và tin tưởng chủ nghĩa Mác-Lenin, mọi chủ trương, đường lối của đảng’.“
- Từ chuyện sinh viên Hongkong đến cuốn phim lịch sử VN (RFA). “Tất cả các sự tê liệt đó đều bắt nguồn từ sự kiểm soát từ trên xuống một cách có hệ thống của đảng cộng sản. Cho tới giờ phút này thì họ rất thành công trong chính sách ngu dân lâu dài, kềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền. Nhưng tương lai với sự tiếp cận thông tin và khả năng độc lập hơn của sinh viên thì tôi tin là sẽ có thay đổi“.
- Giới tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong (RFA). “Thứ nhất là phấn khích về mặt tinh thần rằng Hồng Kông là 1 tấm gương tốt để noi theo. Về việc bắt bớ, đàn áp thì cũng không làm sờn ý chí tiến lên của giới trẻ đấu tranh tại VN. Bởi vì trong tất cả các cuộc cách mạng trước đây thì cũng đều có bắt bớ kể cả chết chóc nhưng với tinh thần trách nhiệm của mình đối với tương lai, đối với con cháu của người Việt Nam sau này thì những việc đó là điều nhỏ nhặt“. – Biểu tình Hong Kong: Dân Việt quan tâm, Ba Đình rung chấn (DLB).
- Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam? (RFA). “Trong một xã hội đang như chưa tìm được hướng ra, thì không thể nào trách được là người dân vẫn đang quan sát. Tới lúc mọi thứ đều rõ ràng, khi sự yếu kém của chính phủ ngày càng tệ hại, khi mà tương lai của sinh viên họ thấy khi ra trường họ càng ngày càng thất nghiệp. Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi“.
- Bác tin Bắc Kinh sẽ trấn áp biểu tình (BBC). – Cảnh sát chống bạo động rút khỏi khu vực biểu tình ở Hồng Kông (TN). –Cảnh sát rút lui, hàng chục ngàn người biểu tình kiên quyết bám trụ (VOV). – Trưởng Đặc khu Hong Kong kêu gọi người biểu tình giải tán hòa bình (TTXVN). – Hàng chục nghìn người biểu tình Hong Kong chuẩn bị “đêm trắng” thứ 2 (LĐ). –Hong Kong: Đêm thứ hai của cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình (TTXVN). – Hàng chục ngàn người thắp sáng Hồng Kông (NLĐ). – Biểu tình ở Hong Kong: Căng thẳng mới chỉ là khởi đầu? (PLTP). – Bắc Kinh vẫn không kiểm soát được biểu tình tại Hong Kong (Dân Luận).
- Vì sao Bắc Kinh không sử dụng những trò bẩn thỉu để đối phó với người biểu tình như chính quyền VN hiện nay vẫn làm?(FB Nổ Xong Xây). Có ngay đây: Báo chí Trung Quốc tấn công phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI). – Báo Trung Quốc: “Hong Kong đừng mong Bắc Kinh thay đổi kế hoạch” (Infonet). – Trung Quốc ‘kiểm duyệt’ tin Hong Kong (BBC).
- Bắc Kinh đã từng chơi trò “phản biểu tình” trước đây, nhưng chỉ kéo dài 5 tiếng: Hong Kong: Cái sẩy có nẩy cái ung? (TQ). “Để phản kích lại những người biểu tình Hong Kong, nhà đương cục Trung Quốc đã tổ chức ‘phản biểu tình’ hôm 17/8. Theo phát biểu của ban tổ chức, có 193 nghìn người, tổng cộng 1500 đoàn thể đã tham gia cuộc tuần hành này. Những người biểu tình phần lớn là những đoàn thể đến từ Đại lục. Một người tham gia biểu tình đến từ Quảng Đông cho phóng viên biết, nhà đương cục Bắc Kinh dùng phương thức bao ăn, phát tiền để vận động họ đến Hong Kong tham gia biểu tình.Cuộc biểu tình phản chiếm Trung tâm kéo dài khoảng 5 tiếng thì kết thúc“.
- Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì?(BBC). “Những gì xảy ra ở Hong Kong không còn chỉ là chuyện Hong Kong nữa. Những người biểu tình muốn Bắc Kinh phải đảo ngược các quy định về bầu cử, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ và ông cũng không thể làm điều đó”. – Trung Quốc phản đối thế lực nước ngoài ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông (TN). – Thất bại chính trị cay đắng với Bắc Kinh trong việc đánh giá quá thấp hoặc quá sai về tinh thần dân chủ Hong Kong (FB Mạnh Kim).
– Đôi điều về Hong Kong (Hiệu Minh). – TRUNG QUỐC VÀ HỒNG KÔNG: CHÚNG TÔI CỬ, CÁC ANH BẦU (TNM). – Tại sao Hong Kong ? (FB Mai Tú Ân). “Và người dân HK đã không ngồi yên khi chính quyền CS Bắc Kinh đã lộ cái vòi bạch tuộc muốn kiểm soát các quyền tự do hiển nhiên của họ, qua việc muốn kiểm soát các cuộc bầu cử, các đại diện ứng cử làm Đặc Khu Trưởng HK. Cụ thể giống như ở xứ VN ta muốn các ứng cử phải được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu. Tức là chọn gà nhà tranh cử với…gà nhà vậy. Và dĩ nhiên người dân HK không chấp nhận sự bịm bợm như thế và… xuống đường“. – Vì sao dân Hong Kong nổi giận với Trung Quốc?(KP). – Bất ổn chính trị ở Hong Kong: 6 điều cần biết (DV).
- Người biểu tình Hong Kong trông đợi sự ủng hộ của quốc tế (VOA). – Anh bày tỏ lo ngại về tình hình Hong Kong (TT). – Đài Loan bày tỏ hậu thuẫn đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông (VOA). – Tổng thống Đài Loan ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông (RFI). – Mã Anh Cửu: Bắc Kinh nên thận trọng xử lý biểu tình ở Hồng Kông(GDVN).
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÁ CỜ KHI ĐẤU TRANH (TNM). “Khi sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình chống Trung Cộng thì họ không ngần ngại dùng lại lá cờ cũ của Hong Kong , cho dù nó có hình cờ Anh Quốc trên đó vì khi ấy Hong Kong là thuộc địa của Anh. Sinh viên Hong Kong không ngần ngại dùng lá cờ này vì nó là biểu tượng cho 1 thể chế tự do, dân chủ mà Hong Kong đã từng có. Nó gửi 1 thông điệp rất rõ ràng đến thế giới là sinh viên Hong Kong từ chối đứng chung với CS Trung Quốc , mà sẵn sàng liên minh với các quốc gia tự do“.
- Hồng Kông khủng hoảng (NLĐ). – Hong Kong: ‘Nguy’ và ‘cơ’ với TQ (VNN). – Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất 4 tháng do biểu tình tại Hong Kong (Gafin). – Biểu tình tại Hong Kong khiến chỉ số Hang Seng giảm sâu (TTXVN). – Du lịch Hong Kong đình trệ do biểu tình (VNE).
- Người Hong Kong tiếp tục biểu tình (BBC). – Hình ảnh biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong (NV). – Video có phụ đề tiếng Việt:Xin hãy giúp Hong Kong (Viet-Sub) (Ryan Trân). – Người biểu tình Hồng Kông đòi hạ bệ lãnh đạo (TN). –Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan ra thế giới (TN). – Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong (Jonathan London). – Bài của tác giả đăng trên TT:3 đặc điểm của sự kiện Hong Kong (TT). – Những điều ít biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong (XH). – Nguyễn Hưng Quốc: Ba bài học từ Hong Kong (Dân News). – Biểu tình Hong Kong: Những ai liên quan?(VNN). – Gọi những tầng trời (Đào Hiếu).
- Biểu tình ở Hong Kong đe dọa giấc mơ TQ (VNN). – Trung Quốc: Biểu tình “Chiếm trung tâm” tại Hong Kong là phi pháp(GTVT). – Lựa chọn khó khăn của ông Tập Cận Bình (NLĐ). – Đặc khu trưởng Hồng Kông yêu cầu chấm dứt biểu tình ‘ngay lập tức’ (TN). – Người biểu tình ra hạn chót cho chính quyền Hong Kong (TN). – Người Hong Kong tích trữ lương thực, chuẩn bị biểu tình lâu dài (VOV).
- Xe Tăng Đã Tiến Vào Hồng Kông? (Video) (ĐKN). – Biểu tình ở Hồng Kông: Trung Quốc bác bỏ việc đưa quân đội can thiệp(LĐ). – Ðặc khu trưởng Hong Kong: ‘Quân đội’ đàn áp chỉ là tin đồn (NV). – Tình Thế Đột Biến Ở Hồng Kông, Bắc Kinh Lo Sợ Sự Kiện 4-6 Tái Diễn (ĐKN). – Hồng Kông: Biểu tình tiếp tục chiếm đường phố, TQ nhắc Mỹ không can dự(GDVN). – Báo Nga-Trung Quốc: Mỹ đứng sau các cuộc biểu tình ở Hồng Kông (GDVN). – Anh, Mỹ quan ngại về vấn đề Hồng Kông (Báo XD).
- Con ngựa và con người (FB Nguyễn Văn Thạnh). “Là con người chứ không phải con ngựa, người Hồng Kông không thể bị bịp dễ đến vậy. Họ đã nhất loạt đứng lên phản đối, họ quyết liệt, rất quyết liệt, vì họ biết rằng một khi dây cương đã tròng vào đầu thì rất khó gỡ. Thủ lĩnh của họ không phải là cây đa cây đề mà chỉ là cậu bé 17 tuổi. Dân trí cao, họ nghe tiếng nói của lẽ phải, của lương tri thay vì câu nợ ai là người nói“.
- ‘Cách mạng ô dù’ gây sốt Hong Kong (VNE). – Ô dù chống lại hơi cay, súng điện (SM). – “Phong trào Ô” trở thành biểu tượng của biểu tình Chiếm Trung tâm Hong Kong (NNVN). – Người biểu tình Hồng Kông dọn dẹp đường phố mỗi đêm (NLĐ). “Hàng chục ngàn người bám trụ đường phố Hồng Kông nhưng sau mỗi đêm họ đều tự giác dọn dẹp sạch sẽ, dù trước đó phải vật lộn chống cự với hơi cay và hơi hạt tiêu của cảnh sát“.
- Trung Quốc Chặn Instagram Và Kiểm Duyệt Từ Khóa “Chiếm Đóng Trung Ương” Trên Weibo (ĐKN). “Hãng tin Reuters và Verge cho rằng chính phủ Trung Quốc đã chặn trang web này, bởi hình ảnh và video về cuộc biểu tình dân chủ tại Hồng Kông đang tràn ngập trên Instagram và người dân đại lục có thể tìm thấy“.
- Thách thức từ Hongkong (KTĐT). – Người Hồng Kông tiếp tục biểu tình, kinh tế bị ảnh hưởng (TBKTSG). – Thị trường tài chính Hong Kong mất 11,48 tỉ USD (TT). – Biểu tình tại Hong Kong đe dọa làm “tê liệt” ngành bán lẻ (BizLive).
- CHND Trung Hoa, thể chế bị căm ghét nhất trên hành tinh này… (Mai Tú Ân).
Hình ảnh biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong (NV) – Dù bị cảnh sát trấn áp, bắn lựu đạn cay, nhưng cuộc biểu tình lớn do giới sinh viên học sinh khởi xướng đòi dân chủ với hàng ngàn người tham gia là sự thách đố lớn nhất từ trước đến nay đối với Bắc Kinh. Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc biểu tình bền bỉ và quyết liệt này. Hình: Getty Image & AP/Photo
Bất chấp lời kêu gọi của đặc khu trưởng Hồng Kông là hãy về nhà, hàng ngàn người, đa số là học sinh sinh viên vẫn bám trụ biểu tình bất bạo động.
Những người biểu tình mang mặt nạ chống hơi cay, và đây là lần đầu tiên ở Hongkong cảnh sát dùng lựu đạn cay giải tán biểu tình.
Hàng ngàn người suốt trong đêm và kéo dài trong nhiều ngày qua.
Cảnh sát trước đó dùng vòi rồng và hơi cay trấn áp, nhưng sáng Thứ Hai đã phải nhượng bộ.
Một kiểu mặt nạ chống hơi cay do người biểu tình sáng chế.
Khoảng 80 người biểu tình bị bắt giữ và hơn 80 người bị thương, trong đó có 6 cảnh sát.
Trong đoàn biểu tình có một số lớn là các nữ sinh.
Trưởng Đặc Khu Hongkong hiện nay là Lương Chấn Anh được bầu năm 2012 và bị cho là do Bắc Kinh chỉ định. Hình ảnh ông Lương bị người biểu tình bêu trên phố.
Sinh viên, học sinh Hồng Kông vô ơn với Đảng, với Bác
NBG – Người ta nói uống nước phải biết nhớ nguồn.
Nguồn ở HK là đất nước TH vĩ đại, và người mang nguồn nước công bằng, bác ái cho HK chính là Đảng CSTQ vĩ đại.
Từ một mảnh đất thuộc địa, người dân HK sống đau khổ, rên xiết dưới ách cai trị của thực dân Anh. Người dân HK không có được quyền tối thiểu như tự do báo chí, hội họp hay quyền bày tỏ chính kiến. Nhờ công lao vĩ đại của ĐCS, đã giải phóng cho nhân dân HK được những tháng ngày đen tối trước kia.
HK dưới thời thực dân, cảnh sát có thể bắt người dân bất cứ lúc nào về trụ sở tra khảo đến chết, sau đó tuyên bố là đột tử mà không hề phải e sợ dư luận hay toà án, bởi hệ thống cai trị của thực dân là bảo vệ cho những thành phần trong bộ máy của chúng trước tiên. Nạn cướp bóc diễn ra hàng ngày. Có người đi đường bị bốn tên cướp xông vào cướp tiền, giằng co xô đẩy tiền văng tung toé giữa đường, bọn cướp chạy mất. Nhưng những người dân bị lối sống suy đồi đạo đức do bọn thực dân tiêm nhiễm đã hôi tiền của người bị cướp.
Chưa hết, còn có những tai nạn xe chở hàng bị lật, người dân cũng xông vào hôi của. Cướp xộc tận vào trong nhà giật đồ đi ra giữa thanh thiên bạch nhật.
Đời sống nhân dân HK thật tăm tối, có đứa bé đi học vì đói quá ngã xuống cầu chết. Ở vùng nọ có hai mẹ con vì quá khổ cực, người mẹ đã ôm con vào rừng thắt cổ tự vẫn cả hai mẹ con. Có bà mẹ khác không có tiền đóng học phí cho con, nên đã tự vẫn để hy vọng lấy tiền phúng điếu đóng học phí cho con mình. Đàn ông HK phải đi bán thận hàng đoàn lấy tiền trang trải cơm áo trước mắt, còn phụ nữ xếp hàng khoả thân cho bọn Đài Loan, Hàn Quốc săm soi.
Trong khi đó lũ quan chức giàu không sao tính nổi, trang trại của chúng chim bay mỏi cánh, biệt thự xa hoa lộng lẫy. Chúng ăn uống bằng máu và nước mắt của người dân. Chúng làm đường thì đường nứt, làm cầu thì cầu đổ, chúng đóng tàu thì tàu thành sắt vụn, đường phố ngập lut mỗi khi mưa, người dân đi giữa thành phố mà bị chết đuối do nước cuốn đi.
Nhưng nhờ có Đảng Cộng Sản tinh hoa của dân tộc, đã mang lại ánh sáng ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Người HK ngày nay đã không còn phải chịu cảnh áp bức của bọn thực dân Anh nữa. Cuộc sống bình yên trở lại, khắp nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn, trên sân khấu ngày đêm diễn ra liên miên ca hát. Nhà nghỉ, sới bạc, ổ điếm được công khai để phục vụ người dân. Mọi trò chơi giải trí được mở rộng cho tất cả thanh thiếu niên tham gia. Người dân HK được xếp hạng hạnh phúc thứ nhì thế giới.
Đáng ra những thanh niên, sinh viên HK ngày hôm nay phải biết ơn ĐCS , biết ơn bác Mao vĩ đại. Nhờ có đảng, có bác mà chúng mới được học hành tử tế. Chẳng những không biết ơn, chúng lại ăn phải bả của bọn tư bản thối nát kích động, những phần tử thế lực phản động lại đi ngược lại đạo lý ” uống nước nhớ nguồn ”. Chúng đã chà đạp nên xương máu mà các chiến sĩ, nhân dân TH đã đổ để giành độc lập, thống nhất đất nước.
Đại đa số quần chúng nhân dân tiến bộ đều căm phẫn trước hành động của chúng, phát biểu cảm tưởng, một cựu chiến binh đã phải đau đớn thốt lên rằng:
- Không thể để bất cứ kẻ nào làm ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, Đảng là người đã được nhân dân ta tin tưởng lãnh đạo, đã cùng nhân dân ta chia sẻ những khó khăn gian khổ. Cần phải nghiêm trị thích đáng những kẻ hung hăng này.
Đó cũng là ý nguyện của quần chúng nhân dân, sớm muộn những phần tử phá hoại này sẽ bị nghiêm trị. Trả lại cuộc sống thanh bình cho người dân. Toàn thể nhân dân TH nói chung và nhân dân HK nói riêng nguyện đứng dưới lá cờ của Đảng, của Bác để xây dựng đời sống mới mà bao quốc gia phải thèm muốn. Nơi thiên đường XHCN – không có cướp, hiếp, không có người dân bị mất đất đi khiếu kiện ròng rã màn trời, chiếu đất, không có người dân phải tự vẫn vì không đủ ăn. Không có trẻ con đi học đu dây hay chui túi nilon…..
Sinh viên Đài Loan biểu tình đòi tuyệt giao với Trung Quốc (MTG) – Trong lúc sinh viên Hồng Kông (TQ) đang biểu tình chống áp đặt từ chính quyền Bắc Kinh và đòi dân chủ thì các sinh viên tại Đài Loan (TQ) cũng biểu tình chia lửa tại Đài Bắc. Họ đòi chính quyền Đài Bắc phải tuyệt giao với Bắc Kinh.
Những người biểu tình tại Đài Loan đã yêu cầu chính quyền của họ phải chấm dứt ngay lập tức tất cả các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị với Trung Quốc nhằm thể hiện sự ủng hộ cho cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.
Sinh viên Đài Loan đã tụ tập bên ngoài một tòa nhà có văn phòng thương mại của Hồng Kông tại Đài Bắc hôm Chủ nhật. Cảnh sát bao vây người biểu tình và ngăn cản họ bước vào thang máy của tòa nhà. Hơn 100 sinh viên đã hô vang khẩu hiệu và giơ biểu ngữ yêu cầu chấm dứt các cuộc đàn áp của cảnh sát với người biểu tình tại Hồng Kông.
Các sinh viên đã giải tán một cách hòa bình sau khi kêu gọi lãnh đạo Đài Loan, Mã Anh Cửu phải lên án tình hình ở Hồng Kông. “Chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ giao dịch kinh tế hoặc chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc”, một nhà hoạt động tên Chen Weiting nói.
Trong những ngày qua, Đài Loan rất lo ngại việc hòn đảo này có thể theo đuôi Hồng Kông và Macau để thống nhất với Trung Quốc. Đặc biệt là sau khi sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp một phái đoàn Đài Loan tại Bắc Kinh do ông Úc Mộ Minh (chủ tịch của Tân đảng ủng hộ thống nhất với đại lục) dẫn đầu và ông Tập có những phát biểu khiến Đài Loan quan ngại.
Khi đó, ông Tập nói: “thống nhất hòa bình và “một nhà nước, hai chế độ” là những nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan” và còn nói việc thực hiện các nguyên tắc sẽ “xem xét đầy đủ tình hình thực tế của Đài Loan”.
Chính vì vậy, các lãnh đạo hàng đầu của Đài Loan đã phải lên tiếng trấn an dư luận bằng việc bác bỏ chuyện thống nhất với Trung Quốc. Bà Mã Vĩ Quốc, phát ngôn viên của ông Mã Anh Cửu cho biết: “Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ quyền đã tồn tại 103 năm”. Đồng thời, bà cho biết chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng “không thống nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc”.
Viện trưởng viện hành pháp (chức vụ tương đương thủ tướng) Đài Loan, Giang Nghi Hoa cũng phát biểu vào hôm thứ Sáu rằng: “Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận mô hình “một nhà nước, hai chế độ”.