Monday, 20 October 2014

Obama Cần Phải Sửa Lại Chíến Lược Ở Syria

Ý Kiến của Fareed Zakaria:
  
Ngay từ đầu, chính sách của Tổng Thống Obama đã bị thất bại nặng vì sự cách biệt quá đáng giữa lời nói và hành động. Và thêm một lần nữa, ông phạm phải lỗi lầm tai hại này. Sau khi tuyên bố chính sách của Hoa Kỳ là nhắm đến “triệt hạ để rồi cuối cùng sẽ tiêu diệt”  tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo ISIS. Bây giờ, ông Obama lâm vào hoàn cảnh bị áp lực phải leo thang quân sự ở Syria . Việc này sẽ là con đường đưa đến thất bại. Thực ra, phải nói rằng chính quyền của ông Ob ama nên từ bỏ lời nói đao to búa lớn ngay từ lúc đầu, và phải xác định rõ chỉ áp dụng Chính sách ngăn ngưà, vây chặn. đối với ISIS .

Leo thang chiến tranh ở Syria sẽ không đáp ứng được những mục tiêu của người Mỹ, trong khi hầu như chắc chắn sẽ gây ra nhiều xáo trộn, cũng như những hậu quả không lường trước được. Thực tế là vấn đề chủ yếu nằm ở chỗ Hoa Thịnh Đốn không có những đối tác cùng sống chết với mình ở điạ phương. Chúng ta cũng nên ý thức rằng cái tổ chức gọi là Đoàn Quân Syria Tự Do – Free Syrian Army- không hề có, chưa bao giờ hiện hữu. Điều này hết sức quan trọng. Bản Phúc Trình Nghiên Cứu của Quốc Hội Hoa Kỳ vạch rõ rằng tên gọi Đoàn Quân Syria Tự Do không ám chỉ được một “bộ chỉ huy nào có tổ chức, và cơ cấu kiểm soát ở  tầm vóc quốc gia.”. Giám đốc cơ quan tình báo Hoa Kỳ khai với Quốc Hội Mỹ rằng thành phần đối lập với chế độ của Bashar al-Assad chỉ là một tập thể gồm khoảng 1,500 kháng chiến quân riêng lẻ. Chúng ta gọi chung các nhóm kháng chiến quân - chống lại chế độ Assad, và cả nhóm chống phe Hồi Giáo - gộp lại thành tổ chức Đoàn Quân Syria Tự Do.

Học giả Joshua Landis – blog riêng của ông tên là Syria Comment giúp chúng ta có những nguồn tin khá chính xác. Ông ước tính rằng chế độ của Tổng thống Assad kiểm soát khoảng một nửa lãnh thổ Syria , với khối dân số đông hơn một nửa. Nhóm Quốc Gia Hồi Giáo kiểm soát khoảng một phần ba đất nước, còn nhóm kháng chiến quân khác kiểm soát dưới 20%. Trong số những nhóm chống Assad, không thuộc tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo bao gồm nhóm hậu duệ của al-Qaeda, kẻ thù rất nguy hiểm của Hoa Kỳ. Ông Land is viết thêm rằng theo sự nhận xét của các tay lãnh tụ phe chống đối, tổng số thành phần không thuộc đoàn quân thánh chiến cực đoan, kiểm soát chưa tới 5% lãnh thổ Syria, và Hoa Thịnh Đốn chỉ ủng hộ khoảng 75% những nhóm này.

Chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay là tăng cường các cuộc không kích ở Syria, mong sao biến những lực lượng yếu kém nhất, thiếu tổ chức nhất trở thành những lực lượng mạnh nhất, bằng cách:  Trước hết là triệt hạ tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo, sau đó là chế độ của Assad, cùng lúc đó tấn công hai tổ chức Jabhat –al Nusra và Khorasan. Cơ hội thực hiện được những mục tiêu này xa vời lắm. Cho đến nay, những cuộc oanh kích bằng máy bay ở Syria chỉ đưa đến sự xáo trộn, bất ổn ở dưới đất, tàn phá nước Syria nặng nề thêm, và tạo ra tình trạng bỏ trống quyền lực, và lãnh thổ, giúp cho các nhóm thánh chiến Hồi giáo tự do nhào vô dành thắng lợi.

Các nhà phân tích thời cuộc nhận xét rằng chính sách này sẽ dễ dàng hơn nếu được làm từ ba năm trước. Khi đó các nhóm chống chế độ còn mang tính chất thế tục, và dân chủ nhiều hơn. Điều này chỉ là chuyện tưởng tưởng, không có trên thực tế. Đồng ý rằng những lực lượng chống lại chế độ của Assad trong mấy tháng đầu có vẻ như do những người cấp tiến , chủ trương lập chế độ thế tục. Tương tự như những gì đã xảy ra ở Ai Cập và Lybia trước đây. Nhưng với thời gian, những lực lượng cuồng tín, mang tính chất tôn giáo, và có tổ chức chặt chẽ sẽ dành được thắng lợi. Diễn biến này vẫn thường xảy ra trong các cuộc cách mạng trước đây - kể cả cuộc cách mạng ở Pháp, Nga và Iran . Lúc đầu do các phần tử cấp tiến khởi sự, sau đó, phe cực đoan dành lấy quyền lực.

Bất cứ một chiến lược nào muốn thành công ở Syria phải hội đủ hai yếu tố Quân Sự và Chính Trị. Yếu tố Quân Sự thì yếu kém, yếu tố Chính Trị hầu như không hề có.

Lý do tiềm ẩn, nhưng hết sức chủ yếu, đưa đến bạo động ở Iraq và Syria là nhóm Sunni nổi dậy chống chính quyền ở Baghdad và Damascus . Trong cái nhìn của người Hồi Giáo Sunni, họ cho rằng chính quyền ở hai thủ đô là những chế độ thù nghịch, phản đạo. Đã thế, cuộc nổi dậy của phe Hồi Giáo Sunni còn được các nước giầu có như Saudi Arabia , United Arab Emirates và Qatar tiếp tế tài nguyên, vật lực tuỳ theo nhóm Sunni nào họ ưa thích. Chính vì thế, cuộc chiến chống tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo càng thêm phức tạp. Bên phía đối nghịch thì có Iran ủng hộ chế độ của phe Shiite và nhóm Ala wite ở Syria . Iran coi đây là cuộc chiến đấu dành ảnh hưởng của các nước ở trong vùng.

Giải pháp chính trị dùng để giải quyết vấn đề có lẽ là sự sắp xếp chia sẻ quyền hành giữa hai thủ đô. Đây là điều mà Hoa Kỳ không thể chủ động được ở Syria . Hoa Kỳ đã áp dụng thử ở Iraq , nhưng mặc dù đã phải dùng đến 170,000 lính Mỹ và tiêu ra hàng tỉ đô la, với tài lãnh đạo khéo léo của tướng David Petraeus, cuộc sắp xếp vừa mới thành hình vài tháng sau khi tướng Petraeus về nước, và trước khi Hoa Kỳ rút quân. Ngoại trừ trường hợp ở Lebanon , vùng Trung đông như Syria và Iraq không hề có chuyện chia sẻ quyền lực, hay tổ chức đầu phiếu chọn người lãnh đạo, ai nhiều phiếu thắng cử. Tại đây, cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 15 năm, cứ 20 người dân vô tội là có một người bị giết hại vì chiến tranh.

Chiến lược duy nhất để đối phó với tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo là tìm cách vây chặn tổ chức này – tăng sức mạnh cho các quốc gia lân cận ở trong vùng, để họ đối phó với ISIS cả về quân sự lẫn chính trị. Chính những nước lân cận này bị đe doạ trực tiếp nhiều hơn là Hoa Kỳ. Quan trọng hơn cả là các nước như Iraq , Jordan , Lebanon , Thổ Nhĩ Kỳ và các nước trong vùng Vịnh Ba Tư. Công việc khó khăn nhất là làm sao buộc chính phủ của Iraq phải nghiêm chỉnh nhượng bộ với người Hồi Giáo Sunni, để những người Sunni không còn bị tuyển mộ vào làm lính chiến đấu cho ISIS. Cho đến nay việc tuyển mộ này chưa xảy ra. Tất cả những việc trên có thể thực hiện được bằng những hoạt động chống khủng bố, chẳng hạn như oanh tạc những mục tiêu của tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo, cũng như theo dõi tuyến đường tuyển mộ lính ngoại quốc, ngăn chặn hành động này, truy tìm ai là kẻ đứng sau lưng tài trợ về tài chánh, bảo vệ những nước láng giềng và các nước Tây phương không để bọn “jihad” hay “cuồng tín Hồi Giáo” xâm nhập.

Chính quyền Ob ama đang cố gắng thực hiện nhiều việc trong chiến lược này. Chính phủ nên nói rõ với mọi người về mục tiêu cụ thể của họ, hơn là dùng nhửng ngôn từ to lớn, khiến cho chính quyền phải leo thang chiến tranh, và dẫn đến thất bại.
 
Bài nhận định của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 16/10/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch