Sunday, 9 November 2014

Sử dân tộc Việt từ hơn 8 ngàn năm trước - Trần Văn Thu

Antony, tháng 6 năm 2014
Anh Ch Em,
Ch“tôi” là chữ đáng ghét, song tôi viết bài “tìm ái quốc” này với tất cả thâm tâm một người yêu tấm bản đồ nước Việt và cá nhơn tôi đã sống ở trong và thấy công cuộc. Sách có câu: “entre deux maux, il faut choisir le moindre”, giữa hai cái xấu, phải tìm cái xấu nhẹ, vì trên đời không có gì là hoàn hảo. Sự chọn lựa trong thời cuộc cũng thế.                     
Hơn 8000 ngàn năm Vit Tc
Giữa tháng 5 năm 2014, tôi có viết bài, 3 trang giấy cho phép, bằng tiếng Pháp, trả lời tờ báo AMICEI giải thích về lá cờ VNCH nền vàng ba sọc đỏ. Vài Anh Chị Em yêu cầu tôi viết lại bằng tiếng Việt và phổ biến rộng rãi hơn cho nhiều người đọc. Tôi viết, một phần dựa theo sách Sử, một phần dựa theo sách khảo cổ, chủng tộc học ..,, vì Sử Gia và các nhà báo thường chỉ viết theo luận điệu mà Pháp gọi là “politiquement correct”, nay tôi viết lại và bổ túc cho rõ ràng hơn, tuy không hết ý nghĩa của hàng ngàn trang sách.
Tôi viết trong tâm trạng buồn của một người muốn vẽ bản đồ trên đất và đáy biển của nước Việt, cho công chánh, cho canh nông, cho giáo dục, cho kinh tế, cho quốc phòng … nhưng ý nguyện từ thời rất trẻ bất thành vì thời thế đất nước. Tôi đành “đầu quân” phục vụ cho bản đồ Pháp.
Tôi không chuyên sử học hay văn chương nên tóm nhớ cố viết lại hàng ngàn trang của bao nhiêu sách đọc từ năm 1957, tất nhiên có rất nhiều thiếu sót, sai lầm và câu viết khó hiểu, tôi mong Anh Chị Em thứ lỗi.

Tôi không thể tách riêng lịch sử lá cờ Việt với lịch sử của VIT TC.         
Trước hết, tôi xin giải thích vài danh từ cần thiết vì địa danh có một tầm quan trọng rất lớn về mưu đồ chánh trị mà người Việt chúng ta không hề lưu ý. Nghề nghiệp dạy tôi địa danh có một tầm địa thế chánh trị, géopolitique, rất quan trọng mà người Tàu đã biết rành rẽ từ thời Tôn Tử.
 Đến ngày nay, thế giới nhìn nhận có 3 vị xuất chúng về địa thế chánh trị 
1 Tôn Tử, thế kỷ thứ 5 trước dương lịch, chủ trương “géopolitique terrestre” vì Ông chưa bao giờ thấy biển, người áp dụng hiệu quả nhứt là Khổng Minh thời Tam Quốc. Sau này, Tàu dùng để chiếm Mãn Châu, Nam Mông Cổ gọi là Mongolie Intérieure, Tân Cương, Tây Tạng và đang vậy chặt kinh tế xứ Việt hầu gồm tóm thu Việt Tộc trực thuộc quyền  Hán Tộc.  
2 Hausshoffer, tướng Đức, chủ trương “géopolitique terrestre”, đã nghĩ ra địa thế chánh trị “Trục”, Axe, liên minh “Đức Ý Nga” mà đồng minh Huê Kỳ-Anh-Pháp khiếp sợ. Hitler nghe lời dèm pha, đẩy Ông sang làm cố vấn cho Nhựt Bổn, bỏ Nga, liên minh với Ý Đại Lợi đem quân đánh Anh bên Phi Châu nên Đức Nhựt Ý phải thất trận 1945, Ông không có tội nhưng Huê Kỳ vẫn tìm ra lý do xử treo cổ để triệt hậu hoạ cho thế giới.
 3 Mac Mahan, đô đốc Huê Kỳ, chủ trương “géopolitique maritime” để làm giàu Huê Kỳ, đã thắng Y Pha Nho ở Cuba và Phi Luật Tân, khi hải quân Huê Kỳ chỉ bằng ½ hải quân địch, tiếp theo là đồng minh Huê-Kỳ-Anh-Úc Nga Tàu thắng Đức-Nhựt Bổn. Bây gìờ, cả thế giới theo địa thế chánh trị này, kể cả Tàu cộng.
 Tôi tránh dùng chữ “Nam” ghép vào chữ “Việt” như tiền bối chúng ta để lại vì giặc Tàu đặc tên cho ta “An Nam”. Không có lý do gì mà ta phải hạ mình xác định vị trí nước ta ở phía Nam một nước nào đó, nước đó lại lại không bao giờ bỏ tham vọng “nuốt trọng” nước ta.  Tại sao ta không tự cho tên “Đông Việt” vì ta ở phía Đông nước Lào và nước Cao Miên ?
Kế đến, tôi xin trình vài danh từ quan trọng: 
Dân tộc, Peuple, gồm một hay nhiều chủng tộc quyết ý hợp nhau để sinh tồn  
Xứ, Pays, là vùng vật thể có một dân tộc, có thể gồm nhiều chủng tộc, sống  
Nước, Nation, gồm có dân tộc, có thể gồm nhiều chủng tộc, và xứ   
Lãnh thổ,  Territoire national, xứ sở hữu của dân tộc, 
Quốc Gia, có 2 nghĩa. 1, danh từ  là tổ chức cai trị nước, état. 2, tĩnh từ, là yêu nước, nationaliste hay patriote. 
Lãnh Hải,  Mer nationale, là vùng biển dính liền với đất, rộng 3 hải lý, nautical mile theo Anh, tầm bắn của đại bác phòng hải ngày xưa, mỗi hải lý 1852 thước của Pháp. Độc quyền lưu thông và kinh tế của một nước. 
Vùng Độc Hữu Kinh Tế, ZEE, Zone Économique Exclusive, rộng, 20 hải lý ? 30 hải lý ? tôi không nhớ rõ, Tàu ngoại quốc có quyền lưu thông song không được khai thác cái gì khác như mỏ dầu, đánh cá … 
Thềm Lục Địa, Plateau continental, vùng rộng từ lãnh hải ra đại dương, đến khi đáy biển đổi dốc xuống sâu thật mạnh, ligne de changement de pente. Tàu ngoại quốc có thể lưu thông, đánh cá, song quặng mỏ thuộc sở hữu của nước liên hệ. Cộng sản Hà Nội lý luận không có văn kiện chánh thức nào ghi Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng nhượng Hoàng Sa cho Tàu. 
Quả thiệt, tinh thần văn kiện 1958 của Hồ Chí Minh viết tay và Phạm Văn Đồng ký gởi cho Tàu cho biết Việt chỉ giữ lại lãnh hải, hay nhiều lắm là vùng độc quyền kinh tế, họ giao cho Tàu tất cả phần còn lại, nghĩa là Thềm Lục Địa, nơi thường có quặng mỏ. Cộng sản Hà Nội lý luận như một anh nhà nghèo, đã trả ơn cho anh láng giềng nhà giàu Tàu bằng tặng tất cả miếng vườn xung quanh nhà gia đình Việt của anh để trả ơn Tàu nuôi gạo và cung cấp cho anh gươm dao đâm anh em ruột VNCH. Khi anh Tàu nhà giàu đến hái trái trên cây nhản, giàn khoan cạnh đảo Hoàng Sa, anh cộng sản Hà Nội nhà nghèo la lên : tôi chỉ tặng cho anh có miếng vườn, tôi nào có tặng anh cây nhản. Tàu cộng phổ biến trả lời trên truyền hình và trên mạng có thu băng : muốn đòi Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa thì trước hết phải trả lại cho Tàu  870 tỷ Mỹ Kim, nợ chiến tranh từ 1949, nhứt là chính Tàu đã đánh ĐiệnBiênPhủ. Và đến phòng thủ Bắc Việt, trong khi cả quân đội Bắc Việt vào đánh miền Nam.   
Bài viết sau này của tôi phỏng theo trí nhớ, nhiều nhứt là các tài liệu :                                                                                                                                        - Les Chronologies de Maurice Griffe 
- Nguồn gốc Việt Tộc của Phạm Trần Anh, dựa trên tài liệu khảo cổ Âu Mỹ và nhứt là Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp trong đó có nhiều nhà bác học Đức, Anh, Úc,  Ý Đại Lợi, … và Giáo Sư Huard của Đại Học Y Khoa Hà Nội, người yêu nước Việt.   
- Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn, dạy ở VNCH trước 30/4/1975                         
- Sử Tàu, đúng hơn, ta phải hiểu là “Sử của “nước” Tàu hiện nay” vì trong đó có xứ của các dân Bách Việt, Proto-Viêt, hay “Việt Tộc”, theo Nguyễn Hiến Lê và Phạm Trần Anh. Tôi thừa dịp để cho Anh Chị Em biết Ông NH Lê  là kỹ sư công chánh, người Bắc Việt, vào Nam chuyên môn đào kinh dẫn thuỷ nhập điền ở lục tỉnh nhưng không một điền chủ nào hưởng lợi mà biết tên Ông, Ông viết nguyên một bộ sách triết lý cuộc sống, nhứt là tủ sách “Học làm người” mà tôi đã mê mệt hồi còn ở Trung Học, đến năm 1954 và từ năm 1963  khi làm công chức VNCH. Tôi nhận thấy trước 1975 Ông viết thiên tả, sau 1975 ở lại SàiGòn và thấy sự thiệt chánh trị, Ông đổi hướng viết một cách khéo léo quyển “Sử Tàu”.  
- Bài dạy “Địa Danh”, Toponymie, ở trường Khoa Học Địa Dư tôi học 1956-59  
- Bài dạy ở trường Institut d´études Politiques de Paris, Sciences Po 1959-62 và Jacques DALLOZ của trường này trong những năm 1970 
- Sách tại Đại Học Montpellier, khoa Histoire-Gégraphie, tủ sách “Histoire Militaire de France”, đọc trong các năm 1959-62 và quyển Atlas du Viet Nam năm <1980 ?> 
– Histoire de l`Indochine của Philippe Héduy                                                               
- 1959  Gặp gở của tôi, trên núi Alpes, với vài tướng lãnh và đề đốc dưới quyền Đô Đốc Decoux, Toàn Quyền Đông Dương 1939-1945, sau khi Đô Đốc ra tù và đang du lịch trên biển với bà vợ mới thứ ba. Suốt đời tôi không bao giờ quên. Ngày xưa, tôi không dám kể lại vì tôi biết đã chọn sẽ làm công chức VNCH.
Sau hết, trong phạm vi bài này, tôi dùng danh từ “Việt Tộc” cùng “Hán Tộc” như vài nhà sử học Việt.  Tại sao “Việt Tộc” thay vì “nước Việt” ? Tạ sao “Hán Tộc” thay vì “nước Tàu” ? Tiếp theo đây, tôi viết về :
1 Lãnh thổ của nước Tàu từ thời xưa được ghi vào Sử Ký, 
2 Hán tộc là gì ? 
3 Việt tộc là gì ? Còn được gọi là Bách Việt, hay Tiền Việt hay Cổ Việt 
 4 Cờ Vua Việt, Cờ Việt Tộc từ khởi thuỷ  
5 Cờ Tàu, Tưởng Giới Thạch, đỏ Mao Tạch Đông, thêm 4 sao, thêm 5 sao 
6  Cờ Cộng sản Hà Nội. Các đảng quốc gia bị tiêu diệt. Đảng dân chủ, đảng xã hội thời đầu cộng sản Hà Nội                                                                                               
8 Cờ nước Việt 1946                                                                                                   
9 Lá cờ VNCH
1 Lãnh thổ hiện hữu của nước Tàu  
Năm -2850 trước dương lịch, năm của dấu cổ tích xưa nhứt tìm lại được trên lãnh thổ hiện hữu của nước Tàu. Cái xứ có cổ tích đó, ở trung tâm xứ Tàu 2 bên sông Hoàng Hà, Fleuve Jaune. được gọi là “cái nôi nước Tàu, le berceau de la Chine”. Xứ Tàu thời bấy giờ chưa thấy và biết biển là gì.   
Trên lãnh thổ nước Tàu hiện hữu, ngày xưa có gần 90 dân tộc sống trong gần 90 xứ nho nhỏ khác nhau. Các xứ đó đánh cướp nhau liêng miêng bằng mưu mô, xảo quyệt và võ khí, mỗi nước mạnh tóm thu và đồng hoá các nước nhỏ, rồi thành 1 nước lớn hơn như 1 “rouleau compresseur” hay “1 boule de neige”, hòn tuyết càng lăn tròn càng to thêm, “10 phần nuốt 7 còn 3, nuốt 2 còn 1, rồi các nước vừa lớn thêm lại tiếp tục đánh giết nhau và rốt cuộc chỉ còn nước Tàu hiện hữu do Hán Tộc cầm cán. Gần 90 dân tộc đó, <ngoại trừ các dân tộc <”Tiền Việt” hay “Bách Việt” hay “Việt Tộc”>, ở phía Bắc Dương Tử Giang, Yang Tsé Kiang, đất nghèo, núi non, sa mạc, sống nhờ săn thú, cho nên dữ dằn, mưu mô, xảo quyệt trở thành võ biền chém giết nhau mà sống. Lâu sau, họ mới biết trồng lúa mì, xay thành bột, vò tròn thành bánh bao, không có nhưng thịt như ngày nay, nấu chin bằng hơi nước, dùng cọng cây ghim vào mà cầm ăn. 
Có 2 dân tộc nhỏ, 1 ở Tân Cương, 1 ở Mông Cổ. Hai xứ của họ là núi và sa mạc nghèo nhứt nên họ hung dử, thô bạo và mưu mô nhứt. Những người có sức mạnh, biết cưởi ngựa, bắn cung, biết làm võ khí, sống nghề ăn cướp và đè bẹp bắt các dân tộc khác làm nô lệ, “bần cùng sanh đạo tặc”. Sách Pháp viết là :”La faim <thay vìla fin”, theo tục ngữ và Staline thường nhắc> justifie les moyens”. Họ tụ họp nhau chiếm 1 vùng đất khá mầu mở trồng trọt và thành lập đế triều Tây Chu, năm  -1100 trước dương lịch, Họ ra thuyết “ba vòng đai”, théorie des 3 Couronnes. Vòng tròn trong là đất của thiên tử, vòng đai thứ nhứt là các nước các chư hầu bảo vệ thiên tử. Vòng đai thứ 2 là các nước yếu kém ̣mà chư hầu thừa lịnh thiên tử đánh chiếm để khai thác, trong đó có vùng Bách Việt hay Việt Tộc Từ khi nắm được cả chánh quyền lẫn chủ quyền họ lại xem 2 dân tộc gốc của họ tại xứ Tân Cương và Mông Cổ cũng như họ đối đãi với thuộc quốc Mãn Thanh, Tây Tạng và Bách Việt, họ xem là hạ cấp nô bộc. Vòng đai thứ ba là các nước mà họ chưa biết và họ phải hoạch định chiếm.                                                                                                       
Danh từ Trung Quốc” được người Tàu xử dụng từ đế triều Thương, trước Tây Chu, vì sĩ phu nước này, đông hơn nơi xứ khác, cho Vua nhà Thương có thiên nhiệm “gồm thu thiên hạ”, nhưng Vua Trụ ham tửu sắc và bị Chu triều lật đổ. 
Danh từ “Trung Hoa” được người Tàu xử dụng, hình như, từ thời đế triều Tây Chu, để cho thiên hạ biết rằng vùng cai trị của Tây Chu là ”Trung Tâm Văn Minh Tinh Hoa của nhơn loại” mà cả vũ trụ phải học. Họ ra lịnh cho một sĩ phu tay sai Khổng Tử ra lý thuyết về cuộc sống mớí để biện minh lối cai trị dã man tàn khốc của họ. 
Vì thế mà tôi cố tránh dùng hai danh từ Trung Quốc, Trung Hoa, mà nhiều “sĩ phu” Việt ngày nay, mặc dầu bỏ chạy trối chết cộng sản, sau 4/1975, vẫn xử dụng hai danh từ đó của cộng sản Hà Nội dùng để tôn sùng tướng cướp Tàu.
Năm -221 trước dương lịch, thái tử nước Tần lên ngôi, ông nhứt quyết  “gồm thâu thiên hạ” trên lục địa và biển, đặt tên chung nước ông và chư hầu là Tần và đặt danh vị ông là “Tần Thuỷ Hoàng” nghĩa là hoàng đế của xứ Tần và tất cả các biển, mặc dầu Ông chưa bao giờ thấy biển. Vì lý do đó mà nước Pháp, ngoại quốc đầu tiên nói ông có công thống nhứt nước Tàu, phiên âm “Tần” ngang qua T`sin thành Chine. Tuy nhiên, người Ấn Độ lại viết rằng, chính người Phạn là đầu tiên gọi xứ Tàu là “Cina” và thế giới trời Âu phiên dịch lại thành “China”. Và, lạ lùng thay, người Việt chúng ta cũng có ý nghĩ gọi Tần là Tàu cho nhẹ giọng để dễ nói. Ông đánh tới đâu, việc Ông làm trước nhứt là đốt sách và giết trí thức, lưu đài kẽ nghi ngờ đến rừng sâu nước độc. Sau này, Ông Mao Trạch Đông tự khoe đã giết trí thức và đốt sách 100 lần nhiều hơn Tần Thuỷ Hoàng trong công cuộc cộng sản hoá xứ Tàu. Và sau 30/4/1975, chúng ta lại thấy cộng sản Hà Nội tái diễn y hệt : đảng cộng sản cũng đốt sách của các tiệm sách và nhốt hay đày văn sĩ, kẽ viết báo, tư sản … lên rừng sâu nước độc mà họ gọi trịnh trọng “Vùng Kinh Tế Mới”. Trong các chợ ở Sài Gòn, bỗng nhiên một số các chị bán hàng cũ biến mất và các chị từ Thanh Hoá, Nghệ An vào thay thế ….          
Lãnh thổ nước Tàu. Trong thời thế chiến 1939-45, tướng Siao Zen, chỉ huy trưởng trường Võ Bị Hoàng Phố bên Tàu, phát cho mỗi sĩ quan tốt nghiệp  một bản đồ nước Tàu do Thống Tướng Tưởng Giới Thạch thiết lập. Nhiều sĩ quan này sẽ trở thành tướng cao cấp của Mao Trạch Đông và đem bản đồ này ra áp dụng. Nước Tàu phải gồm cả Đông Dương của Pháp, một phần Mã Lai, Ấn Độ, Pakistan và cả đảo Ceylan, cả Biển Đông … Đô Đốc Decoux, Toàn Quyền Đông Dương liền thiết lập đường phòng thủ Bắc Hà Nội, tương tự Maginot Bắc Paris. Những ai, mà Pháp gọi là politiquement correct, không nên nhắc việc này. Tôi viết theo bài giảng dạy Jacques DALLOZ, Institut d´études Politiques de Paris, Sciences Po trong những năm 1970.                                                               
2 Hán Tộc là gì ?  
Đến năm -206 trước dương lịch, triều đại nhà Hán, Tây Hán, Hán Cao Tổ, nước Tàu bành trướng khá lớn, một số dân tộc thần phục chịu đồng hoá, nên cái khối đó được gọi là “dân Hán”, tự xem là 1 dân tộc duy nhứt gọi là “Đại Hán”. Họ chế tạo một ngôn ngữ cho quan quyền mà họ gọi là “Quan Thoại”, mandarin, và họ tự cho nhiệm vụ “khai hoá” các dân tộc khác. Họ xử dụng tài tình sách của Tôn Tử, nhứt là từ khi Khổng Minh phò Lưu Bị năm 220-265, thời Tam Quốc.        
Đáng lý, Sử phải nhìn nhận Tần Thuỷ Hoàng là người đã thấy và áp dụng đầu tiên lý thuyết cộng sản trước Các Mát, Xít Ta Linh. Ông ta trị dân bằng “Ngủ Gia Liên Bảo”, mỗi 5 gia đình liên kết kiểm soát nhau, 1 người chống Vua 5 gia đình bị chém, quản lý hộ khẩu, chứng minh nhơn dân, thưởng phạt gắt gao, đốt sách, giết trí thức …. Về sau, ở xứ Việt, bao nhiêu người về đã lở đầu quân theo cộng sản, khi họ tĩnh dậy, bất mãn nhưng cũng không dám phản. Ta kể những người giỏi danh tiếng như : Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Như Tảng …. Tôi thấy ít có ngoại lệ như Cụ Lê Sĩ Ngạc, kỹ sư Trường Kiều Lộ ở Pháp, theo Nam Bộ kháng chiến, ra Bắc công tác, vừa gập Hồ Chí Minh là quá sợ, bỏ chạy liền về thành, sau làm Giám Đốc Trường Công Chánh của chúng tôi ở SàiGòn/PhúThọ. Riêng tướng Huỳnh Văn Nghệ, chỉ huy trưởng Sư Đoàn việt cộng trong Nam, chỉ vì không đồng ý với chánh sách sau 4/1975, liền bị đảng đem vô nhà thương Gia Định chích 1 một mũi thuốc ân huệ chết. Trong Việt tộc cũng có người tuyệt đối trung thành với Hán tộc. Ông Lê Duẩn tuyên bố một câu được ghi vàng trên bảng đỏ của cổng vào lăng mộ của Ông : “Ta đánh giặc là đánh cho Nga-Tàu”. Ông Hồ Chí Minh, khi nhận lời tôn sùng của đàn em là Ông thần thánh, trả lời Ông không có sang kiến gì hết, hai Ông Xích Ta Linh và Mao Trạch Đông đã nói hết và áp dụng thành công rồi.  tuyên bố Hán tộc, trang bị thuyết Khổng Tử, confucianisme, tiến nhanh như vũ bảo, như một bánh xe khổng lồ cán nghiền nát tất cả khi nó lăn tiến tới, như “Légion Romaine” thuở La Mả chiếm cả Âu Châu, như đạo quân của Nả Phá Luân Pháp tiền thân của Légion Étrangère Pháp ngày nay, như đạo quân Mông Cổ thuở nào, thường là dùng người xứ này đi đánh xứ khác.
 3 Việt tộc là gì ? 
Vùng Việt tộc này ở phía Nam sông Dương Tử Giang, Yang Tsé Kiang, từ hơn 9000 năm trước dương lịch, di động, nhiều phen phân tán, tái tụ hợp, của dân “Bách Việt” đau thương. Danh từ Proto-Viêt của Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp trong đó có nhiều bác học về chủng tộc học, tiền cổ học, địa chất học … đáng lý phải được dịch là Tiền Việt, hay Cổ Việt nhưng các nhà sử Việt lại dịch là Bách Việt, lý do là có nhiều dân Việt khác nhau như Lạc Việt, Mân Việt … và hàng mươi Việt khác mà tôi quên. Viện này dùng phương pháp khảo cổ đo sọ người, địa chất, vô tuyến … và hình như có xử dụng cả ADN. Vùng này, khởi thuỷ, phì nhiêu, khí hậu điều hoà, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, các sử gia Việt sau này lại đổi và dùng danh từ “Việt Tộc” để đối chiếu lại danh từ “Đại Hán”“Hán tộc” mà người Tàu dùng. Việt Tộc cũng có nghĩa trong miền Nam xứ Tàu, thời xưa, là vùng của nhiều dân tộc đồng một văn minh, một ngôn ngữ gốc tuy có nhiều uống giọng khác nhau, một chữ viết gốc mà Hán tộc đốt hết sách và giết hết trí thức, một kho dụng cụ nghề nông, búa riều bằng đá hình chữ nhựt trống đồng, chén ăn cơm bằng đất sét nung nóng, tính đúng đường hoàng đạo của mặt trời, écliptique, để ra mùa màng nông nghiệp, đánh cá trên biển từ lúc nồng cốt Hán tộc chưa biết biển là cái gì, nấu sắt, đào kinh dẫn thuỷ nhập điền …  Họ là nhiều dân tộc, chũng tộc, hiền hoà, quá hiền, từ 9000 năm trước dương lịch mà Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp, trong đó có nhiều bác học Pháp, Đức, Úc Châu và Giáo Sư Pháp Huard của Đại Học Y Khoa Hà Nội tìm ra. Vùng của Việt tộc khởi thuỷ là vùng lớn nhứt, hơn 1/3 lãnh thổ Tàu hiện nay, có thể nói không sai là ½, từ cả miền Nam Dương Tử Giang, Yang Tsé Kiang, xuống tới Bắc Việt, Bắc Lào và Bắc Trung Việt, lan qua bờ phía Bắc Dương Tử Giang  nơi cửa ra biển. Việt tộc từ chối lệ thuộc Hán tộc mặc dầu Vua Kinh Vương Vương có bà con xa mấy đời trước với Vua Thần Nông bên Hán tộc. 
 Viết đến đây, tôi không thể quên kể chuyện do đài truyền hình Đức tiết lộ và phổ biến trên mạng, về cấm thành Bắc Kinh, la Cité Interdite. Năm 1402, Chu Đệ lên làm Vua, tự xưng là Minh Thành Tổ, Hồ Hán Thương, con Hồ Quý Ly dâng cống cho Tàu, ngoài lễ vật còn có nhơn tài. Trong nhơn tài có Nguyễn An. Vua Tàu tin Nguyễn An, bắt thiến để làm hoạn quan, ennuque, và gần gủi sai khiến. Nguyễn An đã tổ chức xây dựng cấm thành Bắc Kinh, Cité Interdite, cho Vua Tàu và tam cung lục viện ở. 
Lúc đầu, Việt tôc đóng ở đồng bằng, khi đại hồng thuỷ tàn phá, 6000 năm trước dương lịch, có viết trong sử địa và địa chất học, vật lý địa cầu học xác nhận, một phần dân ở lại, một phần chạy lên Vùng Đất Cao mà Địa Dư gọi là Trung Nguyên Tàu, lúc đó không có dân cư, để trú ẩn và ở lại luôn. Vì thế mới có tích Âu Cơ dẫn 50 con lên giữ núi, 50 ở lại, giữ biển với Vua cha. Thế mà ngày nay, cộng sản Hà Nội đã nhượng một giãi đất núi chiến lược dọc biên giới Bắc, sau khi nhận bài học trận giặc 1959, nhượng hơn 300 ngàn mẫu đất rừng thượng nguồn dọc đường đỉnh Trường Sơn, bao nhiêu đất cho Tàu khai thác bauxite làm hư hại môi trường Cao Nguyên, nhượng thác Bảng Giốc, Ải Nam Quan và cả Biển Đông cho Tàu. 
Quyển Atlas du Viêt Nam do Đại Học Montpellier ấn hành, hình như 1985 ?, có ghi di dân từ biên gíới Bắc Việt xuống chiếm đất dân địa phương Cao Nguyên năm     1959-80, nghĩa là sau trận Tàu cộng đánh năm 1979, nhưng không viết lý do, chỉ chuyên viên sử-địa mới hiểu nỗi. Và, cũng lúc đó, dân cũ tại chỗ Cao Nguyên miền Trung mất đất lại trốn vượt biên sang Thái Lan. Quyển này thiết lập để có thể cập nhựt mỗi năm và để chánh phủ Hà Nội chỉnh trang lãnh thổ.  Rất tiếc tôi không thấy trong quyển này cuộc di dân vĩ đại năm 1975 từ Nam Việt sang Âu Mỹ và từ Bắc Việt xuống Nam Việt.                                                                 
Việt tộc có một nền văn minh chung, một văn hoá chung, sống có nề nếp, tổ chức, hoà thuận, người tao nhã, đùm bọc nhau, nam nữ bình quyền, có thể chọn nhau mà cưới, không bị ép gả bán … Việt tộc có đất đai phì nhiêu, khí hậu tốt.
Việt tộc biết trồng lúa gạo trước nhứt thế giới, dùng chén đủa ăn cơm.
Tuy nhiên Việt tộc không có một tổ chức quốc gia và nước, notion de nation, một nền hành chánh và quân sự chung nên bị Hán Tộc dễ phân tán, xâm chiếm đất, xô đẩy xuống tới vị trí ngày nay, nhứt là từ khi có chủ thuyết Khổng Tử học.. Ta có bài hát “Bốn ngàn năm văn hiến, nước “Nam” khang cường là nhờ công đức ngàn xưa …”, bây giờ thì phải nói 5000 năm văn hiến mới đúng hơn. Tuy nhiên, dân Việt biết làm võ khí song thiếu sắt, và Hán Tộc tới là đốt sách vỡ và giết trí thức, và thiếu truyền dạy chiến lược tồn tại liên tục nên chống không lại Tàu dạy “Tôn Tử” và “Khổng Tử” cho quý phái của họ. Việt tộc thĩnh thoảng cũng có tướng tài như Phạm Lãi, Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, … đánh bại chiến lược Tôn Tử. song không có đệ tử xứng đáng liên tục trường kỳ như bên Tàu. Anh Chị Em nào, ngày xưa có đọc truyện Tàu cho Ông Bà Ngoại nghe, chắc còn nhớ chuyện Việt Vương Câu Tiễn. 
Tình đùm bọc nhau Việt tộc bị thuyết giả tạo Khổ̉ng Tử Tàu tiêu diệt.                      Điểm yếu nhứt của Việt Tộc là thời bấy giờ ta không có khái niệm về tổ quốc, về đất nước nên thiếu hợp tác giữa các vùng khiến chúng ta bị Tàu xâm chiếm và đô hộ từng phần. Hán tộc  luôn luôn đánh chiếm đất ta bằng cách chia rẻ nhiều phần lãnh thổ rồi chiếm từng phần. Vì thế, ta phải e ngại khi Tàu muốn chia xứ Việt, Genève 1954, thành 2 phần Bắc và Nam Việt,  để rồi đến ngày nay, năm 2014, nước ta lại sắp sửa ngang ngữa bị Tàu xâm chiếm …. Biển của ta tên “Biển Đông” từ hàng ngàn năm bị Tàu gạt kỹ sư thuỷ đạo Anh và cho tên mới “Biển Nam Hải’ nghĩa là biển phía Nam của Tàu, vì một sự khờ dại của Vua ta không cho người làm việc với kỹ sư Anh.  
Dấu vết Việt tộc lâu đời nhứt mà quốc tế lượm được, nằm ở từ trung tâm xứ Tàu hiện nay, trên hữu ngạn sông Dương Tử ra đến biển, gần đến biển thì xứ này lan sang tả ngạn sông Dương Tử, có một thời vùng này gọi là “xứ Ngô”, song mọi vết tích đều là Việt. tôi không nhớ lý do mà xứ này mang tên Ngô, có ghi trong các sách kể trên. Ta gọi xứ đó là “cái nôi Việt Tộc”. 
Dân trong Bách Việt sống trong những xứ nho nhỏ. Họ chỉ có tụ họp đươc trong 3 xứ lớn : Ngô, Sở, Việt. Ba xứ này là anh em một văn minh, một văn hoá, một ngôn ngữ, một chữ viết, nhưng đánh nhau tơi bời thời Chiến Quốc, Royaumes Combattants, năm -475 -221 trước dương lịch, mà ta nghe lời Tàu, thường nói bậy là ”thời chiến quốc bên Tàu”, đến khi còn 1 triều vua duy nhứt, nhưng rồi thì triều này cũng bị Hán tộc tiêu diệt. Và Hán Tộc thừa dịp, đánh chiếm tất cả các xứ Việt tộc khác. Đa số dân chúng Việt, Ngô, Sở đồng ồ ạt chạy về vùng Lạc Việt, gồm một phần Vân Nam, toàn Qung Tây, Quãng Đông, đảo Hải Nam, Bắc Lào, cả Bắc Việt và Bắc Trung Việt đến đèo  Hải Vân ngày nay. 
Còn cả dân Bách Việt, Việt Tộc, bao phen, xứ mất, nhà tan, không đầu hàng, không chịu đồng hoá Tàu, không chịu mất tiếng mẹ đẻ, không chấp nhận làm nô lệ Tàu, lần hồi bị xô đẩy xuống miền Nam tới vị trí ngày nay. Hán tộc vẫn tiếp tục đuổi theo, tóm thu, đồng hoá, nô lệ hoá tới nay, năm 2014, chưa dứt. 
Dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh 1533-1788, khi Mãn Thanh thắng nhà Minh bên Tàu 1644, một số trung thần nhà Minh bỏ chạy sang đầu Chúa Nguyễn ở miền Nam sông Gianh. Chúa Nguyễn biết họ có tài, trung Vua cũ. Chúa tin dùng và cho các vi này vào Nam Việt để bình định đất Cao Miên mới chiếm và gọi họ là Minh Hương, lính triều Minh định hương tại Nam Việt. Họ đuổi nhà cầm quyền Miên qua Cao Miên, chỉ giữ thứ dân lại để làm tá điền ruộng. Chúa ban cho họ, tuỳ theo phẩm trật công, hầu, bá, tử, nam, prince, duc, marquis, comte, baron, ruộng để sống thay vì lương bỗng, concessions mandarinales, không thể nhượng lại cho con khi họ qua đời, như quý phái ở Âu Châu được Vua cho đất. Một số nhỏ Minh Hương ở lại Miền Trung để phục vụ Vua, lấy tên “Thiên Địa Hội”. Sau này “Thiên Địa Hội” xin Nguyễn Huệ cho trở về Tàu làm hậu cứ để Nguyễn Huệ đánh phá Mãn Thanh.                                
Khi Pháp tới chiếm đô hộ nước Việt, năm 1860, Ông Phan Thanh Giản, Minh Hương, cai trị miền Tây, không đầu hàng và uống thuốc độc. Các Vị Quan Minh Hương khác không biết tình thế điêu đứng của nhà Mãn Thanh bên Tàu bị Âu Mỹ đánh tơi bời. Họ tái lập “Thiên Địa Hội”, bấy giờ Hội trở lại cầu cứu Mãn Thanh đánh Pháp và nhận được súng nhưng chỉ cho họ mà thôi. Họ đánh Pháp với quân lính, tá điền Việt Miên, dùng giáo mát nên thua. Người Việt thức thời phải chọn lựa giữa Thiên Địa Hội hay đi với Pháp. Các Vị Thiên Địa Hội đầu tiên bị Pháp bắt là bị chém. Các Vị khác sợ và đầu hàng được Pháp xử dụng lại với con cháu trong Hương Chức Hội Tề Làng Xã, Huyện, Cai Tổng như cũ, lương bỗng không có, chỉ có ruộng được Vua ban ngày xưa. Sau này, Pháp cũng có cho chức “huyện hàm”, “cai tổng hàm” cho ai, phần đông là người gốc Tàu mới giàu, có công như tặng chợ, trường tiểu học … cho dân trong làng, trong quận … Con các Vị có học biết tiếng Pháp thì được làm Hội Đồng Tỉnh, nghĩa là đại diện của dân đối với Chánh Quyền Pháp. Người Việt thức thời, kể cả cựu Minh Hương, phải chọn lựa, giữa cái đeo đuổi Hán Tộc với đạo Khổng Tử đè bẹp dân tộc tính của ta và có nhiều điều lỗi thời để chống Pháp hay là theo Pháp. Entre deux maux, il faut choisir le moindre. 
Lúc bấy giờ, nhà cầm quyền Pháp cai trị Nam Việt, chỉ có sĩ quan Hải Quân, họ có nhiều sĩ quan kỹ sư Thuỷ Đạo giỏi. Họ mở “Sở Địa Chánh và Trắc Địa Nam Kỳ”, Service du Cadastre et de la Topographie, do toàn sĩ quan kỹ sư thuỷ đạo thật giỏi kỹ thuật làm việc. Kỹ sư này chuyên vẽ bản đồ biển cả, và thừa khả năng vẽ bản đồ trên đất. Nhưng, mấy Ông này hoàn toàn dốt lut điền thổ không như kỹ sư kinh lý, ingénieur géomètre, kém kỹ thuật hơn song học biết nhiều luật lệ điền thổ, để ghi tên chủ điền đúng luật. Thống Đốc Nam Kỳ là Đô Đốc Hải Quân, dốt luật, muốn đạt trung thành các Vị làng xã địa phương, ra lịnh cho Địa Chánh hợp thức hoá điền thổ cho các Vị cựu Thiên Địa Hội để mua lòng và thưởng họ hợp tác. Thế là các “concessions mandarinales” biến thành “concessions perpétuelles”, nghĩa là sở hữu điền thổ vĩnh viễn có bằng khoán có thể truyền cho con cháu và từ đó xứ ta có đại điền chủ. Nhưng, trước đó, Pháp lại bắt các vị Thiên Địa Hội phải đổi họ Tàu, Hứa, Lâm, Ma, Hoa …, nhiều lắm, tôi đã quên, sang họ Việt và cần nhứt là sang họ Nguyễn để tõ trung thành với triều đình Nguyễn. Pháp tạo ra 1 giai cấp trung gian giữa dân và Pháp. 
Thời bấy giờ, hệ thống kinh tế do Pháp áp dụng là tư sản, tư bản như ở Pháp song có tầng lớp trung gian giữa dân đen với nhà cầm quyền Pháp. Vốn lớn gây vốn lớn hơn và nuốt vốn nhỏ. Hệ thống thu góp mua bán gạo làm cho người Tàu mua bán gạo thích mua nơi một vựa lớn thay vì di chuyển lung tung mua nơi nhiều vựa nhỏ. Vì thế, lần hồi, chủ ruộng nhỏ bán hết đất cho chủ ruộng lớn. Trong lúc đó, các nhà thương mải Tàu nhờ Hoà Ước Thiên Tân Pháp Tàu năm 1885 cho họ quyền công dân như người Pháp, họ dễ mượn tiền Pháp Á Ngân Hàng mở cho họ để làm ăn như những người từ Pondichéry/Ấn Độ qua nước ta làm ăn. Người Tàu chỉ không được quyền làm sĩ quan trong quân đội và làm công chức cao cấp dành cho “người Pháp mẫu quốc”, mấy người này có quyền lợi cao hơn người Pháp “bổn xứ” dầu da trắng, “français autochtones». Kể chuyện này, tôi muốn nói người Tàu hưởng nhiều quyền lợi kinh tế hơn người Việt trong xứ Việt, họ được xem ngang hàng người Pháp trong làm ăn. Họ và người Việt có quốc tịch Pháp là giai cấp trung gian giữa người Pháp mẫu quốc, métropolitains , và người Việt. Nếu không được vậy thì người Tàu vẫn sẳn sàng nạp xứ Việt cho mẫu quốc Tàu của họ. 
Còn ngoài Bắc Việt, sau khi Pháp chiếm xong miền Nam là ra Bắc. Pháp đụng độ mạnh với Cướp Cờ Đen, Pavillons Noirs. Thật sự, tuy Mãn Thanh thua Âu Mỹ kinh hoàng bên Tàu nhưng cũng tìm phá Pháp bằng cách gởi quân đội chánh quy tới cướp bóc Bắc Việt dưới hình thức cướp Cờ Đen. Đô Đốc Courbet đánh rượt Cờ Đen tới Đài Loan và Đô Đốc tử trận nơi đây. Lại một lần nữa, người Việt thức thời, trong thế yếu, phải chọn lựa giữa Hán Tộc hay Pháp. Entre deux maux, il faut choisir le moindre. 
Đường biên giới Việt-Tàu sau đó được cấm cọc theo Hoà Ước Pháp-Tàu Thiên Tân năm 1885. Biên giới đó là thoả thuận tạm riêng giữa Vua Quang Trung với Mãn Thanh để tạm ngưng chiến sau khi Tôn Sĩ Nghị thất trận ngày Tết 1789. Vua Mãn Thanh có hứa trả lại Quãng Đông và Quãng Tây cho Việt và gả công chúa làm vợ nhỏ cho Vua Quang Trung, nhưng Vua Quang Trung băng hà quá sớm, mọi việc đổ vỡ.. 
Khi tôi sắp làm công chức VNCH, có người thân dẫn tôi đến Ông Đạo Dừa để học hỏi. Ông dạy tôi câu “bất chiến tự nhiên thành’. Ông làm tôi nhớ lại, tôi có đọc ở Đại Học Montpellier hồi năm 1959-62, một quyển sách về Tôn Tử của một Vị Tướng Pháp viết. Trong đó có 1 câu mà tôi quên từng chữ, song tôi vẫn nhớ ý nghĩa :”Giặc bất chiến, ta tự nhiên thành”, Việt Minh thắng Pháp tại Paris chớ không phải ở Điện Biên Phủ như tuyên truyền, cũng như thắng Mỹ ở ngay Washington và hiện thời đang đuổi và rượt Mỹ tới tận đất Mỹ và ở luôn lại đó, không trở về đất Việt. Ngày xưa, khi là sinh viên ở Pháp, hình như, Ông Đạo Dừa là cộng sản đệ tứ, theo tư tưởng Trotski. Thế cho nên, sau 4/1975, cộng sản đệ tam Staline nhốt và làm cho Ông chết trong tù. 
Tôi có một người bạn rất thân từ thuở chúng tôi hàn vi. Cha Anh là Cụ Hồ Hữu Tường, khi còn sinh viên ở Pháp, cũng là cộng sản đệ tứ Trotski, Ông Cụ ra tranh cử Tổng Thống VNCH và nói với chúng tôi : “Ông trung lập cho nên cả Huê Kỳ lẫn Tàu cộng đều chấp nhận để Ông mang HOÀ BÌNH về cho nước nhà”. Tôi không biết Tàu cộng có nói nhỏ cho Ông nghe việc ấy hay không như nhóm Nguyễn hữu Thọ, Trương Như Tảng, và nhóm Dương Văn Minh, Huỳnh Tấn Mẫm, Châu Kim Luân … bị gạt. Tuy nhiên, sau 4/1975, Ông vẫn đi tù cho đến chết vì tội đệ tứ cộng sản. 
Sau 4/1975, tôi có học câu “hồ hởi phấn khởi’, thế nên chúng tôi đã hồ hởi phấn khởi đút đầu vô rọ, đúng như Ông Tướng Pháp kể trên viết về Tôn Tử : ”địch hồ hởi phấn khởi đút đầu vô mê hồn trận Điện Biên Phủ” và sẽ thua tại Paris …, tôi chỉ còn nhớ ý nghĩa nhưng quên mất câu Ông viết tuyệt vời bằng tiếng Pháp.  Việt Minh có một ông tá hay tướng tên Hoàng Thọ, tiểu đoàn hay trung đoàn trưởng đơn vị 303 khét tiếng, có học trường Hoàng Phố bên Tàu thời Tưởng  Giới Thạch, đánh Tây chạy tơi bời, nhưng rút cuộc cũng phải trốn cộng sản, tiếng đồn là trốn về Tàu, có người lại đồn Ông trốn xuống Âm Phủ. Lúc ấy, trong Nam có tướng Nguyễn Bình, tư lịnh các khu Nam, đạt nhiều chiến công oanh liệt, bị nghi ngờ vì xưa là Việt Nam Quốc Dân Đảng, được mời ra Bắc thăng cấp. Đi nửa đường, “tình cờ” bị Pháp bắn chết. Tướng Phan Hoà Hiệp, hình như Việt Nam Quốc Dân Đảng, tư lịnh đệ tam sư đoàn việt minh 1945-46, bị uỷ viên chánh trị bao vây, cuối cùng, hình như xin được Pháp cấp căn cước giả để sang Pháp, … Về sau, tướng Huỳnh vân Nghệ, trong Nam, sau 30/4/1975, bất đồng ý kiến với Đảng, được Đảng chích một mũi thuốc “ân huệ” tại nhà thương Gia Định để làm gương cho kẽ khác. Ông Trương Như Tảng chạy thoát qua Pháp, viết 1 quyển sách về khờ dại của Ông, như Ông Nguyễn Mạnh Tường trước kia.
4 Cờ của Vua Việt. Cờ của “dân” Việt thuở xưa 
Ngày xưa, mỗi triều đại Vua nước Việt có một lá cờ riêng biệt, tôi tạm gọi là Cờ Vua.
Thời bấy giờ, Nước Việt không có cờ quốc gia, Quốc Kỳ, như ở Âu Châu.              Dân Việt, tôi biết, nhưng không nhớ từ thuở nào, lại có một màu cờ Việt Tộc, tôi tạm gọi là màu cờ quốc gia, vì Pháp viết là “Couleur Nationale”. Đó là màu vàng. Ý nghĩa của màu vàng là màu bông lúa chín của dân tộc Việt độc đáo trồng lúa ăn cơm với chén và đôi đủa trước nhứt thế giới, và là màu của vàng, de l´or, cái gì quý nhứt để mang đến dâng cho Vua. 
Thế nên ngày xưa, 1943-45, có bài hát : “Rừng thông cao ngất khí thiên Tưng bừng một sáng mùa xuân mới Tiếng chiên vang, reo hò …Núi non Lam Sơn, Núi non Lam Sơn… Bóng cờ bay phất phới Khắp nơi cờ vàng Khắp nơi cờ vàng …Quân hùng, quân Nam”. 
Ta, dân Việt, ra trận tiền, cờ Vua dẫn đường đi trước, xung quanh có cờ Vàng bảo vệ, các cờ Vàng khác của các đơn vị Quân Đội tung bay theo sau.
5 Cờ Tàu. 
Lá cờ  quốc gia của Tàu, nền đỏ, cạnh trên, bên trái có mặt trời hiện nay là lá cờ Đài Loan. Tôi không nhớ xuất hiện từ khi Ông Tôn Dật Tiên lật đổ Vua Mãn Thanh 10/10/1911 ? hay là 1916 khi Tôn Dật Tiên lưu lạc trở về lập chánh phủ dân quốc ?                
Năm 1921, khi đảng cộng sản Tàu được thành lập ở Thượng Hải với Trần Độc Tú làm tổng thơ ký, Mao Trạch Đông làm thơ ký phụ tá, thì có cờ đảng với một màu đỏ duy nhứt. Riêng, bộ phận cộng sản Tàu miền Nam, Quãng Đông, Quãng Tây, Vân Nam, từ khởi đầu lâu lắm, lại có cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa mà cộng sản Việt sẽ dùng sau này. Rồi cờ đỏ sao vàng Tàu cộng này biến mất. Mấy đảng viên của nhiều đảng phái chống Pháp và chống cả cộng sản Việt đã thấy vậy, lớp đàn anh của chúng ta kể lại. Tôi không nhớ từ năm nào, khi đảng cộng sản Tàu muốn lôi cuốn giới ủng hộ Tưởng Giới Thạch theo họ, thì cờ đỏ của đảng được thêm 1 ngôi sao lớn ở gốc trên bên trái tượng trưng cộng sản và 4 ngôi sao ngôi sao nhỏ bao quanh tượng trưng 4 giới sĩ, nông, công, thương. Tuy nhiên, khi Tàu cộng sắp đánh chiếm Tây Tạng thì 4 ngôi sao đổi nghĩa thành 4 thuộc quốc : Mãn Châu, Nội Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng. Trong mấy năm sau này, có khi bên Tàu lẫn ở xứ Việt, cờ Tàu lại thêm ngôi sao nhỏ thứ 5 mà khi dân chúng Việt la lên thì nhà cầm quyền Hà Nội giải thích : vì sai lầm. 
Cờ Cộng sản Hà Nội. 
 Từ khi Ông Hồ Chí Minh lập đảng cộng sản Đông Dương ở bên Tàu 1930, đảng cộng sản Đông Dương không có cờ. Ngày 9/8/1945 tại Hà Nội, dân chúng biểu tình ủng hộ Chánh Phủ Trần Trọng Kim của Cựu Hoàng Bảo Đại, bất ngờ nhóm cộng sản Đông Dương trương cờ đỏ sao vàng, cờ của cộng sản miền Nam Tàu đã bỏ mấy mươi năm trước, và bất ngờ nữa là họ cướp chánh quyền. Họ lập chánh phủ Việt Minh : Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Tất cả đảng phái chánh trị, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Đại Việt Quốc Dân Đảng, …đều có mặt trong chánh phủ. Lẽ dĩ nhiên, đảng nào cũng có trụ sở đàng hoàng và đảng viên ra mặt công chúng và ai cũng biết mặt họ. Năm 1946, khi Ông Hồ Chí Minh sang Pháp hội nghị thì trong nước Việt, Võ Nguyên Giáp làm tổng trưởng Bội Nội Vụ bắt nhốt tất cả đảng viên tất cả mấy đảng ngoài cộng sản và thủ tiêu hết sức gọn ghẻ.            
Việt Minh lập 2 đảng mới : ‘xã hội’ và ‘dân chủ’, chủ tịch và trách nhiệm khác cả 2 đảng đó đều là chức sắc đảng cộng sản. Ai theo Việt Minh đều có thể vào đảng dân chủ đàng em. Có công lao thì được “lên” đảng xã hội. Có công thêm và con của “bần cố nông” được “lên” đảng anh cả cộng sản. Ai lở được lên tới đại tá chỉ huy trưởng trung đoàn mà bị khám phá con địa chủ thì bị tố khổ với cha mẹ và bị xử tử trong cải cách ruộng đất. 
Tôi trở lại từ thời chiến tranh 1940-1945. Đả̉ng cộng sản Đông Dương nhờ Nga Tàu hổ trợ đào tạo bên Tàu, Hồ Chí Minh có viết thơ xin Nga tăng lương, nên được tổ chức qui củ. Mặc khác, Nhựt Bổn biết thua và thấy chỉ có đảng này có khả năng phá rối hiệu quả nhứt đồng minh Anh Mỹ Pháp Tàu sau giặc nên cho họ nhiều võ khí tân thời và huấn luyện đào tạo cho họ cán bộ quân sự. Nhựt Bổn  nạp cho đồng minh Anh Tàu võ khí lỗi thời mà họ sung công của Pháp. Xong việc thì Việt Minh thủ tiêu gọn ghẻ các huấn luyện viên Nhựt Bổn. Từ đó, họ tiếp tục chiến tranh chống Pháp, và từ 1946 chống Việt Nam Cộng Hoà độc lập nhưng hưởng viện trợ Pháp về tổ chức, huấn luyện, ngoại giao, quân sự, ngân hàng, kỹ thuật trong các công sở cho đến khi VNCH đủ viên chức có khả năng.
7 Cờ đầu tiên nước Việt
Như tôi đã viết ở trên và xin phép nhắc lại cho dễ hiểu kế tiếp, ngày xưa, trước 1960, nước Việt không có cờ quốc gia, nhưng có màu cờ Việt Tộc, màu vàng.  Pháp, tôi không nhớ là chánh thức hay ngòi bút tác giả, viết là couleur nationale, màu dân tộc. Màu vàng có hai nghĩa. 1 Đó là màu của bông lúa chín, của dân tộc biết trồng lúa, ăn cơm với đôi đủa trước nhứt thế giới. từ ít nhứt 9000 năm.   2 Đó là màu của vàng kim loại, nghĩa là cái gì quý nhứt mà thần dân mang đến dâng cho Vua. 
 Năm 1960, khi Ông Phan Thanh Giản, thừa lịnh Vua, sang Pháp chuộc các tỉnh miền Tây bị Napoléon 3 chiếm, vì Pháp có cờ quốc gia xanh trắng đỏ mà ta không có, ta phải gấp rút chế ra lá cờ. Đó là cờ vàng có lằn đỏ ở giữa, không phải sọc đỏ, tượng trưng Rồng là Vua. Màu đỏ cũng tượng trưng sức nóng của mặt trời của miền Nam, tại sao cũng lại miền Nam nữa ? miền Nam của xứ nào miền bên kia lạnh hơn ? Tại sao vẫn sợ thằng Tàu ?
8 Cờ đầu tiên nước Việt 1945
Sau khi Nhựt Bổn đảo chánh Pháp 19/3/1945, họ giao độc lập cho Vua Bảo Đại. Chánh phủ Trần Trọng Kim ra lá cờ Việt Quốc Gia đầu tiên, nền vàng, hai sọc đỏ kẹp một sọc đỏ đức khúc ở giữa. Hai sọc đỏ tượng trưng Bắc và Trung Việt bảo hộ của Pháp, không có Nam Việt thuộc địa của Pháp. Ba lằn đỏ đó có nghĩa của chữ Việt xưa “Quẻ Ly” mà tôi không hiểu ý nghĩa. 
Ngày 25/8/1945, Vua Bảo Đại thoái vị, theo phò Hồ Chí Minh. Lá cờ bị mất. Vua Bảo Đại lại lưu vong sang Tàu, trở̉ về hội họp tàn dư các đảng phái bị Việt Minh tiêu diệt, thành lập một chánh phủ lâm thời do Ông Nguyễn Văn Xuân, kỹ sư trường Polytechnique Pháp, cựu tướng lãnh quân đội Pháp, làm Thủ Tướng. Chánh Phủ ký với Pháp Hiệp Định Vịnh Hạ Long, ngày 5/6/1948, về độc lập.
9 Lá cờ mới nước Việt là nền vàng ba sọc đỏ tương trưng Bắc Trung Nam và về sau trở thành lá cờ Việt Nam Cộng Hoà từ Đệ Nhứt đến Đệ Nhị Cộng Hoà.   
 Nước Việt độc lập phôi thai không đủ viên chức hành chánh, kỹ thuật, quân sự, kinh tế, giáo dục…, nên yêu cầu Pháp tiếp tục hỗ trợ cho đến ngày Việt có đủ nhơn viên cao cấp. Pháp đào tạo và từ từ giao quyền giám đốc, chỉ huy quân sự, Ngân Hàng Quốc Gia, một cách thành thật cho nước Việt khi ta có người, trái với tuyên truyền cộng sản, thậm chí giao quyền rồi mà còn để lại cố vấn không quyền chỉ huy, chính mắt tôi thấy nơi trường hợp cá nhơn tôi năm 1963-65.
Viết đến đây, tôi không quên Đô Đốc Toàn Quyền Đông Dương Decoux, vào năm 1944, có mở tại trung học Yersin ĐàLạt lớp học chuẩn bị thi tuyển vào các trường kỹ sư bên Pháp. Trong thông điệp gởi đến sinh viên, ưu tú nhứt tại Đông Dương, Ông nói : sau thế chiến, Đông Dương sẽ cần dùng rất nhiều người tốt nghiệp trường lớn ở Pháp để tham gia vào tái xây dựng đất nước, ngang hàng với kỹ sư cao cấp Pháp. Sau thế chiến, mấy anh này sang Pháp và tất cả chỉ đậu vào các trường Polytechnique, Ponts et Chaussées … mà thôi và anh đậu thấp nhứt vô Hydraulique Grenoble. Chính đàn anh Công Chánh của chúng tôi, Ông Nguyễn Văn Chiểu, Giám Đốc Hoả Xa Việt và Thương Cảng SàiGòn kể lại. Khi Decoux bị bắt về Pháp đi tù, thì lớp học này đóng cửa. Năm 1959-60, tôi có xin yết kiến Đô Đốc Decoux, Ông đi biển với bà vợ thứ 3, nên nhiều tướng lãnh và đề đốc dưới quyền Ông ở SàiGòn, tiếp tôi 1 tuần tại nhà Bà Decoux 1, Bà đã mất năm 1943, ĐàLạt. 
 Người ta nghe tuyên truyền, trách bậy VNCH dưới quyền chỉ huy của Pháp, sau là của Huê Kỳ. Làm sao bây giờ ? khi ta chưa đủ kinh nghiệm phải có anh Tây chỉ dẫn dầu ta ra trường Âu Mỹ rất cao, hay khi ta không đủ phương tiện và tài chánh thì đương nhiên phải có anh Huê Kỳ kế cận kiểm soát tiền viện trợ. Nói quân đội Pháp chỉ huy ta là sai. Nói quân đội Huê Kỳ chiếm đất Việt là sai. Quân đội Huê Kỳ không đánh trận Normandie, Pháp không thể độc lập, Huê Kỳ không ở lại Pháp thì chắc gì Nga không tới chiếm Pháp? Sau thế chiến, Huê Kỳ không ở lại Đức thì xứ này có được vinh quang ngày nay, tự do và thịnh vượng hay không. Tại Nhựt Bổn, Nam Triều Tiên cũng thế thôi.
Tôi lấy làm lạ trong sử quốc tế. Hễ một nước chia đôi và đánh nhau, rất thường là Bắc thắng Nam: Guerre de Sécession giữa Bắc và Nam Mỹ, Sparte/Athène bên Hy Lạp, Nam Bắc Triều Tiên và …Nam Bắc nước Việt, và thường thì Đông thắng Tây mà tôi quên mất ở nhiều xứ nào. Trừ trường hợp có một nước mạnh ngoại ban, như Huê Kỳ đuổi Đức ở Âu Châu, đuổi Tàu ở Nam Triều Tiên ….                  
 Tôi chỉ có thể kết luận bài này của tôi bằng câu của Bà Huyện Thanh Quang :                             
 “Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc”

Trn Văn Thu   van-thu.tran@wanadoo.fr