Tặng bằng khen và phát biểu của Dân cử Westminster
và UCV Lou Correa, chức Giám Sát Viên KV 1 Orange County.
và UCV Lou Correa, chức Giám Sát Viên KV 1 Orange County.
Santa Ana - Theo BTC, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ cùng thực hiện với "Nhóm Thân Hữu Văn Bút Hải Ngoại và Nhóm Thân Hữu Quảng Ngãi" tác phẩm "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút", và hôm nay 14 tháng 12 năm 2014 tác phẩm được cho ra mắt cũng là dịp sinh nhật thứ 85 của Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh, một văn nghệ sĩ Việt Nam lỗi lạc và từng là một nhà báo hoạt động nhiều nơi trên thế giới. Người luôn ở bên cạnh và là người bạn đời của bà là Nhà văn Nguyễn Quang, người quản trị đắc lực nhất của vị Nữ Sĩ bên cạnh văn nghiệp của bà và đồng thời văn nghiệp của ông nữa. Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều nhà báo và văn nghệ sĩ ca ngợi về những cống hiến của bà cho nền văn học quê nhà và gần đây cho tổ chức Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Bà là văn nghệ sĩ trong nhóm tiên phong tổ chức Văn Bút Hải Ngoại và chim đầu đàn của tổ chức này của nhiệm kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 1978, trong nhiệm kỳ của bà PEN Hải Ngoại đã thành công trong đấu tranh để được Văn Bút Quốc Tế công nhận là Hội viên tham dự. Sau này do những trục trặc nội bộ mà nhà văn xuất thân từ nền giáo dục nhân bản VNCH nên tránh, Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh lại một một nữa dấn thân để hàn gắn.
Buổi tiếp tân nhằm mục đích thứ nhất là vinh danh Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh mà nghiệp dĩ 60 năm trên 85 niên kỷ với tác phẩm do nhiều văn thi hữu từ các trường phái tự do, thân hữu của Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh, của NV Nguyễn Quang và của những cây bút còn lại trong nhóm chủ trương. Họ góp phần để nêu cao những cống hiến mà văn thi nghiệp của bà đã thể hiện trong văn thơ Việt Nam, và thứ hai mừng sinh nhật thứ 85 đánh dấu một quãng đời dài bên cạnh sự nghiệp thành công, lưu danh và mai hậu sẽ để lại cho đời dù "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" thế nào trên kiếp đời trần tục này.
Cho dù "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" mang theo cùng tận của sự ray rứt ở cõi nào, tâm tư nào anh đã lỗi hẹn, cung đàn nào đã lỗi nhịp cho tình em... Hương tình ấy nhẹ nhàng hơn "Mắt Lệ Nào Cho Người Tình" của ông thầy kiêm nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương. Tại sao phải nhận lấy khổ đau vậy nhỉ??
Hãy nghe nhân vật thơ của Nữ Sĩ Minh Đức Hoà Trinh than thân trong "Kiếp Nào Có Yêu Nhau":
Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi
Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ
Chim ơi có gặp người
Nhắn giùm ta vẫn nhớ
Hoa đời phai sắc tươi
Đêm gối sầu nức nở
Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận nghìn sau
Tình xanh không lo sợ
Lệ nhòa trên gối trắng
Anh đâu, anh đâu rồi
Rượu yêu nồng cay đắng
Sao cạn mình em thôi
Không như thơ văn của các văn nghệ sĩ trường phái Lãng Mạn Romanticism(e) nổi trội ở thế kỷ mười chín, một sự than trách nhè nhẹ trong đó họ vẫn giữ cho nhau một hương tình nồng nàn, một chút thôi trong một khoảng cách không gian đủ để nát lòng em! Trong tình yêu có thiền và sự tương tác của hai yếu tố ấy giúp tâm hồn con người trong cuộc được thăng bằng (Méditation poétique/poetic meditation). Đó chỉ là trạng thái tình yêu quá hiền lành của phái nữ Việt Nam, cũng chỉ hạn chế trong tập quán Á Đông vừa mới được nới lỏng và được xã hội giao thời chấp nhận từ nửa sau thế kỷ hai mươi.
Nhưng đến nỗi đau của Felix Arvers còn rung động cả toàn châu thân không là chuyện quan trọng mà khi con người vướng mắc tình yêu thì hồn xác như đã giao cho Thần Aphrodite. Văn học sử thế kỷ mười chín là cái vựa chứa những chuyện tình bi ai giữa những con người khác phái yêu nhau không phân biệt màu da, tuổi tác ngoài tình yêu thiên nhiên cảm thông với đất trời. Nhưng thời đó các yếu tố của yêu đương vẫn không ra ngoài giáo luật như sau này thật lâu. Người lính chân phương của núi rừng ơi hình như người đã yêu một nữ tu von trắng chân thật mà Thượng Đế vẫn thương tình không lấy lại cái hạnh ngộ đã ban cho?!... "Nhìn em lần cuối nha em!" Trong khi pháo giặc truy đuổi cận kề cái chết, lấy sự rung động của tình yêu để trấn an nỗi sợ và cái chết gần kề, lấy cái chết gần kề để thay sự sống mong manh. "Có tiếc gì không em?" Đâu còn "Khăn hồng nào lao mắt lệ cho em"? Thật lâu sau này khi đỗ bến nhà người được nghe Nhà văn Việt Hải nói "không yêu thì lỗ mà yêu thì khổ."?! Nhưng cũng có người đáp lại rằng "có yêu có khổ có lỗ cũng yêu!" Eo ôi! Tình yêu sao cao thượng đến thế người nhỉ!? Đó là người con gái Việt Nam có sức chịu đựng cao trong lịch sử tình yêu của thế gian, chỉ biết khóc trong âm thầm để thay một lời yêu và cũng để thay một lời than trách. Thượng Đế chắc có thấu!? Nhân vật đang yêu và được yêu trong "Kiếp Nào Có Yêu Nhau"của Minh Đức Hoài Trinh không ngoại lệ. Hãy nghe Felix kể sự tình của anh ấy khi vướng vòng yêu lý:
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu:
Le mal est sans espoir, aussi j'ai dû le taire,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais rien su.
My soul its secret has, my life too has its mystery,
A love eternal in a moment's space conceived;
Hopeless the evil is, I have not told its history,
And the one who was the cause nor knew it nor believed.
(Sonnet d'Arvers, Felix Arvers, English translation: Henry Wadsworth Longfellow)
Hình ảnh ghi lại những kỷ niệm một ngày vui và hạnh phúc của hai vợ chồng văn nghệ sĩ này với bạn bè khắp nơi tụ về thủ phủ Little Saigon ở miền Nam California trong ngày vinh danh và sinh nhật Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh.
DVD Cuộc Đời Và Sự Nghiệp.Sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khi Của Người Cầm Bút".
Hình lưu niệm của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ với Monseur & Madame Nguyễn Quang Huy - Minh Đức, 14 Decembre 2014, Little Saigon.
Điều khiển tổng quát: MC. Hồng Vân, trái và MC. Vũ Minh Phương.Khi nhị nữ lưu vừa bước tới, Cảnh quang quanh đó vụt lu mờ..
Buổi tiếp tân nào cũng đều được CLBTNS tổ chức tươm tất. Nghi thức có MC. Vũ Minh Phương và MC. Hồng Vân. Văn nghệ có MC. Lisa Trần và MC. Hạnh Cư.
Trước nghi thức mở đầu là Văn nghệ mở màn với Bình Trương, Lan Hương, Phạm Hoàng, Trần Hào Hiệp, Thuỳ Châu, rồi Xuân Thanh & Lan Hương.
Sau phần chào cờ là khúc ca "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc' do BHC CLBTNS trình bày. Kế đến là NV. Việt Hải và NS. Cao Minh Hưng thay mặt BTC chào mừng quan khách
Phần diễn giả trình bày gồm Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm phát biểu và chúc mừng Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh và BTC; cựu Giáo sư Nguyễn Hữu Thời trình bày sơ lược về Nữ Sĩ MĐHT; cựu Giáo sư Đào Đức Nhuận trình bày về tác phẩm.
Cựu Giáo sư Đào Đức Nhuận giới thiệu tác phẩm.
Cựu Giáo sư Nguyễn Hữu Thời phát biểu về Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh.
Tặng bằng khen và phát biểu của Dân cử Westminster và UCV Lou Correa, chức Giám Sát Viên KV 1 Orange County.
Tam ca Lisa Trần, Kimmy Phan, và Mỹ Dung với "Trăng, Sao và Sương", thơ MĐHT, CMH phổ nhạc.
Phần phát biểu của quan khách gồm Thị Trưởng Trí Tạ và Nghị Viên Dianna Caley của Westminster tặng bằng tưởng lục; UCV Giám Sát Viên KV 1 Orange Lou Correa phát biểu cảm tưởng; Tài tử Kiều Chinh phát biểu cảm tưởng; Cô Roxanne Chow, đại diện Dân Biểu California Tom Daly, KV 69 tặng bằng tưởng lục.
Văn nghệ tiếp theo có Thuý Quỳnh với "Ai Trở Về Xứ Việt", thơ MĐHT, Phan Văn Hưng phổ nhạc; Hùnh Anh với "Buồn Thái Sơn Không Gieo", thơ MĐHT, Võ Tá Hân phổ nhạc; Mỹ Dung - Lisa Trần - Kimmy Phan (Tam Ca) "Trăng, Sao và Sương" thơ MĐHT, Cao Minh Hưng phổ nhạc; Hạnh Cư với "Ôi Đẹp Xinh", thơ Ngọc Thạch, nhạc Hạnh Cư. Phần văn nghệ tiếp diễn sau đó qua vở nhạc kịch "Lời Nguyện Cầu Đêm Noel" do BHC CLBTNS trình diễn.
Phần cắt bánh sinh nhật diễn ra tưng bừng trong điệu nhạc từ Happy Birthday và sự phụ họa của mọi người tham dự. Phần tiếp theo của chương trình còn có màn diễn ngâm của Phi Loan qua bài thơ của Minh Đức Hoài Trinh "Mẹ Bảo Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ" với tiếng sáo Ngọc Nôi...
BHC CLBTNS nối tiếp chương trình với bài nhạc "Ô Mê Ly" của Văn Phụng đã kết thúc chương trình văn nghệ và đồng thời kết thúc buổi tiếp tân vinh danh Nữ Sĩ Minh Đức Hoài Trinh và Mừng Sinh Nhật thứ 85 của bà.
1/ Ra Mắt Sách “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút” - Tác giả Bình Sa
4/ Thơ diễn ngâm"Mẹ Bảo Đừng Nhìn Qua Cửa Sổ" - Minh Đức Hoài Trinh - Phi Loan diễn ngâm
Xin mời xem thêm chi tiết những bài viết của các trang báo Online:
2/ Ra Mắt Sách “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút” - Tác giả Thanh Phong
3/ Buổi Ra Mắt Tuyển Tập Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh Chính Khí Của Người Cầm Bút - Ngày 14/12/2014 - Các Thân hữu: Tài Tử Kiều Chinh, Ca Sĩ Thanh Thúy, Thân Hữu Kim Phượng, Nhạc Sĩ Anh Bằng, Thi Sĩ Từ Mai, Thi Sĩ Cung Trầm Tưởng&Kim Liên và Nhà Văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, mến tặng Thi Sĩ Minh Đức Hoài Trinh nhân ngày ra mắt Tuyển Tập của chị vào Chúa Nhật 14/12/14, tại Santa Ana, CA - Hoa Kỳ. Anh Trần Việt Hải cung cấp chi tiết và hình ảnh, Kim Oanh trình bày Thơ Tranh.
Link: http://longhovinhlong.blogspot.com.au/2014/12/tho-tranhchuc-mung-buoi-ra-mat-tuyen.html
Link:http://lethikimphuong.blogspot.com.au/2014/12/tho-tranhchuc-mung-buoi-ra-mat-tuyen.html
Link: http://lethikimoanh9.blogspot.com.au/2014/12/tho-tranhra-mat-tuyen-tap-thi-si-minh.html
Link:http://lethikimphuong.blogspot.com.au/2014/12/tho-tranhchuc-mung-buoi-ra-mat-tuyen.html
Link: http://lethikimoanh9.blogspot.com.au/2014/12/tho-tranhra-mat-tuyen-tap-thi-si-minh.html
(Trích tin Hoàng Thuỵ Văn và ảnh của NAG Vương Huê, by Việt Hải LA prep.)
Đôi dòng thả bút cuối năm 2014. (Việt Hải LA)
Sau khi thực hiện xong tác phẩm "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút Và Mừng Sinh Nhật Thứ 85. 14-12-2014", nhà thơ Khiếu Long gởi ra diễn đàn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ bài viết "Minh Đức Hoài Trinh và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại 35 Năm Sau" của nhà văn Sơn Tùng bên miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Bài viết ghi nhận: " Buổi sinh hoạt này đã được chuẩn bị cả năm trước bởi những người qúy mến chị Minh Đức Hoài Trinh với mục đích vinh danh một người cầm bút sau hơn sáu mươi năm đóng góp tim óc cho văn học, văn hóa Việt Nam, ở trong nước và ở hải ngoại. Dự thảo chương trình đã được thay đổi mấy lần. Cuối cùng, do sự khiêm tốn của chị và anh Nguyễn Quang, hai chữ “vinh danh” đã không được dùng và chỉ được gọi là một buổi “ra mắt sách”. Không phải sách của chị mà là sách do nhiều người viết về chị: “Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút”."
Thật vậy, sách không ghi tựa vinh danh, chủ đề buổi lễ tại diễn đàn Emerald Bay không ghi từ ngữ "vinh danh" như nhà văn Minh Đức Hoài Trinh muốn tránh những từ ngữ tế nhị, dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên hãy công bằng suy xét cho cùng là "Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" nay là tổ chức duy nhất của nước Việt Nam Cộng Hòa còn hoạt động trên những diễn đàn thế giới nói chung, vẫn được quốc tế nhìn nhận. Công lao đó, công trạng đó do một người đàn bà Việt Nam tận tụy với bồn phận người công dân của đất nước Việt Nam Cộng Hòa, thủy chung với với chính nghĩa sáng ngời của xứ sở Việt Nam Cộng Hòa, không còn nữa. Vâng, không còn nữa. Chỉ còn u uất trong tâm khảm mang theo của mỗi người chúng ta. Người mẹ đẻ ra "Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" vào những tháng ngày u buồn khi Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, "Người mẹ của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại" là người đàn bà qua vẻ bên ngoài khiêm nhu bình dị nhưng trong chiều sâu sắc nét văn chương của tâm hồn, và bà chỉ là một người đàn bà nhân dáng nhỏ thó mảnh mai nhưng có ý chí kiên cường bất khuất, quyết liệt chống bạo lực, trên diễn đàn quốc tế bà tố cáo tội ác của nhà cầm quyền mãnh thú ác độc Cộng Sản Việt Nam, khi xin quốc tế lên tiếng can thiệp cho các nhà văn, nhà báo hay văn nghệ sĩ bị ác đảng CS giam cầm đọa đầy trong ngục tù.
Dù vậy, ba diễn giả hay ba nhà giáo kiêm nhà văn Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thời và Đào Đức Nhận trong ý tưởng xa gần nêu lên ý tưởng vinh danh tri ân bà, một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất, Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút...
Theo tờ Viễn Đông, ký giả Thanh Phong viết:
"Giáo sư TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Thanh Niên VNCH, Chủ Tịch Lê Văn Duyệt Foundation, Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết VNCH, Cố Vấn Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ phát biểu, chúc mừng nhà văn Minh Đức Hoài Trinh.
Giáo sư Liêm nói, “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa, Minh Đức Hoài Trinh. Chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách "Minh Đức Hoài Trinh – Chính Khí Của Người Cầm Bút" và cầu chúc buổi lễ thành công tốt đẹp.” GS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, trước năm 1975 ông chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ nhà văn Minh Đức Hoài Tinh nhưng ông đã được nghe đến phương danh của bà và trước 1975 đã bao nhiêu người nhất là giới văn nghệ sĩ đã từng kính nể, ngưỡng mộ những bài thơ cũng như những phóng sự của bà và mãi gần đây giáo sư mới được diện kiến người nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh với người tình trăm năm Nguyễn Quang Huy mà giáo sư vô cùng kính mến. Ngoài những bài thơ được phổ nhạc, bà đã thành công rực rỡ với Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Sự nghiệp văn chương của bà là một thành tựu đáng lưu danh thiên cổ không thua gì các nữ lưu Đoàn Thị Điểm hay bà Huyện Thanh Quan mà giáo sư không thể nào diễn tả hết được."
Còn trên tờ Việt Báo, ký giả Bình Sa, tức nhà thơ Thanh Huy ghi nhận:
"Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, Cố vấn văn hóa của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả quý vị quan khách cùng tất cả mọi người, sau đó ông cho biết qua về ý nghĩa buổi ra mắt sách, ông tiếp: “Đặc biệt hôm nay tôi xin chúc mừng một nhà văn hóa, một thi nhân rất nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hòa đó là Bà Minh Đức Hoài trinh, chúng tôi cũng kính mừng sự ra mắt sách “Minh Đức Hoài Trinh Chính Khí Của Người Cầm Bút”, cầu chúc buổi ra mắt. Giáo sư Nguyễn Hữu Thời nói về tiểu sử của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh và Giáo sư Đào Đức Nhuận trình bày về nội dung tập sách "Minh Đức Hoài Trinh: Chính Khí Của Người Cầm Bút"."
“Ai về xứ Việt” - Minh Đức Hoài Trinh
Sau những ngày đau buồn tháng Tư Đen 1975, tôi nhớ Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris xuất bản 14 ca khúc trong tập Tình Ca có bài “Ai về xứ Việt”. Bài hát do” Phan Văn Hưng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh, và xem trên youtube link người nhạc sĩ đàn hát.
Thơ Minh Đức Hoài Trinh chuyên chở tâm sự u buồn của những người Việt ly hương, những người ra đi mạo hiểm nơi biển cả, đã phải đau đớn thử thách với đại dương bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những gulag lao động khổ sai dưới mỹ từ "trại học tập", những trại tù dày đọa tù nhân đúng nghĩa, những địa ngục trần gia của nhân loại mấy ai không xúc động khi đọc lời thơ Minh Đức Hoài Trinh, hay qua nhạc Phan Văn Hưng.
“… Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?…”
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?…”
Với nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay tiếng tăm. Nhưng nó được tìm thấy trong lòng tốt, sự nhún nhường, sự phụng sự và phẩm chất.
Trong tập sách vinh danh nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, là một cựu quân nhân và hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, một tổ chức được bà sáng lập và cưu mang, tôi gửi đôi dòng này cảm ơn và kính chúc bà cùng gia quyến, khang an, hạnh phúc.
Phan Ðình Minh, Dallas,
Văn Bút Nam Hoa Kỳ