Saturday, 7 February 2015

BÙI ANH TRINH : HỒ CHÍ MINH QUAY RA BẮT TAY VỚI PHÁP

 1

 “…đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ( Nguyễn Phú Trọng, 2015 )

Quân Pháp tái chiếm Việt Nam

Năm 1945, sau khi quân Đồng Minh đánh thắng quân Đức, lãnh tụ quân kháng  chiến Pháp là De Gaule lên làm Tổng thống nước Pháp.  Ngay lúc đó ông phải đối đầu với 2 vấn đề lớn là tái thiết nước Pháp sau chiến tranh và chiếm lại các xứ thuộc địa để có thể vơ vét nguồn lợi tức thực dân đem về phục hồi kinh tế cho nước Pháp.

Tuy nhiên chuyện tái chiếm thuộc địa bị cản trở bởi người hùng của Thế chiến thứ 2 là Hoa Kỳ.  Nhân dân Hoa Kỳ đã từng đứng lên chống lại chế độ thực dân và tự giải phóng đất nước ra khỏi chế độ thực dân của nước Anh, vì vậy người Hoa Kỳ luôn luôn chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ cũng như hủy bỏ chế độ thuộc địa trên toàn thế giới.

Vì vậy ngay sau khi Thế chiến chấm dứt, các chính trị gia Hoa Kỳ hô hào cho phong trào giải phóng thuộc địa.  Họ nhân danh công bằng và nhân danh  văn minh tiến bộ để làm áp lực buộc các nước thực dân phải nhả các thuộc địa.

Để đối phó với áp lực của Hoa Kỳ cũng như để đối phó với phong trào đòi lại chủ quyền của các nước thuộc địa, nước Anh và nước Pháp thành lập ra tổ chức Liên Hiệp Anh và Liên Hiệp Pháp nhằm trao trả độc lập cho các xứ thuộc địa, nhưng chỉ trên danh nghĩa vì họ vẫn giữ quyền quản trị tài chính, quân sự và ngoại giao.

Riêng đối với VN thì người Pháp không thể đặt Bảo Đại lên ngai vàng vì Bảo Đại đã phản bội nước Pháp, tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước bảo hộ của Pháp.   Vì vậy người Pháp quay sang ý đồ đưa cái ngai đó cho Hồ Chí Minh vì thấy ông ta còn dễ chịu hơn cả Bảo Đại hay những nhà ái quốc Việt Nam khác như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Trần Trọng Kim, Trương Tử Anh, Nguyễn Hải Thần, và nhất là Ngô Đình Diệm.

Tổng thống Pháp De Gaule quyết định mở cuộc thương lượng với ông Hồ Chí Minh, là người đang cầm đầu chính quyền tại Hà Nội, để thuyết phục ông ta chấp thuận cho quân đội Pháp được đổ bộ lên Bắc Việt để thiết lập lại các tổ chức cai trị của Pháp trước đây.
Trước khi nói chuyện với Hồ Chí Minh thì người Pháp phải nói chuyện với 180.000 tay súng đang làm chủ tình hình tại Bắc Việt Nam.  Đó là đội quân của ông Tưởng Giới Thạch.  Do đó De Gaule cho tiến hành song song hai nhánh tiếp xúc, một nhánh tiếp xúc với ông Tưởng Giới Thạch và một nhánh tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh tiếp xúc với đại diện của Pháp

Năm 1946, ngày 16-2, Hồ Chí Minh tiếp trung Tá Sainteny là đại diện của Chính phủ Pháp.  Hồ Chí Minh thỏa thuận trên nguyên tắc rằng quân Pháp được quyền trở lại Việt Nam và Việt Nam sẽ nằm trong Liên Hiệp Pháp.  Ngày 19-2, Sainteny lại gặp Hồ Chí Minh và đề nghị chuyện Pháp sẽ đổ quân lên Bắc Việt.

Theo hồi ký của Bảo Đại thì ông được biết chuyện Hồ Chí Minh bắt buộc phải thỏa hiệp với Pháp qua lời tâm tình củaVõ Nguyên Giáp. Ông Giáp đã tự tìm đến nhà Bảo Đại và thái độ của ông ta được kể lại tỉ mỉ

“ Một tuần sau, trong khi tôi đang ăn sáng thì có người gõ cửa, đó là Võ Nguyên Giáp. Ông ta bảo với tôi rằng:  – Cần phải thực tế, thưa ngài.  Ông ta trả lời nhưng đầu vẫn cúi xuống.   – Anh định nói gì?   – Tôi muốn nói là, cần phải chịu thằng Pháp vậy…
 Trước câu trả lời lạ lùng đó, tôi kêu lên:   – Thật tôi không thể hiểu nổi các anh.  Tôi nhận độc lập từ tay Nhựt.  Tôi thoái vị.  Tôi rời khỏi quyền hành cho các anh, thế mà bây giờ, các anh lại đi thụt lùi…
 – Làm cách nào bây giờ thưa ngài? … Chúng ta làm cách nào để chống lại đây?  Chúng ta có quân đội nhưng không có đạn ( Con Rồng Việt Nam, trang 229). 

Khi hồi ký của Bảo Đại xuất bản thì Võ Nguyên Giáp còn sống mạnh khỏe, và ông Giáp không hề lên tiếng bác bỏ chi tiết này, vậy thì chuyện này có thật. Không cần lời thổ lộ của Võ Nguyên Giáp thì ai cũng thấy rõ là quân Pháp sẽ tái chiếm Bắc Việt và người Việt không làm gì được vì không có súng đạn.

Năm 1946, ngày 23-2, lúc 7 giờ sáng, Hồ Chí Minh đến chỗ cư ngụ của Bảo Đại và đề nghị Bảo Đại lập chính phủ để đứng ra điều đình với Pháp về chuyện quân Pháp sẽ đổ bộ lên Bắc Việt.  Bảo Đại nói rằng ông cần bàn bạc với một số nhân vật chính trị khác tại Hà Nội trước khi trả lời ông Hồ.

Lúc 8 giờ 30, Bảo Đại họp với Trần Trọng Kim và những chính trị gia “không Cọng sản”.  Lúc 10 giờ, Hồ Chí Minh lại một lần nữa gọi điện thoại thúc giục.  Lúc 12 giờ trưa, sau khi bàn thảo, Bảo Đại thông báo cho Hồ Chí Minh là ông chấp nhận đứng ra lập chính phủ mới để nói chuyện với Pháp.  Tuy nhiên đến 1 giờ trưa thì Hồ Chí Minh mời Bảo Đại đến gặp ông ta và thông báo là ông ta xin rút lại đề nghị trước đó (Hồi ký Bảo Đại).

Chú giải :  Hồi ký của Bảo Đại cho biết ông không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng cho tới 1 giờ trưa khiến cho Hồ Chí Minh đổi ý.  Theo dự đoán của Bảo Đại thì có lẽ trước đó người của các đảng phái khác như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh…không chịu ký vào hiệp định này vì có thể bị coi là phản quốc cho nên Hồ Chí Minh và bộ tham mưu của ông ta cũng không dám.  Vì vậy Hồ Chí Minh đẩy Bảo Đại ra đứng mũi chịu sào trước dư luận quần chúng.

Nhưng về lý do tại sao Hồ Chí Minh rút lại đề nghị thì Bảo Đại cho rằng có lẽ Tướng Tiêu Văn và Lư Hán đã ăn tiền của phe Hồ Chí Minh nên buộc Vũ Hồng Khanh phải cùng chịu ký chung với Hồ Chí Minh trong bản thỏa hiệp này, vì vậy mà Hồ Chí Minh yên tâm không có sự phản đối nên rút lại lời đề nghị.

Dự đoán của Bảo Đại hoàn toàn không đúng, bởi vì so lại với sưu tập báo chí của Đoàn Thêm thì Tướng Lư Hán về Trung Hoa ngày 26-1-1946, và Tướng Tiêu Văn được gọi về đột ngột là ngày 23-2-1946.  Như vậy áp lực của Lư Hán và Tiêu Văn trong chuyện ký hiệp định vào ngày 6-3-1946 là không có.

Tuy nhiên chi tiết Tiêu Văn được gọi về Trung Hoa đúng ngay vào vào ngày 23-2-46 có thể giải thích được nguyên do thay đổi ý kiến của Hồ Chí Minh trong ngày 23-2-46 :  Trước đó, từ ngày 16-2 Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Sainteny về việc ký hiệp định do phía Pháp đề nghị.  Dĩ nhiên để làm áp lực cho Hồ Chí Minh chịu ký thì Saiteny phải thông báo cho các ông biết rằng Pháp đang điều đình với Tưởng Giới Thạch để quân Trung Hoa rút về.

Lâu nay Hồ Chí Minh đã dựa vào thế của Tiêu Văn mà làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam, kể cả dùng áp lực của Tiêu Văn mà giải tán Đảng Cọng sản của Trường Chinh.  Do đó nếu quân Tàu rút đi thì quân Pháp sẽ ung dung đổ bộ vào, có ngăn cản cũng vô ích vì không có súng đạn.

Vậy nếu muốn tiếp tục được công nhận là chính phủ đại diện cho dân tộc Việt Nam thì chỉ có nước là bắt tay với Pháp.  Hễ Pháp công nhận chính phủ Việt Minh đại diện cho dân tộc Việt Nam thì Hồ Chí Minh vẫn là quốc trưởng của Việt Nam.  Ngược lại nếu Pháp bắt tay đàm phán với Bảo Đại thì Bảo Đại sẽ trở thành quốc trưởng Việt Nam.  Hay là Pháp bắt tay đàm phán với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam … thì chính phủ của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn tường Tam sẽ trở thành tổ chức đại diện cho dân tộc Việt Nam.

Áp lực phủ phàng của Pháp khiến cho nội bộ Việt Minh bối rối.  Họ nghĩ rằng có thể quân Trung Hoa sẽ rút khỏi Việt Nam.  Tuy nhiên trong hiện tại thì quân đội Trung Hoa vẫn còn đó và Tướng Tiêu Văn cũng còn đó.  Nếu Việt Minh ký thỏa ước chấp thuận cho quân Pháp trở lại Việt Nam trong khi quân Trung Hoa vẫn còn làm chủ tình hình tại Việt Nam thì hóa ra Việt Minh rước quân Pháp vào để đuổi quân Trung Hoa?!  Trong trường hợp đó thì Tướng Tiêu Văn sẽ vặn cổ HCM vì ông ta đã phản bội.

Vì vậy, có một cách hay nhất là đưa Bảo Đại ra làm trái độn, Bảo Đại sẽ nhân danh Việt Minh thành lập một chính phủ mới và ký hiệp ước với Pháp.  Trong khi đó HCM vẫn nắm toàn bộ binh lực hiện có của lực lượng cách mạng Việt Nam.  Làm như thế thì người Pháp sẽ không thể ký với phe không Cọng sản như Trần Trọng Kim, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần vì đã ký với Bảo Đại rồi.

Vì vậy mà Hồ Chí Minh đích thân đến nhà của Bảo Đại để yêu cầu Bảo Đại đứng ra lập chính phủ mới vào lúc 7 giờ sáng ngày 23-2-46.  Tuy nhiên sau 10 giờ sáng hôm đó thì nhân viên tình báo từ phi trường cho biết Tiêu Văn đã ra phi trường về Trung Hoa, với toàn bộ nhân viên tùy tùng và tư trang hành lý, thì  hóa ra chuyện mà Sainteny nói trước là có thật.  Vì vậy không cần phải đưa Bảo Đại làm trái độn nửa.

Năm 1946, ngày 28-2, Trung Hoa và Pháp ký Hiệp ước.  Pháp trao trả nhượng địa Quảng Châu Loan và Tưởng Giới Thạch rút quân ra khỏi Việt Nam.

Năm 1946, ngày 2-3, Quốc hội nhóm họp, cử ra một “Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến” và một “Ủy ban Kháng chiến”.  Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm Phó, Huỳnh Thúc Kháng Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Tường Tam Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Võ Nguyên Giáp Chủ tịch Ủy ban kháng chiến và Vũ Hồng Khanh Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến.

BÙI ANH TRINH

*Chú thích của người viết :
 Đầu năm 2015 ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”.  Nghĩa là ông HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.  Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.  Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương đạo đức của ông HCM mà người Việt không nên học tập :

(1).  Mỹ vào Hà Nội thì HCM theo Mỹ.  Mỹ đi Tàu vào thì HCM theo Tàu.  Tàu đi Pháp vào thì HCM theo Pháp.  Sau này Pháp đuổi HCM lên rừng thì HCM theo Mao Trạch Đông.  Rồi Mao Trạch Đông sai ông đánh Mỹ cho tới người Việt Nam cuối cùng thì ông ta cũng đánh.  Vậy có phải là bất lương hay không ? ( Tráo trở vô lương ).

(2). Bắt tay với Pháp thì sợ chúng chưởi cho nên HCM đẩy Bảo Đại ra chịu đòn thay cho mình.  Sau lại lừa Bảo Đại ra khỏi nước rồi không cho về.  Lại còn chưởi Bảo Đại là trốn ra nước ngoài ăn chơi. ( Lưu manh ).

(3).  Lúc Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, hủy bỏ các hiệp ước bất công giữa Triều Nguyễn và thực dân Pháp.  Thế mà chính HCM viết sách tố điêu rằng : “Bảo Đại tuyên bố bỏ chủ cũ thay chủ mới”.
Giờ đây chinh ông ta mới là “bỏ chủ Tàu bắt tay với kẻ thù thực dân Pháp”.( Phản quốc).