Tuesday, 17 March 2015

Kinh Tế Thị Trường Lên Ngôi Và Tương Lai Dân Chủ Của Trung Hoa Lục Địa - Nguyễn Cao Quyền

2015 MAR 14 market-economy.jpg 300
Sau một thời gian cạnh tranh quyết liệt với kinh tế hoạch đính, kinh tế thị trường đã chiến thắng khắp nơi trên thế giới. Bằng chứng là từ sau khi Liên Xô sụp đổ mọi chế độ cộng sản còn sót lại đều đồng loạt chia tay xới mô hình kinh tế Mác Xít của Liên Bang Xô Viết.
Qua lịch sử của nhân loại, người ta thấy kinh tế thị trường là kết qủa đầu tiên của một số điều chỉnh trong hệ thống Tư Bản. Sự điều chỉnh này được Marx và Engels ghi nhận nhưng lại bị Lenin dấu nhẹm. Chính vì thế mà hệ thống kinh tế của Liên Xô và các nước chư hầu đã bị tụt hậu và Liên Xô đã bị sụp đổ. Bị sụp đổ là vì họ đã nhắm mắt đi theo kinh tế hoạch định.
Cuộc cách mạng Đông Âu năm 1989 đã làm cho hệ thống cộng sản quốc tế tan vỡ từng mảng. Ngay sau khi lấy lại độc lập các quốc gia tân dân chủ Đông Âu đã nhanh chóng rũ bỏ nền kinh tế Lêninnít. Mảng cuối cùng sót lại chỉ còn gồm bốn nước Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba. Các quốc gia này cũng gắng gượng được thêm vài năm nữa để sau cùng cũng đồng thanh công nhận kinh tế thị trường.
Những đoạn viết tiếp theo sẽ khai triển ý chính nằm trong lời giới tihiệu nói trên và bàn rộng thêm về tương lai dân chủ của Trung Hoa Lục Địa.
Sự điều chỉnh của chế độ tư bản: công ty cổ phần
Năm 1866 khủng hoảng kinh tế thế giới bung nổ. Sau khi khủng hoảng chấm dứt, chủ nghĩa Tư Bản đã tự điều chỉnh bằng một sáng tạo mang tính lịch sử: đó là sự ra đời của công ty cổ phần và ngân hàng đầu tư quy mô lớn. Với sự sáng tạo này, vốn của xí nghiệp không còn dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của một số nhà tư bản mà dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của toàn xã hội.
Công ty cổ phần đào tạo quản đốc và xưởng trưởng, tổ chức và chỉ huy sản xuất Như vậy là tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý xí nghiệp. Việc tách rời này là một cuộc cach mạng tạo khả năng “quá độ hòa bình” sang một chế độ mới
Công ty cổ phần ra đời khiến Marx chẳng những tìm được hình thức coi tư liệu sản xuất là tài sản chung của những người sản xuất mà còn tìm được bước “quá độ hòa bình” trong đó tư bản chuyển hóa thành sở hữu của người sản xuất, nhĩa là có thể trở lại chế độ sở hữu cá nhân. Hai mươi năm sau khi Bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản ra đời, Marx đã tìm thấy “bước quá độ hòa bình” này. Trong Tập III Tư Bản Luận ông đã sửa chữa kết luận của Tập I Tư Bản Luận và nói rằng: “Không cần phải làm nổ tung cái vỏ ngoài của chũ nghĩa Tư Bản nữa. Engels cũng sửa lại toàn bộ chủ nghĩa Marx và nhắn với hậu thế rầng : “Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt”.
Vì bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của Công Ty Cổ Phần nên Marx và Engels giải tán Liên Đoàn Cộng Sản và chuyển sang ủng hộ phong trào Xã Hội Chủ Nghĩa ôn hoà của Ferdinand Lassalle. Sáng kiến Công Ty Cổ Phần là một điều chỉnh ngoạn mục , không những giúp cho hệ thống Tư Bản chủ nghĩa phát triển lẫy lừng mà còn làm suy yếu hệ thống chủ nghĩa Xã Hội Bạo Lực và đưa chủ nghĩa này tới chỗ tiêu vong sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Năm điều kịện cần thiết để cho chế độ Tư Bản tiến hành tốt đẹp
Friedrich Hayek cho rằng con người không chỉ quan tâm đến gốc tích của họ mà còn quan tâm cả đến tương lai của họ nữa. Vì thế mà họ cần sống hội tụ lại với nhau, cần hợp tác với nhau để bảo đảm an ninh và phát triển hài hòa. Thói quen hợp tác này, dần dần tạo nên cái được gọi là chế độ Tư Bản. Để cho chế độ Tư Bản có thể tiến hành tốt đẹp, năm điều kiện sau đây phải được thực hiện.
Thứ nhất. Điều kiện cần thiết nhất là phải có “tư hữu” (private property). Tư hữu là quyền làm chủ một tài vật được luật pháp công nhận. Quyền này cho phép khai thác tài vật sở hữu qua các hình thức bán lại, sang nhượng…hoặc bất cứ một hình thức nào khác. Tư hữu là một quyền tuyệt đối.
Tư hữu có thể đồng hóa với thịnh vượng và tự do. Qua sự phát triển của các giai đoạn lịch sử thì ở đâu và vào lúc nào tư hữu cũng được coi như một nhu cầu cần thiết, trong khi những thí nghiệm về cộng đồng phi tư hữu, bằng ý muốn hay bằng bạo lực đều thất bại. Chính quyền không thể can thiệp vào quyền tư hữu vì theo nguyên tắc chính quyền được lập nên để bảo vệ quyền đó.
Tư hữu cần thiết nhất vì nó đem lại sự tín nhiệm và ổn định. Nếu không có tư hữu thì không một xã hội nào có thể ổn định để phát triển. Vì không có tư hữu nên người dân không biết biến tư sản thành tư bản. Vì không có sự biến đổi này nên tư bản không được tích lũy và phát triển không thực hiện được.
Thứ hai. Điều kiện thứ hai cần thiết cho một xã hội tư bản là chế độ pháp trị. Pháp trị là cách cai trị bằng luật pháp. Dưới chế độ pháp trị sự hành xử quyền hành của Nhà Nước cũng như của mọi cá nhân trong xã hội đều bị hạn chế bởi luật Hai trọng điểm nằm trong chế độ pháp trị cần ghi nhận là sự hạn chế quyền hạn của nhà nước và ý niệm hiến định.
Luật pháp được đặt ra để bảo đảm sự công bằng. Luật pháp có trước khi dân chủ ra đời nhưng được dân chủ chập nhận, coi như tinh chất của chế độ. Luật phải được viết lên bởi những đại diện có quyền bình đẳng. Và trong xã hội, tất cả những người liên quan đến hoạt động kinh tế của đất nước, phải được luật pháp bảo đảm chống lại sự chấn lột và tham nhũng.
Thứ ba. Thứ ba là phải tôn trọng “nhân quyền”. Nhân quyền là căn bản để tạo sự ổn định, tình trạng phát triển khả trì và sự gia tăng phúc lợi toàn dân. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy họ đã cố gắng tôn trọng nhân quyền như một yếu tố không thể thiếu của tiến trình phát triển. Kinh nghiệm này phải được coi như kim chỉ nam cho nhưng nước đang phát triển noi theo.
Việc quan trọng nhất phải làm là phải công nhận nhân quyền. Công nhận nhân quyền là phai tách rời chính trị và kinh tế, nhà nước và xã hội dân sự, vấn đề công và tư. Lý do của sự tách rời này gốm hai luận thuyết.
Trước hết, tách nhà nước khỏi xã hội dân sự để thẩm quyền của nhà nước không bao trùm và bóp nghẹt toàn bộ đời sống của xã hội. Nhà nước tuyệt đối phải trở về với không gian chính trị và các lãnh vực công.
Sau khi có sự tách rời này, người dân và xã hội dân sự phải được tự do phát triển theo lợi ích của từng cá nhân và đoàn thể, ngoài sự can thiệp của chính quyền Cản trở lớn nhất cho quá trình tiến đến dân chủ của các nước đang phát triển là sự thiếu độc lập và hữu hiệu của một xã hội dân sự.
Thứ tư. Thứ tư là phải tôn trọng sự “cạnh tranh”. Tư bản là kẻ thù của sự đồng nhất (homogeneityI và là bạn của cạnh tranh và khác biệt. Trong dĩ vãng, những người Do Thái từ bỏ Ty Ban Nha và Bồ Đào Nha ra nước ngoài vào cuối thế kỷ thứ15 , những người Anh chống quân chủ di cư sang Mỹ, những người Tàu rời bỏ Trung Hoa sống rải rắc khấp nơi trên thế giới …đã là những lực đẩy cho doanh thương và tạo nên sự giàu có. Từ xưa đến nay, thị trường bao giờ cũng là một lực giải phóng mạnh nhất, hơn bất cứ một hình thức chính quyền nào như ta đã thấy.
Thứ nâm. Thứ năm là phải có một “chế độ quan thuế” hợp lý và khích lệ. Giữa luật pháp và quan thuế luôn luôn có một sự khác biệt mà ít người để ý : luật pháp đòi hỏi sự nghiêm chỉnh, ít thay đổi, trong khi quan thuế cần được quan niệm linh động hơn, vì nó giúp cho sự canh tranh được hữu hiệu, giúp cho những phát minh và sáng chế được nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới.
Tính linh động rất cần thiết trong lãnh vực quan thuế vì nó vừa làm giàu cho đất nước, vừa giữ cho chính quyển không bị sút giảm quyền lực nếu để cho chợ đen xuất hiện. Sự giầu có của quốc gia đến từ sự giàu có của người dân, do đó giữ cho quan thuế thật linh động là cả một nghệ thuật cai trị. Các chính khách không nên quên rằng, tư bản luôn luôn mang theo nó nhiều phương cách để làm cho xã hội tiến bộ.
2015 MAR 14 market-economy.jpg BB 300
Bắc Kinh và tư tưởng hiện đại hóa “chủ nghĩa tư bản chuyên chế”
Sau cuôc trấn áp Thiên An Môn năm 1989 ̣, Đảng Cộng Sản Trung Qưốc (ĐCSTQ), bị phá sản về mặt đạo đức. Trong nước, gần như không còn ai tin vào những khẩu hiệu mà Đảng vẫn hô hào về xã hội chủ nghĩa . Ngoài nước, mô hình chính trị cùa Trung Quốc bị cả loài người ghê tởm. Quân đội cũng mất mặt vì biến cố Thiên An Môn cho thấy “quân đội nhân dân” lại có thể nổ súng vào chính nhân dân.
Mặc dầu đã bị tai tiếng như thế nhưng 20 năm sau ĐCSTQ đã tạo được sự ủng hộ mới của quần chúng qua thành tích đem lại một sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc và qua cố gắng làm hồi sinh chủ nghĩa Đại Hán. Những việc này làm cho nhiều người hiểu lầm là chế độ đang tìm cách tự do hóa. Đây là một ngộ nhận vô cùng nguy hiểm.
Thật ra ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ vẫn như cũ là nắm quyền lực tuyệt đối. Tăng trưởng kinh tế không bao giờ dẫn đến dân chủ khi mà chế độ độc tài, độc đảng tồn tại. Thật ra ĐCSTQ chỉ đang cố gắng hiện đại hóa “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” để thích nghi với thời đại.
Trong khi kinh tế tăng trưởng, Đảng đã tìm cách liên hiệp với các lãnh tụ kinh doanh, sẵn sàng ủng hộ chế độ chuyên chế để đổi lại sự giàu có. Thay vì xuất hiện như giai cấp trung lưu với khả năng thách thức chính quyền, nhóm này lại ủng hộ lề lối cai trị dùng biện pháp mạnh để dẹp yên những bất ổn trong dân chúng.
Điều khiến người ta chú ý hơn cả là ĐCSTQ đang xuất cảng sách lược nói trên ra nước ngoài và yểm trợ tài chánh cho những nơi mà mô hình Trung Quốc về “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” đang được sao chép lại.
Mô hình “chủ nghĩa tư bản chuyên chế” là một thách thức đối với các giá trị dân chủ, một thách thức cần cảnh giác. Sức hấp dẫn của nó tùy thuộc vào khả năng và cơ hội phát triển của nền kinh tế Trung Quốc cũng như vào mức độ nhận thức về những quyền hiến định của ngưới dân Hoa Lục.
Image result for China Market economy picturesImage result for China Market economy pictures
Thực tế “Tự Do” tại Trung Quốc hiện nay
Mô hình “tư bản chuyên chế” được Đặng Tiêu Bình lưu lại cho những thế hệ về sau. Ngày nay Tập Cận Bình đang ra công thực hiện di cảo của người tiền bối mà ông từng ngưỡng mộ.
Họ Tập chưa bao giờ quên nội dung của Tài Liệu Mật số 9 được luân lưu trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 7 năm 2012. Tài liệu này nhắc nhở phải cố hết sức tránh 7 điều cấm kỵ liên quan đến những giá trị Phương Tây, trong đó có : chủ nghĩa dân chủ đại nghi, tính phổ quát của nhân quyền và những xã hội dân sự. Họ Tập cũng đang làm theo lời dặn cũa Đặng Tiểu Bình là : muốn thành công trong mọi dự tính cải cách thì phải có một chính quyền trung ương vững mạnh.
Xã hội Trung Quốc bây giờ đã thay đổi. Kinh tế thi trường đang phát tiển nhanh chóng trong khi chế độ độc trị Stalinít đang lột xác để chỉ còn giữ lại một hình thức độc tài độc đảng. Kinh tế thị trường đã tạo nên một giai cấp trung lưu giàu có và yêu chuộng tự do. Ý thức hệ Mác-xít tuy còn là chỗ dựa của Đảng nhưng đã biến mất khỏi thực tế của xã hội.
Phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa tự do đã xuất hiện tại Trung Quốc từ trước khi Mao Trạch Đông cướp chính quyền năm 1949. Thời bấy giờ chủ nghĩa “Tự Do Cổ Điển” (Classical Liberalism) chưa phải là thứ mà các nhà dân chủ Trung Hoa áp dụng. Họ mới chỉ biết tới thuyết tự do mang tính xã hội của John Dewey (1) và Harold Lasky (2) Vì chạy theo thuyết này nên họ đã không quan tâm đến kinh tế thị trường, quyền tư hữu và tự do kinh doanh là những mục tiêu cốt yếu cần ưu tiên thực hiện.
Rất may trong hiện tại họ đã quay về với chủ nghĩa Tự Do Cổ Điến của Locke, Adam Smith, David Hume, Montesquieu, Von Hayek…Nói khác, ngày nay họ đã phân biệt được rõ ràng nội dung của hai thuật ngữ Dân Chủ và Tự Do.
Chủ nghĩa Tự Do Cổ Điển hiện đang phát triển mạnh mẽ tại Hoa Lục với những nét đặc trưng như tự do kinh tế, tự do tư hữu, chủ nghĩa pháp trị, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa bao dung và sự hạn chế quyền lực của nhà nước. Đó là một số giá trị căm bản của tự do đang được tiến hành trong đấu tranh, đồng bộ với các giá trị dân chủ khác.
Mặc dầu văn hóa Trung Quốc rất đối lập với ý niệm tư do, nhưng trong thực tế của đời sống, người Trung Hoa không bao giờ chấp nhận tài sản của họ bị tịch thu một cách tùy tiện bởi chính quyền. Họ phản đối mạnh mẽ mỗi khi bị buộc tội phản nghịch chỉ vì muốn đóng góp ý kiến vào những quyết định chung của cả nước.
Ngoài thực tế nói trên, hiện nay Trung Quốc đang còn bị chi phối bởi một định luật khác là : tự do đương nhiên đi đôi với kinh tế thị trường. Vậy nếu kinh tế thị trường không thể thay đổi thì tự do cũng không thể nào rập tắt. Nói khác, nếu kinh tế thị trường đã trở thành bắt buộc thì tự do cũng không thể nào chờ đợi lâu hơn được nữa.
Những nhà đấu tranh cho tự do tại Hoa Lục đang theo đuổi chiến lược của họ. Thay vì đọ sức với chính quyền, họ quay sang uốn nắn đám đông. Cương lĩnh đấu tranh mới của họ là chính quyền phải đơn giản hóa phần lớn sự cồng kềnh không cần thiết của bộ máy nhà nước, khi kinh tế hoạch định đã bi bãi bỏ. Việc làm này cần thiết để chuyển gánh nặng thuế khóa sang chăm lo phúc lợi cho toàn dân. Cần thiết hơn nữa là để chính quyền làm quen với tinh thần trách nhiệm thay vì cứ giữ thói quen ra lệnh từ thượng tầng quyền lực.
Trong môi trường dân chủ thuận lợi hiện nay, xã hội Trung Quốc đang chuyển hướng về phía tự do bằng những bước đi tiệm tiến nhưng vững chắc. Với nỗ lực đấu tranh kiên trì, người dân Trung Quốc đang đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và quyền tư hữu, nới rộng quyền của cơ quan lập pháp, thực thi tính độc lập của ngành tư pháp, xây dựng xã hội dân sự, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các quyết định liên quan đến ích lợi chung.
Sự thành công hay thất bại của cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa tự do sẽ ảnh hưởng đến bản chất hiếu hòa hay hiếu chiến của Trung Quốc trong tương lai. Đây là lúc mà cộng đồng dân chủ thế giới phải tạo áp lực mạnh mẽ để lái Hoa lục vào con đường tự do của nhân loại.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 3 năm 2015
CHÚ THÍCH
(1) JOHN DEWEY (1859-(1952 sinh trưởng tại Vermont, có tư tưởng “tự do mang tính xã hội ”là tác giả của danh phẩm “Democracy and Education”. Ông đã có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ vào tiền bán thế lỷ 20 khi giảng dạy tại đại học Michigan và các đại học Minnesota, Chicago, Columbia. Ông cũng đã đi du thuyết tại Trung Quốc, Nhật Bản và Tô Cách Lan.
(2) HAROLD LASKY (1893-1950) người Anh, sinh trưởng tại Manchester, tốt nghiệp đại học Oxford và làm cho tờ Daily Herald cùng thời gian đó. Ông giảng dạy tại đại hoc McGill (Canada), rồi Havard, rồi Yale (Hoa Kỳ). Trước khi ông mất, ông làm việc tại London School of Economics. Ông là thành viên của Fabian Society và có tư tưởng xã hội.