Monday, 23 March 2015

Tsunami Việt Nam Cộng Hòa


Người ta gọi Tsunami là Sóng Thần, là cơn Đại Hồng Thủy .

Thường thì Tsunami bắt đầu từ ngoài khơn, vói những con sóng lẻ loi, nhẹ nhàng. Các con sóng này tiếp nối nhau, cách nhau khá xa, vận chuyển với một tốc độ khá nhanh. Càng tiến gần vào bờ, thì khoảng cách giữa chúng với nhau càng giảm di, rồi chập vào nhau. Khi tới bờ, thì cường độ của chúng tăng bất ngờ, làm thành một khối nước khổng lồ, rồi chụp xuống đất liền, làm thành một tsunami, kéo sạch mọi vật hiện hữu trên mặt đất, không còn gì có thể tồn tại sau khi tsunami kéo qua.
Kể từ 10 năm nay, người quan sát tình hình chính trị liên quan đến việc các người tỵ nạn chính trị Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tha thiết đến dân tộc, đến đất nước và mong một ngày trở về trong tự do nhận xét là một cơn Tsunami đang đe dọa cộng đồng này.

Dấu vết của các công dân cũ của Việt Nam Cộng Hòa là lá cờ vàng và các ngày trọng đại mà người ta hay tổ chức các đêm không ngủ, các cuộc hội thảo, để cùng nhau nhắc nhở đến cội nguồn, đến lịch sử và đến cuộc tang thương tại đất nước đã khiến hang triệu người phải lưu vong. Chính nhờ những dấu tích này mà cộng đồng đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, dù 40 năm đã trôi qua. Các ngày trọng đại của lịch sử các người tỵ nạn có thể kể Tết Mậu Thân, ngày Quân Lực, ngày 30 tháng tư, ngày đất nước chia đôi năm 1954, ngày lấy lại cổ thành Quảng Trị…. Là một người làm báo, chúng tôi thường dùng các chủ đề này để mỗi năm, vào các ngày này, làm những số báo đặc biệt để chúng ta nhắc nhở nhau nguồn cuội nỗi tang thương của đất nước.

Hãy nhìn lại những sự việc đã xẩy ra trong 10 năm gần đây. Có vẻ rất tình cờ, thay vì làm những việc như phần đông chúng ta làm, có những cá nhân, hội đoàn lẻ loi chủ trương những việc mà thoạt nhìn từ bên ngoài, không có gì là ghê gớm, nhưng nếu nhìn kỹ, thì có thể coi như những dấu hiệu của một cái gì trầm trọng hơn nhiều.

Trở lại với Tsunami. Những người quan sát có trách nhiệm đề phòng thiên tai này phải biết canh giữ các cơn sóng nhỏ kể từ khi chúng bắt đầu từ rất xa, giữa lòng đại dương, chứ không thể chờ chúng kéo đến sát bờ mới báo động . Khi đó quá trễ.

Tôi gọi Tsunami Việt Nam Cộng Hòa là cơn Đại Hồng Thủy chính trị đang đe dọa cộng đồng các người Tỵ Nạn Chính Trị xuất phát từ Miền Nam. Những người này  chủ trương phải có một cuộc cách mạng lật đổ chế độ CS hiện đang là một tai họa cho đất nước , dân tộc và là kẻ có khả năng đem giang sơn gấm vóc tổ tiên để lại dâng cho ngoại bang.

Có một Tsunami chính trị nhằm xóa bỏ VNCH.

Tsunami chính trị đã bắt đầu bằng những con sóng chính trị khởi phát 10 năm trước đây. khởi đầu bằng việc không gọi những ngày trọng đại bằng tên của nó nữa, thay thế bằng những tên khác, không xấu xa, cũng rất đẹp, nhưng không phải là tên cũ. Những việc này khi thì xẩy ra tại California, khi thì ở Melbourne, khi ở Paris. Mỗi việc, đều gây ra phản ứng, nhưng nhẹ nhàng, cục bộ, rồi mọi sự sẽ qua đi. Về nhân sự, thì cũng dùng một chính sách, đầu tiên một người, sau hai người, sau một nhóm, cứ lai rai vượt qua lằn ranh. Cứ mỗi lần như vậy, thì lằn ranh lại mờ đi một chút. Đây cũng là những cơn sóng nhỏ, chỉ gây ra những lời chỉ trích cá nhân để rồi sau cùng, đâu cũng vào đó.

Nhưng năm nay, 2015, sự kiện khác rồi.

Những cơn song nhỏ đang chập lại với nhau, và 30 tháng tư 2015, có khả năng một cơn Tsunami sẽ xóa đi trên con đường của nó dấu tích của VNCH.

Ai là người đang âm mưu chấn động địa chất để làm ra Tsunami chính trị??. Đảng CS, đương nhiên, nhưng cũng còn những người khác nữa.

Những người khác này là ai, những cựu thù, những cánh tay nối dài của các nhân vật đã làm CHMN sụp đổ  như Trịnh Đình Thảo, Ngọc Lan, Chân Tín, Dương văn Minh….v.v

Rồi đây, để tưởng niệm các ngày trọng đại của Miền Nam, sẽ chỉ còn những Dạ Tiệc ăn mừng, trong đó rượu bia, cognac , whisky. Rồi đây, sẽ chỉ còn thi áo tắm, thi hoa hậu.

Và sau cùng, một Tsunami về chính trị sẽ xóa sạch đi VNCH và giấc mơ Cách Mạng không thành của những người con thân yêu của nó. Cứ cái đà này, tất cả chúng ta  rồi sẽ trở thành những Mộ Dung Công Tử như trong truyện của Kim Dung.


Trần Mộng Lâm