Chuyến Mỹ du của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, tuy được báo chí lề đảng phóng đại, nhưng trên thực tế, chỉ có tầm ảnh hưởng giới hạn vì tính bảo thủ của cá nhân Nguyễn Phú Trọng và nhiều thành viên khác trong Bộ Chính Trị CSVN. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đằng Giang với tựa đề:"Người Việt Nam mong đợi gì trong chuyến đi HK của ông Nguyễn Phú Trọng? "sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước cựu thù, thì sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng chính thức đến thăm HK, hội kiến với TT Obama được xem là đỉnh điểm trong công tác ngoại giao của cả hai nước, và đối với phía Hà Nội nó còn mang một ý nghĩa đặc biệt hơn.
Về phía HK, khi mời ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách Tổng Bí Thư đảng CSVN, là vì ông có vị trí quan trọng nhất trong đảng, nhưng trên thực tế, ông đã thất bại trong vai trò lãnh đạo của mình. Và ông không giữ vị trí nào trọng yếu trong chính phủ.
Mời ông Trọng, HK cũng biết rằng ông thuộc nhóm bảo thủ trong Bộ Chính Trị, người có khynh hướng thân Bắc Kinh, và vẫn quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin. Điều này đối với HK chẳng có ý nghĩa gì, nếu không muốn nói rằng còn bị khinh rẻ nữa là khác, vì ngay trên lãnh thổ HK, đảng CS Hoa Kỳ vẫn tự do hoạt động, mà trong bao nhiêu năm qua cũng chẳng làm nên trò trống gì.
Chính vì tính cách đặc thù của một người cầm đầu đảng CS đến thăm nước Mỹ, nên nghi lễ ngoại giao đã gặp nhiều rắc rối. Nhưng cuối cùng thì TT Obama và phó TT Joe Bidrn đã tiếp ông Trọng trong căn phòng bầu dục, nơi mà theo truyền thống ngoại giao, chỉ dành để tiếp những vị nguyên thủ quốc gia. Sự kiện phá lệ này đã làm cho nhiều người HK, nhất là những vị dân cử bảo thủ bất bình, họ cho rằng ông Trọng không xứng đáng được tiếp đón như vậy. Ngược lại đối với phía CSVN thì lấy đó làm hãnh diện, và coi như một chiến thắng ngoại giao rất ngoạn mục!
Nội dung cuộc thăm viếng qua ngôn từ, thì hầu như ai cũng biết rằng, mục đích cả hai bên là nhằm thắt chặt thêm quan hệ ngoại giao, nângcao tầm đối tác toàn diện lên một mức độ mới, điềumà năm 2013 TT Obama đã ký kết với chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nói chung vấn đề trọng yếu mà cả HK và VN cùng nhắm đến là hợp tác quân sự và kinh tế. Hai lãnh vực này được coi là chìa khóa của chính sách ngoại giao giữa hai nước, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai quốc gia trong thời gian tới, và ảnh hưởng sâu rộng đến cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương, khi HK đang chuyển sức mạnh sang vùng này.
Về phía VN, Ông Trọng mong muốn Hoa Kỳ gia tăng mậu dịch để VN bán thêm hàng hóa sang HK. VN mong muốn được gia nhập Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP để cứu vãn nền kinh tế đang rất bất ổn; và có lẽ từ đó, giảm bớt được phần nào áp lực từ phía Trung Cộng. Ông Trọngcũng muốn HK nhìn nhận VN là một qốc gia theo kinh tế thị trường, nhưng không thấy thòng thêm cụm từ "theo định hướng XHCN"! Điều này không nằm trong quyền hạn của HK, mà chính VN có muốn thay đổi rốt ráo, từ nền kinh tế chỉ huy, ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, sang nền kinh tế tự do hay không thôi. Một khi VN quyết tâm thay đổi để tham dự vào sân chơi chung, thì chẳng cần van nài phải thừa nhận, vì tự nó có chỗ đứng trong thường trường rồi.
Những vấn đề quan trọng khác phía Hoa Kỳ quan tâm là bất ổn tại Biển Đông, vấn đề an ninh chung trong khu vực, vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm...v.v. Đặc biết là những điều kiện để thỏa đáng những đòi hỏi khi gia nhập TPP, trong ấy vấn đề công đoàn độc lập xem ra là một cục xướng rất khó nuốt đối với ông Trọng và sự tồn tại của đảng CSVN.
Theo thông tin thì Ông Trọng có một lịch trình làm việc rất bận rộn. Mở đầu chuyến công du bằng cử chỉ viếng đài tưởng niệm TT Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của HK. Họp với bộ trưởng thương mại HK, ký nhận chiếc Boeing Streamline 780, và gói đặt hàng với hãng này ngay tại phi trường Ronald Reagan. Họp với TT và Phó TT Hoa Kỳ trong phòng bầu dục. Tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của cả hai đảng trong Quốc Hội. Và đến New York để gặp TKK Liên Hiệp Quốc Ban Kimoon.
Xét về sự kiện, thì ai cũng nhìn nhận rằng đây là một chuyến đi mang tính lịch sử, nhưng thành quả của chuyến đi thì còn phải chờ xem, vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là CSVN nói một đàng, làm một nẻo, và thường nuốt lời như đã từng làm trong quá khứ. Thứ hai Hà Nội chưa có thái độ dứt khoát thân thiện với HK. Thứ ba VN vẫn còn bị lệ thuộc quá sâu đậm vào Trung Cộng, chưa có thể cần bằng đối sách ngoại giao được.
Thái độ của chính phủ Hoa Kỳ thì rất rõ ràng và đầy khích lệ, khi tiếp đón Nguyễn Phú Trọng, điều ấy khiến người Việt trong nước hy vọng rằng ông Trọng và đảng CS của ông nhận ra thiện chí của nước Mỹ, và nắm lấy cơ hội ngàn vàng này, để đưa VN xa lần tầm khống chế của Bắc Kinh. Nếu ông Trọng không thực hiện được mục tiêu này, thì chuyến đi trở thành vố nghĩa, và tương lai của ông cũng sẽ chìm theo định luật thời gian, củng với đảng CS của ông mà thôi.
Đằng Giang