Thursday, 8 October 2015

CHIẾN TRANH TẠI BIỂN ĐÔNG SẮP BÙNG NỔ?

Trong những ngày vừa qua, tình hình thế giới biến động mạnh, nhất là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã lên tiếng là khó tránh khỏi cuộc chạm súng tại hai vùng biển này vì Hoa Kỳ công khai yểm trợ về quân sự cho các nước ven Thái Bình Dương để họ có thể tự vệ và chống lại được sự bành trướng ngang ngược của Trung Cộng, và đưa các hạm đội mạnh nhất của Hoa kỳ vào hai vùng Biển Đông và Hoa Đông.

1.-Hiệp ước TPP: Ngày 5 tháng 10, 2015,  thế giới chấn động khi Hiệp Định TPP được ký kết với Nhật Bản và 11 nước trong vùng Thái Bình Dương, nhưng không có Hoa Lục. TT Abe của Nhật tuyên bố đây là thắng lợi vĩ đại cho Nhật và các nước trong vùng, trong đó có CSVN, và là một thất bại to lớn nhất cho Trung Cộng (TC). TC có nguy cơ sẽ trắng tay tại Châu Á Thái Bình Dương vì tất cả các cơ xưởng kỹ nghệ của TC tại 11 nước này sẽ không còn được Châu Âu và Mỹ hợp tác và đầu tư nữa. Châu Âu và Mỹ sẽ ký các thoả hiệp đầu tư với các nước trong TPP, như thế các cơ xưởng này của TC sẽ bị đóng cửa hoặc sẽ chuyển giao lại cho các nước trong vùng. Theo RFI, lần đầu tiên một nguyên thủ một nước đã phát ngôn một cách rất thấp kém khi tức giận về hiệp ước TPP vừa được ký kết là Tập Cận Bình của TC đã mạt sát Hoa Kỳ vào sáng ngày 6 tháng 10  rằng Mỹ là một tên côn đồ, thương gia lưu manh, v.v... TC đã trục xuất một số người Mỹ khỏi Bắc Kinh nói họ là CIA.

2.-Công Nhận Đài Loan: Một điểm đau cho TC là Mỹ đã ngầm công nhận Đại Loan khi 6 tháng trước đã cho phép các cơ sở Trung Tâm văn hóa của Đài Loan trên đất Mỹ (TT lớn nhất của Đài Loan ngay tại New York) được treo cờ Thanh Thiên Bạch Nhật (là cờ của thời Tưởng Giới Thạch/Trung Hoa Dân Quốc). Như vậy Mỹ tuy không tuyên bố nhưng đã ngầm công nhận hai nước Tầu, và Hiệp Ước Thượng Hải ký giữa Kissinger, TT Nixon với Chu ân Lai, Mao Trạch Đông năm 1972 đã bị xé bỏ. Lúc đó năm 1972, Mỹ công nhận một nước Trung Hoa và bỏ Đài Loan, đưa TC vào LHQ (cùng với việc ký Hiệp Định Paris bỏ rơi đồng minh VNCH). Ngoài ra, Thượng Viện Mỹ đã thông qua việc viện trợ quân sự cho Đài Loan về các vũ khí, hỏa tiễn đất đối không, đất đối đất, và tầu chiến, tầu ngầm nguyên tử, v.v... để Đài Loan có khả năng tự vệ một khi bị tấn công, và chống lại áp lực bành trướng của TC. Thượng Viện HK còn thông qua việc chấp thuận yểm trợ về quân sự cho 7 nước khác trong vùng ĐNÁ trong đó có CSVN.

3.- CSVN và TC: Bắc Kinh (BK) áp lực Campuchia đưa ra LHQ đòi lại đất miền Nam, nói là trước kia của người Khmer. BK viện trợ cho Lào 40 tỷ USD để mở một thủy điện lớn nhất tại Lào để chặn nguồn nước xuống sông Cửu Long, và để mở con đường chiến lược từ Vân Nam xuống đến con đường số 9 vào VN. Ngày 4/10 tại Hà Nội, đảng CSVN lần đầu tiên công bố các điều kiện để ứng cử vào các chức vụ trong Bộ Chính Trị, Quân ủy, v.v.. hoàn toàn mới lạ, khác với trước là gắn chặt vào đảng tính và giai cấp. Theo nhận định của Reuter và dựa trên các tuyên bố và hành động gần đây của các nhà lãnh đạo CSVN và trong khối CS thì con đường tiến lên XHCN đã cáo chung, và đi theo TC là diệt vong. CSVN cũng tố cáo TC tiếp tục xây các đường băng dài cả 3 km trên các đảo, đe dọa an ninh các nước trong vùng tại Biển Đông.

4.- Mỹ Chuyển Các Hạm Đội vào Biển Đông: Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Ronald Reagan sau thời gian ngắn ngoài khơi Cam Ranh đã đến Yokosuka, Nhật để thay thế cho HKMH George Washington. HKMH George Bush thay thế HKMH Ronald Reagan tại Biển Đông. Nhiệm vụ của HKMH Ronald Reagan là Lực Lượng Phản Ứng Nhanh có thể đổ bộ TQLC Mỹ lên đất liền trong 24 giờ để cứu nguy khi TC mở cuộc tấn công các nước ven Thái Bình Dương. Ngoài ra Hải Quân Ấn Độ cũng đã qua eo biển Malacca để vào Biển Đông thám sát, có thể khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa của VN (theo thỏa ước đã ký kết), soái hạm của Ấn đã ghé VN trong dự tính sẽ đưa hạm đội của Ấn chính thức vào Biển Đông để cùng tuần tiễu hành quân với HQ Mỹ, Nhật, và Úc. Nhật cũng đang huấn luyện cho HQ CSVN trong 6 tháng trước khi bàn giao viện trợ tầu tuần duyên loại tối tân nhất. TC đe dọa nếu Ấn vào khai thác dầu tại VN phải xin phép TC, nếu không có thể bị tấn công. Tầu của Ấn vẫn vào Biển Đông bất chấp đe dọa. Điểm đáng chú ý là Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Độ Mỹ tuyên bố sẽ cho tầu chiến vào sát các đảo Trường Sa và Hoàng Sa sâu trong vùng 12 hải lý, bất chấp đe dọa của TC. Bắc Kinh nói nếu Mỹ vào sâu trong 12 hải lý tại TS và HS thì khó tránh khỏi chạm súng. Đệ Tam Hạm Đội của Mỹ cũng bắt đầu khởi hành từ San Diego vượt qua Thái Bình Dương để gia nhập với HĐ 7. Bắc Kinh vô cùng lo ngại trước việc Hoa Kỳ đang khai triển lực lượng tại hai vùng biển này, TC tố cáo Hoa Kỳ đang đe dọa tại Biển Đông và yêu cầu HK giảm các mối đe dọa này.

5.-Chiến Tranh Không Gian: TC hiện đang có ba vệ tinh loại GPS để hướng dẫn các hỏa tiễn liên lục địa Đông Phương 21 của họ nhắm vào Hạm Đội 7 của Mỹ đang có mặt tại Biển Đông và biển Hoa Đông, và vào Hoa Kỳ. Mỹ đã phóng lên ba vệ tinh có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh của TC. Các bố trí cho các cuộc chiến trên không và trên biển tại Thái Bình Dương đang diễn ra trong tình hình suy sụp về kinh tế của TC qua bốn trung tâm chứng khóan vừa bị sụp đổ, lại tiếp tục bị loại ra ngoài TPP. Liệu TC có ngồi yên khi đang thất thế trên trường kinh tế và chính trị và bị bao vây về quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông? Việc gì sẽ xẩy ra nếu chiến hạm Mỹ vào sát TS và HS? BK sẽ hành động như thế nào trước viễn ảnh Ấn sẽ vào VN khai thác dầu khí? TC sẽ làm gì khi CSVN đang dần ngả hẳn sang Hoa Kỳ về quân sự; và chính thức bác bỏ các luận điệu của TC nói TS và HS là của TC? (Tin Tổng Hợp).


Phạm Gia Đại