Anh Petrus Ký Quách Đại gửi email hôm thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2015, thông báo cô Lưu Khôn đã ra đi, tôi gọi phone cho anh Lý Tòng Tôn, một giáo sư toán lý hóa, cũng là cựu học trò Phan Thanh Giản, Cần Thơ, học trò thầy Lưu Khôn.
Tôi nhớ tháng 2 năm rồi khi thầy cô Lưu Khôn xuống thăm Orange County, hôm họp mặt tại nhàhàng Tân Cảng (First & Harbor) tiếp dón thầy cô có thi sĩ Mai Lộc, nhà báo Vi Anh và anh chị LýTòng Tôn Kim Lý. Dịp cô thầy tham dự Đại hội 2014 của liên trường Phan Thanh Giản- Đoàn Thị Điểm bên Arizona về, thầy cô định ghé Nam Cali. Nhưng giờ cuối không tiện nên cô thầy bay thẳng về San Jose.
Mặc dù cao tuổi nhưng cô Hiếu Đức thích đọc sách báo nhiều, tôi vẫn nhận được email của côchuyển sang như chia sẻ tin tức. Những đề tài về phật giáo tâm linh, tin tức xã hội, tin chính sựliên quan về quê nhà,... Tôi nhớ cô g ởi tôi bản tin về anh Việt Nam homeless, anh này tên Tuấn Nguyễn, người hiền lành như xấu số. Cô Hiếu Đức chia sẻ bản tin mà tôi suy nghĩ về anh Nguyễn Tuấn một boat peole không may mắn, một đồng môn Petrus Ký của tôi, mà thầy Lưu Khôn đã từng dạy tại ngôi trường đó.
Tin về người homeless luôn giữ nhân cách, đức tính nghĩa hiệp:
"Tuấn Nguyễn sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đãhỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đãsống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quanđiện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xeđổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhàthờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bàbiết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. BàCarrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngàyđường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bàđã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ:“Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tịnạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đãkhó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữtư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi cótiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sốngđàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu màtruyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.
Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấnđang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lýcủa tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.
Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từnhững người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thểhiện càng sáng lên rực rỡ.
Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫnđến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam."
Cũng sáng nay tôi nhận được từ internet bài viết loại tâm bút của anh Andrew Lưu Hiếu Nhân, con trưởng nam của cô thầy Lưu Khôn. Bài viết cảm động nói lên tình mẫu tử phân ly, bài viết gồm những lời của thầy và cô út Thanh Phương cho thấy sự quyến luyến, sự nuối tiếc người hiền thê và hiền mẫu... Ôi, cuộc đời ai biết được chữ ngờ...
Cô đi rồi từ nay vắng bóng
Hè sang thu lá rụng buồn bã
Tháng Mười chia tay buốt nỗi lòng
Trời mưa thấm mềm tim nhũn ướt
Thầy còn đây lời đưa lưu luyến
Về cõi niết bàn trên cao ấy
Xin cô yên bình ngàn thu nghỉ
Lời gởi cô kính chào vĩnh biệt
Trên nền trời ảm đạm hoa tang.
Trần Việt Hải, Los Angeles.
Tôi nhớ tháng 2 năm rồi khi thầy cô Lưu Khôn xuống thăm Orange County, hôm họp mặt tại nhàhàng Tân Cảng (First & Harbor) tiếp dón thầy cô có thi sĩ Mai Lộc, nhà báo Vi Anh và anh chị LýTòng Tôn Kim Lý. Dịp cô thầy tham dự Đại hội 2014 của liên trường Phan Thanh Giản- Đoàn Thị Điểm bên Arizona về, thầy cô định ghé Nam Cali. Nhưng giờ cuối không tiện nên cô thầy bay thẳng về San Jose.
Mặc dù cao tuổi nhưng cô Hiếu Đức thích đọc sách báo nhiều, tôi vẫn nhận được email của côchuyển sang như chia sẻ tin tức. Những đề tài về phật giáo tâm linh, tin tức xã hội, tin chính sựliên quan về quê nhà,... Tôi nhớ cô g ởi tôi bản tin về anh Việt Nam homeless, anh này tên Tuấn Nguyễn, người hiền lành như xấu số. Cô Hiếu Đức chia sẻ bản tin mà tôi suy nghĩ về anh Nguyễn Tuấn một boat peole không may mắn, một đồng môn Petrus Ký của tôi, mà thầy Lưu Khôn đã từng dạy tại ngôi trường đó.
Tin về người homeless luôn giữ nhân cách, đức tính nghĩa hiệp:
"Tuấn Nguyễn sống không nhà, một người “homeless.” Mỗi ngày anh đi lượm lon, bán lấy tiền sống. Tối ngủ quanh quẩn trong công viên Canoga Park hay Winnetka Park. Ký giả Montero đãhỏi chuyện bà Lori Huynh, 77 tuổi. Bà biết Tuấn đã 20 năm nay; thân với nhau vì cùng trải qua cảnh vượt biển. Bà Huỳnh đi năm 1980 khi chồng bà còn nằm tù trong trại “cải tạo.” Chiếc thuyền chở 300 người chạy trốn chế độ cộng sản; tới được một hòn đảo ở Indonesia, bà đãsống ở đó sáu tháng. Bà Huỳnh kể lại nhiều cảnh hãi hùng. Năm 1986 bà mua lại một tiệm làm Nails. Thấy một anh da vàng hay đi qua lại, bà làm quen, mời anh ly cà phê. Hai năm sau Tuấn mới thổ lộ, kể rằng cha mẹ anh đã chết hết trên biển; anh là người duy nhất còn sống sót.
Không biết gia đình Nguyễn Tuấn vượt biển năm nào. Năm nay anh 53 tuổi thì chắc lúc đến nước Mỹ anh đã hơn 13 rồi. Tuấn kể với bà Huỳnh rằng cha mẹ anh từng làm việc tại “cơ quanđiện nước” ở thành phố Sài Gòn. Gia đình sống trong khu chúng cư, một khu nhà đẹp đẽ thuộc lớp trung lưu, của sở. Anh đã học Trung học Petrus Ký lúc trường chưa bị đổi tên; vậy trước 1975 anh đã hơn 10 tuổi. Anh kể khi đi học anh giỏi toán. Nhiều người cũng nhớ lại trong túi đeo vai của anh lúc nào cũng có một cuốn sách, lâu lâu anh lại ngồi xuống vẽ các đồ biểu hay hình học.
Nhà báo Montero cũng gặp Ben Massaband, chủ nhân một tiệm giặt khô trong 32 năm qua, nằm bên cạnh tiệm Nails của bà Huỳnh. Lâu lâu Tuan Nguyen vẫn giúp ông đem thùng rác ra cho xeđổ rác lấy. Ông nói, “Tôi gặp Tuan Nguyen nhiều hơn gặp vợ con.” Cô Kate Leone là chủ nhân một tiệm thẩm mỹ gần đó; cô kể có lần Tuan Nguyen đã giúp cô mà không cho cô biết. Một tối Chủ Nhật cô Kate đóng cửa tiệm mà không vặn khóa. Tiệm nghỉ ngày Thứ Hai, đến sáng Thứ Ba cô tới mới biết mình đã quên. Sau khi kiểm soát khắp chỗ, thấy không mất gì cả, cô vào coi lại trong máy truyền hình tự động. Trong cuộn phim cô nhìn thấy anh Tuan Nguyen đã đứng gác trước cửa tiệm giúp cô cả ngày Thứ Hai; có lúc anh đi khỏi, khi quay về lại kiểm soát xem có ai mở cửa vào tiệm hay không. Cô Maria Avila là thợ hớt tóc, biết Tuan Nguyên rất nhiều, mỗi năm cô cắt tóc cho anh hai lần. Cô kể mỗi lần lại bảo cô cắt cho anh không lấy tiền, nhưng lần nào anh cũng từ chối, nhất định trả đủ 10 đô la. Cô vừa nói vừa khóc: “Tuan Nguyên nghĩ chúng tôi săn sóc anh ấy, nhưng thực ra chính anh đã chăm sóc cho chúng tôi.”
Một người bạn “homeless” của Tuan Nguyên là bà Brooke Carrillo, 42 tuổi. Năm ngoái bà bị mất nhà, vì mất việc rồi không đủ tiền trả nợ ngân hàng. Mỗi Thứ Năm bà đến nấu nướng giúp nhàthờ, cung cấp bữa ăn cho những người vô gia cư khác. Tuan Nguyên tuần nào cũng tới, lần chót là hai ngày trước khi anh mất. Bà còn nhớ anh thích ăn mì spaghetti kiểu Ý và nước trái cây. Bàbiết anh thường ngủ ở công viên Winnetka Park hoặc một chỗ kín đáo trên con đường đó. BàCarrillo đang sống trong cái xe hơi cũ của mình, trên nóc xe chất đầy đồ, phủ mền kín. Hàng ngày bà cũng đi lượm lon. Bà cần tiền đổ xăng, vì phải di chuyển chiếc xe hơi trong những ngàyđường cấm đậu xe. Bà nhớ lại có lần hết tiền mua xăng, Tuan Nguyên cho. Bà cũng khóc, “Anh ta là một người nhân từ, hào hiệp, không bao giờ làm phiền ai cả.”
Bà Huỳnh vượt biển đã bán tiệm Violet Nails từ năm 2007, sau khi quen Nguyễn Tuấn 20 năm. Bàđã giặn dò người chủ mới “phải trông nom cho Tuấn” như một điều kiện khi bán tiệm. Và những người chủ mới vẫn giữ lời; nghe tin anh chết, ai cũng khóc. Họ đem hoa tới đặt tại nơi xẩy ra tai nạn. Cách đây ít lâu, Tuan Nguyên trúng vé số, được 800 đô la. Anh đã đi mua hoa đến tặng tiệm Violet Nails và mua nước hoa tặng các cô nhân viên.
Ký giả David Montero, dưới tựa bài “Who was Tuan Nguyen?” đã viết thêm một dòng tự nhỏ:“Bạn bè kể lại niềm bí ẩn của người vô gia cư chết tai nạn xe hơi ở LA” (Friends unravel mystery of homeless man killed in LA accident).
Nhưng nhiều bí ẩn khác trong cuộc đời Nguyễn Tuấn sẽ không bao giờ được kể lại. Tại sao anh phải sống không nhà suốt mấy chục năm qua, trong khi nhiều thiếu niên cùng tuổi với anh đến tịnạn ở Mỹ một mình, các em đó vẫn sống được, nhiều người đã thành công? Anh đã chứng kiến những thảm cảnh nào trong chuyến vượt biển, lúc 14, 15 tuổi Nguyễn Tuấn chỉ kể chuyện đời mình với bà Huỳnh sau hai năm quen biết, và bà kể lại rất ít chi tiết. Có phải vì anh vẫn còn kinh hoàng khi nhớ lạ quá khứ hay không? Cái chết của cha mẹ anh, và bao nhiêu người khác trong chuyến đi đã ảnh hưởng tới tâm não anh thế nào? Anh đã trông thấy những gì, nghe những âm thanh nào trên mặt chập trùng gào thét? Nguyễn Tuấn mang theo những niềm bí ẩn đó xuống tuyền đài. Chắc hương hồn anh đã bay ngay lập tức về Biển Đông tìm gặp lại cha mẹ anh. Dân tộc Việt đã vác cây thánh giá trong bao nhiêu năm, hết cuộc chiến tranh lại đến chế độ độc tài tàn ác khiến mấy trăm ngàn người phải chết chìm trên biển cả khi chạy tị nạn. Nguyễn Tuấn vẫn một mình vác cây thánh giá đó bao nhiêu năm, cho đến ngày 4 tháng Mười năm 2014.
Nhưng có một điều rõ ràng, minh bạch, không bí ẩn trong cuộc đời Nguyễn Tuấn: Anh qua đời, tất cả những người quen biết anh đều thương tiếc – như David Montero kể. Không một ai nói một kỷ niệm xấu nào. Một người “không bao giờ làm phiền ai cả” như bà Carrillo nói về anh, đãkhó kiếm. Nhưng Nguyễn Tuấn còn đáng ngợi khen hơn thế nữa. Anh nhân từ, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người chung quanh. Thấy có thể giúp được ai, là giúp, như một Hướng Đạo sinh tuân theo lời hứa thứ hai. Giúp một người chủ tiệm quên khóa cửa cho tới một người bạn homeless thiếu tiền đổ xăng; và chắc còn bao nhiêu người khác mà ký giả Montero không gặp. Nguyễn Tuấn sống một mình nhưng không cô đơn, vì lúc nào anh cũng nghĩ đến người khác. Anh sống vô gia cư nhưng có cả một gia đình lớn, là những người gặp gỡ hàng ngày, ai cũng quý mến anh. Anh tận tình giúp người mà không muốn nhờ vả ai, không chờ ai đền đáp. Anh giữtư cách, không nhận người khác bố thí cho mình, dù chỉ là công cắt tóc trị giá 10 đồng. Khi cótiền, 800 đô la là một món tiền lớn đối với anh, anh không hưởng một mình mà đem chia sẻ niềm vui chung với những người tử tế quanh mình.
Nguyễn Tuấn đã theo một quy tắc cư xử mà loài người vẫn dậy nhau mấy ngàn năm nay: Sốngđàng hoàng tử tế; người khác sẽ tử tế với mình. Cứ thế, chúng ta sẽ tạo nên một thế giới gồm những người tử tế.
Một thiếu niên bơ vơ nơi đất khách quê người, không thân thích, không nơi nương tựa; chắc anh đã trả qua những thất bại lớn trong đời nên sống vô gia cư mấy chục năm nay. Nhưng khi qua đời anh vẫn được người khác kính trọng. Anh sống ở Mỹ, nhưng nếu sau khi vượt biển anh có lưu lạc đến xứ Zambia hay Equator thì chắc tư cách đàng hoàng của anh vẫn không thay đổi. Cha mẹ anh đã dậy dỗ thế nào để đứa con giữ được tư cách như thế? Họ đã học hỏi từ đâu màtruyền lại cho anh các đức tính kể trên? Cha mẹ anh chỉ dậy anh theo truyền thống dân Việt. Nền luân lý mấy ngàn năm để lại, cùng nền nếp xã hội trước năm 1975 tạo môi trường đào luyện những con người như Nguyễn Tuấn.
Có ai biết Nguyễn Tuấn không? Chúng ta vẫn có hàng triệu, hàng chục triệu những Nguyễn Tuấnđang được cha mẹ người Việt Nam làm gương và dậy bảo. Để các em sẽ trở thành những con người nhân từ, hào hiệp, sống tư cách đường hoàng như Nguyễn Tuấn. Dù còn ở trong nước hay đang sống khắp bốn phương trời, những Nguyễn Tuấn vẫn mang theo truyền thống luân lýcủa tổ tiên làm hành trang cho cả cuộc đời.
Nguyễn Tuấn mang trong mình một di sản văn hóa anh đã nhận được từ cha mẹ, ông bà, từnhững người cùng sống trong xã hội chung quanh từ lúc anh sinh ra đời. Anh đã sống di sản văn hóa đó suốt cuộc đời một người vô gia cư. Cuộc sống càng gian nan, các đức tính anh thểhiện càng sáng lên rực rỡ.
Đọc xong bài báo của David Montero, nhiều người không cầm được nước mắt. Nhưng không cần ai thương xót Nguyễn Tuấn. Chúng ta có thể còn hãnh diện về Nguyễn Tuấn. Vì mình là một người Việt Nam như anh. Tôi muốn dậy các con tôi tấm gương của anh: Dù gặp cảnh cùng quẫnđến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam."
Cũng sáng nay tôi nhận được từ internet bài viết loại tâm bút của anh Andrew Lưu Hiếu Nhân, con trưởng nam của cô thầy Lưu Khôn. Bài viết cảm động nói lên tình mẫu tử phân ly, bài viết gồm những lời của thầy và cô út Thanh Phương cho thấy sự quyến luyến, sự nuối tiếc người hiền thê và hiền mẫu... Ôi, cuộc đời ai biết được chữ ngờ...
Cô đi rồi từ nay vắng bóng
Hè sang thu lá rụng buồn bã
Tháng Mười chia tay buốt nỗi lòng
Trời mưa thấm mềm tim nhũn ướt
Thầy còn đây lời đưa lưu luyến
Về cõi niết bàn trên cao ấy
Xin cô yên bình ngàn thu nghỉ
Lời gởi cô kính chào vĩnh biệt
Trên nền trời ảm đạm hoa tang.
Trần Việt Hải, Los Angeles.
GS. Lưu Khôn cùng hiền thê, GS. Nguyễn Hiếu Đức.
BÀI VIẾT CHO MÁ TÔI
Lưu Nam Anh ( Andrew Nhân Lưu )
Má tôi mất sáng sớm hôm thứ hai, 5 tháng 10, chưa đầy một tháng sau khi bác sĩ khám phá má tôi mắc bệnh ung thư tuyến tụy trong giai đoạn cuối và đã di căn sang gan. Má tôi hy vọng sang năm 2017 sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn mừng sinh nhật tập thể cho bà tròn 80 tuổi, tôi 60 tuổi, và cô em gái út của tôi 50 tuổi nhưng mộng ước ấy bây giờ không thành. Những ngày cuối cùng trong đời, tôi nghĩ má tôi rất hạnh phúc vì có nhiều người thân đến bên bà. Trái ngược với câu ca trong “Bài Không Tên Số 4” của nhạc sĩ Vũ Thành An, “Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa?” những người cháu gọi má tôi bằng cô và bằng dì đến từ Berlin, Montréal, Dallas, Washington D.C., và Orange County đã tề tựu và quây quần bên bà từ nhiều ngày trước. Trong căn chung cư chật hẹp của ba má tôi, chúng tôi chen chúc ngồi quanh bàn ăn để dùng những bữa cơm do một tay người chị bạn dì của tôi nấu nướng (người mà chúng tôi gọi đùa một cách thân thương là “chị nuôi”), và khi đêm đến trải chiếu trên thảm nằm ngủ la liệt quanh gường bệnh của má tôi. Tôi chợt nghĩ tại sao phải đợi đến khi má tôi nằm xuống những người thân trong đại gia đình mới có dịp sum hợp. Có lẽ chúng ta ai nấy đều quá bận rộn với đời sống riêng, với vấn đề cơm áo gạo tiền mà quên rằng thời gian bên nhau quý báu đến dường nào. Tại sao ta không bày tỏ tình yêu thương khi chúng ta còn khả năng nhận thức, mà phải đợi cho đến khi bị “coma” nằm trên gường bệnh chờ chết như má tôi trong những ngày qua? Tôi chợt nhớ đến điệp khúc của bài nhạc “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức (phổ thơ của Ngô Tịnh Yên) như sau,
“Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng để ngày mai đến lúc tôi xa người
Đừng để ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười.”
Trong đêm thứ sáu trước khi má tôi mất, em gái tôi Thanh Phương xúc động khi thấy cơ thể của má tôi hoàn toàn ngừng hoạt động và đã viết những lời tâm sự như sau,
“Kính thưa quý chú bác, quý cô dì,
Các anh chị em thương mến,
Tôi là Thanh Phương, đứa con gái út trong gia đình. Thật là một điều đau lòng cho tôi phải đứng đây để nói lời vĩnh biệt với Má.
Kính thưa quý vị,
Má tôi là người phụ nữ Việt Nam chân chính với đầy đủ những đức tính cao quý.
Từ lúc về làm dâu nhà họ Lưu, Má chỉ biết có Ba và bốn đứa con. Má chăm chỉ, cần kiệm, dành dụm. Từ hai bàn tay trắng ở Cao Lãnh, Ba Má đã gầy dựng cho các con một căn nhà 3 tầng lầu ở Saigon. Rồi Ba Má đưa ba thằng con trai đi vượt biên. Biết bao nhiêu là công khó mới được như vậy đó. Đến khi có cháu nội cháu ngoại, Má lại đề nghị với Ba để dành tiền cho mỗi đứa khi tụi cháu vào đại học.
Má ơi, công ơn trời biển của Má, tụi con không bao giờ tìm lại được trong kiếp này nữa rồi.
Má ơi, nhìn Má nằm trên giường bệnh thoi thóp, bao nhiêu kỷ niệm tràn về trong con. Ngày Lễ Tạ Ơn, mình quây quần bên nhau. Vui lắm. Nhưng vui nhất vẫn là phần shopping hôm Black Friday, Má héng!
Noel. Christmas. Má muốn ai cũng phải mặc màu đỏ để nhìn cho vui. Rồi Má đợi. Má đợi đến sáng ngày 26/12 để đi mua bán đổi chác tiếp! Tất cả chỉ còn là kỷ niệm đẹp trong con thôi Má ơi.
Ngày 5 tháng 10 năm nay, con với Ba Má qua Mỹ được 26 năm rồi đó. Nhớ mấy ngày tháng đầu, đèn đường vàng vọt, mình nhớ VN muốn chết Má héng. Vậy rồi cũng xong. Cũng hội nhập.
Đến lúc con bắt đầu đi đàn. Má ngồi bên cửa sổ tới 1-2 giờ sáng đợi con về.
Thời gian con làm ở đài phát thanh có lẽ là lúc Má vui lắm. Tại vì Má là “cây quạt” (fan) lớn nhất trên đời này ủng hộ tinh thần con mà. Trong mắt Má, con là đứa đọc truyện hay nhất trên đời, phải không Má?!
Rồi con lập gia đình. Má có thằng rể thật là xứng đáng. Rồi Má có hai thằng cháu ngoại Nam, Hà Má thương tụi nó bao nhiêu thì tụi nó cũng thương Má bấy nhiêu.
Má ơi,
Con đứng đây để hứa với Má rằng, con sẽ thay Má mà lo lắng cho Ba trong những ngay sắp tới. Con sẽ thay Má để kéo anh em con cháu về lại một mối. Con sẽ thay Má để gìn giữ mối quan hệ bè bạn, hàng xóm, láng giềng - những người thương yêu Má.
Nói tới đây con lại nhớ đến ước nguyện của Má là được sống trong tình yêu thương của gia đình và bè bạn. Ước nguyện đó cuối cùng đã thành sự thật rồi Má ơi. Ngồi chung quanh trong căn phòng này là những người đã từng chia bùi sẻ ngọt với Má. Họ đã tạm gát lại chuyện áo cơm bạc tiền để đến đây bày tỏ lòng thương yêu với Má.
Má ơi, Má hãy tận hưởng phút giây này rồi vui vẻ ra đi nha Má. Con kính mong Má sẽ được an nghỉ ở một nơi chốn bình yên.
Không lo nghĩ. Không đau đớn. Không phiền muộn.
Con vĩnh biệt Má, Má ơi!!!”
Em trai của má tôi, nhà thơ Mai Lộc, từ OC đã lên thăm má tôi nhiều lần trong thời gian bà lâm bệnh, và sáng tác một bài thơ khóc chị với nhan đề “Vĩnh Biệt Chị” như sau,
“Nay tháng mười mùa thu lại đến,
Được hung tin chị bệnh ngặt nghèo.
Tim em se thắt ruột bào,
Những ngày còn lại nghẹn ngào lệ rơi.
Ngồi bên chị không ngơi cầu nguyện,
Ánh đèn mờ xao xuyến hồn em.
Tay người mỗi lúc lạnh thêm,
Gió thu hiu hắt ngoài thềm lá rơi.
Như chiếc lá chị tôi lìa thế,
Thật nhẹ nhàng thoát bể trần gian.
Đau thương ruột xé lệ tràn,
Hồn ai phảng phất giữa màn sương đêm.
Vĩnh biệt chị về bên chân Phật,
Kiếp nhân sinh quả thật mong manh.
Chấp tay khẩn nguyện lòng thành,
Chị cười trên ấy Vĩnh Hằng em mong.”
Vài tháng trước, ba tôi ngỏ ý muốn tổ chức lễ kỷ niệm thành hôn 60 năm trong cuối năm tới, nhưng má tôi nay đã ra đi trước khi ba tôi có thể thực hiện ước vọng này. Tôi mạn phép mượn lời tạ từ của ba tôi dành cho má tôi để kết thúc bài viết dành riêng cho má tôi,
“Em,
Anh rất đau lòng khi phải nói lời vĩnh biệt với em. Vẫn biết sống chết là lẽ thường, cầu âm dương ai rồi cũng sẽ phải đi qua, nhưng làm sao anh có thể nén được đau thương, cầm được nước mắt khi nghĩ rằng từ đây, vợ chồng mình sẽ mãi mãi xa nhau, từ đây anh sẽ mãi mãi mất em.
Còn nhớ chúng ta đã đến với nhau từ cuối năm 1956. Suốt gần 60 năm làm vợ chồng, chúng ta đã trải qua biết bao gian lao, thử thách. Vì thương anh, em vẫn luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ anh để vượt qua mọi khó khăn.
Anh cám ơn em nhiều lắm.
Và tình thương ấy, em vẫn giữ mãi cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Vào một đêm khuya thanh vắng, sau những cơn đau quằn quại, em đã buột miệng hỏi:
- Anh Khôn ơi, anh Khôn đâu rồi?
- Anh Khôn đây. Anh Khôn của em đây, anh Khôn đang ở bên em.
Anh Khôn thương em lắm; anh Khôn xin hứa sẽ luôn luôn xứng đáng với tình thương mà em đã dành cho anh Khôn trọn đời.
Thôi thì em hãy yên lòng và thanh thản ra đi. Anh Khôn, các con, các cháu, các anh chị em, các bạn bè, và các em học sinh thân yêu của chúng ta đều đang có mặt ở đây để cầu nguyện cho em. San Jose, ngày 10 tháng 10 năm 2015.
Lưu Nam Anh