Saturday, 14 November 2015

Bản Tin Mỹ Du 40 mới

Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Bản Tin Mỹ Du 40 mới.

Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

“Đỗ Thông Minh: Hành Trình 45 Năm Hoạt Động”.

Bây giờ, ở đây chúng ta sẽ gọi Đỗ Thông Minh với danh hiệu nào. Ông là nhà biên khảo với một gia tài sưu tầm và ấn loát vô cùng vĩ đại trải dài trên ngàn trang sách. Ông là nhà cách mạng đã từng theo gót tiền nhân Đông Kinh Nghĩa Thục thủa xưa tìm đường cứu nước ngay từ khi nước vừa mất trong tay cộng sản. Đã một thời ông là nòng cốt trong giai đoạn tìm đường phục quốc.
Cali Today News - Ngày Chủ Nhật, buổi chiều 18 tháng 10-2015 các thân hữu tại San Jose sẽ tổ chức cho tác giả một buổi nói chuyện. Tối cùng ngày là tiệc  văn nghệ với đội trống Taiko của Nhật, Như Quỳnh, Thanh Thảo, Ngọc Lan, Anh Tuấn. Địa điểm: Trung tâm Seven Trees trên đường Capitol Expw. San Jose. Nhân dịp này, chúng tôi xin có đôi lời giới thiệu như sau. Giao Chỉ, San Jose.
Thưa quý vị
Nhận lời lên nói về ông Đỗ Thông Mình quả thực cá nhân tôi có phần ngần ngại. Có những nhân vật mình không biết nhiều nên không biết sẽ nói điều gì. Trường hợp ông Đỗ Thông Minh. Cuộc đời và sự nghiệp có quá nhiều chuyện phải nói, nên mình cũng không biết sẽ nói gì. Nói chuyện gì về một con người và sự nghiệp bao quát lớn lao nhưng cũng rất cô đơn. Trong khi chúng ta đa số yên phận ở một nơi thì người Việt Thông Minh và cần cù của chúng ta đi khắp thế giới với thành tích 40 năm qua trải qua 40 lần từ Đông Kinh qua Hoa Kỳ. Tổng cộng đi khắp thế giới hơn 100 lần. Đường đời trăm vạn nẻo, đâu lối về quê hương? Ông đi tới đi lui chỉ có một mình. Chẳng thấy vợ con đâu. Con người này vẫn có một số vốn nhà nghèo làm hành trang lộ phí, nhưng còn phải mượn thêm trong người một trái thận của vợ. Mỗi khi đi xa, nhìn nửa vừng trăng khuyết , ông phải nhớ rằng vợ ở quê người cũng chỉ còn một trái thận cô đơn.                                                                                  
Bây giờ, ở đây chúng ta sẽ gọi Đỗ Thông Minh với danh hiệu nào. Ông là nhà biên khảo với một gia tài sưu tầm và ấn loát vô cùng vĩ đại trải dài trên ngàn trang sách. Ông là nhà cách mạng đã từng theo gót tiền nhân Đông Kinh Nghĩa Thục thủa xưa tìm đường cứu nước ngay từ khi nước vừa mất trong tay cộng sản. Đã một thời ông là nòng cốt trong giai đoạn tìm đường phục quốc. Thời kỳ 80, khi ban Thùy Dương cất tiếng: Này em anh sẽ về bên kia biên giới, đèn nhà ai hay đốm lửa quê người. Đó là thời kỳ Hoàng Cơ Minh đã đến với Đỗ Thông Minh. Đó là giai đoạn Đỗ Thông Mình theo Hoàng Cơ Minh. Ông đã đến nơi gọi là miền biên giới và không tìm thấy đốm lửa quê người. Đỗ Thông Mình chia tay hoàng hôn với Kháng Chiến nhưng vẫn còn mái đầu cất cao, không một lời than thở. Ông khởi sự những bước đầu tiên trên con đường đi thuyết giảng để làm biện sĩ. Ông ngồi xuống đọc và viết những giờ phút đầu tiên để trở thành học giả. Ông chọn nơi lưu vong từ một du học sinh trở thành nhà tư tưởng ở một góc khuất so với những cộng đồng Việt ồn ào khắp bốn phương trời Ấu Mỹ. Từ Đông Kinh ông đón khách thập phương và kết bằng hữu trên khắp thế giới. Ông có bè bạn trên khắp địa cầu và đặc biệt tại 50 tiểu bang Hoa Kỳ để thiên hạ đủ tình nghĩa tổ chức bảy tám lần kỷ niệm 45 năm hoạt động. Chúng tôi biết Đỗ Thông Mình từ thời kỳ còn say men Kháng Chiến. Chúng tôi cũng chia xẻ đau thương khi Kháng Chiến bể làm đôi. Chúng tôi cũng chia xẻ tâm tư qua con đường xây dựng văn hóa. Chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần ở San Jose. Chúng tôi cũng gặp nhau tình cờ tại thủ đô Hoa Kỳ lạnh giá hay tại quận Cam nóng nực ồn ào. Và chúng tôi cũng từng đến thăm gia đình ông Minh ngay tại Đông Kinh. Tại ngôi nhà nhỏ bé mà diện tích đo bằng những mảnh chiếu. Bỏ qua những giây phút đông đảo bằng hữu chào đón. Tôi thông cảm với những giây phút cô đơn rong ruổi và đợi chờ trên đường viễn du. Rồi tin tức thời sự hiện nay với hình ảnh xấu xa của người Việt tại Nhật Bản làm cho cả dân tộc xấu hổ. Tôi chua xót chia xẻ với hoàn cảnh ông Đỗ Thông Minh. Tại thủ đô Đông Kinh của Nhật bản, ông mãi mãi là người Việt Nam sạch sẽ đàng hoàng nhưng gánh chịu tiếng tăm xấu xa của một dân tộc 4 ngàn năm văn hiến. Lời sau cùng gửi đến con người nặng nợ nước non, người lữ khách mỗi khi đi xa , tay ôm bụng để biết rằng ở nơi đây vẫn còn trái thận của vợ đem theo. Ông ta biết rằng vẫn sống được nhờ vợ.
Đỗ Thông Minh, đối với tôi, ông là một nhà yêu nước và xin cho tôi chia xẻ một chút hãnh diện. Ông là người Nam Định, đồng hương của tôi.
Giao Chi