NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
Cho đến ngày 23/01, tin cho biết người được Bộ chính trị giới thiệu ở lại, là ông Nguyễn Phú Trọng, rồi kèm theo tên mấy người khác nữa. Ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ở lại trong một thời kỳ, một thời gian chuyển tiếp nào đó. Tuy nhiên, theo nhà quan sát Việt Nam Jonathan London, Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm 175 thành viên, trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội đã đưa ra các dấu hiệu cho thấy sẽ không công nhận danh sách các ứng cử viên – trong đó không có ông Dũng – đã được đưa ra. Điều này có nghĩa là ông Dũng sẽ phải về hưu; tuy nhiên ảnh hưởng của ông Dũng cũng còn rất mạnh cũng như các nước Tây Phương và Nhật Bản có khuynh hướng nghiêng về ông Dũng nhiều hơn vì ông Dũng có kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao, điều hành kinh tế cũng như thông thoáng hơn về chuyện ý thức hệ. Còn nói chuyện ông Dũng tham nhũng và gia đình trị thì trong cơ chế của đảng Cộng Sản cán bộ nào cũng làm kinh tài cho đảng và chuẩn bị cho con cháu vào những vị thế tương lai. Ông Dũng trong vai trò Thủ tướng thì trách nhiệm nhiều nhất nhưng trách nhiệm chính là của mọi thành phần lãnh đạo trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Báo chí trong và ngoài nước có đề cập đến khả năng ông Dũng sẽ đảo chánh thành lập một thể chế dân chủ độc tài như tổng thống Putin của Nga nhưng trường hợp này ít có cơ hội xảy ra. Còn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và ông Nguyễn Tấn Dũng thân Tây Phương cũng chỉ đúng một phần. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ. Năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng đã thăm viếng Hoa Kỳ và được tiếp đón khá trang trọng dù ông chỉ là Tổng bí thư đảng Cộng Sản. Nói tóm lại, 4 chức vụ chủ chốt chỉ biết được vào ngày cuối cùng của đại hội đảng. Cho đến hôm nay 24/01, theo các mạng truyền thông, sự đấu đá giữa 2 phe nhóm Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trong một bản tin mới nhất đánh đi từ Hà Nội ngày 22/01/2016, hãng tin Mỹ AP đã không ngần ngại cho rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một cơ may mỏng manh để thách thức đối thủ là Tổng bí thư đảng Cộng Sản trong việc tranh chức vị lãnh đạo cao nhất”. Cơ hội đó có được là nhờ vào một cách giải thích mới về các quy chế bầu cử phức tạp được xác định vào lúc khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12. Sự bất mản của các tầng lớp dân chúng đối với sự trì trệ và đường lối của đảng Cộng Sản ngày càng dâng cao. Theo dự kiến của Ban Tổ chức Đại hội, chức vụ Tổng bí thư sẽ được bầu vào chiều 27/01 và ngày bế mạc đại hội hôm 28/01, sẽ ra mắt Tổng bí thư của khóa 12 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam cùng dàn lãnh đạo mới của Đảng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã giữ chức thủ tướng Việt Nam từ năm 2006. Ông được coi là một chính trị gia cấp tiến, sẵn sàng gia tăng quyền tự do vốn bị hạn chế ở Việt Nam, và tự do hóa nền kinh tế. Nhưng ông cũng đã được ủng hộ trong nước vì đã cực lực lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi cả hai nước đều có tuyên bố chủ quyền. Ông Jonathan London viết: “Đối với những người ủng hộ, ông Dũng là một chính khách ăn nói lưu loát nhất của Việt Nam, một người đi tiên phong trong việc cải cách, và một người yêu nước mong muốn chấm dứt sự “tôn sùng” của Hà Nội đối với Bắc Kinh.
.
.
.
Theo báo chí trong nước, khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa. Khu tưởng niệm sẽ dành để vinh danh tất cả những người Việt Nam đã ngã xuống vì Hoàng Sa, theo báo trong nước. Sau trận hải chiến ngày 19/1/1974 làm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, quân đội Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này. Xây khu tưởng niệm cho thấy xu hướng cứng rắn với Trung Quốc trong ĐCSVN. Tại Đại hội Đảng XII sáng ngày 23/01, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo, khi Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay lập tức Chủ tịch nước lên tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.
Theo báo chí trong nước, khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công xây dựng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa. Khu tưởng niệm sẽ dành để vinh danh tất cả những người Việt Nam đã ngã xuống vì Hoàng Sa, theo báo trong nước. Sau trận hải chiến ngày 19/1/1974 làm 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, quân đội Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo này. Xây khu tưởng niệm cho thấy xu hướng cứng rắn với Trung Quốc trong ĐCSVN. Tại Đại hội Đảng XII sáng ngày 23/01, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo, khi Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay lập tức Chủ tịch nước lên tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.
TPP VÀ BANG GIAO VỚI PHƯƠNG TÂY VÀ HOA KỲ
Kết quả cuộc bầu cử có thể tác động tới địa chính trị khu vực và quan hệ Mỹ-Việt. Có thể nói là mọi thành phần trong đảng Cộng Sản Việt Nam đều đồng thuận rằng Hiệp ước Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP là ưu tiên quan trọng nhất và điều này sẽ quyết định sự phát triển và vị thế của Việt Nam trong thập niên sắp đến. Ông Dũng đã từng thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ, mặc dù dường như có một mức độ đồng thuận nào đó bên trong nội bộ đảng về việc coi Hoa Kỳ như một nước bạn. Mặc khác, ông Trọng là một lực lượng bảo thủ và được xem là theo đuổi chính sách liên kết nhiều hơn với Trung Quốc. Có nghĩa là kết quả của Đại hội kỳ này có thể có những ảnh hưởng sâu rộng đối với một khu vực mà Hoa Kỳ gần đây đã tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng. Đài VOA từ trước đến giờ rất cẩn trọng khi bàn về chính trị Việt Nam thì trong thời gian gần đây đã nói nhiều hơn về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như cảnh báo giới lãnh đạo bảo thủ trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam. Tờ New York Times cũng cho rằng, kết quả của Đại hội đảng thường được quyết định nhiều tháng trước khi khai mạc, nhưng cuộc đấu đá giữa phe thân ông Dũng và ông Trọng khiến tình hình căng thẳng tới phút chót. Tờ báo nhận định rằng bất kỳ ai lên nắm chức Tổng bí thư cũng phải chân nhắc kỹ càng vị trí chiến lược của Việt Nam giữa Trung Quốc, đồng minh về tư tưởng và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Hoa Kỳ, quốc gia được nhiều nhân vật cấp cao trong đảng Cộng Sản Việt Nam coi là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Các nhà tư bản cũng như đầu tư Hoa Kỳ cũng đang theo dỏi kết quả bầu cử tại Việt Nam rất kỷ càng để có những quyết định thích hợp. Ông Cù Huy Hà Vũ trong bài phỏng vấn gần đây có nói: "Tôi tin rằng sau Đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng hoặc những người có tư tưởng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước Trung Quốc xâm lược, cũng như kiên quyết chống tham nhũng, thì đó là những điều, dấu hiệu tốt ... Để thực hiện cải cách kinh tế, cũng như để tạo một cơ sở tốt để phát triển quan hệ đa phương đặc biệt với các nước phương Tây và nhất là đối với Mỹ”.
BANG GIAO VỚI TRUNG QUỐC
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”. Ông nhận định với VOA Việt Ngữ về vị thế của Việt Nam trong tương quan với quốc gia liền kề khổng lồ: “Khi bàn một chuyện lớn gì đó, thì trước hết người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng đấy cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ". Nhà phân tích này nói thêm: "Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc”.
Biển Đông vẫn đang là vấn đề căng thẳng trong khu vực. Kể từ 2014, Trung Quốc vẫn tiếp tục xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á. Trung Quốc đã hoàn tất phi đạo 3,000 m trên đảo nhân tạo Chữ Thập và có thể 2 phi đạo khác trên đảo nhân tạo Subi và Vành Khăn trong năm 2016. Bước kế tiếp là điều các phi cơ quân sự ra 3 đảo này. Hiện nay, Hoa Kỳ, các quốc gia trong vùng chỉ mới có những phản ứng ngoại giao.
Vị trí chiến lược trong quần đảo Trường Sa của 3 đảo nhân tạo Chữ Thập, Su bi và Vành Khăn cọng thêm đá Gạt Ma mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1988
.
NHỮNG SUY NGHĨ CUỐI CÙNG
Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì các chuyên gia về Việt Nam nhận định rằng “sẽ có ít biến động trong định hướng chính sách của đất nước với dàn lãnh đạo mới: ngoài ông Trọng tại vị là Nguyễn Xuân Phúc và có thể cả ông Nguyễn Thiện Nhân - thủ tướng mới, Trần Đại Quang - Chủ tịch nước. Ông Trọng tại vị có thể nhờ khuynh hướng thân Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng ông Phúc, Nhân và Quang “được xem là cộng sự thân cận của ông Dũng” dù rằng trong thời gian gần đây các ông này giữ thái độ chứng tỏ mình là trung lập. Chức vụ Chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng. Đúng ra nên góp 2 chức Tổng bí thư -Chủ tịch nước thành một. "Quỹ đạo hiện sẽ không thay đổi, nhưng tốc độ cải cách có thể sẽ chậm hơn và không bền vững", ông Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, được dẫn lời. Chưa ai nắm vững được từ đây cho đến ngày 28/01 có thêm những chuyển biến khác mà mọi người ít tiên liệu. Biết đâu Đại hội Đảng sẽ chọn cấp lãnh đạo hoàn toàn mới để thay cho “tứ trụ” củ. Không phải là không có lý do khi lần đầu tiên, trong ngày thứ hai tại đại hội, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu Tư, ông Bùi Quang Vinh, nói rằng việc phải đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Ông nói: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”.
THAM KHẢO
- Bài viết “Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin?” trên VOA ngày 14/1/2016.
- Bài viết “Đại hội 12: Báo phương Tây “vào cuộc” trên đài BBC ngày 16/1/2016.
- Bài viết “Đại hội sẽ có quyền quyết định cuối cùng” trên đài BBC ngày 20/1/2016.
- Bài viết “Nhiều đồn đoán về Đại hội đảng 12 ở Việt Nam”trên đài VOA ngày 22/1/2016.
- Bài viết “Xây khu tưởng niệm cho thấy xu hướng cứng rắn với TQ trong ĐCSVN” trên đài VOA ngày 22/1/2016
- Bài viết “Đảng Cộng Sản Việt Nam bầu lãnh đạo mới cho quốc gia” trên đài VOA ngày 22/1/2016.
- Bài viết “Trung Quốc tìm cách tác động tới Đại hội Đảng ở Việt Nam?” trên đài VOA ngày 22/1/2016.
- Bài viết “Đại hội Đảng 12: Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ” trên đài RFI ngày 22/1/2016.
- Bài viết “Putin của Việt Nam đưa đất nước rời xa Trung Quốc, đến gần Mỹ” trên đài VOA ngày 24/1/2016.
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 1 tháng 24 năm 2016