Tạp Chí Dân Văn giới thiệu một bài viết về Thi Sĩ CAO TẦN
LTS: Lê Tất Điều sinh ngày 02 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, bút hiệu Cao Tần (làm thơ), Kiều Phong (viết báo). Truyện ngắn, truyện dài dùng tên thật. Ông đã đoạt giải Văn Chương toàn quốc của Tổng Thống VNCH.
Lê Tất Điều vào Nam năm 1954. Ông là sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa. Năm 1975, ông đến Hoa Kỳ và hiện cư ngụ tại San Diego.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Khởi Hành, 1961
- Kẻ Tình Nguyện, 1963
- Quay Trong Gió Lốc, 1965
- Đêm Dài Một Đời, 1966
- Phá Núi, 1968
- Người Đá, 1968
- Những Giọt Mực, 1970
- Anh Em, 1970
- Thơ Cao Tần, nhà xuất bản Bút Lửa, 1977 (tái bản nhiều lần)
- Thư về Bloomington, Illinois, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997
- Letters to Bloomington, Illinois, tác giả tự xuất bản,
- Kẻ Tình Nguyện, 1963
- Quay Trong Gió Lốc, 1965
- Đêm Dài Một Đời, 1966
- Phá Núi, 1968
- Người Đá, 1968
- Những Giọt Mực, 1970
- Anh Em, 1970
- Thơ Cao Tần, nhà xuất bản Bút Lửa, 1977 (tái bản nhiều lần)
- Thư về Bloomington, Illinois, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997
- Letters to Bloomington, Illinois, tác giả tự xuất bản,
Tập thơ Cao Tần được xem là tập thơ ăn ý nhất, vì giá trị nghệ thuật đã đành, và còn vì nội dung diễn tả đúng tâm trạng của người Việt di tản.
Germany, 24.01.2016
- Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
- Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
-------------------------------------
Nhà văn Lê Tất Điều và tập thơ Cao Tần
Từ khoảng 15, 16 tuổi tôi đã bắt đầu viết một số chuyện cho các báo hàng ngày như là viết" Mỗi ngày một chuyện" cho báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh. Viết một số truyện cho bà Bút Trà trong phụ trương đặc biệt của báo Sài Gòn Mới.
Viết một cách nghiêm chỉnh là sau khi có một truyện gắn đăng trên tạp chí Bách Khoa, sau đó có dịp các nhà văn như là ông Võ Phiến, ông chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Bách Khoa là ông Lê Châu. Được sự khuyến khích của họ và bắt đầu quen thuộc với không khí văn chương, và lúc này là lúc bắt đầu vào khoảng 17, 18 tuổi gì đó...
Tạp chí Bách Khoa có in cho tôi một tập truyện ngắn nhan đề là Khởi Hành. Lúc đó vào khoảng năm 1962-1963....
Kiều Phong xuất hiện vào năm 1969 tại Sài Gòn là bút hiệu chung của nhiều người viết trong mục "Vui buồn với bạn đọc" nơi một tờ báo do nhà thơ Trần Dạ Từ chủ trương. Kiều Phong, thật ra là tên của một nhân vật tiểu thuyết kiếm hiệp rất nổi tiếng trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Tính chất anh hùng, quân tử, ngang tàng của Kiều Phong đã ăn sâu vào hàng triệu tín đồ của tiểu thuyết Kim Dung và khi chọn bút hiệu này thì người viết đã chọn những đề tài nảy lửa, chống lại những bất công xã hội mà thời nào cũng có.
Bút hiệu Kiều Phong thật ra nó xuất hiện trước ông Cao Tần rất nhiều. Tôi nhớ năm đó vào khoảng 1969....
Nhưng có lẽ được nhiều người biết hơn cả là tập thơ mang tên "Cao Tần" xuất hiện vào năm 1978. Tên của tập thơ cũng chính là một bút hiệu khác của Kiều Phong và Lê Tất Điều sau khi ông sang Hoa Kỳ vào thời gian đầu tiên của loạt người tỵ nạn tại Mỹ. Làm thơ có lẽ là một chọn lựa không mấy khó khăn đối với nhà văn Lê Tất Điều, ông kể lại:
Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn, bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều...
Tập thơ Cao Tần nhanh chóng được độc giả hải ngoại nồng nhiệt đón nhận vào những ngày đầu tiên của người Việt tha hương, đặc biệt là những người từng phục vụ trong quân đội. Trong Cao Tần, người đọc thấm thía nỗi buồn của những kẻ chiến bại. Tâm lý thua cuộc là một tâm lý bi thảm nhất sau chiến tranh. Nỗi buồn đeo đuổi như bị ma ám cộng với đời sống mới lạ lẫm đã kéo người ta lại với nhau như một yếu tố khởi đầu của tính bầy đàn. Ngồi lại để chia sẻ mọi thứ, từ kỷ niệm cho đến buồn phiền. Từ đời sống thường nhật bấp bênh cho đến những ước ao hoang tưởng.
Thơ Cao Tần được nhiều người đón nhận bởi ngôn ngữ của nó thể hiện hơn là những gì chứa đựng bên trong. Ngôn ngữ trong thơ Cao Tần mang đậm tính tự trào lại phảng phất nét quyến rũ của chất anh hùng ca từ nhân vật Kiều Phong mà tác giả đã có cơ hội nhiều năm tiếp xúc. Có lẽ sự hòa trộn giữa ngôn ngữ chắt lọc thi ca và tính phán xét lạnh lùng, mạnh mẽ của loại văn chính luận đã khiến thơ Cao Tần có được sự hấp dẫn kín đáo nhưng ngấm ngầm dữ dội đã khiến người đọc khó thể bỏ qua khi đã đọc những dòng chữ đầu tiên:
Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai
Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không
Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
Nay đất khách kéo lê đời rất nản
Ta tính sẽ về vượt suối trèo non...
Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi
Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao...
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la...
Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm
Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
Thanh Quang vừa đọc cho chúng ta nghe bài thơ mang tên "Ta Làm Gì Cho Hết Nửa Đời Sau" được Cao Tần làm vào tháng 3 năm 1977. Nếu nói bài thơ này là đại diện cho thi pháp của toàn tập thơ Cao Tần thì cũng không là quá lời. Ở cái tựa, người đọc cảm thấy hình như chất cay đắng từ tâm hồn của chính mình tan vào bài thơ, và rồi bài thơ trở thành tấm kính vạn hoa luân chuyển, nhảy múa theo âm điệu; khi nhanh khi chậm của một tiệc rượu cuối tuần.
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai
Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không
Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
Nay đất khách kéo lê đời rất nản
Ta tính sẽ về vượt suối trèo non...
Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi
Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao...
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la...
Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm
Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
Thanh Quang vừa đọc cho chúng ta nghe bài thơ mang tên "Ta Làm Gì Cho Hết Nửa Đời Sau" được Cao Tần làm vào tháng 3 năm 1977. Nếu nói bài thơ này là đại diện cho thi pháp của toàn tập thơ Cao Tần thì cũng không là quá lời. Ở cái tựa, người đọc cảm thấy hình như chất cay đắng từ tâm hồn của chính mình tan vào bài thơ, và rồi bài thơ trở thành tấm kính vạn hoa luân chuyển, nhảy múa theo âm điệu; khi nhanh khi chậm của một tiệc rượu cuối tuần.
Mà không, dùng chữ "tiệc rượu" trong hoàn cảnh của bài thơ nghe ra sang trọng quá. Phải gọi là "nhậu" thì mới diễn tả chính xác cái sân khấu đời mà Cao Tần đang tả. Tấm kính vạn hoa đã phản chiếu số phận của những người ngồi quanh bàn nhậu phơi ra từng tâm trạng, từng ngữ điệu hay cử động trong mỗi vai diễn. Những nhân vật vừa là tráng sĩ vừa là dân thất nghiệp và cũng có khi vừa lãnh trợ cấp trong những ngày đầu nơi xứ lạ quê người. Nâng chai cũng như nâng tất cả xót xa và gắng gượng dùng những hình ảnh vĩ đại của nước Mỹ như tượng Nữ Thần Tự Do để dè bỉu cho chính thân phận mình.
Từ bàn nhậu bước ra, nhân vật của Cao Tần tìm sự thanh thản ở thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên kéo nạn nhân trở về những hình ảnh mà họ muốn chôn vùi hay ít ra là muốn quên trong giây lát:
Ta đã vượt muôn dặm dài biển cả
Ðường tử sinh lui tới cũng đôi lần
Bỗng bình minh này ngồi thuyền, câu cá
Trôi dật dờ như lá trên hồ xanh
Ðường tử sinh lui tới cũng đôi lần
Bỗng bình minh này ngồi thuyền, câu cá
Trôi dật dờ như lá trên hồ xanh
Hỡi chú cá rong chơi miền nước biếc
Ta vượt đường muôn dặm chẳng tìm nhau
Bày đặt buông cần mà quên thương tiếc
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau
Bày đặt buông cần mà quên thương tiếc
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau
Cao Tần có thảnh thơi hay không khi tìm thú vui mà người sống ở Mỹ thường có là thú đi câu? Nhà thơ đi câu với tâm trạng không mấy tin rằng mình sẽ hòa vào với thiên nhiên khi nghi ngờ rằng trò đi câu chỉ là bày đặt,
Bày đặt buông cần mà quên thương tiếc
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau
ngay cả cây cối cũng bị nhà thơ vực dậy để mà tra vấn:
Nói nghe coi này cổ thụ ven hồ
Kể từ những trăm năm dài đứng đó
Có gặp khi nào một kẻ xác xơ
Lòng sầu hận hơn kiếp người da đỏ
Kể từ những trăm năm dài đứng đó
Có gặp khi nào một kẻ xác xơ
Lòng sầu hận hơn kiếp người da đỏ
Ðời đang bão khi không chìm lặng ngắt
Như cành khô nằm chết đáy sông sâu
Ðời đang dậy sóng thần lên bát ngát
Bỗng vùi yên đáy biển một thân tàu
Như cành khô nằm chết đáy sông sâu
Ðời đang dậy sóng thần lên bát ngát
Bỗng vùi yên đáy biển một thân tàu
Và móc đời lên cần câu vớ vẩn
Ðem dìm chơi trong đáy nước rong rêu
Tuổi chưa nặng hồn đã chừng ngơ ngẩn
Lòng vàng khô hơn chiếc lá đưa vèo?
Ðem dìm chơi trong đáy nước rong rêu
Tuổi chưa nặng hồn đã chừng ngơ ngẩn
Lòng vàng khô hơn chiếc lá đưa vèo?
Thiện Giao vừa đọc bài thơ Câu Cá của Cao Tần được sáng tác vào tháng 11 năm 1977.
Cao Tần còn nhiều bài thơ tự vấn nữa nhưng tiếc rằng khuôn khổ thời gian của tạp chí không cho phép chúng tôi giới thiệu thêm. Có điều là đọc thơ Cao Tần người ta không cảm thấy nhức đầu với những chữ những nghĩa rối rắm. Thơ Cao Tần vừa vui vừa buồn. Vừa tĩnh lặng như thiền sư vui tính lại cũng đậm đặc chất hào sảng của những tâm hồn sương gió. Không nhức đầu nhưng thơ Cao Tần gợi mở rất nhiều kỷ niệm. Mà kỷ niệm của những người xa xứ thì có được mấy niềm vui?
Chuyện ly kỳ của chàng Siêu Nhân
Lê Tất Điều
Trang Website của Theoretical Physics cho thấy: tác giả bản tường trình “Einstein’s Error in the Time Dilation Theory” đề tài cuộc thảo luận là một hội viên gốc Việt có tên là Dieu Le, trong danh sách “những nguời tạo ảnh hưởng lớn nhất” (Top influencer), rồi “người đóng góp nhiều nhất” (Top contributor) của “Theoretical Physics group”.
LTS: Thuyết Tương Đối Đặc biệt của Einstein (thường gọi là Thuyết Thời Gian dãn nở) ngự trị thế giới khoa học hơn một trăm năm nay, đã đuợc các khoa học gia nhiều thế hệ coi là chân lý. Với trí thông minh tuyệt vời, hiếm có trong lịch sử loài nguời, nhà bác học Einstein dựa vào toán học, sự quan sát và lý luận để lập thuyết, đưa ra kết luận là: Khi con tàu di chuyển thì thời gian trong lòng tầu trôi chậm lại (họăc nói cách khác là “dãn nở” ra). Tốc độ tàu càng nhanh thì thời gian càng “chạy” chậm. Nếu tàu bay nhanh bằng ánh sáng thì thời gian ngừng trôi. Thuyết dẫn tới sự khả thi của một trong những uớc mơ lớn nhất của nhân lọai: Mai đây, trở nên cực kỳ văn minh với những kỹ thuật siêu đẳng, loài nguời sẽ đóng được phi thuyền bay nhanh bằng ánh sáng, du khách trong phi thuyền du hành vũ trụ sẽ trẻ mãi không già.
Thậm chí, khi phi thuyền đạt tốc độ nhanh hơn ánh sáng, con người của hiện tại có thể trở ngược về quá khứ. Chỉ riêng ý tưởng này đã “gợi hứng” cho nhiều loại tiểu thuyết phim ảnh nghệ thuật kiểu khoa học giả tưởng. Việt Nam trước 1975, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có truyện “Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn”, anh thì nhập thiên thai làm tiên, anh thì đi làm “cố vấn” cho Quang Trung đánh tầu. Truyện và phim bộ Hồng Kông cũng cho nhiều hiệp sĩ tưng bừng trở lại đời nhà Tần, nhà Tống để hành hiệp. Riêng truyện tranh kiểu Mỹ DC comics thì có chàng Superman, thành phim Hollywood hốt bạc.
Thậm chí, khi phi thuyền đạt tốc độ nhanh hơn ánh sáng, con người của hiện tại có thể trở ngược về quá khứ. Chỉ riêng ý tưởng này đã “gợi hứng” cho nhiều loại tiểu thuyết phim ảnh nghệ thuật kiểu khoa học giả tưởng. Việt Nam trước 1975, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có truyện “Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn”, anh thì nhập thiên thai làm tiên, anh thì đi làm “cố vấn” cho Quang Trung đánh tầu. Truyện và phim bộ Hồng Kông cũng cho nhiều hiệp sĩ tưng bừng trở lại đời nhà Tần, nhà Tống để hành hiệp. Riêng truyện tranh kiểu Mỹ DC comics thì có chàng Superman, thành phim Hollywood hốt bạc.
Cứ vậy mà thuyết “Thời Gian dãn nở” do Einstein đưa ra từ 1905, ngày càng đắc địa, không ai chịu bỏ công xét lại. Cho tới tháng 11- 2013, thình lình một luận án nghiêm túc phản bác thuyết này được công bố làm sửng sốt giới chuyên gia vật lý. Hội “Theoretical Physics” sau đó đã nhanh chóng chọn luận án này làm đề tài thảo luận trên diễn đàn của hội. “Theoretical Physics” là một hội chuyên gia, hiện có trên 7000 hội viên, nhiều người là khoa học gia, chuyên gia Vật Lý, giáo sư Tiến Sĩ của các trường đại học khắp thế giới.
Như hình ảnh trang Website của Theoretical Physics kế bên cho thấy: tác giả bản tường trình “Einstein’s Error in the Time Dilation Theory” đề tài cuộc thảo luận là một hội viên gốc Việt có tên là Dieu Le, trong danh sách “những nguời tạo ảnh hưởng lớn nhất” (Top influencer), rồi “người đóng góp nhiều nhất” (Top contributor) của “Theoretical Physics group”.
Bạn đọc muốn theo dõi cuộc tranh luận xin vào đường dẫn này:
Thêm một bất ngờ: nhà nghiên cứu Dieu Le của hội chuyên gia này không phải người xa lạ. Ông chính là nhà văn Lê Tất Điều của văn học Việt Nam.
Tác phẩm mới nhất của Lê Tất Điều, “Hai Chữ Nước Nhà” hiện đang được Việt Báo ấn hành.
(Nguồn: Việt Báo – số Xuân Giáp Ngọ)
(Nguồn: Việt Báo – số Xuân Giáp Ngọ)
oOo
Tạo Hóa tạo ra không gian để chứa tác phẩm của ngài trong đó có vũ trụ này, thêm thời gian để tác phẩm ấy hiện hữu liên tục đến vô cùng.
Vì định luật: hai vật thể không thể chiếm ngụ cùng lúc một chỗ trong không gian, anh thời gian có thêm nhiệm vụ quan trọng nữa: giúp cho hai, hay vô số vật thể có cơ hội chiếm ngụ cùng một chỗ trong không gian, miễn là chịu xếp hàng chờ phiên mình, lần lượt cái trước cái sau, các anh có thể chiếm ngụ cùng một không gian ấy vào những giờ khắc khác nhau. Nên thời gian chính là chiều thứ tư. (Hai chiếc xe không thể cùng đậu trong không gian 3 chiều – ngang, dọc, cao– của cái nhà đậu xe nhỏ, nhưng khi có thêm chiều thứ tư –ngang, dọc, cao, và 8 giờ tới 9 giờ, hoặc ngang, dọc, cao và 9 giờ tới 10 giờ– thì cả hai đậu thoải mái, không có vấn đề gì.)
Cái khung chính, hay cái nền của công trình tạo thiên lập địa là không gian, thời gian. Con người nhỏ tí teo, sống trên một hành tinh to bằng hạt cát trong sa mạc vũ trụ, có thể chọc phá, xô đẩy, gây xáo trộn cho hai tác phẩm lớn này của Tạo Hóa được chăng?
Có chứ, nhiều lắm, thành tích ghê gớm này được ghi chép đầy trong văn thơ. “Không gian” bị “chấn động” đều đều. Thỉnh thoảng, để mô tả sức nổ lớn của một trái bom, nhà văn nhà thơ cho “không gian tưởng như bị nổ tung” một phát cho bà con thêm “ấn tượng”.
Tôi không dám dông dài. Quí vị biết cả rồi. Ta huênh hoang, bắng nhắng với nhau trong văn chương cho vui thế thôi. Sức ta chỉ làm chấn động, nổ tung những món cư ngụ trong không gian, không tạo ra tí sứt mẻ nào trên chính bản thể của không gian. Ta làm trái núi sập xuống, thì cái không gian chứa đựng trái núi vẫn còn nguyên đó, để lập tức chứa đựng những món khác, kể cả món hư vô. Không gian chẳng hề hấn gì. Vũ trụ này đang nở lớn cũng không có nghĩa là không gian phải lớn theo. Chỉ có khoảng không gian mà vũ trụ chiếm ngụ đang nở ra thôi.
Tạm gọi “sát na” là đơn vị ngắn nhất của thời gian và “hạt đen” là đơn vị của “chất đen”, hữu thể nhỏ nhất trong vũ trụ.
Mỗi sát na có một vũ trụ riêng, mỗi hạt đen cũng có một vị trí riêng (xác định bằng không gian đủ bốn chiều) trong vũ trụ của sát na ấy. Vì vũ trụ chuyển động nên sau mỗi sát na, nó tiến tới một vị trí mới trong không gian. Sự gắn bó chặt chẽ giữa không gian, thời gian và vũ trụ khiến ta, nếu muốn chặn bước tiến của thời gian, phải chặn luôn cả sự di chuyển của vũ trụ.
Ngăn cản, làm chậm bước tiến của vũ trụ?! nghe ghê quá, khó quá, nhưng so ra, nó có vẻ dễ hơn công tác ngăn cản đà tiến của thời gian.
Chuyện ngăn chặn, xô đẩy thời gian, Siêu Nhân đã thử rồi, và thất bại thê thảm.
Chàng Siêu đã từng bắt trái đất quay… ngược lại nhiều vòng, để xô ngược thời gian về quá khứ luôn, cho chàng có đủ thì giờ bay đến cứu mạng người yêu kịp thời.
Phim “Superman: the movie” (1978), do Chistopher Reeve đóng, diễn tả đầy đủ từng chi tiết thành tích lẫy lừng này: Siêu Nhân bị tên cùng hung cực ác Lex Luthor bày kế lừa, xích cổ (với những thanh Kryptonite có khả năng phế bỏ hết võ công của chàng) giam dưới hồ nước. Khi được một người đẹp (thuộc phe gian ác) cứu, vội bay đi cứu người yêu thì không kịp. Cả người lẫn xe của nàng đã bị chôn sống vì cơn địa chấn sau vụ nổ bom nguyên tử.
Quá phẫn hận, Siêu Nhân gầm lên một tiếng rung trời đất, bay vù vào không gian. Rồi chàng bay vèo vèo quanh trái đất với tốc độ nhanh gấp mấy lần ánh sáng, không đếm xỉa gì đến những lời kỳ kèo, cấm đoán của cụ Einstein. Trái đất bị sức mạnh của Siêu Nhân khống chế, quay chậm dần, ngừng hẳn trong vài giây, rồi từ từ quay ngược lại. Thời gian cũng vì sự quay ngược chiều này cùa trái đất mà lùi lại luôn về quá khứ. Thế là Siêu Nhân đủ thì giờ vô hiệu hóa vụ bom nổ, mặt đất trở lại bình yên, không bị động. Cô phóng viên xinh đẹp, người yêu của chàng, tiếp tục sống nhăn.
Ai xem phim này cũng tưởng đấy là sự thật trăm phần trăm. Tôi lấy làm tiếc phải báo tin buồn cho quí bạn đọc là cảnh trong phim chỉ đúng sự thật có một nửa, năm chục phần trăm thôi.
Chuyện người yêu của Siêu Nhân chết trong trận động đất có thực, chuyện chàng điên lên bay vù vù quanh trái đất, bắt nó quay ngược lại mấy vòng, càng có thật hơn nữa. Nhưng khúc sau thì bịa đặt hoàn toàn. Ông đạo diễn muốn có cái kết luận có hậu (happy ending) nên cho chàng Siêu cứu được người yêu, thành công vĩ đại! Láo toét!
Thật sự, Siêu Nhân hoàn toàn thất bại, không cứu được ai, và đoạn kết câu chuyện đã vô cùng bi thảm như sau:
Buổi sáng hôm đó, tôi quên mất ngày tháng, chỉ nhớ rất rõ là đã dậy muộn, đang ngồi cà phê cà pháo ở vườn sau thì thấy mặt đất rung chuyển, đồ đạc đổ lổng chổng, chính tôi cũng té lăn cù. Vừa lồm cồm bò dậy, tôi thấy Siêu Nhân bay xà xuống đứng trước mặt, vội hỏi:
“Động đất ở đâu đó? Đại huynh.”
“Không động đất, động cát gì đâu. Tớ vừa phải xoay ngược trái đất dăm vòng, kéo thời gian lùi lại vài giờ để kịp thời giải quyết chút việc riêng.” Siêu Nhân trả lời, mặt mũi có vẻ lo âu, mắt nhìn đăm đăm vào cái đồng hồ của tôi: “Đồng hồ của cậu vẫn chỉ 9 giờ 15 phút phải không?” Tôi coi đồng hồ, gật đầu. Siêu Nhân có vẻ bực, lầu bầu: “Thế là thế nào? Vô lý! Vô lý quá”
Rồi chàng bảo: “Cậu phải đi làm nhân chứng cho tớ. Tớ sẽ khiếu nại vụ này với Tạo Hóa ngay!” “Vụ gì?” “Lát nữa gặp Tạo Hóa tớ sẽ nói đầy đủ chi tiết! Tớ không thích nói hai lần, phí sức” Giữ gìn sức lực kỹ, tiêu dùng nó một cách keo kiệt đến thế thì Siêu Nhân khỏe kinh khủng là phải.
Chàng cõng tôi, nhân chứng quan trọng, bay vút lên trời.
Chi tiết lời khiếu nại của Siêu Nhân là thế này: Chàng đã quay ngược trái đất nhiều vòng, đủ làm thời gian lùi lại 2 giờ, nhưng đồng hồ của chàng và của mọi người, thay vì chỉ 7 giờ 15 vẫn chỉ 9 giờ 15 là giờ hiện tại. Chàng Siêu cầm hai chiếc đồng hồ, một của chàng một của tôi, dí vào tận mũi Tạo Hóa để gọi là nói có sách, mách có chứng.
Nhưng Tạo Hóa không thèm nhìn tang chứng, Ngài hỏi ngay: “Thế nhà anh có vặn lại đồng hồ cho bà con cô bác không? Anh chỉ lo vặn trái đất thôi chứ gì” Siêu Nhân ngớ người, vội tạ lỗi sơ xuất, rồi bay vụt đi.
Thấy tôi bị Siêu Nhân bỏ đứng xớ rớ, Tạo Hóa hỏi: “Các anh cư ngụ ở vũ trụ nào?” Tôi nghệt mặt ra. Biết gặp thằng ngố, Ngài vội thêm chi tiết: “Bộ trưởng bộ Thời gian của các anh là ai?” Tôi càng bí, tên các chức sắc của nước Mỹ còn không nhớ nói chi đến quan chức trong nội các của Tạo Hóa. Nhưng ú ớ mãi thì mất mặt bầu cua, làm ô danh cả nhân loại, tôi đáp liều: “Nghe nói Mụ Thời gian đang quản lý quá khứ hiện tại tương lai khắp vũ trụ của nhà cháu cómàu tím ngát, không xanh, lại toát ra mùi hương thanh thanh… để nhà cháu hỏi lại thi sĩ Đoàn phú Tứ về chiều cao và cân nặng rồi trình lên sau. Về tính tình thì khi đi đứng, mụ luôn luôn mặt lạnh như tiền. Cả triệu triệu người từng tố cáo cái vụ “thời gian lạnh lùng trôi”, chắc Ngài nghe đã rác tai?…
Chỉ với mấy chi tiết vớ vẩn, mơ hồ như thế, Tạo Hóa vào thư viện lục đống sơ đồ cao như núi, lôi ra trúng phóc bản ngài cần! Tài thật! Quả đúng là danh bất hư truyền!
Sau vài phút nhìn lại những hình vẽ, Tạo Hóa thảng thốt kêu: “Ta nhầm rồi!”
Đúng lúc đó, Siêu Nhân bay trở lại, hớn hở báo cáo là sau 20 phút làm việc như điên, chàng đã vặn lại được mấy tỉ chiếc đồng hồ. Tạo Hóa hơi bối rối, Ngài vội phân trần:
“Ta thiết kế vũ trụ của các anh lâu quá rồi nên quên hết chi tiết. Giờ coi lại sơ đồ mới biết đã hướng dẫn anh Siêu Nhân sai quá là sai, sorry! Ngoài trái đất di chuyển, xoay vần, Thái dương hệ, Giải ngân hà và cả vũ trụ cũng ào ào tiến vào không gian mới. Anh xoay ngược một trái đất thôi thì đâu có đủ. Phải xô ngược cả Thái dương hệ, giải ngân hà v.v… nghĩa là xô ngược cả vũ trụ luôn…
Chưa nghe hết lời Tạo Hóa, Siêu Nhân đã bay vút đi, chắc vì nóng lòng muốn cứu người yêu.
Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau, chàng trở lại, mặt mũi nhợt nhạt, hốc hác thấy rõ. Giọng nói thì lạc đi, không vì mệt mà vì tuyệt vọng, có thoáng chút giận dữ:
“Tại hạ đã làm đúng theo lời ngài chỉ dậy, đã cong đít xô ngược toàn thể vũ trụ về đúng vùng không gian cũ mà nó chiếm ngụ lúc 7 giờ sáng, vậy mà sau đó khi bay tới chỗ cục cưng nằm chết thì thấy nàng vẫn cứ chết đứ đừ. Dù hết sức kính trọng ngài, tại hạ rất nghi ngờ khả năng và tinh thần trách nhiệm của các quan chức trong nội các của ngài, và tại hạ vô cùng bất mãn.”
Tạo Hóa cũng ngẩn ra, mặt thoáng có sắc giận, ngài bốc điện thoại, gọi mụ Thời Gian, chất vấn mụ về tội quên đổi giờ theo đúng công trình xô ngược vũ trụ của anh Siêu Nhân.
Mụ Thời Gian trả lời bằng giọng the thé, chanh chua. Tôi đứng cách cái điện thoại của Tạo Hóa ít nhất 6 “phít” vẫn nghe rõ mồn một:
“Trình Thủ Trưởng, quả thực anh Siêu Nhân có xô ngược vũ trụ về vị trí cũ thật. Nhưng anh ấy bắt đầu công tác xô đẩy lúc 10 giờ sáng, mất ba tiếng đồng hồ mới xong, thì bây giờ phải là một giờ trưa chứ. Sếp muốn tôi vứt mấy giờ ấy đi đâu đây? Ba giờ lao động cật lực của con người ta, phải tính đàng hoàng, tôi có là đốc công của một hãng thầu gian tham đâu mà Sếp bảo tôi phải tính bớt giờ làm việc của nhân công để ăn gian cho chủ, nhờ Sếp tí! Khi trao nhiệm vụ quản lý thời gian cho tôi, Sếp đã dặn: chỉ học tính cộng, tuyệt đối không dùng tính trừ. Sếp quên rồi sao?”
Thủ Trưởng Tạo Hóa cứ “ờ ờ”, lúng túng ra mặt. Siêu Nhân sốt ruột hỏi lớn: “Thế thì tại hạ phải làm gì nữa…” Tạo Hóa bèn trao phứt ống nghe cho chàng Siêu, để chàng nói chuyện trực tiếp với giới chức thẩm quyền.
Nói chuyện với Siêu Nhân, giọng mụ Thời Gian dịu xuống, nhưng lời nói vẫn lạnh lùng, dứt khoát:
“Muốn xô ngược thời gian, anh chỉ xô ngược vũ trụ thì chưa đủ. Đẩy vũ trụ về một vị trí trước đây trong không gian, anh chỉ đặt nó vào đúng không gian ba chiều cũ: ngang, dọc, cao. Còn chiều THỨ TƯ – thời gian – thì vẫn chính làthời gian hiện tại. Anh tưởng đã đẩy được vũ trụ về đúng chỗ cũ, đúng một vị trí trong không gian được xác định bằng bốn chiều: ngang dọc, cao, và 7 giờ sáng chứ gì! Lầm to! Vị trí thực sự của nó bây giờ là: ngang, dọc, cao và 1 giờ trưa.
Vậy nếu có tham vọng xô ngược thời gian, ngoài chuyện xô ngược vũ trụ, anh còn phải gỡ hết những sát na mà ta đã đều đặn gắn vào vũ trụ trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua. Những sát na ấy, ta gắn khắp cùng vũ trụ, nó dính vào những tinh cầu lớn nhất, cùng những hữu thể nhỏ nhất như hạt đen, và dính cả vào hư vô… tóm tắt là thời gian dính hết vào mọi nơi trong trời đất. Phải gỡ hết!
Gỡ hết thời gian ra khỏi muôn vật muôn loài chưa đủ. Trong khi bay về quá khứ, anh phải làm thêm tí phép lạ: Tái tạo những vật thể và hồi sinh các sinh vật đã bị hủy diệt. Thí dụ khi lướt qua một khu rừng đã cháy mất rồi, anh phải làm cho những tàn than biến ngược lại thành ngọn lửa, lửa biến trở lại thành rừng xanh, và những muông thú chết cháy được hồi sinh cùng lúc với cỏ cây hoa lá…
Làm xong tất cả những chuyện ấy rồi thì anh còn một công tác chót là: xin Tạo Hóa đổi luật.
Gỡ hết những sát na thời gian dính trên vũ trụ, đưa được nó về đúng chiều thứ tư trong quá khứ xong, khi đẩy vũ trụ về lại vị trí cũ trong không gian ba chiều kia, anh sẽ đụng ngay một vũ trụ ĐÃ HIỆN HỮU tại đó rồi. Hai vật thể không thể chiếm ngụ cùng lúc một không gian. Đó là luật của Tạo Hóa, không phải ta bịa chuyện làm khó anh. Nếu ngài không thương anh mà dẹp cái luật ấy đi thì công lao của anh thành công cốc!…
Mụ thời gian còn léo nhéo nói tiếp nhưng Siêu Nhân đã sững sờ buông điện thoại. Tôi cũng rụng rời, tuyệt vọng. Công tác khó khăn đến thế thì có trút hết kho thời gian của mụ ra dùng cũng không đủ… thì giờ thực hiện.
Chúng tôi tiu nghỉu, quên chào từ biệt Đấng Tạo Hóa, cõng nhau lủi thủi bay trở lại cõi trần. Cái áo choàng của Siêu Nhân, thường phấp phới trong gió rất oai hùng, trong chuyến bay về, cũng cụp xuống như đuôi con chó vừa bị đá đít. Thê thảm hết sức!
Kể từ hôm đó, Siêu Nhân tuyệt tích giang hồ. (Những Siêu Nhân xuất hiện sau này toàn là bọn giả mạo, là Siêu Nhân dỏm cả.)
Chàng Siêu Nhân thứ thiệt đã giải nghệ cứu khốn phò nguy từ lâu và đã về hưu non. Hiện nay chàng đang an hưởng tuổi chớm già trong những sách truyện bằng tranh (comic book), lấy việc giải trí cho trẻ thơ làm nguồn vui chân chính.
***
Chiều thứ tư – chiều thời gian - theo định nghĩa của chính Albert Einstein, đã ngăn đường ngược về quá khứ của Siêu Nhân, và cũng đánh sập luôn lý thuyết của cụ.
Cũng là một phần tối quan trọng tạo nên bản thể vũ trụ, có mặt khắp nơi khắp chốn, nhưng thời gian giữ vai trò tích cực hơn không gian. Nó liên tiếp tạo ra những “hiện tại mới” và liên tục đẩy vũ trụ vào tương lai. Vũ trụ muốn di chuyển, cần thời gian để vận hành, nếu đứng bất động, vẫn cần thời gian để hiện hữu.
Nằm sẵn trong từng hữu thể nhỏ nhất trong vũ trụ để giúp vũ trụ vừa hiện hữu vừa vận hành, bước tiến tới của thời gian là bước tiến tới của chính vũ trụ. Chặn bước thời gian là chặn luôn cả sự vận hành của toàn thể vũ trụ.
Hình ảnh ông khổng lồ vũ trụ vừa to vừa nặng ký lừng lững tiến tới quả thực có uy hiếp ta thật, nhưng ta không muốn chịu thua ngay. Thân xác ông to như thế hẳn có nhiều kẽ hở, những vùng hoang dã vô luật lệ, trong đó anh thời gian có thể chạy loạng quạng, nhanh chậm tùy hứng, tùy tiện thì sao?
Tưởng thế, ta sẽ bị chính Thời gian làm cụt hứng, vỡ mộng.Trong vai trò “chiều thứ tư”, Thời gian tạo ra những định luật khắc nghiệt, bất biến, có hiệu lực khắp nơi, không để kẽ hở nào.
Trước hết, nó hoạt động biệt lập với ba chiều kia. Một tinh cầu bay vài triệu năm, có thể tình cờ trở lại một vị trí cũ trong không gian, (xác định bởi ba chiều), nó vẫn bị gắn cho một chiều thời gian mới toanh. Vũ trụ được Siêu Nhân đẩy ngược về đúng vị trí cũ (trong không gian ba chiều) mà nó chiếm ngụ lúc 7 giờ sáng, vẫn có chiều thứ tư mới là 1 giờ trưa. Sự di chuyển của một vật thể, làm thay đổi ba chiều kia, không hề làm chiều thứ tư biến thiên theo.
Ba chiều kia nằm kín không gian, hiện hữu cùng vũ trụ, không phân biệt quá khứ, tương lai. Vị trí chiếc phi thuyền bay qua tháng trước, vị trí nó sẽ bay tới tháng sau lúc nào cũng có đó, còn đó. Chiều thứ tư thì không, nó chỉ tiến tới, nó hiện ra làm nhiệm vụ, rồi lập tức rút lui vào… hư vô, vào cõi không hiện hữu. Một sát na đi qua rồi là biến mất hoàn toàn, nhường chỗ cho sát na kế tiếp.
Sát na, một đơn vị thời gian cực kỳ ngắn ngủi, tưởng như không có nghĩa lý gì. Nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy nó ghê gớm lắm: Nó có sức mạnh làm chuyển động cả vũ trụ.
Với một “đời sống”, một khoảnh khắc hiện hữu cực ngắn, Sát Na đã thực hiện toàn hảo những công trình này: có mặt khắp vũ trụ để làm chiều thứ tư cho muôn vật, muôn loài, xác định vị trí chính xác cho tất cả, không bỏ sót những vi thể nhỏ nhất như hạt đen. Nó giúp tất cả định vị và hiện hữu. Nó cung cấp cho vũ trụ một món thiết yếu là thời gian để tiếp tục vận hành.
Vũ trụ của mỗi sát na, dù hiện hữu ngắn ngủi, cũng là một cấu trúc toàn hảo, chắc nịch. Ta thấy nó chứa đầy những khoảng trống mênh mông, nhưng thực ra những vùng mênh mông đó đã đặc kín hạt đen với những vị trí riêng biệt xác định bằng bốn chiều. Ngay cả những khoảng trống quanh hạt đen, những vùng thực sự hư vô cũng có những vị trí chắc chắn, riêng biệt trong sát na đó. Nó không chấp nhận bất cứ sự khuấy động nào đến từ vùng thời gian nằm ngoài sát na riêng của nó.
Nếu có một ranh giới tưởng tượng giữa hai sát na thì vào đúng khoảnh khắc cuối cùng của một sát na, những xáo trộn, di chuyển trong lòng vũ trụ, của chính vũ trụ, tức khắc chấm dứt (dĩ nhiên mọi sự được tiếp diễn đều đều trong những sát na kế tiếp, nhưng khi đó chúng thuộc về Tương lai, là phía bên kia của lằn ranh hiện tại). Ở chính lúc “giao thời” ấy, toàn thể vũ trụ, từ hữu thể lớn nhất đến vi thể nhỏ nhất, và cả những khoảng không, đều có một vị trí cố định, bất biến, xác định bởi không gian bốn chiều. Trong đúng khoảnh khắc chuyển tiếp từ cuối sát na này sang đầu sát na kia, anh sát na trước bàn giao cho em sát na sau một vũ trụ đặc cứng lại như viên bi.
Viên bi đang lăn, chặn bất cứ một điểm nhỏ nào trên đó, trong đó, ta làm cả viên bi đứng lại. Viên bi vũ trụ của một sát na ghê gớm hơn, nó không chấp nhận bất cứ sự ngăn chặn nào, không để lại một điểm nhỏ nào cho ta ngăn chặn. Nó hiện hữu đúng trong sát na ấy, rồi tức khắc biến vào quá khứ, trốn vào nơi trú ẩn an toàn hơn cả cõi hư vô, nó biến vào vùng “không hiện hữu”.
Như thế Sát Na tiến tới với sức mạnh, sức nặng của cả vũ trụ, cộng thêm với khả năng huyền bí của Thời gian, cái khả năng làm cho toàn thể vũ trụ của một sát na hiện hữu và biến mất tức khắc theo sát na ấy, khiến Thời Gian chỉ có đường tiến, không có chỗ lùi.
Từng sát na nối tiếp nhau tạo thành tốc độ của thời gian. Vũ trụ dính chặt với từng sát na để hiện hữu và vận hành. Như thế, Tốc độ của thời gian chính là tốc độ sự hiện hữu của vũ trụ. Nó đều đều, nhất quán, không thể có chuyện ngồi trong phi thuyền bay nhanh thì được hiện hữu chậm, đứng yên một chỗ thì bị hiện hữu nhanh.
Thế mà cái lý thuyết của Einstein lại cho phép các phi thuyền bay lượn vi vút trong không gian có quyền tạo ra những vùng thời gian… tự trị. Tốc độ của thời gian trong phi thuyền này khác tốc độ thời gian trong những phi thuyền kia, nếu không bay cùng tốc độ. Rồi chính tốc độ thời gian trong mỗi con tàu cũng thay đổi lu bù tùy theo nó chạy chậm hay nhanh! Hành khách thì mỗi nhóm “hiện hữu” một kiểu, rồi mỗi hành khách lại còn hiện hữu khi nhanh, khi chậm, cứ loạn cả lên!
Albert Einstein là người khiêm tốn, nhưng cái lý thuyết này thì chẳng khiêm tốn tí nào. Nó kiêu căng lắm! Nó cậy là quý tử của một vĩ nhân, một khoa học gia thông minh lỗi lạc nhất trong lịch sử loài người, nó khinh thường cấu trúc và sự vận hành của vũ trụ quá đi thôi!
Lê Tất Điều
(Trích : HAI CHỮ NƯỚC NHÀ)
(Trích : HAI CHỮ NƯỚC NHÀ)