Tuesday 8 March 2016

Hôm nay mùng 8 tháng 3 - Nguyễn thị Cỏ May

« Hôm nay, mùng 8 tháng3Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi .Nếu bà còn nói lôi thôi,Thì tôi giặt nốt hộ tôi cái quần » ( Tú Sót )
pol_pl_Bukiet-roz-1928_1
Có nhiều người than phiền phụ nữ có Ngày Quóc tế Phụ nữ, có nhiều tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người phụ nữ, trong lúc đó, cho tới thời đại @ này, vẫn chưa có một ngày dành cho cánh đàn ông, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra lo tranh đấu cho quyền lợi của đàn ông . Đàn ông trước sau vẫn cô đơn . Phải chăng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã muốn vậy ? Nếu không, tại sao có ngày thiếu nhi, ngày bô lão, ngày cây cỏ, ngày môi trường, ….cả ngày dành cho súc vật, những hội bảo vê súc vật ?
Nhưng cũng đừng quên khi người phụ nữ ngày nay có được ngày quốc tế phụ nữ, họ đã tranh đấu liên tục từ sau Cách mạng Nhơn quyền và Dân quyền Pháp, họ đã đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt . Còn các ông ? Các ông xưa nay vẫn luôn luôn là nguyên nhân của bao nhiêu đau khổ của người phụ nữ .
«… Bao nhiêu đau khổ của trần gianTrời đã dành riêng để tặng nàng … »
Nguyễn Bính

Những ngày tháng đáng nhớ
Để tự giải phóng thân phận người phụ nữ khỏi kìm kẹp xã hội do đàn ông tổ chức và điều hành, năm 1910, người phụ nữ tổ chức một Hội nghị phụ nữ đưa ra đề nghị thiết lập một Ngày Quốc tế Phụ nữ và đề nghị đã đươc Hội nghị tán thành .
Ý niệm sơ khởi về Nữ quyền đã có, tháng 3 năm 1911, hằng triệu phụ nữ Âu châu đồng loạt xuống đường biểu tình để đòi hỏi phải có một ngày quốc tế phụ nữ .
Qua hai năm sau, ý tưởng về một ngày quốc tế phụ nữ thắm nhuần, ngày 3 tháng 8, phụ nữ Nga âm thầm tổ chức những buổi họp mặt bí mật để chuẩn bị ráo riết những ngày tranh đấu sắp tới .
Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ biểu tình rầm rộ đòi quyền bầu cử ở Đức . Liền năm sau, phụ nữ ở Oslo, Na-uy (Norvège) hô hào đòi thực hiện nữ quyền và hòa bình .
Năm 1917, để chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu, Lénine đã phải ban hành ngày mùng 8 tháng 3 làm ngày phụ nữ để xoa dịu phong trào nữ công nhân biểu tình ở Saint Peter Strasbourg đòi quyền bầu cử, cải thiện điều kiện làm việc, quyền nam-nữ bình đẳng, .. . Những cuộc biểu tình của phụ nữ đã bắt đầu thật sự làm rung chuyển xã hội âu châu trong những năm đầu thế kỷ trước .
Năm 1946, ngày pụ nữ đươc đem ra thảo luận ở các quốc gia Đông Âu .
Phải đợi tới năm 1977, Tổ chức Liên hệp Quốc mới chánh thức ban hành Ngày mùng 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Và năm 1982, Pháp chánh thức nhìn nhận ngày mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ của Pháp .
Như vậy từ đầu thế kỷ XX, người phụ nữ của các quốc gia họp nhau lại để tranh đấu bảo vệ những quyền lợi của họ mà trước đây họ không hưởng đươc, cả những quyền tự nhiên như quyền được làm một con người . Trước đó, nhận thấy phong trào tranh đấu ôn hòa quá chậm chạp, một số phụ nữ ở Anh đã đi học võ thuật nhựt bổn để dấn thân tranh đấu trực diện với đàn ông, những người nắm quyền chánh trị mà người phụ nữ bị lệ thuộc và nạn nhân .
Đã có Ngày 8 tháng 3, nhưng người ta muốn ngày này có nguồn gốc xa xôi hơn nữa . Lịch sử phải dẩn trở vế ngày nữ công nhân ngành dệt ở Huê kỳ biểu tình năm 1857 . Nhưng sau cùng mối liên hệ này không được thừa nhận .
Thân phận người Phụ nữ
Ông James Flynn, người Tân-Tây-lan, chuyên trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ = Intelligence Quote) công bố kết quả khảo sát của ông là phụ nữ Tây Âu, Huê kỳ, Úc và Tân-Tây-lan có chỉ số thông minh cao hơn đàn ông, tuy sự thông minh của dân chúng ở những nơi này đều tăng trong gân đây . Đây là điều ghi nhận được ở người phụ nữ từ sau hơn 100 năm nay . Theo ông người phụ nữ ngày nay thông minh vượt hẳn nam giới vì đời sống văn minh khoa học hiên đại đã bắt buộc mọi người phải vận dụng tối ta khả năng tinh thần của mình để đối phó với cuộc sống mà tiềm năng ở người phụ nữa phong phú hơn, sức hoạt động cũng mạnh và bền bỉ hơn . Khi có điều kiện phát triển, họ phát triển mạnh .
Vậy mà ngày nay, có hơn 60 % nữ sinh viên nhưng trong các xí nghiệp lớn, Chánh phủ, Quốc Hội, …số phụ nữ vẫn kém hơn đàn ông, làm việc cùng ngành nghề, mức lương và sự thăng tiến vẫn còn thắp hơn và chậm hơn đàn ông tuy luật pháp đã qui đinh sự bình đẳng nam-nữ .
Thân phận người phụ nữ ở các xứ hồi giáo lại còn vô cùng thảm hại . Riêng ở Việt Nam, từ khi có cộng sản cai trị, người phụ nữ, cả thiếu nữ bắt đầu bị con buôn cộng sản, thi hành chánh sách xóa đói giảm nghèo, tổ chức bán ra nước ngoài làm mải dăm hoặc ở đợ với mức lương không đủ sống .
Trước kia, ngay dưới thời quân chủ cực thịnh, địa vị người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội được luật pháp bảo đảm tối thiểu về đời sống vật chất và tinh thần . Thí dụ, trong quan hệ với chồng, sau 3 tháng cưới về, người chồng không làm tròn bổn phận, người vợ có quyền đề xuất ly hôn . Điều này hoàn toàn khác hẳn với Tàu tuy Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu . Hơn nữa, còn mới mẻ hơn cả đối với Âu châu thời đó .
Vậy người phụ nữ ngày nay nhìn ngưòi đàn ông Việt Nam như thế nào? Chắc chắn họ chỉ thấy đàn ông cầm quyền ở Việt nam làm mọi cách giữ chế độ độc tài giúp họ vừa bán nuớc, vừa cướp bốc có thật nhiều tiền bạc để hưởng thụ chớ không hề biết nghĩ tới xây dựng đất nước, cải thiện đời sống dân chúng . Như vậy họ có đáng bị đàn bà khinh bỉ không ?
Tại sao phải tới hơn nửa thế kỷ sau mới có Ngày Mùng 8 Tháng 3?
Thật vậy địa vị người phụ nữ về mặt nhân quyền được cải thiện quá chậm . Cuộc Cách mạng Pháp 1789 mang ý nghĩa lịch sử là cuộc Cách mạnh Nhơn quyền và Dân quyền mà lại hoàn toàn bỏ quên thân phận người phụ nữ, tuy họ chiếm hơn phân nửa nhơn loại .
Thế lực truyền thống lớn mạnh, quyền lợi của nam giới cầm quyền, thành kiến đối với phụ nữ hình thành hàng ngàn năm do văn hóa Cơ đốc giáo, đã làm cho vấn đề phục hồi địa vị phụ nữ không thể dễ dàng .
Trong cuộc tranh luận về địa vị phụ nữ, tuy cũng có phái chủ trương nam-nữ bình đẳng, nhưng lực lượng lại quá yếu. Cũng có một số người đồng ý nam-nữ bình đẳng trên nguyên tắc, nhưng lại nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam-nữ về mặt sinh lý, tâm lý và khí chất, tức là tính chất bổ sung cho nhau . Hơn nữa về mặt quyền lợi, người chồng đã là đại diện gia đình rồi, không đủ sao ? Đây là cái cớ và lý lẽ tốt nhất để tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng nam-nữ . Lập luận nam trọng nữ khinh tiếp tục cho rằng phụ nữ so với nam giới có sự khác biệt không thể khắc phục được và qua việc quá nhấn mạnh và khuếch đại sự khác biệt đó đã tạo thành chỗ dựa bền vững cho sự bất bình đẳng nam-nữ trong đời sống xã hội, cả về chính trị .
Vì người phụ nữ không đứng ra làm cách mạng mà chỉ là người thừa hưởng cuộc đại cách mạng . Mặc dầu Cách mạng Pháp đã giải phóng người Do Thái, hủy bỏ chế độ nô lệ da đen, …
Cuối cùng, Bộ luật Dân sự của Napoléon lấy danh nghĩa nam- nữ cần thiết bổ sung cho nhau đã cho phép sự bất bình đẳng về giới tính . Đối với nam giới, nó là quyền lợi ; đối với phụ nữ, nó là nghĩa vụ . Napoléon chủ trương phụ nữ phải phục tùng chồng .
Bộ luật quy định: “Chồng phải bảo vệ vợ mình, vợ phải tuân theo chồng mình” (điều 213), “ vợ có nghĩa vụ sống chung với chồng và phải theo chồng tới nơi cư trú mà người chồng cho là thích hợp ; chồng có trách nhiệm tiếp nhận vợ mình và có nghĩa vụ cung cấp nhu cầu sống cho vợ mình tùy theo khả năng và địa vị ”(điều 214).
Chưa được chồng đồng ý thì vợ không có quyền cho tặng, chuyển nhượng, thế chấp và thu nhận . Đây không gì khác hơn là thứ “ phu xướng phụ tùy ” .
Những qui định bất bình đẳng trong Bộ luật Napoléon mãi đến năm 1938 và 1942 mới thay đổi .
Vài vần thơ về Ngày Mùng 8 Tháng 3
Cứ mỗi năm tới ngày mùng 8 tháng 3, nhiều người nhắc tới bài thơ « Hôm nay mùng 8 tháng 3, Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi … » của Tú Sót mà ít người biết về nhà thơ trào phúng này . Nhưng với nhiều bản khác nhau, tuy nội dung không xa nhau lắm .
Tú Sót tên thật là Châu Thành, sanh năm 1930 tại Nghệ An . Năm 6, 7 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, sau đó mới học quốc ngữ . Lớn lên, ông tham gia chống thực dân pháp .
Ông lấy hiệu « Tú Sót » vì muốn nói mình chỉ là kẻ còn sót lại sau các tiền bối Tú Xương, Tú Mở .
Bài thơ trên có tựa là « 8-3 muôn năm » được làm trong những năm 80 của thề kỷ trước . Thơ của ông được tập trung lại thành một quyển nhan đề « Gà trống đẻ » (Thanh niên, Hà nôi, 1989) gồm nhiều bài dưới nhiều dạng khác nhau, như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn, thơ đố vui và được xuất bản . Đoc thơ của ông, người ta có cảm tưởng như ông mong ước có dịp làm cho mọi người ai cũng có được một tiếng cười trong sáng .
Về thơ Tú Sót, có một giai thoại khá lý thú . “ Có một năm, đúng ngày mùng 8 tháng 3, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, bạn của ông, đi uống rượu với bạn bè đến khuya mới về . Vợ làm cơm, có nhiều món ăn ngon, ngồi đợi .
Thấy chồng về, đã muộn lại còn say lướt khướt, bà vợ tỏ ý không vui, mặt cứ nặng như chì…. Thanh Sơn liền đứng giữa nhà, đọc oang oang một bài thơ của Tú Sót, không hiểu sao lúc đó, bài thơ lại nhập tâm đến như thế :
“ Hôm nay mùng 8 tháng 3,Tôi giặt hộ bà cái áo của tôiTôi phần bà một đĩa xôi .Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà ! ”.
Bà vợ nghe ông chồng say đọc xong bài thơ, cười ngặt nghẽo . Hú vía ! Tú Sót đã một phen cứu bạn thoát khỏi thảm nạn sư tử Hà đông ”.
Thơ của Tú Sót diển tả cái hay, cái tình, cái hài hước rất tự nhiên mà đủ làm cho người đọc thấy hình ảnh một người chồng hiểu và biết ơn vợ . Rất nhiều thế hệ đã mê thơ của ông . Họ mê đến mức họ đã không ngại “ phỏng thơ ” Tú Sót để đưa ra nhiều dị bản mà ai đọc qua cũng không giử được khỏi cười . Thí dụ như bài thơ sau đây mô tả tâm cảnh « xốn xang » của chị em phụ nữ trong Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 30/04/75 :
« Hôm nay mùng 8 tháng 3Chị em phụ nữ đi ra đi vàoHãy xem bất cứ nhà nàoChị em rỗi việc cũng vào cũng ra .Thật là ngứa mắt chúng taNhưng thôi cứ để họ ra, họ vào.Không thì “cửa sắt” họ rào,Anh em đố được “ đi vào, đi ra »
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt



GƯƠNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM(Mến tặng những người phụ nữ Việt Nam của mọi thế hệ)

Vào giữa thế kỷ hai mươi, lồng trong khung trời và xả hội châu Á mà sinh năm đẻ bẩy là lẻ thường, ba mẹ chúng mình có thể gọi là hiếm hoi chỉ có anh và em là con, nên từ lúc ấu thơ chúng ta đã khắn khít chia sẽ từng niềm vui, nổi buồn của trẻ thơ sống thời chinh chiến. Lớn lên, anh vào quân y, lăn lóc khắp chiến trường Việt Nam bảo vệ quê hương và cứu thương dân mình và người lính. Em noi bước anh, chọn đường y khoa, mong hàn gắng khổ đau cho quê hương. Chúng ta vẫn chia sẽ tâm tình như ngày còn bé.

Một ngày xa xưa, có một lần anh hỏi em làm sao người phụ nữ của nước Việt Nam chúng ta từ thể chất ngây thơ của nền giáo dục trang nghiêm ảnh hưởng Khổng Mạnh gia truyền chỉ trong vài năm có thể chuyển thành người goá phụ hay người nhận lảnh ngôi lảnh đạo trong gia đình để thay chồng nuôi nấng dạy dổ con nên người trong hoàn cảnh tột cùng bi thương của đời người. 

Câu hỏi nầy em vẫn giữ trong tâm khảm và cho đến ngày nay vẫn chưa tìm được câu giải đáp hoàn hảo tương xứng, nhưng hôm nay anh không còn trong đời em nên em nguyện tìm hỏi qua đời sống cá nhân và gương những người đã để lại trong hành trình cuộc sống để góp vài ý niệm và cố gắng trả lời câu hỏi nầy. 

Đây chỉ là ý riêng của em và xin hoàn toàn lảnh hội quan niệm của những người từng trãi với hiểu biết uyên bác có kinh nghiệm vượt thời gian về giáo lý, văn hoá quê hương để chúng ta cùng vinh danh gương người phụ nữ Việt Nam.

Có thể nói DNA của giống nòi từ thời Trưng, Triệu, truyền qua bao đời, kèm theo những truy rèn trong gian khổ, đã tạo nên lòng hy sinh vô bờ của người phụ nữ Việt Nam, tiềm tàng trong tâm hồn ngây thơ, và bộc phát khi cần, như trong câu nói "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" hay "nước tới trôn phải nhẩy" hay trong chuyện  ngắn của Khái Hưng "Anh phải sống", mà người thiếu nữ nầy đã tìm được sự cang cường quyết đấu và hy sinh cho sự sống còn của gia đình nói riêng và giòng giống theo nghĩa chung của sự sinh tồn trong thiên nhiên được chuyển giao mạnh mẻ qua tình mẹ của tất cả động vật trên thế gian nầy.

Trong lịch sử nhân loại, chưa có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam phải trãi qua cùng cực đau thương của ba thế hệ triền miên sống và chết trong khói lửa chiến tranh, cuối cùng phải lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rún để tìm một quê hương thứ hai trong đời, để còn phương tiện duy trì những thế hệ sau được sinh ra và lớn lên trong tự do chính nghĩa. 

Những thử thách và định mệnh đau thương nầy và sứ mệnh thiêng liêng đó phần lớn nằm trong tâm linh người phụ nữ Việt Nam. Có chịu được và sống được với định mệnh như thế thì mới thi hành được chức vụ của mình. Không để nước mắt và phủ phàng xóa nhiệm vụ của mình, người thiếu nữ sớm thành cô phụ lặn lội truông dài nguy hiểm thăm nuôi và duy trì ý chí của chồng trong trại giam cải tạo giữa trùng điệp núi rừng sống đời dã thú trong gông cùm chính trị dã man trừng trị những người sa cơ không cùng giới tuyến. 

Không để sóng to, gió bảo trên biển thế gian và những nhục nhằn gian khổ của biển đời thiếu tình nhân bản nhận chìm quyết chí tạo tương lai cho đàn cô nhi không cha, không gia quyến trong đời sống bơ vơ nơi xứ người. 

Không để ngôn ngữ, chính trị, văn hoá xa lạ chồn chân và trói tay mình, người cô phụ Việt Nam phấn đấu trong mọi môi trường, luôn quên mình và lúc nào cũng để trọng tâm về những người chung quanh từ gia đình đến người bàng quang cần được giúp đở. 

Ngày gia đình đã vửng chắc, họ hướng tâm hồn về người cùng khổ ở quê hương mới và dân tình, thương phế nhân nơi phần đất quê nhà ngày xưa.

Qua những gương rạng rở tuy âm thầm, em xin nêu vài trường hợp điển hình sau đây.

Theo lời kể của một người anh, những ngày cuối cùng của Saìgòn thất thủ, dù không phải là chiến binh dã chiến, dù đường dao mủi kéo là dụng cụ chiến đấu của anh, người y sĩ quân y dành sự sống cho binh sĩ từ lưởi hái tử thần chinh chiến, để dân mình còn có thế hệ mai sau, dù thiếu súng đạn và kinh nghiệm chỉ huy, anh đã cang cường cầm súng và điện thoại binh chũng để chận đường tiến quân của giặc tràn về thủ đô miền Nam. 

Cuối cùng các anh thất trận. Anh bị hôn mê vì thương tích trầm trọng, nhưng nhờ người bàng quang thương tình, cô thôn nữ đã che dấu anh và tìm cách chuyển anh về Sàigòn để tránh sự truy lùng cấp bách của địch. 

Những ngày hôn mê không nhà không cửa nơi thành đô, anh vất vưởng đầu đường xó chợ không ai trợ giúp, nhưng anh còn sống vì tình nhân bản của  cô thiếu nữ vùng quê binh biến không quảng gian nguy giúp anh thoát hiểm. Tình người cao quý !

Những năm dài trong lao tù cộng sản, không một thân bằng quyến thuộc ở Việt Nam vì cả gia đình anh đã di tản ngày tháng tư đen, anh lại có thiên thần giúp đở qua tình người bạn gái còn ở lại miền Nam. 

Qua những ngày đêm nửa tỉnh nửa hôn mê sau những trận tra tấn trong trại tù cải tạo, những đêm ngày đói khát, lạnh cao nguyên run vào tận xương tủy, nắng miền nhiệt đới đốt cháy da thịt trong thùng conex, anh cảm tình và yêu người bạn gái lặn lội gian nan nuôi nấng và thương yêu anh tột cùng. Người thiếu nữ Việt Nam chân thành nầy đã thành người bạn đời chung thủy của anh sau những năm dài nhọc nhằn suốt thời gian ngục tù của anh và sau ngày anh được thả về đời sống thường dân.Tình người chung thủy !

Một cô bạn của em , sau năm năm sống dưới chế độ cộng sản sau ngày ta mất nước, đã cùng gia đình vượt biên, lênh đênh trên biển cả suốt mười bẩy ngày, vất vả vì thiếu ăn, thiếu nước lại gặp hải tặc Thái Lan. Kinh hoàng nhưng còn rất nhiều may mắn vì hải tặc nầy còn chút lòng nhân chỉ cướp của nhưng không giết người. 

Lúc hải tặc lên thuyền, đoàn người vượt biên gồm khoảng trên dưới ba chục người "đề cử" cô bạn 28 tuổi nầy làm người "ngoại giao" với hải tặc để mua đường sống cho mọi người trên thuyền. 

Sau khi thương thuyết thành công, chúa hải tặc đồng ý cho mọi người tiếp tục cuộc hành trình nhưng đòi cô bạn ở lại làm vợ ông ta. Em không hiểu nhờ tài bách biến phi thường nào hay chỉ là phúc đức còn lại trong gia đình hoặc cả hai gồm lại khiến bạn em năn nỉ thành công để được theo chồng con tiếp tục ra đi trên con thuyền. 

Những ngày lênh đênh trên biển cả, đoàn người di tản nầy lại dựa trên sự hiểu biết đơn sơ của cô bạn nầy về phương hướng các vì sao trên nền trời để hướng thuyền về bờ biền Mã Lai, một hiểu biết mà cô học được trong những ngày thơ theo đoàn hướng đạo cắm trại trong những vùng tương đối an toàn của đất nước. 

Cuối cùng họ đến được Mã Lai. Mới hay nhờ ơn trên và phần nào do khí cương nhu và sự can đảm của cô bạn nầy !

Trong những khu tỵ nạn ở Thái Lan, Mã Lai vân vân, còn bao nhiêu gương cang cường và nhẩn nại, hy sinh của người thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam giúp chồng xây lều ở, chia sẽ miếng ăn quý báu, viên thuốc hiếm hoi với người hoạn nạn hơn mình, an ủi những tâm hồn hoang lạnh, nâng đở, truyền chí phấn đấu cho những người không còn gì để sống cho, thắp lên le lói niềm hy vọng để họ không bỏ cuộc.

Ngày họ đến được bến bờ tự do, những người phụ nữ Việt Nam như một người bạn của em đả viết trong sách "Vùng Biển Sáng" "em đi mang theo cả quê hương". Họ là những người em, người yêu, người chị, người mẹ, người cô, bà nội, bà ngoại, người bạn đời sống chết cùng nhau. 

Và như chim phượng hoàng, họ vương lên từ hoang tàn bèo bọt để dựng lại tương lai. Họ là gương sáng của người phụ nữ Việt Nam. Như người phụ nữ Do Thái vương lên từ địa ngục Auschwitz, Dachau, về mảnh đất khô cằn sa mạc của xứ Israel, quê hương tạo dựng của họ, ngày đêm cầm súng ngăn chận đoàn quân Á Rập miền Trung Đông, người phụ nữ Việt Nam vương lên từ đồng hoang lửa cháy của quê hương bỏ lại, từ biển Thái Bình mùa sóng to, bảo dử, từ những nảo nề của các trại tỵ nạn, để xây lại quê hương thứ hai trên khắp vòm trời vũ trụ. 

Họ duy trì nòi giống cang cường từ thuở Lạc Long. Họ mang hy vọng cho ngày quê hương đổi mới. Và trong suốt hành trình nầy, người phụ nữ Việt Nam biết cảm kích tình tương trợ khắp nhân gian cho dân mình còn đường sống và đấu tranh. 

Họ là gương sáng xứng danh nòi giống Trưng, Triệu quật cường. Họ là con cháu Âu Cơ cùng chồng Lạc Long Quân lập quốc xây nhà, tạo dựng quê hương xứ sở. Họ là tiềm tàng lòng quả cảm của người dân Giao Chỉ vùng lên, của triểu đại Lê, Trần anh minh, của bô lảo Diên Hồng bất khuất, của cờ lau Đinh Bộ Lỉnh oai hùng, của lập quốc công thần Nguyễn Trãi, của nữ tướng Bùi Thị Xuân tiết liệt anh hào không sợ voi dày ngựa xéo, của chí khí Quang Trung Nguyễn Huệ, vân vân và vân vân. 

Họ là người thiếu nữ thơ ngây, người thôn nữ chất phác, người cô phụ đảm đang, người nữ chiến binh can đàm, người mẹ hy sinh, người y sĩ tận tụy, người thi sĩ, họa sĩ dựng nền văn hóa, người văn sĩ với ngòi bút kêu gọi tình dân tộc và duy trì chính nhân chính nghĩa, phương châm làm người.

Họ là giòng máu anh hào của lịch sử quê hương, nhân chứng nảo nề của hiện tại, đuốc thiên âm thầm của những thế hệ tương lai của giống nòi Hồng Lạc, giòng giống tiên rồng.

Họ là người phụ nữ Việt Nam nhân từ, khả ái, cang cường và đáng kính.

             Rất hảnh diện và vinh dự là một người phụ nữ Việt Nam,
Huỳnh Anh Trần-Schroeder


PS:Xin thứ lổi những khiếm khuyết về từ ngữ, văn phạm, dấu hỏi ngả, vân vân    

Những phụ nữ nghèo cơ cực và ngày 8-3 xa xỉ chẳng thể có dù trong giấc mơ
Người Đưa Tin 08/03/2016 

Họ “nghèo” hơn chữ “nghèo”, “khổ” hơn chữ” khổ”, đối với họ 8/3 và những món quà trở nên xa xỉ.

Mồng 8 tháng 3, ngày cả thế giới tôn vinh người phụ nữ, một nửa thế giới xinh đẹp nhưng đâu đó ngoài kia vẫn còn những cảnh đời cơ cực chui rúc trong những ngôi nhà chật, rách nát để trú thân những người phụ nữ kiếm sống bằng nghề đạp xích lô, xe thồ, bốc vác, nhặt rác, ăn xin và buôn bán nhỏ, cái nghèo cái đòi ghì họ sát đất. Họ “nghèo” hơn chữ “nghèo”, “khổ” hơn chữ” khổ”, đối với họ 8/3 và những món quà trở nên xa xỉ.

Đối với những người phụ nữ này, làm gì có ngày nào gọi là cái này Quốc tế Phụ nữ. Ngày ngày họ vẫn phải rong ruổi trên từng còn phố, nẻo đường, giữa tập nập của dòng đời để nhặt nhạnh từng đồng ít ỏi. Nhặt rác, giọn vệ sinh, ăn xin, làm cửu vạn, những gánh hàng rong đơn điệu…

Mỗi ngày trôi qua đối chỉ có một ước muốn duy nhất để làm sao cho đủ cái bánh mỳ để ăn qua ngày, hay hôm nay con họ không phải nhịn đói, rồi đêm về có một chỗ khô ráo để ngủ một giấc yên sau một ngày dài cơ cực, chỉ như vậy đã hạnh phúc lắm rồi.

Nhung phu nu ngheo co cuc va ngay 8-3 xa xi chang the co du trong giac mo - Anh 1
Chị Quyên vẫn ngày ngày đẩy những chuyến xe rác để kiếm tiền.

Chị Lê Thị Quyên từ Phúc Yên - Vĩnh Phúc lên Hà Nội dọn vệ sinh môi trường đã 10 năm nay. Chị Quyên tâm sự: “Làm quần quật từ sáng đến đêm tôi cũng chỉ mong đủ ăn, hàng tháng có tiền gửi về bà ngoại nuôi con nhỏ, ngày qua ngày chỉ biết đi làm vậy thôi. Có khi thấy người ta treo áp phích, banner rồi bán hoa đầy đường thì tôi mới chợt nhớ ra hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ đấy chứ (mắt đượm buồn).

Đối với tôi, con không đói, nó được đi học cùng bạn bè là tôi hạnh phúc lắm rồi, những bông hoa hay những món quà chúc mừng ngày Phụ nữ thì quá xa xỉ lắm”.

Vì bản thân bất hạnh, chồng mất sớm, một thân một mình nuôi con, gánh nặng đề lên đôi vai gầy của chị, vừa đóng vai trò làm cha, trụ cột của gia đình, lại đảm nhiệm vai trò làm mẹ, rồi ngày nắng cũng như ngày mưa một mình mưu sinh giữa thành phố xô bồ. Những ngày như ngày mồng 8/3 chỉ khiến chị mệt hơn những ngày thường.

Bởi những ngày này, hàng hoa tươi, bán những quà tặng hay những rác thải của những người đi đường làm cho khối lượng rác nhiều hơn những ngày thường, chị lại còng lung quét dọn. Ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, công việc chị đều bắt đầu từ 4h chiều và kết thúc vào 4h sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ bản thân chị vẫn miệt mài đơn độc giữa ánh đèn phố đêm.

Nhung phu nu ngheo co cuc va ngay 8-3 xa xi chang the co du trong giac mo - Anh 2

Khi những con phố vẫn còn ướt đẫm sương đêm, chị Sinh đã bắt đầu rong ruổi mưu sinh bằng gánh hàng rong của mình. Ảnh minh họa.

Vì không đủ đất để cày cấy tại quê nhà, chị Nguyễn Thị Sinh đã phải rời quê từ Nam Định ra Hà Nội để kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Từ sáng sớm chị đã phải lọ mọ ra chợ đầu mối sớm để lấy hàng rồi bán lang thang trên các con phố

Ngày 8/3 chị Hoàng Thị Hằng bán được nhiều hơn ngày thường. Bởi hôm nay nhiều cánh đàn ông mua hoa tặng những người phụ nữ của mình.

Khi được hỏi về ngày 8/3 chị Hằng tâm sự trong buồn bã: “Hạnh phúc nhất của tôi trong ngày 8/3 đó là bán được nhiều hoa hơn, tôi cũng là phụ nữ, cũng muốn được tặng những bông hoa vào ngày này lắm chứ. Tôi bán biểu tượng tình yêu và hạnh phúc, để họ cho nhau hạnh phúc. Đôi khi nhìn những ông chồng mua hoa tặng vợ mình trước mắt tôi, nhìn mà tủi thân lắm”.

Nhung phu nu ngheo co cuc va ngay 8-3 xa xi chang the co du trong giac mo - Anh 3
Ngày ngày vẫn lấy gánh hoa làm kế mưu sinh

Chị Hằng từ Thanh Hóa ra Hà Nội bán hoa dạo đã nhiều năm nay, ước muốn của chị đơn giản mà lớn lao, chắt bóp những đồng tiền gửi về nuôi con, đỡ phần nào khó khăn gia đình, lấy bát cơm cho con là niềm vui và món quà ngày lễ.

Đối với bà Nguyễn Thị Len năm nay đã ngoài 80 tuổi, quê ở một huyện nghèo của tỉnh Thái Bình, nhà nghèo khổ, mặc dù tuổi đã già sức yếu, bà vẫn một thân một mình bắt xe lên Hà Nội để kiếm sống nghề nhặt phế liệu từ nhiều năm nay.

Đêm đến bà vạ đâu ngủ đấy miễn là có chỗ khô ráo để trú thân. Hạnh phúc của bà cụ là cuối ngày nhặt được nhiều phế liệu để có tiên mua cái bánh mỳ hay đầy đủ hơn là một suốt cơm rau rẻ tiền trong quán cơm bình dân.

Nhung phu nu ngheo co cuc va ngay 8-3 xa xi chang the co du trong giac mo - Anh 4
Còm cõi cuộc đời một thân mưu sinh nơi phố xá.

Trên con phố nhỏ nằm khiêm tốn giữa thành phố, cứ mỗi tối bà Lê Thị Hoài năm nay đã tuổi 70 vẫn góp nhặt từng đồng nhỏ bán nước ven đường. Ở một huyện nghèo ngoại thành Hà Nội, ở quê làm không đủ ăn, con cái cũng không khá giả, một thân bà lặn lội vào nội thành kiếm sống.

Ngày bà đi bán mấy món đồ lưu niệm nhỏ, đồ chơi thiếu nhi, dạo khắp các con đường nhưng cũng không đủ sống, tối về vẫn phải cố gắng kiếm thêm bằng nghề bán nước.

Nhung phu nu ngheo co cuc va ngay 8-3 xa xi chang the co du trong giac mo - Anh 5
Màn đêm bao bọc lấy những mảnh đời cơ cực.

“Khổ lắm cháu ạ, cái tuổi như tôi lẽ ra cũng được nghỉ ngơi, vui vầy với con cháu, nhưng thôi, còn sống thì mình còn làm, cho đỡ khổ con khổ cháu, ngày 8/3 là ngày của thiên hạ chứ ngày gì của mình đâu mà vui hả cháu, mà cháu có hỏi thì bà mới nhớ hôm nay ngày Quốc tế Phụ nữ chứ bà đâu biết”: Bà Hoài ngậm ngùi chia sẻ với phóng viên.

Quả thực, những con người với những công viêc này là chuyện thường ngày ta vẫn hay bắt gặp đâu đó trên phố xá, giữa tấp nập cuộc sống. Thế nhưng những ngày lễ như vậy ta lại thấy họ đáng thương hơn, họ thật nhỏ bé, đơn điệu giữa dòng đời.

Hồng Lĩnh