Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói trước QH, “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm!”
Doanh nghiệp Việt đang phải vật lộn để tồn tại (ảnh minh họa).
Thưa bạn đọc, trên đây không phải là câu nói của tôi, câu nói này của vị Chủ tịch Quốc Hội VN mà báo chí VN gọi là phát ngôn “rất ấn tượng.” Tất cả báo chí VN “lề trong” hay “lề ngoài” đều loan tin này với những lời bình luận khá gay gắt đối với thủ tục hành chính ở VN. Tôi dẫn chứng nguồn gốc tin tức đó:
Tiếp theo, ông Chủ tịch đặt vấn đề: “Tại sao phải đặt nhiều thủ tục để làm gì? Để có tiền thì mới xong chứ sao nữa. Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở? Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi chứ sao lại một vài năm lại cấp lại."
Câu nói trúng tim đen của người dân. Ông Chủ tịch Quốc Hội (CTQH) nói trúng phóc. Đó là sự thành thật hay khôn ngoan? Nhưng dù thế nào thì biểu hiện của sự hiểu được lòng dân cũng làm mấy anh dân đen như tôi khoái tỉ.
Năm 2015, số doanh nghiệp chấm dứt hoạt động trong năm là 9,467 doanh nghiệp.
Thế nhưng hiểu được lòng dân rồi tiếp theo thì sao? Giải quyết cái vấn nạn to tướng hàng ngày treo lơ lửng trên đầu người dân thế nào, biện pháp ra sao, có làm được không lại là vấn đề khác. Cũng như bao nhiêu chuyện quan trọng khác, đưa ra rồi lại đưa vô (có nghĩa hổng làm được), nói hết năm này sang năm khác rồi nó vẫn cứ thế, năm sau, năm sau lại nói nữa, nói dài, nói dai, nói hoài không hết. Thanh kiếm “độc ác” vẫn cứ treo toòng teng đó, dân vẫn run. Lần này là lần chót chưa? Nếu được thế thì may quá.
Có tiền thì mới xong
Câu hỏi của ông CTQH: “Tại sao phải đặt nhiều thủ tục để làm gì?” Và ông tự trả lời: “Để có tiền thì mới xong chứ sao nữa.”
Ô hô, ai tai! Không một người dân VN nào không biết chuyện này. Cái sự cay độc nằm ở đó. Vác thân đến bất kỳ cơ quan nào người dân cũng phải chuẩn bị sẵn tư tưởng mang theo cái phong bì, phong bì dầy hay mỏng, tùy theo chuyện lớn chuyện nhỏ, tùy theo gặp quan nào mặt sắt đen sì quắc mắt đòi hỏi hay mềm mỏng mà “bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao.”
Chồng nói phải 5 triệu, vợ xót xa bớt lại 3 triệu thôi. Chồng lắc đầu: “Thằng này ăn bạo lắm, ba triệu nó chửi cho, bắt làm đơn lại còn mất thì giờ hơn, có khi lại phải tốn thêm cho thằng khác.” Thế là “ngã giá” giữa hai vợ chồng lấy mức “bình quân” là 4 triệu nhét kỹ vào phong bì không thiếu một đồng, thiếu là chết đấy.
Ngay cả đến bệnh viện công hay tư cũng thế, bệnh viện tư thì đỡ hơn chút xíu, chứ đến bệnh viện công thì mấy người nhà bệnh nhân cũng phải chuẩn bị sẵn phong bì. Lại cũng tùy theo ca bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh xoàng xoàng cũng phải nhét vào túi bác sĩ vài trăm ngàn, 500 là tối thiểu. Còn ca mổ nặng thì vài ba triệu lót tay ông bà BS chịu trách nhiệm mổ là chuyện đương nhiên, chưa kể còn cô y tá chích cho bệnh nhân, có tí lót tay thì chích nhẹ nhàng, không tiền chích cho đau phát khóc. Thường là các vị BS lương y như từ mẫu không đòi hỏi đâu, cứ ô-tô- ma- tích nhét vào túi áo BS thôi, BS cũng ô- tô- ma- tích lặng lẽ cứu người, coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi chứng minh một trong những sự thật gần gũi nhất:
Dù đã có nhiều thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo nhưng Quảng Nam đã tăng từ 78 xã lên 104 xã nghèo.
Ô hô, ai tai! Không một người dân VN nào không biết chuyện này. Cái sự cay độc nằm ở đó. Vác thân đến bất kỳ cơ quan nào người dân cũng phải chuẩn bị sẵn tư tưởng mang theo cái phong bì, phong bì dầy hay mỏng, tùy theo chuyện lớn chuyện nhỏ, tùy theo gặp quan nào mặt sắt đen sì quắc mắt đòi hỏi hay mềm mỏng mà “bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao.”
Chồng nói phải 5 triệu, vợ xót xa bớt lại 3 triệu thôi. Chồng lắc đầu: “Thằng này ăn bạo lắm, ba triệu nó chửi cho, bắt làm đơn lại còn mất thì giờ hơn, có khi lại phải tốn thêm cho thằng khác.” Thế là “ngã giá” giữa hai vợ chồng lấy mức “bình quân” là 4 triệu nhét kỹ vào phong bì không thiếu một đồng, thiếu là chết đấy.
Ngay cả đến bệnh viện công hay tư cũng thế, bệnh viện tư thì đỡ hơn chút xíu, chứ đến bệnh viện công thì mấy người nhà bệnh nhân cũng phải chuẩn bị sẵn phong bì. Lại cũng tùy theo ca bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh xoàng xoàng cũng phải nhét vào túi bác sĩ vài trăm ngàn, 500 là tối thiểu. Còn ca mổ nặng thì vài ba triệu lót tay ông bà BS chịu trách nhiệm mổ là chuyện đương nhiên, chưa kể còn cô y tá chích cho bệnh nhân, có tí lót tay thì chích nhẹ nhàng, không tiền chích cho đau phát khóc. Thường là các vị BS lương y như từ mẫu không đòi hỏi đâu, cứ ô-tô- ma- tích nhét vào túi áo BS thôi, BS cũng ô- tô- ma- tích lặng lẽ cứu người, coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi chứng minh một trong những sự thật gần gũi nhất:
Dù đã có nhiều thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo nhưng Quảng Nam đã tăng từ 78 xã lên 104 xã nghèo.
Chỉ mong thoát được cái cổng bệnh viện
- Chị Hiền ở Nghệ An chia sẻ, cả đời người chị chỉ ước mong cho chị và gia đình thoát được cổng Bệnh Viện, vì chị cho rằng chưa nói đến viện phí tăng là một chuyện, nhưng tiền đút lót cho các y, bác sỹ thì lại nhiều gấp mấy lần, chị cũng cho biết 1 năm trước chị có con nhỏ 2 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện, trước khi tiêm cho con mà chị đút tiền cho y tá thì y tá sẽ tiêm nhẹ hơn, còn bữa nào mà không có tiền thì y tá lại tiêm cho con chị đau làm cháu phải khóc thét lên. Có nhiều trường hợp bị tai nạn phải đi cấp cứu mà không có tiền đút trước thì nhiều y bác sỹ cũng bỏ mặc hay làm việc chậm trễ mà không ra sức cứu giúp, cấp cứu cho bệnh nhân trước.”
Đến chuyện tăng tiền ở các bệnh viện
Bộ Y Tế VN vừa cho biết, từ ngày 1tháng 3, 2016 này khi đi khám chữa bệnh sẽ tính thêm chi phí phẫu thuật, thủ thuật, giá viện phí sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay, từ ngày 1 tháng 7, 2016, khi tính thêm tiền lương, giá sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay.
Công nhân Nguyễn Thị Mai làm việc trong công ty Kỹ Thuật Thành Nghĩa ở Bình Dương bày tỏ: Bộ Y Tế tăng tiền viện phí đó là một tin cực sốc đối với các công nhân, chúng tôi đấu tranh mãi nay nhà nước mới tăng được lương cho công nhân thêm 400,000/tháng. Chị than thở: “Lương thì tăng nhỏ giọt mà mọi thứ sinh hoạt đều tăng, nay Bộ Y Tế lại tăng viện phí, không biết có gì tăng nữa không biết, như thế thì công nhân chúng tôi sống sao được.”
Cái sự “có tiền thì mới xong” tuy cùng một kịch bản nhưng có trăm ngàn vẻ, linh động, tế nhị, trắng trợn, hạch sách hay cười xã giao cũng đi tới một kết luận y chang, nay ở VN đã trở thành “tiền lệ,” nói rõ là cái luật bất thành văn. Nó khốn nạn, cay độc ở đó. Đừng đổ cho “dân trí thấp.” Anh có học cao, hiểu biết rộng tới đâu mà khi cần cũng phải thi hành cái luật bất thành văn đó. Nếu không thì đừng bao giờ anh hy vọng xây được cái nhà, đừng mong người thân của anh được chữa chạy đàng hoàng.
Phác thảo dự án tháp truyền hình cao 636 m, cao nhất thế giới của VTV, cao hơn cả Nhật Bản.
Công nhân Nguyễn Thị Mai làm việc trong công ty Kỹ Thuật Thành Nghĩa ở Bình Dương bày tỏ: Bộ Y Tế tăng tiền viện phí đó là một tin cực sốc đối với các công nhân, chúng tôi đấu tranh mãi nay nhà nước mới tăng được lương cho công nhân thêm 400,000/tháng. Chị than thở: “Lương thì tăng nhỏ giọt mà mọi thứ sinh hoạt đều tăng, nay Bộ Y Tế lại tăng viện phí, không biết có gì tăng nữa không biết, như thế thì công nhân chúng tôi sống sao được.”
Cái sự “có tiền thì mới xong” tuy cùng một kịch bản nhưng có trăm ngàn vẻ, linh động, tế nhị, trắng trợn, hạch sách hay cười xã giao cũng đi tới một kết luận y chang, nay ở VN đã trở thành “tiền lệ,” nói rõ là cái luật bất thành văn. Nó khốn nạn, cay độc ở đó. Đừng đổ cho “dân trí thấp.” Anh có học cao, hiểu biết rộng tới đâu mà khi cần cũng phải thi hành cái luật bất thành văn đó. Nếu không thì đừng bao giờ anh hy vọng xây được cái nhà, đừng mong người thân của anh được chữa chạy đàng hoàng.
Phác thảo dự án tháp truyền hình cao 636 m, cao nhất thế giới của VTV, cao hơn cả Nhật Bản.
Một lá thư từ Virginia
Viết đến đây tôi nhận được cái e mail của ông Hoàng Hải Thủy, vài tuần gần đây ông phải đưa bà Alice (phu nhân của ông) bị té khá nặng đến bệnh viện ở Virginia (Mỹ). Tôi hỏi thăm, ông “meo” trả lời và kể chuyện về vụ khám chữa bệnh ở đó. Tôi ghi lại để bạn đọc so sánh, có lẽ chẳng cần bình luận dài dòng.
Trích thư ông Hoàng Hải Thủy gửi ngày 01-3-2016:
“HO sang Mỹ được hưởng nhiều ưu đãi: Được cấp Medicaid, Medicare, đau bệnh chữa không phải chi một đô. Bệnh Viện chữa tối đa, bao nhiêu tiền Nhà Nước trả, không phải hỏi có chi cho dịch vụ này không như trường hơp những người có Insurarnce - Bảo Hiểm -. Uyên Thao, Huy Sơn giải phẫu mấy lần, tiền bệnh phí cả mấy trăm ngàn đô, Nhà Nước trả hết.
Nhưng, tao nghe nói, tiêu chuẩn ưu đãi HO ở Mỹ không bằng ở Úc và Canada. Ở Úc sĩ quan VN được coi như sĩ quan Úc, bệnh điều trị ở Quân Y Viện. Tiêu chuẩn y tế cho người nghèo, người già ở Canada - tao nghe nói - cũng cao hơn ở Mỹ. Alice đau, gọi 911, một xe Ambulance, có xe Cứu Hỏa đi kèm, đến ngay trong 5 phút. Ba, bốn nurse - y tá, nam nữ - đến tận giường người bệnh, đưa lên cái giường có bánh xe, đẩy vào Ambulane. Vào khu gọi AISiYou - ICU Intense Care Unit: Khu Cấp Cứu Tối Đa - tìm bệnh, rồi lên phòng riêng nằm, nước biển dzô ngày đêm, bác sĩ đến thăm sáng tối, cần gì - tiểu, đại - nhấn chuông là có nurse vào phòng. Bệnh nhân vào, chữa trước đã, không cần biết bệnh phí trả làm sao. Hết bệnh, bác sĩ vào phòng gặp, nói về bệnh của mình. Lao công không nhận tiền tip. Những đêm tao thao thức bên giường Alice trong bệnh viện, tao mới thấy tính cách cao đẹp, hy sinh, thương người của những cô nurse - nữ y tá Mỹ. 90/100 nữ y tá Mỹ luôn tươi cười với người bệnh.Tao tin những người này sẽ được hưởng ân phúc.
Virginia có Fairfax Hospital lớn nhất, có đủ các khoa. Virginia Hospital Center nhỏ hơn, gần nhà tao chỉ chữa bệnh, không có chuyên khoa Mắt, Tim, Phổi. Virginia Hospital cao 8 tầng. Lần vào Viện mới đây, Alice nằm phòng 816, tầng 8. Trong phòng để sẵn tờ Menu. Sáng nhà bếp phone hỏi " Muốn ăn sáng món gì?" Trưa, tối lại hỏi ăn gì, chọn trong menu, order họ làm, lao công bưng khay thức ăn vào phòng. Alice ăn chút chút. Tao ăn những món này. Alice nằm thiêm thiếp, tao ra đứng cửa phòng, nhìn vẩn vơ ra hành lang. Nurse, lao công đi ngang, thường ghé hỏi "Do you need anything?" Alice muốn đi tiểu, đi tiêu, nhấn nút chuông - nút bấm chuông để trong giường, ít nhất có hai nurse vào ngay lo cho. Tầng 8 có 20 phòng, hành lang có 10 ô để 10 computer. Người đến nuôi người thân bị bệnh chẳng ai dùng những computer này. Khi người bệnh ra về, bác sĩ vào dặn dò về nhà phải làm sao, đưa một hồ sơ ghi rõ bệnh của người bệnh, các thứ thuốc phải uống ở nhà. Có xe Ambulance đưa về nhà, nurse đưa người bệnh vào tận giường. Như Alice đi không được, có chuyên viên đến nhà một tuần hai lần, luyện cho đi. Việc người đau vào nước biển ở nhà là không được, phải đến phòng mạch bác sĩ của mình.
Sáng nay thứ Hai, Alice vui, dễ chịu, ăn được, tao mới có tinh thần để viết những chuyện này. HHT”
Những người lao động vô diện. Trong hình chụp ngày 2 tháng Ba, 2016 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, các nông dân đang bỏ thóc vào bao để bán. Tại Việt Nam, giới lao động hầu như không có bảo hiểm sức khỏe theo đúng nghĩa, và nếu bị bệnh, họ mong không cần phải vào bệnh viện vì sẽ không chịu nỗi các chi phí y tế mà ngay cả giới nhà giàu cũng phải hối lộ để được chăm sóc khá hơn. (Hình: Stringer/ Getty Images)
Cảm ơn ông bạn thân của tôi đã cho biết những tin tức này, xin ơn trên ban phước lành cho bà Alice sớm bình phục. Đến đây trở lại chuyện ở VN trong tuần này dư luận cũng đang xôn xao gay gắt.
Trích thư ông Hoàng Hải Thủy gửi ngày 01-3-2016:
“HO sang Mỹ được hưởng nhiều ưu đãi: Được cấp Medicaid, Medicare, đau bệnh chữa không phải chi một đô. Bệnh Viện chữa tối đa, bao nhiêu tiền Nhà Nước trả, không phải hỏi có chi cho dịch vụ này không như trường hơp những người có Insurarnce - Bảo Hiểm -. Uyên Thao, Huy Sơn giải phẫu mấy lần, tiền bệnh phí cả mấy trăm ngàn đô, Nhà Nước trả hết.
Nhưng, tao nghe nói, tiêu chuẩn ưu đãi HO ở Mỹ không bằng ở Úc và Canada. Ở Úc sĩ quan VN được coi như sĩ quan Úc, bệnh điều trị ở Quân Y Viện. Tiêu chuẩn y tế cho người nghèo, người già ở Canada - tao nghe nói - cũng cao hơn ở Mỹ. Alice đau, gọi 911, một xe Ambulance, có xe Cứu Hỏa đi kèm, đến ngay trong 5 phút. Ba, bốn nurse - y tá, nam nữ - đến tận giường người bệnh, đưa lên cái giường có bánh xe, đẩy vào Ambulane. Vào khu gọi AISiYou - ICU Intense Care Unit: Khu Cấp Cứu Tối Đa - tìm bệnh, rồi lên phòng riêng nằm, nước biển dzô ngày đêm, bác sĩ đến thăm sáng tối, cần gì - tiểu, đại - nhấn chuông là có nurse vào phòng. Bệnh nhân vào, chữa trước đã, không cần biết bệnh phí trả làm sao. Hết bệnh, bác sĩ vào phòng gặp, nói về bệnh của mình. Lao công không nhận tiền tip. Những đêm tao thao thức bên giường Alice trong bệnh viện, tao mới thấy tính cách cao đẹp, hy sinh, thương người của những cô nurse - nữ y tá Mỹ. 90/100 nữ y tá Mỹ luôn tươi cười với người bệnh.Tao tin những người này sẽ được hưởng ân phúc.
Virginia có Fairfax Hospital lớn nhất, có đủ các khoa. Virginia Hospital Center nhỏ hơn, gần nhà tao chỉ chữa bệnh, không có chuyên khoa Mắt, Tim, Phổi. Virginia Hospital cao 8 tầng. Lần vào Viện mới đây, Alice nằm phòng 816, tầng 8. Trong phòng để sẵn tờ Menu. Sáng nhà bếp phone hỏi " Muốn ăn sáng món gì?" Trưa, tối lại hỏi ăn gì, chọn trong menu, order họ làm, lao công bưng khay thức ăn vào phòng. Alice ăn chút chút. Tao ăn những món này. Alice nằm thiêm thiếp, tao ra đứng cửa phòng, nhìn vẩn vơ ra hành lang. Nurse, lao công đi ngang, thường ghé hỏi "Do you need anything?" Alice muốn đi tiểu, đi tiêu, nhấn nút chuông - nút bấm chuông để trong giường, ít nhất có hai nurse vào ngay lo cho. Tầng 8 có 20 phòng, hành lang có 10 ô để 10 computer. Người đến nuôi người thân bị bệnh chẳng ai dùng những computer này. Khi người bệnh ra về, bác sĩ vào dặn dò về nhà phải làm sao, đưa một hồ sơ ghi rõ bệnh của người bệnh, các thứ thuốc phải uống ở nhà. Có xe Ambulance đưa về nhà, nurse đưa người bệnh vào tận giường. Như Alice đi không được, có chuyên viên đến nhà một tuần hai lần, luyện cho đi. Việc người đau vào nước biển ở nhà là không được, phải đến phòng mạch bác sĩ của mình.
Sáng nay thứ Hai, Alice vui, dễ chịu, ăn được, tao mới có tinh thần để viết những chuyện này. HHT”
Những người lao động vô diện. Trong hình chụp ngày 2 tháng Ba, 2016 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, các nông dân đang bỏ thóc vào bao để bán. Tại Việt Nam, giới lao động hầu như không có bảo hiểm sức khỏe theo đúng nghĩa, và nếu bị bệnh, họ mong không cần phải vào bệnh viện vì sẽ không chịu nỗi các chi phí y tế mà ngay cả giới nhà giàu cũng phải hối lộ để được chăm sóc khá hơn. (Hình: Stringer/ Getty Images)
Cảm ơn ông bạn thân của tôi đã cho biết những tin tức này, xin ơn trên ban phước lành cho bà Alice sớm bình phục. Đến đây trở lại chuyện ở VN trong tuần này dư luận cũng đang xôn xao gay gắt.
Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới để làm cỗ cho thiên hạ xơi
Theo công văn do Phó tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) Nguyễn Thành Lương trình Thủ tướng Chính phủ, hiện VTV cùng hai đối tác là Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG đã thành lập Công ty CP Tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636 m - cao nhất thế giới - tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội).
VTV dẫn lời phát biểu của Tổng giám đốc Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636 m, hơn tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634 m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600 m).
Hầu hết các nhà phê bình cho rằng kinh phí đầu tư của dự án rất khổng lồ, từ $1.3 đến $1.5 tỷ USD nhưng không mang lại kết quả thực tế nào, trái lại còn đi ngược xu hướng thế giới. Tôi chỉ nêu hai ý kiến của các nhà trí thức VN:
- GS-TS Phạm Ngọc Đăng đánh giá: “Hiện nay cũng không có nước nào mặn mòi với tháp truyền hình cao nữa. Nhật Bản xây tháp truyền hình để phục vụ truyền hình chứ không có mục đích kinh doanh dịch vụ hay kinh doanh bất động sản như VTV. Nhất là từ khi công nghệ truyền hình chuyển sang số hóa thì tháp truyền hình cao nghễu nghện đã lùi vào dĩ vãng. Việc xây tháp còn đi ngược lại với xu thế của thế giới vì hiện nay các nước đều chuyển sang làm truyền hình cáp, tín hiệu vệ tinh.”
- TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng đó chì là cách “Bày cỗ ra ăn.” Ông nói thẳng: “Đầu tư thì phải có lợi nhưng cái lợi cần được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. “Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì? Khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì.”
Còn nhớ Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam sau khi UBND thành phố Sơn La dự tính kinh phí 1,400 tỷ để xây dựng tượng đài trong thành phố. GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.”
Vậy xin mạn phép hỏi giáo sư Ngô Bảo Châu, ngài có lập lại câu phê bình này không?
VTV dẫn lời phát biểu của Tổng giám đốc Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636 m, hơn tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634 m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600 m).
Hầu hết các nhà phê bình cho rằng kinh phí đầu tư của dự án rất khổng lồ, từ $1.3 đến $1.5 tỷ USD nhưng không mang lại kết quả thực tế nào, trái lại còn đi ngược xu hướng thế giới. Tôi chỉ nêu hai ý kiến của các nhà trí thức VN:
- GS-TS Phạm Ngọc Đăng đánh giá: “Hiện nay cũng không có nước nào mặn mòi với tháp truyền hình cao nữa. Nhật Bản xây tháp truyền hình để phục vụ truyền hình chứ không có mục đích kinh doanh dịch vụ hay kinh doanh bất động sản như VTV. Nhất là từ khi công nghệ truyền hình chuyển sang số hóa thì tháp truyền hình cao nghễu nghện đã lùi vào dĩ vãng. Việc xây tháp còn đi ngược lại với xu thế của thế giới vì hiện nay các nước đều chuyển sang làm truyền hình cáp, tín hiệu vệ tinh.”
- TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng đó chì là cách “Bày cỗ ra ăn.” Ông nói thẳng: “Đầu tư thì phải có lợi nhưng cái lợi cần được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. “Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì? Khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì.”
Còn nhớ Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam sau khi UBND thành phố Sơn La dự tính kinh phí 1,400 tỷ để xây dựng tượng đài trong thành phố. GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.”
Vậy xin mạn phép hỏi giáo sư Ngô Bảo Châu, ngài có lập lại câu phê bình này không?
Văn Quang (4 tháng 3, 2016)