Nhật báo Libéraration số ra ngày 07/4/2016 có đăng bài điều tra mang chủ đề: “Tập cận Bình siết chặt truyền thông”. Thông tín viên của tờ này tại Bắc Kinh nhấn mạnh, kiểm duyệt đã được tăng cường trong những năm gần đây và còn ác liệt hơn từ khi nổ ra vụ “Panama Papers”. Tìm kiếm và xóa hết tất cả những thông tin về “Panama Papers” không nêu ra bất kỳ chủ đề nào liên quan và điều nầy không có ngoại lệ nào. Nếu tìm thấy trên mạng một nội dung từ báo nước ngoài tấn công Đại Lục, thì sẽ bị “xử lý nghiêm khắc”. Đó là những chỉ thị rõ ràng, được gởi đến các nhà báo TC ngày 4/4/2016.
Tại Hoa Lục, người dân khó có thể tìm hiểu các thông tin về tài liệu Panama Papers vì nó bị chặn bởi tường lửa trên Internet. Trong khi đó, tài liệu nầy đang gây chấn động trên thế giới với hàng loạt phóng sự điều tra của các tờ báo uy tín, thì truyền thông tại TC lại tỏ ra lạnh nhạt với vấn đề nầy. Theo truyền thông phương Tây, người thân của quan chức TC có liên quan tới các hoạt động tài chánh ở nước ngoài mà tài liệu Panama Papers ghi lại.
Hồ sơ Panama tiết lộ rằng thân nhân giàu có của một số lãnh đạo ĐCSTQ, trong đó bao gồm Tập Cận Bình, đã sử dụng những thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu tài sản khổng lồ của mình. Danh sách nầy còn gồm có ít nhất 8 Ủy viên đương chức hoặc đã nghỉ hưu của Bộ Chính Trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung ương ĐCSTQ. Tám nhân vật chóp bu nầy nằm trong số 140 chính trị gia trên thế giới bị cáo buộc có liên quan trực tiếp đến các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.
Một trong số đó được tiết lộ là tài khoản của người anh rể của Tập Cận Bình là ông Đặng Gia Quý (Deng Jiagui) là chồng bà Tập Kiều Kiều, chị gái của Tập Cận Bình. Ông Đặng Gia Quý thành lập 2 công ty tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2009. Trong hồ sơ Panama cũng có tên người gởi tiền là bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và bà Jasmine Li, cháu gái của Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính Trị ĐCSTQ…
Công ty của bà Lý Tiểu lâm, tên Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn bà Jasmin Li thì nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn ở tuổi thiếu niên. Hai đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị ĐCSTQ là Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có thân nhân mà tên tuổi hiện ra trong hồ sơ Panama. Những cáo buộc nầy bị báo chí chính thống và giới Truyền thông tại Hoa Lục ra sức bưng bít thông tin chặt chẽ để bảo vệ uy tín của Tập Cận Bình và các ủy viên ĐCSTQ. Trong khi họ Tập đang điều hành chiến dịch “Đả hổ đập ruồi”, nhằm tiêu diệt tham nhũng tại Hoa Lục thì anh rể và một công sự của ông ta lại được cho là đã rửa tiền hàng trăm triệu USD ở nước ngoài.
Theo Hiệp hội Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ), các thành viên trong gia đình của ít nhất 8 nhân vật kể trên đã và đang là Ủy viên BCT/ ĐCSTQ, cơ quan quản lý cao nhất của TC đã tham gia vào các hoạt động tài chính bí mật thông qua công ty luật Massack Fonseca, có trụ sở Panama. Các quan chức TC và người thân của họ là một phần trong cuộc điều tra trong vụ The Panama Papers, tiết lộ thông tin tài chính bí mật của hơn 100 chính trị gia trên toàn thế giới. Danh sách các chính trị gia nổi bật này có Thủ tướng của Iceland và Pakistan, Tổng thống Ukraine và nhà vua của Arab Saudi…Cuộc điều tra cũng tiết lộ các cộng sự của ông Putin tuồn ra nước ngoài đến 2 tỷ USD trong những năm qua.
Theo ICIJ, hàng trăm phóng viên đến từ 78 quốc gia đã phân tích hàng triệu tài liệu, tổng hợp 40 năm và bắt đầu công bố những bí mật bắt đầu từ ngày 3/4/2016. Bộ hồ sơ khổng lồ này được một nguồn tin giấu tên gửi cho tờ báo Đức Suddeutsche Zeitun hơn một năm trước. Việc sở hữu một công ty nước ngoài không có nghĩa là bất hợp pháp, nhưng các công ty ma này lại thường được sử dụng để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp gồm rửa tiền & trốn thuế. Sau đây là những nguồn tin chi tiết về những nhân vật điển hình:
[1] CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH: Deng Jiagui, anh rể của Tập Cận Bình đã là giám đốc và thành viên cổ đông của 2 công ty ma được thành lập tại Virgin Islands, Anh Quốc hồi tháng 9/2009, khi Tập Cận Bình đang là thành viên trong BCT Tàu Cộng. Khi Tập Cận Bình trở thành TBT kiêm chủ tịch TC vào năm 2012, hai công ty của ông Deng Jiagui cũng ngưng hoạt động. Trong một báo cáo hồi năm 2012 do Bloomberg đăng tải, ông Deng Jiagui và vợ là Qui Qiaoqiao (chị gái Tập Cận Bình) đã sở hữu khối tài sản lên tới hàng trăm triệu USD gồm nhiều bất động sản, cổ phiếu và các tài sản khác.
Năm 2012, ngay sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo chóp bu quyền lực tại TC, Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch rầm rộ chống tham nhũng làm sạch nội bộ ĐCSTQ, đồng thời để củng cố vị thế quyền lực tuyệt đối của mình. Nhưng, thật trớ trêu, cũng trong năm đó, một cuộc điều tra của hãng tin Bloomberg News phát giác ra các khoản tiền đầu tư lên tới 365 triệu USD của gia đình ông Tập còn là phó Chủ tịch nước. Một phần của khối tài sản trên được đặt vào công ty của Đặng Gia Quý (Deng Jiagui)
[2] CỰU THỦ TƯỚNG LÝ BẰNG: Lý Bằng là Thủ tướng TC từ năm 1987 – 1998. Con gái của ông ta là bà Li Xiaolin và chồng là Liu Zhiyuan là cổ đông duy nhất của công ty ở Virgin Islands. Ngoài ra, bà Li còn có một cái tên khác là “Xiaolin Liu-Li” trong hộ chiếu Hồng Kông của mình. Bà Li được mệnh danh là “Nữ hoàng năng lượng” do bà là phó Chủ tịch Tập đoàn năng lượng nhà nước TC là “Power Investment Corp.”
[3] CỰU ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ GIẢ KHÁNH LÂM: Ông Giả Khánh Lâm là người có quyền đứng thứ 4 trong BCT/TQ từ năm 2002 – 2012. Tháng 12/2010, cháu gái ông là Jasmin Li, khi đó đang theo học tại Đại học Stanford, đã trở thành cổ đông duy nhất của công ty Harvest Sun Ltd, một công ty cũng được thành lập tại Virgin Islands hồi năm 2009. Harvest Sun được chuyển giao cho Jasmin Li từ tay Zhang Yuping, nhà sáng lập của công ty phân phối đồng hồ hàng đầu TC Hengdeli với giá 1 USD. Jasmin Li còn sở hữu 2 công ty khác ngoài Harvest Sun, là 2 công ty tư vấn được thành lập tại Bắc Kinh.
[4] CON RỂ TRƯƠNG CAO LỆ: Phó thủ tướng và là thành viên quyền lực thứ 7 trong thường vụ BCT/TC, Lee Shing Put (Lý Thánh Phát) là cổ đông của Zennon Capital Management đăng ký tại quần đảo Virgin của Anh và 2 công ty khác, Sino Reliance Networks và Glory Top Investments.
[5] GIẢ LỆ THANH: Con dâu ông Lưu Vân Sơn – Ủy viên Thường vụ BCT phụ trách tuyên truyền, là cổ đông và thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Ultra Time Investment đăng ký tại Virgin, Anh Quốc.
Trong danh sách vừa được công bố còn xuất hiện nhiều triệu phú, tỷ phú trong giới doanh nhân TC, ít nhiều có liên hệ với các cựu lãnh đạo chính trị từ Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào hay cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Tưởng cũng nên nhắc lại, năm 2012, Nhật báo New York Times đã cho công bố một tài liệu điều tra đánh giá tài sản của gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tới 2.7 tỷ USD.
Tòa nhà Arango Orillac tại Panama, nơi có trụ sở Công ty luật Massack Fonseca, khởi điểm của vụ bê bối thế kỷ Panama Papers, đã lộ mặt hàng loạt lãnh đạo thế giới tẩu tán tài sản quốc gia và vụ tai tiếng thế kỷ này bắt đầu nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Hàng chục nguyên thủ quốc gia, con cháu, thân nhân của họ, từ Tập Cận Bình cho đến Putin, từ các ông hoàng dầu hỏa đến tổng thống một số quốc gia châu Phi nghèo đói đã bị phát hiện là khách hàng của hệ thống trốn thuế lừa đảo này.
Ngay từ chiều chủ nhật 3/4/2016, hơn 100 cơ quan truyền thông quốc tế công bố danh sách tài sản hàng tỷ USD cất giấu tại các thiên đường thuế, qua công ty bình phong đặt tại Panama, Trung Mỹ. Đây là vụ lộ tẩy kỷ lục trong lịch sử báo chí với 11,5 triệu tài liệu, giờ được gọi là vụ “Panama Papers”, nhiều gấp 10 lần tai tiếng “Offshore Leaks” được công bố vào năm 2013.
Ở Đại Lục, tài sản của các lãnh đạo ĐCSTQ và chính phủ được xem như là bí mật quốc gia và bị chính quyền kiểm duyệt nghiêm nhặt để không làm mất hình ảnh của cấp lãnh đạo tuyệt đối trong sạch không hề tham nhũng, họ luôn luôn xứng đáng là công bộc của nhân dân. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi thấy hôm nay, giới truyền thông, báo chí cũng lên tiếng ồn ào đưa tin các phát giác vụ Panama Papers liên quan đến những nhân vật nước ngoài như Putin chẳng hạn; thế nhưng, họ lại tuyệt đối bưng bít chặt chẽ những thông tin liên quan tới danh tánh những cấp lãnh đạo ĐCSTQ như Tập Cận Bình…Trong khi địa chỉ trang mạng của ICIJ bị chặn lại tại TC, chủ đề nhạy cảm này cũng đang được giám sát vô cùng chặt chẻ trên mạng xã hội nội địa Vi bác (Weibo) nhằm mục đích bảo vệ uy tín của Tập Cận Bình. Nhưng, làm sao lấy thúng úp miệng voi?!!!
Liên minh các Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) cho biết 30% các hoạt động công ty Mossack Fonseca diễn ta tại Tàu Cộng. Công ty Mossack Fonseca có văn pòng đại diện ở 8 thành phố tại TC nhiều nhất thế giới. Theo tin từ Bloomberg, Mossack Fonseca đã thu phí đối với hơn 16.300 công ty ma được thành lập qua các văn phòng của công ty luật này ở Hồng Kông và Đại Lục. Cổ đông của các công ty ma được Mossak Fonseca thành lập cho khách hàng ở Đại Lục và Hồng Kông được ICIJ cho là bao gồm nhiều mối liên quan tới các nhà lãnh đạo tối cao TC đặc biệt là người thân của Tập Cận Bình. Hiện nay, những thông tin liên quan tới người thân của Tập Cận Bình đã bị lọc khỏi truyền thông TC.
Trong bài xã luận ngày 5/4/2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phụ bản của Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, cáo buộc giới tuyền thông phương Tây do Mỹ hậu thuẫn dùng những vụ rò rỉ thông tin như thế này để tấn công những mục tiêu chính trị tại các quốc gia ngoài phương Tây. Nhưng, trên thực tế tài liệu Panama là dự án điều tra được Hiệp hội các nhà báo Điều tra Quốc Tế (ICIJ) và Dự án Tố cáo Tham nhũng, Tội phạm (OCCRP) cùng hơn 100 hãng truyền thông trên toàn thế giới, phối hợp điều tra hơn 1 năm qua.
Trang Web của OCCRP cho biết, OCCRP là chương trình phi lợi nhuận, với sự hợp tác của nhiều trung tâm điều tra phi lợi nhuận trong khu vực và các cơ quan truyền thông lợi nhuận đọc lập trải dài từ Đông Âu tới Trung Á. OCCRP được hỗ trợ bởi Quỹ Dân Chủ Mỹ (UNDEF), Cơ quan Phát triễn Quốc tế Mỹ (USAID) và Quỹ Xã hội mở của Hoa Kỳ).
Nhận định của báo chí Páp, Panama Papers xuất hiện đặc kín trên các trang nhất báo Pháp số ra ngày 05/4/2016. Le Monde trên trang nhất, với hai mầu chủ yếu đen và đỏ, bên hàng tít đậm “Tiền cất giấu của các Lãnh đạo Nhà nước”. “Cơn chấn động thế giới vụ Panama Papers” như nhận xét của Le Figaro. Libération cho rằng: “Vụ Panama Papers: Đấy còn là cuộc chiến thuế khóa”. Hay như “Để chấm dứt với các thiên đường khóa”, tựa đề của La Croix.
Đây chắc chắn là vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử. Le Figaro nhận định: “Hiện chỉ mới có một phần thông tin được công bố”. Le Figaro tin rằng vụ tai tiếng toàn cầu này sẽ gây ra một dư chấn mạnh và nhiều quốc gia có nguy cơ bị chao đảo.
Tại Iceland, đang gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị: Phe đối lập yêu cầu Thủ tướng từ chức và thông báo biểu tình. Về phần mình, Nga tố cáo đó là một âm mưu của tình báo Mỹ. Trong khi đó, tại Tàu Cộng : “ĐCSTQ bị vấy bẩn”, đây là tựa bài nhận định của Le Figaro. Trước những các tiết lộ chấn động tày đình này, theo lệnh của chính quyền, truyền thông nhà nước hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Le Figaro và Les Echos cho biết là trang mạng của ICIJ đã bị chặn hoàn toàn tại Tàu Cộng.
Đối với Le Monde, nhật báo chính tham gia vào cuộc điều tra với hàng trăm tờ báo khác trên thế giới, vụ Panama Papers này đã thật sự gây choáng và ghê tởm:
- Choáng là do các con số đưa ra gần 11,5 triệu tài liệu nội bộ của văn phòng luật sư Mossack Fonseca bị rò rỉ; 107 báo đài tại 76 quốc gia phối hợp điều tra phân tích; 214.000 công ty bình phong đã được Mossack Fonseca thành lập hay quản lý tại 21 thiên đường thuế và cho các khách hàng đến từ 200 quốc gia khác nhau.
- Ghê tởm là do những cái tên được phát hiện. Từ quốc vương Arab Saudi, Thủ tướng Iceland, những thân nhân của Tập Cập Bình, người thân của Putin. Tổng cộng danh sách đưa ra có đến 128 các nhân vật chính trị cao cấp trên toàn thế giới (thẩm phán cao cấp, thống đốc ngân hàng trung ương, bộ trưởng, nghị sĩ…) nằm bên cạnh các trùm ma túy, các tỷ phú và danh thủ bóng đá…. Một câu hỏi đặt ra làm thế nào chấm dứt tình trạng lạm dụng các công ty bình phong để trốn thuế? Le Monde trong bài xã luận cho biết rằng: “Đấy sẽ là một cuộc chiến dài hơi”.
Nếu tin tức của Panama Papers lọt được vào chốn lao tù nơi giam giữ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Họ sẽ cười ngất và chửi thề: “Tiểu nà má thằng Tập Cận Bình chẳng những nó nham hiểm mà còn thâm độc. Nó bao che cho gia đình của nó, cũng tham nhũng thối nát như tụi mình! Thế tại sao nó muốn triệt hạ tụi mình, bắt tụi mình giam vào nhà lao này chứ?”
Điều này chứng tỏ rằng, Tập Cận Bình dưới vỏ bọc “đả hổ đập ruồi” để củng cố quyền lực thống trị. Chuỗi các sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây, cho thấy phe Tập và phe đối thủ của họ là cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bước vào cuộc đấu tranh giành quyền lực thống trị cuối cùng. Những vụ trấn áp và bắt bớ hơn 300.000 người trong năm qua bị sa lưới và bị trừng phạt về tội tham nhũng. Nhưng giới chỉ trích vụ trấn áp nói rằng đây là cách Tập Cận Bình truy đuổi những kẻ thù chính trị.
Ông Willy Lam – Học giả về TQ tại Đại học Hồng Kông – nói những vụ rò rỉ mới đây đã đem lại trọng lượng cho lập luận của họ là đúng. Ông nói: “Sự kiện quá nhiều thành viên của cái được gọi là “quý tộc đỏ”, con cái nhiều đảng viên, bộ trưởng và thành viên BCT, đã được miễn trừ, làm tăng thêm cảm tưởng của dân chúng là Tập Cận Bình đã chủ mưu chiến dịch “chống tham nhũng” trong hay 3 năm qua chủ yếu là nhắm mục tiêu triệt hạ các kẻ thù chính trị của ông ta”.
Theo Đa Chiều ngày 5/4/2016 đưa ra lời bình luận rằng: “Phản ứng của người phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi “không bình luận” về vụ “Hồ sơ Panama” là thiếu khôn ngoan, sai lầm. Trong khi hồ sơ Panama Papers tiếp tục phanh phui các bê bối tài chánh, trốn thuế của giới nhà giàu thì TQ vẫn bịt tai giả điếc. Hệ thống truyền thông TC đều không được đưa một tin nào về vụ này, chỉ mỗi tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ gán sự kiện “Panama Papers” với âm mưu của “thế lực thù nghịch phương Tây”, nhưng lại giấu nhẹm các thông tin liên quan đến hoạt động được cho là rửa tiền, che giấu tài sản của thân nhân các quan chức hàng đầu TC, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đa chiều cho rằng, xử lý như vậy chắc chắn không thể làm cho người dân Đại Lục tâm phục khẩu phục. Việc cần làm là các lãnh đạo TC nên chấp nhận sự thật, đối diện vấn đề và đều tra ngọn ngành, không phải tìm cách bịt tai giả điếc. Cụ thể là các trường hợp của Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình có 3 công ty ở “thiên đường trốn thuế”.
Hậu Hán Thư viết rằng: “Một nhà không quét, sao quét được thiên hạ?”. Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, một lòng muốn xây dựng một sự nghiệp lẫy lừng. Một hôm, người bạn Tiết Cần tới thăm viếng. Nhìn thấy Trần Phiên sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”Trần Phiên trả lời: “Đại trượng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?” Tiết Cần liền đáp lại:“Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?” Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời nào.
Đó là câu chuyện thời xưa. Ngày nay, cũng nhiều loại người như Trần Phiên, đó là Tập Cận Bình. Họ Tập muốn quét sạch tham nhũng tại Đại Lục bằng chiêu “đả hổ diệt ruồi”. Nhưng, trong nhà họ Tập còn tồn tại một con hổ to tướng tên Deng Jiagui, tại sao Tập Cận Bình không quét, sao có thể quét sạch tham nhũng trong thiên hạ?
Tham vọng của Tập Cận Bình muốn quét sạch tham nhũng trong thiên hạ là điều không sai, nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ Tập không ý thức được rằng, muốn quét thiên hạ, chính là phải bắt đầu từ quét một nhà trước, trước khi nghĩ tới chuyện quét thiên hạ.
Tập Cận Bình có rất nhiều kẻ thù, họ Tập đã thoát chết trong 6 vụ mưu sát và một vụ đảo chánh của phe Giang Trạch Dân. Sau Đại hội thứ 18 của ĐCSTQ bắt đầu từ ngày 8/11/2012, Tập Cận Bình được bầu là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào, nắm trọn quyền lực trong 3 chức vụ: Chủ tịch ĐCSTQ – Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quân Ủy Trung ương. Nhưng, mặc dù đã nghỉ hưu, thế lực của Giang Trạch Dân còn rất mạnh nên âm mưu muốn loại Tập Cận Bình ra khỏi sân chơi quyền lực bằng 2 cách: đảo chính hoặc ám sát.
Tập Cận Bình thoát hiểm trong 6 vụ mưu sát: tai nạn giao thông, tiêm thuốc độc, gài bom trong phòng họp, bắn tỉa, cho nổ xe lửa và cho nổ nhà kho ở Thiên Tân. Thế nhưng, Tập Cận Bình may mắn thoát chết và dưới vỏ bọc bài trừ tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, họ Tập quyết ra tay triệt hạ những tay chân thân tín của Giang Trạch dân từng người một như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, tướng Từ Tài Hậu…và sau cùng là tiêu diệt Giang Trạch Dân để trừ hậu họa.
Dư luận cho rằng, sở dĩ Giang Trạch Dân cố bám quyền lực, duy trì vây cánh trong ĐCSTQ là để bảo vệ tánh mạng do tội ác diệt chủng, đàn áp phong trào Pháp Luân Công, và dã man nhất là mổ sống người để lấy nội tạng. Tòa án Quốc tế Tây Ban Nha đã phát lệnh truy nã Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán…Vì thế họ Giang cần duy trì tay chân bộ hạ trong chính quyền, nắm giữ quyền lực và sau đó loại Tập Cận Bình ra khỏi quyền lực, xây dựng lại chế độ như trước đây mà không có Giang Trạch Dân.
Sau vụ nổ nhà kho ở Thiên Tân ngày 12/8/2015, Tập Cận Bình ra lệnh bắt khẩn cấp Giang Trạch Dân. Ngày 15/8/2015, Giang Trạch Dân bị áp giải tới quản thúc ở nơi bí mật nào đó. Đến ngày 3/9/2015, Tập Cận Bình đưa họ Giang ra mắt công chúng trong buổi lễ Duyệt binh nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng quân phiệt Nhật kết thúc Thế chiến II.
Các nhà quan sát cho rằng Tập Cận Bình muốn chứng tỏ rằng, họ Giang đang nằm trong tay của ông ta, đồng thời gởi một thông điệp đến phe cánh của họ Giang để cảnh báo họ hãy từ bỏ tham vọng chống lại ông ta. Giang Trạch Dân và 2 người con đã bị quản thúc. Người thân tín là Tăng Khánh Hồng cũng bị hạn chế sự di chuyển. Bài xã luận trên báo Nhân Dân chỉ trích nặng nề nhắm vào Giang Trạch Dân: “Đã can thiệp quá mức vào công việc của những người thừa kế…không vui vẻ về hưu mà trái lại còn làm nhiều việc để tăng cường quyền lực”.
Giang Trạch Dân lãnh đạo ĐCSTQ từ năm 1989 – 2002. Sau đó còn bám lấy quân đội với chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm 2 năm nữa. Trước khi rời quyền lực, họ Giang còn gài người thân tín vào bộ máy lãnh đạo. Đó là nâng số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị từ 7 người lên 9 người để đưa La Cán và Chu Vĩnh Khang vào nắm ngành an ninh. Chu Vĩnh Khang đã mở rộng hệ thống cảnh sát, an ninh, mật vụ với ngân sách khổng lồ 120 tỷ USD, lớn hơn ngân sách Bộ Quốc Phòng. Đàn em của Giang là Quách Bá Hùng, Thượng tướng Từ Tài Hậu (Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương thâu tóm quyền lực của Hồ Cẩm Đào) nên Giang Trạch Dân bị xem như “bố già; vì vậy, Tập Cận Bình phải tận diệt Giang Trạch Dân.
Để ngăn chận Tập Cận Bình lên thay Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch sẽ bắt ép Tập Cận Bình phải rời bỏ quyền lực như Đặng Tiểu Bình đã bắt ép Hoa Quốc Phong trước kia. Kế hoạch nầy đuợc giao cho Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai tiến hành trôi chảy. Thế nhưng đúng vào lúc đó, một sự việc xảy ra làm đảo lộn kế hoạch. Đó là buổi tối ngày 6/2/2012, Giám đốc CA Trùng Khánh tên Vương Lập Quân chạy vào tòa Lãnh sự Mỹ ở Thành Đô, Liêu Ninh xin tỵ nạn.
Bạc Hy Lai hốt hoảng đem 70 xe cảnh sát và xe bọc thép đến bao vây Tòa Lãnh sự Mỹ đòi trả người. Thời gian 36 tiếng đồng hồ trong tòa Lãnh sự Mỹ, Vương Lập Quân trao cho Mỹ nhiều tài liệu về đàn áp và mổ lấy nội tạng của thành viên Pháp Luân Công, về vợ Bạc Hy Lai giết chết thương gia người Anh là Neil Heywood…Mỹ không cho Vương Lập Quân tỵ nạn, nên một Thứ trưởng Bộ An Ninh đến hộ tống họ Vương ra khỏi vòng vây của Bạc Hy Lai và đưa họ Vương về Bắc Kinh.
Vương Lập Quân tiết lộ kế hoạch đảo chánh Tập Cận Bình và sẽ được thực hiện vào sau Tết Nguyên Đán 2012, dùng truyền thông hải ngoại tung ra những chỉ trích về bí mật của Tập Cận Bình nhằm làm suy giảm quyền lực của họ Tập trong ĐCSTQ và dùng ĐCSTQ đưa Bạc Hy Lai lên tiếp nhận chức vụ Bí thư ủy Ban Chính Trị và Tư pháp nắm giữ hệ thống cảnh sát vũ trang, công an, mật vụ, hệ thống tòa án và Viện Kiểm sát.
Bước kế tiếp là khi Bạc Hy Lai nắm được chức vụ lãnh đạo ngành An ninh thì Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang thừa cơ bắt ép Tập Cận Bình trao quyền. Vì 6 người trong 9 Ủy viên Thường vụ BCT là người thuộc nhóm Thượng Hải của Giang Trạch Dân. Vương Lập Quân bị 15 năm tù về những tội đồng lõa với Bạc Hy Lai. Vì thế, họ Vương mới vào xin tỵ nạn ở tòa Lãnh sự quán Mỹ, Thành Đô…
Mới đầu năm 2016 đã có nhiều thông tin cho rằng, ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đang bị giam lỏng và khẳng định ngày tàn của hai người này không còn xa nữa. Trong thời điểm cục diện chính trị căng thẳng với nhiều đợt sóng ngầm, có dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đang đẩy mạnh kế hoạch nhắm vào gia tộc Giang Trạch Dân để trả thù.
Cùng thời gian này, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đăng bài viết, tuyên bố gay gắt rằng: “Chống tham nhũng cho dù gian khổ thế nào cũng phải luôn duy trì cường độ áp lực cao, không thể không trừ tận gốc cái ác…”
Sau đó truyền thông Đại Lục hưởng ứng đưa tin bài viết có chủ đề: “Ủy ban Kỷ luật Trung Ương tuyên bố: Có cựu lãnh đạo cấp cao từng nắm binh quyền đang mở rộng vây cánh”. Có thấy rằng, từng chữ trong chủ đề nầy đều ám chỉ vào Giang Trạch Dân.
Tóm lại, theo Hồ sơ Panama, vợ chồng chị ruột của Tập Cận Bình đã thông qua Mossack Fonseca có 3 công ty ở quần đảo Virgin, Anh quốc, đã tích lũy được “hàng trăm triệu USD”. Trong đó, ông Deng Jiagui, chồng bà Qui Qiaoqiao (Tập Kiều Kiều) chị của Tập Cận Bình, thu mua Công ty Supreme Victory Enterprises Ltd vào năm 2004, rồi 5 năm sau tiếp tục mua 2 công ty Best Effect Enterprises Ltd và Weath Ming International Ltd.
Chắc chắn sự phát hiện này của hồ sơ Panama Papers là tử huyệt của Tập Cận Bình, có thể nó sẽ làm cho chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình lâm vào bế tắc vì các quan chức trong PLA tha hóa chống đối và họ sẽ dùng hồ sơ Panama Papers làm vũ khí lợi hại phản công quyết liệt chống lại Tập Cận Bình và số phận của ĐCSTQ đang bị đe dọa, đặc biệt là trong lĩng vực an ninh và các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Changbaishan dẫn lời của một quan chức thuật lại lời của Tập Cận Bình: “Đội quân tham nhũng và đội quân chống tham nhũng đang đối đầu với nhau và thế bế tắc đã xuất hiện”. Tờ Nhân dân Nhật báo của TC cũng đã đăng bài cảnh báo rằng, đội quân tham nhũng sẽ có những hành động phản công quyết liệt chống chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, vì họ phát hiện qua hồ sơ Panama Papers, rò rỉ thông tin thân nhân của Tập Cận Bình lập công ty ma tại Anh, tài sản lên tới hàng trăm USD”. Tập Cận Bình cũng tham nhũng thối nát có hơn gì họ đâu !!!
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ