Ngày 30 tháng 4, ngày tự do bị bức tử, không những là mối hận trong lòng d ânViệt, mà còn là vết chém trên lưng nhiều người cộng sản thức tỉnh với nỗi lòng ray rứt hối hận đã lầm đường lạc lối. Nỗi uất hận như vết chém oan nghiệt đó đã trào tuôn thành thi ca, mà mỗi lần Tháng Tư về, lại ngân lên những vần điệu xé lòng người Việt bốn phương.
Trước hết, hãy nghe Vĩnh Liêm bày tỏ nỗi niềm đau xót của dân Việt khi bỏ nước ra đi, như thể cắt đứt dòng sữa mẹ:
Chuyện bi thảm của Miền Nam bức tử,
Là chuyện buồn của lịch sử sang trang.
Là niềm đau uất hận đã dâng tràn,
Là ly cách muôn đời dòng sữa Mẹ.
Là chuyện buồn của lịch sử sang trang.
Là niềm đau uất hận đã dâng tràn,
Là ly cách muôn đời dòng sữa Mẹ.
Nhưng theo Vĩnh Liêm, ra đi không phải là vĩnh biệt, mà để tìm lối quay về giải cứu quê hương. Lối về đã mở và giờ lịch sử đã điểm:
Ngày Quốc Hận năm nay, ai thức ngủ?
Ai thành tâm thắp sáng một niềm tin?
Ai lo toan cho hạnh phúc dân mình?
Hãy đứng dậy cùng đi làm lịch sử!
Giờ đã điểm, ta không còn do dự,
Lịch sử nào cũng có lúc sang trang.
Là anh hùng nên dõng dạc, hiên ngang,
Viết trang sử, tạo nên thời thế mới.
Ai thành tâm thắp sáng một niềm tin?
Ai lo toan cho hạnh phúc dân mình?
Hãy đứng dậy cùng đi làm lịch sử!
Giờ đã điểm, ta không còn do dự,
Lịch sử nào cũng có lúc sang trang.
Là anh hùng nên dõng dạc, hiên ngang,
Viết trang sử, tạo nên thời thế mới.
Ngọc Bội não nùng hơn với những lời thơ chua xót như cung đàn bạc mệnh, với ngọn bút trào tuôn máu lệ:
Khúc bạc mệnh đàn đã trả xong?
Mà bao đau đớn chất trong lòng.
Vết thương còn thấm trên trang giấy
Ngọn bút chưa ngừng máu chảy tuôn!
Bao tháng năm qua đời nghiệt ngã
Nỗi nhà tan tác mất quê hương.
Oan khiên đổ xuống bao oan khuất
Giặc đỏ lộng hành gieo thảm thương.
Bút Trẻ với lời thơ ví von, nhưng cũng rất thấm thía mỉa mai, giăng trải nỗi nhục quê hương như cái tang chung của toàn dân Việt:
Tháng tư đen như mực… Tầu
vấy lên cả nước… một mầu tang chung
vấy lên cả nước… một mầu tang chung
Tháng tư đen như mặt… Hồ
Dân Ta ngồi…rửa nỗi nhơ ngàn đời..
Dân Ta ngồi…rửa nỗi nhơ ngàn đời..
Tháng tư đen như…đảng tà
đỉnh cao ngu tối, chuyên… “chà đồ Nhôm”
đỉnh cao ngu tối, chuyên… “chà đồ Nhôm”
Tháng tư đen, xã hội đen
bạo quyền…cướp trắng , dân hèn… trắng tay
bạo quyền…cướp trắng , dân hèn… trắng tay
Nhà thơ đàn anh Ngô Đình Chương, mỗi lần tháng Tư về lại cảm thấy ray rứt, tưởng nhớ quê hương mà lòng ngậm ngùi cô đơn thương dân thương nước, đang bị đọa đày trong địa ngục Đỏ:
Hỡi quân cộng sản bán quê hương
Giấy bút ta quay lại chiến trường
Từ cấp thừa hành tham xã ấp
Đến hàng lãnh đạo dốt trung ương
Xưa thì muôn một nên còn láo
Nay rõ mười mươi đã hết lường
Triệu triệu lòng dân đều chống giặc
Một li, một tấc quyết không nhường
Đặc biệt, Ngô Minh Hằng được gọi là “người giữ lửa quê hương” cũng đã trải nỗi lòng tháng Tư với những lời thơ bất khuất, lên án cộng sản biến Việt nam thành lao tù:
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Biển xanh pha đỏ máu hồng
Rừng xanh lệ đỏ từng dòng mồ hôi !
Tháng Tư ai biến nước tôi
Thành lò hỏa ngục thiêu người tang thương!
Từ niềm đau chất ngất của dân tộc, Ngô Minh Hằng đã thẳng thắn lên án đảng cộng sản, chính là đảng cướp, nhẫn tâm cướp đoạt tài sản và quyền sống của dân Việt, còn hủy diệt cả nền văn hóa làm băng hoại xã hội:
Anh thấy đó, đảng hiện thân: bọn cướp
Cướp của dân đen nhà cửa ruộng vườn
Cơm áo, tự do, nhân quyền, hạnh phúc
Nhưng cõng Tàu vào, hiến đất quê hương !
Gần bốn chục năm quê nay nhỏ lại
Xã hội loạn cuồng, thiếu niên băng hoại
Anh xem còn gì văn hóa Việt Nam ?!
Thế rồi Ngô Minh Hằng đã hỏi thẳng những người “ bộ đội Cụ Hồ”, tại sao vẫn còn lưỡng lự, chưa dứt khoát từ bỏ thân phận công cụ của đảng lừa đảng cướp:
Hỡi quân đội, các anh từng chiến đấu
Vượt Trường Sơn, anh đánh Mỹ ngày nào
Mảnh đất quê hương xưa giành bằng máu
Nay đảng dâng Tàu, anh để thế sao ???
Anh để thế sao ? Lòng anh đau chứ ?
ÐẢNG và QUÊ, anh phục vụ bên nào ?
Tôi biết anh vẫn đắn đo, tư lự
Dẫu thấy con thuyền Tổ Quốc hư hao ...
Hỏi rồi khuyến cáo, Ngô Minh Hằng đã tha thiết mời gọi người bộ đội cộng sản quay về giải cứu quê hương:
Mấy chục năm dài hy sinh xương máu
Ðể bây giờ đảng bịp thế sao anh ?
Hãy đứng cùng dân trừ loài thảo khấu
Cứu quê hương đảng phá đã tan tành !
Đồng cảm với Ngô Minh Hằng, từ quê nhà, Bùi Minh Quốc cũng đã tha thiết nhắn nhủ những nguời “chiến sĩ tháng Tám” đã lầm đường đem xương máu xây ngai vàng đao phủ, hãy mau quay về với dân tộc:
Có lẽ nào? Có lẽ nào?
Lịch sử lại như con thò lò trong ván bài qủy dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng?..
Các anh đâu rồi, những người thángTám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn những trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ tự do?
Câu hỏi “có lẽ nào ?” của Bùi Minh Quốc đã đuợc đáp ứng. Phan Huy, chàng “Bộ Đội Cụ Hồ” ngày nào hớn hở theo đoàn quân Bắc Việt vào xâm lăng miền Nam, nay đã tỉnh ngộ, nhận chân được nỗi bất hạnh dân tộc do cộng sản gây nên:
Tội nghiệp cho dân Việt
Đày đoạ ngót trăm năm
Vẫn nô dịch lầm than
Vẫn nghèo nàn u tối
Đày đoạ ngót trăm năm
Vẫn nô dịch lầm than
Vẫn nghèo nàn u tối
Từ nhận thức nỗi khổ dân tộc, Phan Huy đã khẳng định nguyên nhân gây thảm hoạ chính là đảng cộng sản dối trá lừa phỉnh:
Tôi uất hận cho đảng mình láo khoét
Lùa dân vào một cuộc chiến tổn hao
Phung phí máu xương bộ đội, đồng bào
Lùa dân vào một cuộc chiến tổn hao
Phung phí máu xương bộ đội, đồng bào
Để phục vụ cho quan thầy quốc tế.
Từ đó đảng hiện nguyên hình đồ tể
Vung búa liềm đập nát cả quê hương
Vung búa liềm đập nát cả quê hương
Thế rồi chàng “bộ đội cụ Hồ” đã chỗi dậy, đứng lên, quay mũi súng, sát cánh vối dân tộc trong cuộc chiến thần thánh chống cộng sản:
Đảng ghê tởm! tôi chán chường muốn ói
Xin trả người thẻ máu với cờ ma
Tôi sẽ đi về với nước non nhà
Cùng dân tộc dựng lại mùa quang phục.
Thế đó! Lửa hận còn cháy bừng, dân Việt sẵn sàng biến đau thương thành hành động. Quốc Hận 42, giờ lịch sử đã điểm! Mùa quang phục đã mở màn. Cơn bão lửa đã châm ngòi.
NQS, MN và HS xin tạm biệt, hẹn gặp lại quí thinh giả trong mục TCYN lần tới.
Ngô Quốc Sĩ