Monday, 20 November 2017

Mỹ Bao Vây TC 2 Đại Dương - Vi Anh

Inline images 1 
Một danh từ mới, một chiến lược mới của Mỹ do chính TT Trump lần đầu nói ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit)  tổ chức tại Đà nẵng VN.  Đó là chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và mở”, mục đích bao vây TC quanh hai đại dương ở Á châu.

Lâu nay Mỹ từ thời TT Obama dùng chữ chiến lược “chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương”, rồi sau đó gọi là “tái định vị ACTBD”. Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific) tự do và mở” này chính TT Trump công bố sau khi TC trong đại hội Đảng thứ 19 đưa Chủ Tịch Tập cận Bình lên làm như hoàng đế Trung Hoa cổ đại. Ô Tập tuyên hứa “biến giấc mộng Trung hoa thành hiện thực”, quân đội TQ vô địch tức hùng cường hơn Mỹ và TQ thành đệ nhứt siêu cường thế giới vào năm 2050. Trước tình hình mới nhiệm vụ phải mới, TT Trump cố gắng mở rộng liên minh chống TC ở Thái bình dương ra Ấn độ dương.
Thực vậy, ai biết ra sao ngày sau ở cõi ta bà, vạn vật vô thường này. Chưa biết năm 2050, 33 năm sau Chủ Tịch Tập cận Bình còn hay mất, người kế nghiệp Ông liệu có giấc mộng giống Ông hay không, chế độ TC độc tài toàn diện  mất hay còn. Chánh trị gia Mỹ là người thực tế và thực dụng. Chánh quyền Trump phải phòng chống vì muốn hay không Mỹ là một quốc gia Á châu Thái bình dương, thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu Thái bình dương. Lãnh đạo là tiên liệu. Trước khi TT Trump tiết lộ chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương Indo-Pacific tự do và mở”, mục đích bao vây TC quanh hai đại dương ở Á châu, Ngoại Trưởng Tillerson đã vận động và biến chiến lược này thành hiện thực với Ấn độ rồi. Ấn là một nước đông dân hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau TC. Ấn là một quốc gia có nhiều tiền cừu hậu hận với TC về chiến tranh biên giới.

Trong bài phát biểu tại Việt Nam ngày 10.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần nhắc đến, nhấn mạnh về một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”. Chiến lược này rất quan trọng. Mở rộng liên minh từ ACTBD ra thành khu vực  nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Khu vực mới kết nối, liên minh một khu vực rộng lớn từ Đông Bắc Á kết hợp Đông Nam Á và mở đến Ấn Độ Dương. Nó quan trọng hoá vai trò Ấn độ “hướng đông” ra Thái binh dương. Coi như bao vây TC từ phía Bắc với Nhựt,  Nam Hàn, Đài Loan,  tây với Phi, Mã lai, Nam với Ấn độ. Con đường TC chuyên chở nhiên liệu nhập cảng mua từ Trung đông cần như hơi thở, và con đường TC xuất cảng hàng hoá qua Phi châu,  Âu châu, Mỹ châu nằm trong vùng  chiến lược mới này của Mỹ và Ấn độ. 

TT Trump nhiều lần nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ đối với Indo-Pacific. Thời gian qua, quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng phát triển. Gần đây, Ấn Độ không ngừng tăng cường các mối quan hệ ở Thái Bình Dương như với Việt Nam, Nhật Bản và Úc. Trong bối cảnh này, New Delhi có thể đóng vai trò lớn hơn cho sự phát triển chung của Indo-Pacific.

Khái niệm Indo-Pacific thực tế bắt nguồn từ chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thủ tướng Abe có hẳn kế hoạch hình thành “liên minh kim cương” bao gồm Ấn Độ-Nhật-Mỹ-Úc để bảo đảm cho an ninh khu vực liên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới.

Việc Tổng thống Trump nhấn mạnh khái niệm này khi tham dự APEC cho thấy Washington đồng thuận với chiến lược của Tokyo, đồng thời đánh giá cao vai trò của Nhật trong một “Indo-Pacific tự do và rộng mở”.

Chiến lược của TT Trump mở rộng Á châu Thái bình dương ra thành Ấn độ dương -Thái binh dương, được Ngoại Trưởng Tillerson hình thành với Thủ Tướng Ấn độ gần như hoàn tất. Chuyến thăm của Ngoại Trưởng Tillerson dồn nỗ lực vào Ấn Độ, một cường quốc có tiền cừu hậu hận với TC đã tranh chấp biên giới của Ấn, nhiều năm, nhiều lần. Nhưng trái lại Ấn có mối quan hệ  thân cận với Hoa Kỳ, đã phát triển thành một liên minh trên thực tế. Mỹ đã nhiều lần khuyến nghị Ấn độ “hướng đông”, và Mỹ hứa Hải Quân Mỹ sẽ hỗ trợ để hải quân Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở vùng Ấn Độ dương, con đường hàng hải huyết mạch vận chuyển rất nhiều dầu hỏa và các tài nguyên, hàng hoá khác đến Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”. Ngoại trưởng Mỹ đề nghị sẽ bán các máy bay trinh sát không người lái, công nghệ hàng không mẫu hạm cùng các máy bay chiến đấu F-18 và F-16 cho New Delhi. Đáng chú ý, trong bài phát biểu trên, ông Tillerson đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc đã "thiếu trách nhiệm, làm suy mòn trật tự dựa trên luật pháp quốc tế".

Trong công tác Mỹ vận động và củng cố liên minh Á châu chống TC này, Ấn độ là công tác quan trọng nhứt. Gần đây Mỹ đã gọi Ấn là một ‘đối tác quốc phòng chủ chốt’. Trong một bài phát biểu hôm 18/10, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói ông muốn đi xa hơn, "chính quyền của ông Trump quyết tâm làm sâu sắc thêm những cách thức để Hoa Kỳ và Ấn Độ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác này". Ông Tillerson nói Ấn Độ nên giúp cho việc duy trì "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ" mà Trung Quốc đang cố gắng làm cho suy yếu. TC tức giận, nhưng Mỹ không lùi bước trong việc liên minh với Ấn. Ấn Độ hôm 20/10 hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson rằng Washington muốn làm việc với New Delhi hơn là Bắc Kinh trong thế kỷ tới. Ấn Độ hoan nghênh những phát biểu của ông Tillerson, nói những lời đó "nêu bật cam kết chung của chúng ta đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.”

Trong thời TT Obama, chính Thủ tướng Modi của Ấn là người đề nghị trước tiên bàn về mối đe dọa của TC trong cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ-Ấn. Chính Thủ tướng Ấn Modi cũng là người bày tỏ cho TT Obama thấy Ấn sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, tức là giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Á Châu Á Thái Bình Dương là Nhật và Úc. Vào năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là «Đối thoại an ninh bốn  bên”, nhưng do Bắc Kinh phản đối dữ dội nên năm sau đó, đối thoại bị đình chỉ. Và Nhựt là siêu cường kinh tế thứ ba của thế giới, đồng minh chiến lực của Mỹ hành động phòng chống TC.