Monday 20 November 2017

Văn hóa Ngoại giao của Việt cộng - Bút Sử

Tháng 6/1946 Hồ Chí Minh(HCM) sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau. Người hộ tống Hồ là đại sứ Jean Sainteny. Trong hồi ký Sainteny viết về Hồ có những điều “bất thường” về những chuyện lẩm cẩm bên lề khi một lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương mà phải bị đàn anh Pháp huấn luyện, chỉ dạy làm thế nào để cho đúng phép tắc ngoại giao. Từ 1946 đến nay 2017, đàn em của Hồ có tiến bộ gì không so với lãnh tụ HCM?

Về phương cách ngoại giao thì HCM rất là mù tịt, mặc dù đã có 30 năm bôn ba nước ngoài.

Ho’s completely ignorance in these matters, Dumaine tried to teach him the essential notions of diplomatic practice, but Ho Chi Minh, while submitting to this instruction, still maintained his characteristic disarmingly ingenuous manner (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 77).

Hoàn toàn ngu dốt về vấn đề này, Dumaine cố gắng chỉ dạy ông ta khái niệm căn bản về thủ tục ngoại giao, nhưng Ho Chi Minh, khi chịu sự chỉ dạy, ông ta vẫn giữ cách như là một người thật thà chất phác, ngu ngơ.

Tác giả Sainteny không ghi ra chi tiết HCM làm gì mà đến nỗi đàn anh người Pháp phải quê mặt, và họ phải cử ông Dumaine chỉ dạy Hồ những điều căn bản (essential notions) trong phép tắc ngoại giao. Thế mà không có kết quả gì cả, mặc dù được chỉ dạy nhưng Hồ vẫn  không nghe theo mà vẫn giữ thái độ như cũ.  Thật là ngây ngô! (disarmingly ingenuous). Nội việc sau đây cũng đủ để chứng tỏ tư  cách vô cùng thiếu tự trọng và vô văn hóa của Hồ đã làm cho Sainteny phải tìm người chỉ dạy.

Sainteny kể HCM mặt mày tái xanh,mắt chớp lia, cuống họng thì căng lại thốt không ra lời. Khi máy bay ngừng ở sân bay thì Hồ níu cánh tay Sainteny:  “Hãy đứng gần tôi, đám người đông quá!, ”  Hồ sợ đến mức nhìn ai cũng hóa ra kẻ thù (Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù, thơ Nguyễn Chí Thiện- bởi người cộng sản biết chung quanh họ có rất nhiều kẻ thù). Đám người kia lại là đồng bọn của Hồ ra tiếp đón ông ta, chứ có nào ai khác! HCM đã biết trước khi có cuộc bầu cử là phe cộng sản sẽ mất ghế trong quốc hội, và thực tế là vậy, nên Hồ cứ tưởng là phe của chính phủ mới (Bidault) ra để “biểu tình” la hét chống đối.

Đó chỉ là một vài biểu hiện về thái độ ngô nghê của một “chính trị gia” HCM!  Nói chung thì những người cộng sản có bản chất khác dù họ cũng là người Việt Nam, bởi họ chuyên được huấn luyện nhiều năm về đường lối sắt máu, bạo động, coi thường lối cư xử văn minh. Một  ngày một bữa mà bảo họ phải lịch thiệp, tử tế thì rất khó. Hơn nữa, HCM xuất thân từ một kẻ học ít, chưa xong trung học, va chạm thành phần lao động nhân công những năm đầu xuất ngoại, dù đã có 30 năm bôn ba nước ngoài nhưng đa phần là học tập chính trị.

Phong cách của HCM rất tệ. Đi đâu bất kể cứ gặp “đồng chí” là ôm hôn, không phải đồng chí mà là những em bé gái cũng ôm hôn (Indonesia), đến độ báo đăng là chính phủ Indonesia cấm Hồ hôn trẻ em gái trong những ngày thăm viếng đó. Báo Life đặt tên cho Hồ là người cộng sản hôn nhiều nhất (the kissingest communist). Những cái hôn đó không chứng tỏ cho người ta thấy Hồ học hỏi lối ngoại giao có văn hóa lịch lãm, mà ngược lại Hồ bị chỉ trích là quá sàm sỡ vì 10 ngón tay của ông ta bấu sát vào cổ, vào đầu người bị hôn một cách mạnh bạo, và sốc nhất là những phụ nữ bị những sợi râu dê lồm xồm làm khó chịu (stringy goatee).

Năm 1957 đó ở Poland, ít  nhất hai phụ nữ bị “ngứa” vì lối giao thiệp nham nhở của HCM. Nay 2017, tại Đà Nẵng Việt Nam kỳ họp APEC,Tổng Thống Donald Trump không “khó chịu” thì chắc cũng đổ mồ hôi với cảm giác ớn lạnh ở bàn tay khi bị thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc nắm.

                                          (Nguyễn Xuân Phúc: Ma cô dắt mối)

Ngày đó, HCM níu cánh tay đại sứ Pháp Jean Sainteny trước những người chung quanh tại Paris, mặt mày tái mét, lo sợ. Đàn em Nguyễn Xuân Phúc ngày nay thông thả hơn một chút là nắm bàn tay trái của ông Trump, gương mặt Phúc tươi cười. Nắm mà không nói năng gì cả, mà có nói thì kiểu “cờ lờ mờ vờ” chỉ làm khổ cho người thông dịch. Nhìn hình thấy tội vị tổng thống, mặt không vui, có lẽ rất là bực bội.


Gặp  ngay ông tổng thống không ưa đồng tình luyến ái mà Phúc nắm tay kiểu này thì ông Trump dị ứng là phải rồi. Đang lúc đi cùng cả nhóm mà lại nắm tay nhau. Hình này có thể làm cho mấy chị phụ  nữ nhớ lại thời xưa mình ở nhà quê lên Saigon thăm bạn, được bạn dẫn đi ăn bánh kem mừng quá nắm tay bạn tung tăng.

Nhà văn Dương Thu Hương có lần cho rằng điểm danh từ thời HCM trở xuống có ông lãnh đạo cộng sản nào có nét nhìn trí tuệ? Đến đây, bạn đọc tưởng ra hình ảnh nhé: Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh…dài tới Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Nay Nguyễn Xuân Phúc mà dân gọi là “Phúc niểng”. Ông ta niểng không do bẩm sinh mà từ cái kém kiến thức, thiếu trình độ văn hóa lộ ra nét nhìn ngố ngố.

Triết làm hề ở Cuba: "Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ". Đến Âu Châu, Triết ngồi kiểu chơi bắn đạn cu li của trẻ em trai ở Việt Nam. Đến Dũng đầu lắc lia vì bị “nhạy cảm” với ánh sáng xuyên qua màn cửa, lải nhải tiếng Việt kêu thủ tướng Pháp đóng ngay màn cửa. Nay nhìn Phúc làm hề, Phúc vui như vừa được bánh của mẹ mua từ chợ về, nhưng hay ở chỗ là Phúc cười còn ông Trump thì quạu.


Đa số lãnh đạo Việt cộng trở thành hề trước cộng đồng thế giới, và trình độ học vấn thấp kém đó thường đi đôi với thái độ lưu manh côn đồ. Còn nhớ Phan Văn Khải trong một buổi họp báo tại Washington State, Khải đã chỉ tay la to Hãy đuổi cổ nó ra ngoài!” khi bị một ký giả tham dự  chất vấn và cáo buộc Phan Văn Khải là “kẻ nói dối!”.

Đó là chưa kể các cấp thấp hơn như  đại sứ Viêt cộng Lê Văn Bằng khi công tác đến New York bị cảnh sát bắt tại trận vì đã ăn cắp sò tại bờ biển nơi người ta nuôi sò, rồi từ đó có luôn biệt danh “đại sứ mò sò.” Tổng lãnh sự Việt cộng tại San Francisco Nguyễn Xuân Phong có thêm biệt danh “tổng lãnh sự đ. m.” sau khi chửi đ. m. trước  những người tị nạn biểu tình.

Văn hóa ngoại giao của Việt cộng chắc phải viết thành sách. Xin trở lại lần họp APEC vừa qua tại Đà Nẵng.

Chưa xong! Còn ớn lạnh nữa, mà lạnh thiệt, khi chung quanh tổng thống Hoa Kỳ và các vị cao cấp của những quốc gia khác là những cô gái mặc yếm hỡ hết vai và lưng, trong bữa thiết đãi ăn uống.


Không ngạc nhiên, vì chủ nghĩa duy vật đã và đang đè nặng trên đất nước và dân tộc Việt Nam 42 năm qua. Giá trị văn hóa cao đẹp đã dần dà tan biến để nhường lại cho sự thô bỉ đáng kinh tởm. Nó có thể ví như những lời của cựu chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết, vào 2007, khi trả lới phỏng vấn với PVB rằng “Này nhé. Tôi đã đem về cho đất nước hơn mười tỉ đô la của các công ty Mỹ mà không phải tốn nhiều công sức. Chỉ tốn chút nước miếng, đem khoe với các ông chủ tịch công ty là Việt Nam ngày nay có nhiều con gái đẹp lắm, mà giá nhân công rất rẻ. Thế là họ tranh nhau xin ký hợp đồng. Các công ty đối tác của mình ký xong, tôi phải đặt bút phê chuẩn cũng mỏi cả tay.”

Bộ phận quyết định chọn cái yếm cho những cô gái mặc thì cũng là thành phần của Đảng thôi, cái tâm tính của trạng thái văn hóa thời đại cộng sản. Cũng có thể họ noi theo lời của Triết rằng cũng nhờ rao khoe ” nhiều con gái đẹp lắm, nhân công rẻ”  nên Mỹ mới ký hợp đồng.

Còn nếu họ quan niệm áo yếm là thời trang thì cũng chỉ là thời trang trong phòng ngủ, trong nhà, không thể mặc để tiếp khách. Quá dễ hiểu. Đã vậy, nếu có phô trương thì ít nhất thân thể phải đẹp, đằng này những cô gái da thịt trắng bệch, nhão nhoẹt vì thiếu tập thể thao.  Người ta không mặc quần đùi hay áo thun lót trong nhà thờ ; người ta không mặc “suit” hay áo dạ hội trong quán bar rượu. Đó là nói người thường thôi, còn đây là phong cách ngoại giao của Việt Nam đối với những quốc gia văn minh trên thế giới.

Ngày xưa thì phụ nữ Việt miền Bắc rất bị thua thiệt về ăn mặc so với  trong Nam. Phụ nữ miền Nam mặc đồ lót (underwear) như tây phương thì ngoài Bắc vẫn còn cột yếm. Bởi vậy, sau khi vào Nam 1975, các anh bộ đội thắc mắc sao “gái miền Nam đít có gân” , còn áo nịt vú thì họ lấy làm đồ lược cà phê.

Những năm sau này nhờ tiếp cận với thế giới bên ngoài, phụ nữ tây phương có những chiếc áo đi biển tương tự cái yếm đã làm cho phụ nữ miền Bắc hãnh diện có cái nịt ngực, nhưng họ quên rằng thời trang đi biển đó khác xa với quần áo lót, không thể xem cả hai là một, mặc dù cũng là mảnh vải hỡ lưng hỡ vai.

Tóm lại thì người cộng sản và tự do khó mà có cùng một ngôn ngữ, khó mà pha trộn nhau, bởi không  có chung tính chất căn bản. Cộng sản lúc nào cũng đu giây và sống giai đoạn, tất cả cũng chỉ bảo vệ chế độ (không phải dân). Chủ nghĩa cộng sản đạp đổ hết những gì trước để thay vào cái mới mà họ gọi là “cách mạng”, dù những thứ trước đó có giá trị cao đẹp. Thế hệ trẻ muốn hiểu sự khác biệt như thế nào, hãy tìm hiểu về văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa.


November 17/11/2017
Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; internet photos