Đại sứ quán Việt Nam tại Chile (địa chỉ: Avenida Eliodoro Yañez 2897, Providencia, thành phố Santiago, Chile) vừa khai trương đại lý khô vây cá mập một nắng, ngay lập tức đã gây chấn động tổ chức GREENPEACE và cộng đồng quốc tế. Bộ ngoại giao Chile cho biết đã tìm mọi cách liên hệ đặt hàng với toà đại sứ Việt Nam nhưng không được trả lời mà còn bị cúp ngang điện thoại. Có lẽ do hết hàng chăng?
Dù lý do là gì thì một lần nữa, hai tiếng Việt Nam lại được xướng danh, hình ảnh Việt Nam lại được quảng bá rộng rãi hơn đến bạn bè quốc tế! Nhưng cũng như bao lần khác, nó không làm tôi thấy tự hào một chút nào cả, mà ngược lại, thấy cay đắng và nghèn nghẹn trong lòng. Từng nhiều lần đi nước ngoài, từng nhiều lần bị hải quan nước bạn tra hỏi cộc cằn tại cửa khẩu nhập cảnh khi họ nhìn thấy bìa passport in chữ "Socialist Republic of Vietnam", rồi bị người dân bản địa nhìn với ánh mắt kỳ thị e dè khi biết xuất xứ Việt Nam của mình, tôi đã bao phen nhục nhã ê chề. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng, tự hỏi tại sao mình phải gánh chịu sự kỳ thị vô lý cho những điều mình không làm. Nhiều lúc tôi muốn hét lên thanh minh, "Oh come on! Tôi là một người Việt Nam non-socialist tử tế, tôi đến từ Saigon, tôi không hề giống như mấy người Việt Nam kia đâu!" Nhưng có ích gì, khi mà passport của tôi còn in dòng chữ "Socialist Republic" rành rành ra đó, và họ chỉ đơn giản biết tôi đến từ nước CHXHCN Việt Nam!
Bài viết dưới đây là những đúc kết và trải nghiệm của tôi sau những chuyến đi nước ngoài. Tôi ước một ngày, những điều ấy sẽ không còn đúng nữa, để tôi có thể ngẩng cao đầu mà tự hào trả lời: "Yes, I'm from Vietnam!"
1. Đến phi trường Singapore, làm thủ tục nhập cảnh, các bạn nữ bị săm soi, hỏi han đủ điều, bị đưa vô phòng an ninh cách ly để thẩm vấn, thậm chí sau đó bị trục xuất về nước.
2. Đến phi trường nước Đức, làm thủ tục nhập cảnh, xuất trình cuốn passport bìa xanh chữ vàng "socialist republic...", lập tức sẽ được hỏi "Đến nước Đức làm gì?", "Ở bao lâu? Khi nào về?", "Mang theo bao nhiêu tiền?"...
3. Đi du lịch Thái Lan, vô nhà hàng buffet ăn trưa thì đập ngay vào mắt là bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cảm ơn."
4. Đi du học Nhật Bản, bạn thấy những tờ giấy thông báo dán trên xe bus "Không được vất rác, hút thuốc bừa bãi trên xe bus", những tờ giấy cảnh báo dán khắp các siêu thị, shop bán hàng "Ăn cắp là pham tội... Camera đang hoạt động". Tất cả viết bằng hai thứ tiếng Nhật, Việt.
5. Đi du lịch Hàn Quốc, thỉnh thoảng bạn đọc được cảnh báo bằng song ngữ Hàn-Việt "Không xả rác bừa bãi... Nếu không sẽ bị phạt tiền. Phạt tiền dưới 1 triệu won".
6. Đi lao động Đài Loan, bạn bắt gặp những cảnh báo răn đe tội ăn cắp vặt bằng song ngữ Trung-Việt ở khắp nơi.
7. Ngồi trong một quán cafe lãng mạn ở Rome (Ý), trong không gian ngập tràn ánh nến và những tiếng nói cười thì thầm, bỗng nghe rú lên tiếng cười hoang dại từ bàn bên vọng lại: "Ối giời ơi! Thế á? Cái Hà nó khoe mua cái túi này ở Milan những 5 nghìn đô cơ đấy!"
8. Đang xếp hàng mua vé vào tham quan bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), bỗng một cô gái châu Á tóc đen chen vào trước bạn, nở một nụ cười cầu tài: "Em đang vội. Merci bú ku".
9. Lang thang trên đường phố Barcelona (Tây Ban Nha), thả hồn theo buổi hoàng hôn nắng nhẹ, mơ màng theo các cô gái tóc vàng gợi cảm, bỗng nghe đâu đây "một câu hò Nghệ Tĩnh": "Đ*t mẹ! Con nhỏ đang dắt chó đó vú bự vãi luôn mầy ạ!"
10. Đi đã rồi, về đến phi trường Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh, anh hải quan cứ cầm cái passport đưa lên đưa xuống, lật qua lật lại, hỏi vặn vẹo đến hơn 10 phút "Đi đâu về?", "Đi làm gì?"... Đến lúc lấy hành lý thì bị bẻ khóa, rạch ngăn kéo...