Tuesday, 23 January 2018

Thư số 75a gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay! Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi có thể thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp tin tức liên quan đến Biển Đông êm ảtrong vòng tay Trung Cộng, và liệu dòng sông Mekong cótrởthành một Biển Đông khác chăng?

Thứ nhất.Biển Đông êm ả trong vòng tay Trung Cộng.

Ngày 5/1/2018, bài viết “Biển Đông Nguy Lớn” của tác giả Trần Khải. Theo một Giáo Sư Luật Khoa tại Philipines nhận định: “Trung Cộng như đang nắm quyền khống chế vĩnh viễn Biển Đông không sao cứu nỗi, và Trung Cộng sẽ không lùi bước”.

Báo Kaplan Herald có bản tin: “Trung Cộng xây thêm nhiều công trình trên Biển Đông, như: Các đài radar quan sát một vùng rộng lờn 290.000 thước vuông (khoảng 72 acres). Các phi truờng trên các đảo do họ bồi đấp. Có những công trình xây dựng trông như các kho chứa dưới mặt đất, cùng các tòa nhà trên mặt đất. Trong khi trên mặt biển thì các chiến hạm Hải Quân của họ tuần tiểu chung quanh các đảo có các căn cứ trên đó”.

Trong khi nhà bình luận Emily Rauhala trên tờ The Straits Times ngày 3/1/2018 viết rằng: “Có vẻ như Bắc Hàn liên tục thử vũ khí nguyên tử đã thu hút sự chú ý trên thế giới, lại là cơ hội để Trung Cộng lặng lẽ xây dựng nhiều công trình trên Biển Đông. Theo phân tích của Center for Strategic and International Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế) bản doanh ở Washington DC, cho thấy Trung Cộng xây dựng trong khu vực rộng 72 acres (29 mẫu tây) trên các đảo thiên nhiên và đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Bài bình luận này dẫn ra bản tường trình của viện Asia Maritime Transparency Initiative cho biết: “Trung Cộng xây ở Biển Đông nhiều nhà trú phi cơ, hầm che phi đạn, radar và đủ thứ...”

Giáo sư luật Julian Ku từ đaị học Hofstra University School of Law, và là chuyêngia về Biển Đông, nói rằng: “Chánh phủ Trump không lộ ra vẻ gì chú ý về Biển Đông, và như thế sẽ giúp cho Trung Cộng nhiều thêm...”

Trong khi Tiến SĩJay L. Batongbacal, Giám Đốc Viện Hải Dương & Luật Biển tại đại học University of the Philippines, nhận định rằng:“Nếu Trung Cộng đưa chiến hạm và vũ khí tới vùng này (Biển Đông) là họ hoàn tất kế hoạch xây dựng các căn cứ quân sự tại đây, và như vậy là họ vĩnh viễn khống chế Biển Đông. Bởi vì một khi họ làm như thế, họ sẽ không lùi lại. Về phía Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump tham dự hội nghị APEC hồi đầu tháng 11/2017 tại Hà Nội, đã nói với lãnh đạo Việt Cộng là nên thương thuyết với Trung Cộng về Biển Đông, vàông nhận sẽ làm trung gian. Với cách nói đó, làm cho những ai quan tâm tình hình Biển Đông đều không hiểu quan điểm của Tổng Thống Hoa Kỳ như thế nào”.   

Nhưng theo Tiến Sĩ Richard Javad Heydarian, một nhà phân tích về an ninh quốc phòng ở Manila, thì: “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ không như Tổng Thống của họ, bởi Bộ này rất lo ngại về tình hình Biển Đông. Vì vậy mà Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang nhìn đến những kế hoạch tác chiến trên Biển Đông với Trung Cộng khi thật sựcần thiết.”

Theo tác giảTrần Khải, thì nhiều chuyên gia nói rằng: “Trung Cộng sẽ không làm gì quá mức để bùng nô chiến tranh, mà họ vẫn tiếp tục chiến lược tằm ăn dâu khi xây dựng các căn cứ quân sự lẫn dân sự.Hãy thử suy đoán xem Trung Cộng có thể tuyên bố đường căn bản thẳng đối với quần đảo Trường Sa ("straight baselines" in the Spratlys), như họ đã làm như thế với quần đảo Hoàng Sa hồi năm 1996 không?Nếu Trung Cộng thực hiện hành động đó, cũng nên suy đoán là Hoa Kỳ có phản ứng không? Nếu không, thì xem như các quốc gia liên quan trực tiếp đến Biển Đông sẽ không cách nào bàn đến chủ quyền của họ. Nhưng xin quí vị hãy nhớ rằng, với tính khí của Tổng Thống Donald Trump, không ai đoán được những quyết định của ông ấy”.

Nhận định.

Vấn đề Trung Cộng xây dựng những căn cứ quân sự trên 7 Đá Ngầm mà họ bồi đấp thành đảo nổi là một sự thật, trong sốđó có 3 phi trường dài 3.000 thước trên 3 đảo nổi là Chữ Thập, Vành Khăn, và Xu Bi. Căn cứ quân sự Trung Cộng từQuần đảo Trường Sa nối lên phía bắc là quần đảo Hoàng Sa, xa lên nữa làcăn cứ Hải Quân tại đảo Hải Nam. Cũng từ Trường Sa vòng qua phía đông nối vào căn cứ Hải Quân Trung Cộng tại hải cảng Sihanouk mà Cam Bốt cho Trung Cộng mướn 99 năm. Tất cảdù chưa hoàn chỉnh, nhưng thật sự là một vòng đai bao quanh Việt Nam từ hướng Bắc, hướng Đông, hướng Nam. Nối vào hướng Tây là Cam Bốt và Lào gần như trong vòng tay Trung Cộng. Chừng như lãnh đạo Việt Cộng không có vẻ gì quan tâm, vì họ không có bất cứ hành động phản kháng nào cả, dù quân đội của họ có máy bay chiến đấu, cótàu lặn, có hỏa tiễn, ..v..v... Tuy không thấy Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố hay hành động gì rõ ràng nhằm ngăn chận Trung Cộng đã vàđang gậm nhấm Biển Đông, ảnh hưởng đến đường hàng không và hàng hải quốc tế, nhưng điều này chưa thể kết luận là Tổng Thống Donald Trump bỏ rơi Biển Đông, bởi tính khí của ông rất khóđoán trước được.

Biển Đông đangêm ả trong bầu không khí nặng nề bởi rất khó suy đoán được phần kết, trong khi Trung Cộng nhưđang từng bước biến sông Mekong trở thành một Biển Đông chăng?

Thứ hai. Liệu sông Mekong có thể là một Biển Đông khác?

Bào Tuổi Trẻ online ngày 3/1/2018, có bài viết “Sông Mekong sẽ là Biển Đông thứ hai?” Tháng 12/2017, Ngoại Trưởng 6 nước khu vực sông Mekong, là: Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Trung Cộng, và Việt Nam, họp tại thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Cộng. Mục đích của hội nghị là thông qua “Đề cương kế hoạch 5 năm phát triển dòng sông Mekong”,và các vị lãnh đạo sẽ biến đề cuơng này thành Kế Hoạch trong hội nghị dựđịnh tổ chức trong tháng 1/2018 này tại Cam Bốt.

Phát biểu kết thúc hội nghị cao cấp Hợp Tác Mekong - Lan Thương (gọi tắt làLMC), Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghịtuyên bố rằng: “Dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, Hợp Tác Mekong-Lan Thương có thể thúc đẩy phát triển kinh tế ở tất cả 6 nước khu vực Mekong, với bằng chứng là Bắc Kinh đã chi tiền cho hàng chục dự án dọc theo con sông này”.

Bản tin báo Tuổi Trẻ cóđoạn: Bàn tay Trung Cộng đã nắm gọn linh hồn Cam Bốt, vì vậy màNgoại Trưởng Cam Bốt Prak Sokhonn, vội vã nói lời cám ơn Bắc Kinh trong vai trò dẫn dắt Tổ Chức Hợp Tác Mekong – Lan Thuong (LMC), và mô tả những gì tổ chức này đạt được là chưa từng có tiền lệ. Và bản tin kết luận: “Biển Đông mới này nguy lắm”.
Trung Cộng thành lập LMC năm 2015 trong hội nghị trên lãnh thổ của họ, gồm Cam Bốt + Lào + Miến Điện + Thái Lan, Trung Cộng + Việt Nam, nhưng lạ lùng là họ lại đồng ýrằng: “Không một quốc gia nào trong tổ chức này được phản kháng, khi một hay nhiều quốc gia thành viên xây dựng các đập trên sông Mekong”.

Trong 2 năm từ khi LMC thành lập (2015-2017), Trung Cộng đã tổ chức ba hội nghị cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao, và họchi ra nhiều tỷ mỹ kim cho 45 dự án thuộc tổ chức này, từ trung tâm nghiên cứu nguồn nước cho đến dự án kết nối, năng lực công nghiệp, giao thương biên giới, nông nghiệp. Dĩ nhiên là Trung Cộng nắm quyền lãnh đạo tổ chức này trong thực tế.

Từđó, tố chứcHợp Tác Mekong - Lan Thương (LMC) trở thành "đối thủ" của ỦyHộiSông Mekong (gọi tắt làMRC) đã thành lập và hoạt động hơn 60 năm qua. Thành phần của MRC gồm 4 quốc gia: Cam Bốt + Lào + Thái Lan + Việt Nam, nhưng bất cứ thành viên nào trong tổ chức này đều được quyền phản kháng, khi một thành viên khác xây dựng các đập làm ảnh hưởng đến quốc gia thành viên hạ nguồn. Đó là sự khác biệt rất quan trọng giữa hai tổ chức LMC của Trung Cộng với tổ chức MRC trước đó.

Năm 2012, Tổ chức Ủy Hội Sông Mekong (MRC) nhận định: "Trước mắt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 vấn đề sau đây. Về dòng chảy, ảnh hưởng đến nông nghiệp và ngư nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, bởi mức độ nước mặn từ biển xâm nhập vào những sông rạch vùng này sẽ gia tăng. Về phù sa, khoảng 26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay, sẽ còn lại khoảng 7 triệu tấn/năm, dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, cùng lúc sẽ gia tăng hiện tượng xói lở bờ sông làm giảm dần diện tích đất liền. Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại khoảng 1 tỷ  mỹ kim do tổn thất các loài cá trắng chiếm đến 65% lượng cá trên sông này. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm 35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng, cũng có nghĩa là cá đen cũng biến mất. Về mặt xã hội, khoảng 14 triệu nông dân và ngư dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp ngư nghiệp, sẽ bị ảnh hưởng nặng".Ủy Hội Sông Mê Kông nhận định tiếp: "Trong 17 đập thủy điện suốt chiều dài sông Mê Kông, không có đập thủy điện nào của Việt Nam, nhưng Việt Nam là quốc gia hạ nguồn  gánh chịu mọi thảm họa từ các đập đó. Trong khi các đập thủy điện đó hoạt động sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho các quốc gia chủ nhà, nhưng Việt Nam sẽ mất đến 65% lượng cá, và hơn 100 loài sinh vật sẽ lâm vào cảnh giảm dần cho đến tuyệt chủng. Thiệt hại nông nghiệp do lũ từ những hồ chứa nước đổ xuống, ước tính vào khoảng 5 triệu mỹ kim mỗi năm. Lượng phù sa giảm trên đưới 65%, và nông dân ngư dân sẽ lâm vào tình cảnh thảm hại, tự nó sẽ tác động mạnh đến vấn đề xã hội".

Theo bản tin ngày 5/5/2015 của đài RFA: "Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam hiện đang chịu những tai họa, nếu nhà cấm quyền Việt Nam không có biện pháp giải quyết kịp thời, thì trước mắt là những tổn hại sản xuất trong nông nghiệp, dẫn đến đời sống nông dân khốn khổ.....".

Nhà nghiên cứu độc lập Elliot Brennannhận định: “Sông Mekong rất có thể sẽ trở thành vùng xung đột lớn nhất giữa Trung Quốc với ASEAN sau Biển Đông, bởi Bắc Kinh đặt tầm quan trọng trong sự kiểm soát con sông này là mục tiêu chiến lược.Sau hơn một thập niên ngoại giao vụng về, cuôi cùng Bắc Kinh đã học được cách dùng cây gậy và củ cà rốt. Bắc Kinh hiểu tốt hơn bao giờ hết những gì các nước ASEAN cần... Nếu họ tìm cách kiểm soát được hoạt động phát triển sông Mekong, nó sẽ nhanh chóng trở thành động mạch quan trọng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với ASEAN".

Trong khi ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư nghiên cứu bang giao quốc tế thuộc đại học Chulalongkorn (Thái Lan), cho độc giả nhìn thấy cách so sánh của ông, rằng: “Hành động của Trung Quốc liên quan đến sông Mekong, tương tự với chiến lược của Bắc Kinh trong tranh chấp Biển Đông. Với tổ chức LMC, cho thấyTrung Quốc hành xử theo cách riêng của họ. Bắc Kinh tạo ra sự đã rồi bằng cách xây các đập trên thượng nguồn gây thiệt hại cho các nước hạ nguồn, rồi sau đó dựng lên một tổ chức (LMC) để họ nắm quyền quản trị nhằm phủ nhận tổ chức Ủy Hội Sông Mekong (MRC). Đặc biệt hơn nữa, Trung Quốc đối phó với từng nước Mekong một cách riêng rẽ, để các nước khác không thể đoàn kết màđối phó với họ".

Ngày 11/1/2018, đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) có bản tin liên quan đến hội nghị của tổ chức (LMC) Lan Thương-Mekong kết thúc buổi họp ngày 10/1/2018 tại thủ dô Cam Bốt, như sau: Trung Cộng và 5 quốc gia thành viên dọc theo sông Mekong thông báo là vừa hình thành một kế hoạch. Theo đó thì tổ chức này sẽ thực hiện hơn 100 dự án trong mục đích cải thiện cơ sở hạ tầng, và những dự án này do Bắc Kinh tài trợ. Với nhiều dựán lớn dành cho Cam Bốt, như: Xa lộ, phi trường mới, bệnh viện mới tại thủ đô Phnom Penh. Chỉ riêng với dự án đường xa lộ với chi phí ước tính hơn hai tỷ Euro, theo như tuyên bố của Bộ Trưởng Giao Thông Cam BốtSun Chantol, trong buổi họp báo ngày 10/01/2018”.

Hãng tin AFPcủa Pháp nhận định: “Bắc Kinh đã quen hào phóng với hằng tỷ tiền đầu tư với lãi suất thấp, để mua chuộc các nước láng giềng, nhất là Cam Bốt. Và Bắc Kinh đã khẳng định uy thế của mình trên hồ sơ này thông qua tổ chức Lan Thương - Mekong.Bắc Kinh thông báo sẽđầu tư vào Cam Bốt, nhưng thật sự đích ngắm chính là sông Mekong, vì Trung Cộng đang nắm trong tay một vũ khí gây sức ép lợi hại là kiểm soát lưu lượng dòng chảy trên thượng nguồn đối với Việt Nam”.

Đến đây xin nhắc lại rằng, sông Mekong phát nguyên từ Tây Tạng, dài 4.200 cây số, chảy qua Trung Hoa, Miến Điện, biên giới Lào-Thái, rồi Cam Bốt, trước khi đổ vào Việt Nam với hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang, cuối cùng làđổ ra Biển Đông qua 9 cửa sông.

Đồng bằng sông Cửu Longgồm 12 tỉnh, là: Tỉnh Long An (tức Long An và Kiến Tường cũ). Tỉnh Tiền Giang (tức Mỹ Tho cũ). Tỉnh Bến Tre. Tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Trà Vinh. Tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ cũ). Tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Đồng Tháp (Sa Đéc và Kiến Phong cũ) Tỉnh An Giang. Tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Bạc Liêu. Và tỉnh Cà Mau.

Vùng đồng bằng này do những trầm tích phù sa bồi đắp nhờ mực nước biển thay đổi qua nhiều thế kỷ, cũng từ đó mà hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển như những con đê thiên nhiên. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển, đã tạo nên những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông, ven biển, tạo nên những đầm mặn Cà Mau,những trũng thấp như Đồng Tháp Mười, Cái Sắn  (Rạch Giá), và rừng U Minh (Cà Mau). Riêng rừng U Minh và quận Năm Căn, chịu ảnh hưởng của nước biển mặn, hình thành vùng ngập nước mặn với rừng cây đước và cây mắm.

Sông dài, mưa nhiều, nước chảy mạnh, nên lưu lượng trung bình của hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang khoảng 90.000 thước khối trong 1 giây đồng hồ. Cũng trong 1 giây đồng hồ đó, hai nhánh sông này chuyên chở khoảng 15 phần 10.000 trọng lượng phù sa cho đồng bằng sông Cửu Long -nhất là "cù lao" 3 tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, và Vĩnh Bình- giúp cho vùng đất này mầu mở, ruộng đồng nương rẩy và vườn cây hoa trái tốt tươi (trích trong Wikipedia).

Theo tài liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long là 40.548 cây số vuông, với tổng số dân là 17.330.900 người. Dù diện tích canh tác nông nghiệp chưa tới 30% của toàn quốc, nhưng sản lượng lúa thu được hơn 50% trong tổng sản lượng toàn quốc. Vì vậy mà đồng bằng sông Cửu Long,vùng xuất cảng gạo nòng cốt của Việt Nam. Ngoài ra cây ăn trái và những đặc sản nổi tiếng của vùng này, vừa nhiều vừa đạt phẩm chất cũng như hương vị của từng loại.

Cũng vì vậy mà hằng chục đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, cộng với biến đổi khí hậu, là hai nguyên nhân đã và đang mang thảm họa vào đồng bằng sông Cửu Long. 
  
Những đập thủy điện.

Trung Cộng đã xây dựng một hệ thống đập thủy điện trên phần thượng lưu Mekong mà Trung Cộng gọi là "Lạng Thương Giang" mà không cần tham khảo ý kiến các nước vùng hạ lưu hoặc thông báo những tin tức về dòng chảy của con sông này. Sáu đập lớn đã xong hoặc đang xây dựng, là: (1) Đập Dacgaoshan, phiên âm là Đại Chiếu Sơn, hoàn thành năm 2003. (2) Đập Manwan, phiên âm là Mãn Loan, xong năm 2007. (3) Đập Jinghong, phiên âm là Cảnh Hồng, xong năm 2009. (4) Đập Xiaowan phiên âm là Tiểu Loan, cao 300 thước, xong năm 2010. (5) Đập Nuozhadu, phiên âm là Nọa Trát Độ, cao 248 thước, xong vào năm 2017. (6) Đập Gonguagao (không thấy phiên âm), dự trù xong vào năm 2020. Ngoài ra, còn 9 đập nhỏ cũng đang xây dựng. 

Theo sau Trung Cộng, là Lào  với Cam Bốt cũng có 11 dự án xây dựng đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông trong phần lãnh thổ của họ. Lào với 9 dự án thủy điện là đập Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Xanakham, Lat Sua, Ban Koum, đập Don Sahong, và đập Pak Chom. Cam Bốt với 2 dự án thủy điện là đập Strung Treng và đập Sambor.

Kiểm soát được Mekong là khống chế kinh tế trong vùng.

Với lưu lượng phù sa trong dòng sông Mekong đã tạo nên mộtvùng hạ lưu màu mỡ nhất thế giới cho ngành nông nghiệp và ngư nghiêp. Đối với đa số các chuyên gia, quốc gia nào kiểm soát được con sông này, đồng nghĩa với kiểm soát được phần lớn kinh tế vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy mà giới quan sát nhận định rằng: “Rất có thể dòng sông Mekong này sẽ trở thành vùng tranh chấp lớn nhất giữa Trung Cộng với các quốc gia khối ASEAN, sau tranh chấp Biển Đông”.

Với góc nhìn ô nhiễm. Các dựán phát triển thủy điện của Trung Cộng và các nước khác, đã thật sựđe dọa tương lai của cả dòng sông lẫn cư dân ven sông, vì các đập thủy điện lớn sẽtác hại nặng nề đến hệ sinh thái, đe dọa sinh kế của hàng chục triệu người. Đó là chưa nói đến quốc gia thượng nguồn -nói rõ hơn là Trung Cộng- sử dụng các đập nuớc vào mục tiêu chính trị.

Theo nhà bảo vệ môi sinh Thái Lan bà Deetes:“Đối với cộng đồng cư dân vùng hạ lưu, các con đập trên thượng nguồn đã làm thay đổi rất lớn chu kỳ lũ lụt và hạn hán tự nhiên của dòng sông, và ngăn chặn dòng chảy của phù sa, tác hại đến hệ sinh thái”.

Nhật báo Hồng Kôngmạnh mẽ nhận định rằng: “Bắc Kinh rất khéo lợi dụng việc tổ chức Hợp Tác Lan Thương - Mekong (LMC) ít được truyền thông quốc tế chú ý, đã âm thầm thực hiện các lợi ích cho mình, và phô trương rằng tổ chức này là một trong những phương cách tốt nhất để họtăng cường bang giao với khối ASEAN”.

Nhận định.

Với hội nghị năm 2015 tại Trung Cộng, tổ chức LMC ra đời với nguyên tắc là không thành viên nào được lên tiếng cản trở thành viên khác sử dụng dòng sông Mekong theo cách của họ. Trong hội nghị này, Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng là Nguyễn Mạnh Cầm, đại diện một quốc gia tận cùng hạ nguồn, lại không có bất cứ lời lẽ nào bảo vệ những nguy hại cho quốc gia mình. Sau hội nghị, không một lãnh đạo nào của Việt Cộng lên tiếng chỉ trích hội nghị hay phê bình Ngoại Trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Vậy, rất có thể làhọđã nhận lệnh của lãnh đạo Trung Cộng từ trước, nên đại diện các quốc gia hạ nguồn không một ai trong hội nghị phản đối gì cả. Nếu có câu hỏi “Tại Sao”, thì câu trả lời sẽ là “sự hào phóng đồng tiền và uy lực ngang ngược của Trung Cộngđã bịt miệng tất cả”.

Nếu hỏi tại sao Trung Cộng lại hành động như vậy? Thì câu trả lời sẽ là “Với chủ trương bành trướng của Trung Cộng có từ thời lập quốc, nên ngày nay họ tự xưng là một quốc gia vĩđại về lãnh thổ, và họ vẫn tiếp tục chủ trương đó đối với các quốc gia Á Châu nói chung, Đông Nam Á nói riêng, và Việt Nam là riêng nữa.   

Vì vậy màtrong hội nghịhồi tháng 12/2017 vừa qua, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vưong Nghịđã rất kiêu ngạo khi tuyên bố rằng: “Dưới sự dẫn dắt của Trung Quốc, Hợp Tác Mekong-Lan Thương có thể thúc đẩy phát triển kinh tế ở tất cả 6 nước khu vực Mekong, với bằng chứng là Bắc Kinh đã chi tiền cho hàng chục dự án dọc theo con sông này”.

Những con đập lớn của Trung Cộng chính là mối đe dọa các quốc gia hạ nguồn, và Việt Nam là mục tiêu chính của họ. Khi họ sử dụng những con đập đó vào mục đích chính trị, thì họ nhận chìm vùng đồng Cửu Long với gần 18 triệu dân bất cứ lúc nào họ muốn.

Các Anh hãy nhìn: “Các căn cứ quân sự của Trung Cộng dọc theo biên giới Việt-Trung, vòng qua hướng Đông làđảo Hải Nam, vòng xuống hướng Nam là quần đảo Hoàng Sa, đến quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, rồi vòng qua phía Đông vào Vịnh Thái Lan có căn cứ Hải Quân tại hải cảng Sihanouk mà Cam Bốt cho họ mướn 99 năm, là vòng đai bao quanh Việt Nam từ các hướng Bắc - Đông - Nam  bên ngoài, Cam Bốt và Lào từ hướng Tây, đến những đập trên sông Mekong là loại vũ khí chọc thủng đồng bằng sông Cửu Long mà lãnh đạo Việt Cộng không có bất cứ cách gì chống lại được. Chưa hết, với hằng trăm ngàn công nhân Trung Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, lãnh đạo Việt Cộng cũng không cách nào chống lại được. Vậy thì, lãnh thổ Việt Nam đã vàđang bị Trung Cộng bao vây chung quanh, và ngay trong nội địa Việt Nam!

Vì vậy mà tôi nói với Các Anh rằng: “Cho dù có, hay không có biên Bản Thành Đô, thì sự thể nước Việt Nam sẽ phải sáp nhập vào Trung Cộng bằng cách này hay cách khác, là điều không sao tránh được, và chừng như hình ảnh đau thương đó đang chập chờn trước mắt ...”

Kết luận.

Đọc xong rồi, Các Anh đang nghĩ gì vậy?

Nghĩ gì thì nghĩ, nhưng đừng bao giờ quên rằng:  “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.  
                                     

Texas, tháng 1 năm 2018